Người xưa chống tiền giả như thế nào?
Tiền giả có lịch sử lâu đời tương đương… tiền thật. Tức là ngay khi tiền ra đời, lập tức đã có người nghĩ đến cách làm giả hoặc cắt xén trục lợi từ nó. Vậy vào thời cổ, khi chưa có công nghệ in ấn kỹ thuật cao và các loại máy móc đo đạc, kiểm tra tinh vi chính xác, người ta làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn tiền giả.Những đồng xu Hy Lạp cổ với những vết cắt kiểm tra. Nguồn: Wikipedia.
1. Tiền kim loại.
Tiền xu, hoặc các tiền tệ dạng kim loại quý như thỏi vàng, nén bạc… thường bị làm giả bằng cách pha trộn. Thương nhân ngoài việc dùng cân, thì có thể cắt những vết cắt trên tiền để kiểm tra cấu tạo và chất lượng bên trong. Một số đồng xu bạc tetradrachm của Hy Lạp với niên đại 449-413 tr.CN có nhiều vết cắt kiểm tra. Những vết cắt này cũng được tìm thấy trên một số đồng xu Ấn Độ cổ đại và trung cổ.
Tuy nhiên tiền xu còn chịu một nguy cơ khác, đó là người ta cắt những mẩu nhỏ kim loại ở phần viền để ăn bớt (hành vi này trong tiếng Anh gọi là “clipping”). Tích tiểu thành đại, nhiều mẩu nhỏ gộp lại sẽ thành lượng lớn kim loại quý, và có người lại tái sử dụng số kim loại quý này để làm tiền thật. Trên thực tế, tiền xu cũng sẽ bị mòn đi trong quá trình sử dụng, nên dù có bắt được tiền xu bị mất mát ở viền cũng khó có thể kết luận đó là hành vi phạm tội có chủ ý. Bởi thế, loại hành vi này gây rất nhiều khó khăn cho nhà chức trách. Và hậu quả của nó khá khủng khiếp.
Vào nửa cuối thế kỷ 17, nước Anh ở trong tình trạng khẩn cấp, nạn cắt xén tiền đã khiến tỷ lệ tiền xấu quá cao, thương nhân trong nước giữ lại tiền đạt đủ trọng lượng (gọi là “tiền nặng”, “heavy money”), và tìm cách đẩy tiền xấu đi, trong khi thương nhân nước ngoài cũng chỉ chịu nhận “tiền nặng” mà thôi, nước Anh xuất hiện tình cảnh thiếu hụt tiền tệ nghiêm trọng.
Để chống lại các loại hành vi làm giả và cắt xén ở bên, nhà chức trách đã đưa ra vài biện pháp, như: đúc những đồng tiền xu mới có rãnh ở viền để khó cắt xén, đồng thời trừng phạt nặng những người phạm tội.
Vào thế kỷ 13, Mastro Adamo - người làm giả đồng tiền vàng fiorino của Florentine - bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Cặp vợ chồng người Anh Thomas và Anne Rogers bị kết án vào ngày 15 tháng 10 năm 1690 vì tội "Cắt 40 miếng bạc". Thomas Rogers bị treo cổ, bị kéo lê và phanh thây, trong khi Anne Rogers bị thiêu sống. Một người làm tiền giả khác là "Vua" David Hartley đã bị xử tử bằng cách treo cổ vào năm 1770.
Vào nửa cuối thế kỷ 17, nước Anh ở trong tình trạng khẩn cấp, nạn cắt xén tiền đã khiến tỷ lệ tiền xấu quá cao, thương nhân trong nước giữ lại tiền đạt đủ trọng lượng (gọi là “tiền nặng”, “heavy money”), và tìm cách đẩy tiền xấu đi, trong khi thương nhân nước ngoài cũng chỉ chịu nhận “tiền nặng” mà thôi, nước Anh xuất hiện tình cảnh thiếu hụt tiền tệ nghiêm trọng.
Để chống lại các loại hành vi làm giả và cắt xén ở bên, nhà chức trách đã đưa ra vài biện pháp, như: đúc những đồng tiền xu mới có rãnh ở viền để khó cắt xén, đồng thời trừng phạt nặng những người phạm tội.
Vào thế kỷ 13, Mastro Adamo - người làm giả đồng tiền vàng fiorino của Florentine - bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Cặp vợ chồng người Anh Thomas và Anne Rogers bị kết án vào ngày 15 tháng 10 năm 1690 vì tội "Cắt 40 miếng bạc". Thomas Rogers bị treo cổ, bị kéo lê và phanh thây, trong khi Anne Rogers bị thiêu sống. Một người làm tiền giả khác là "Vua" David Hartley đã bị xử tử bằng cách treo cổ vào năm 1770.
2. Tiền giấy
Trung Quốc là quốc gia sớm nhất phát hành tiền giấy “chính thức”, và câu chuyện chống làm giả tiền giấy của người Trung Quốc xưa cũng hết sức điển hình, đặc sắc.
Chọn và kiểm soát giấy chế tạo tiền
Tiền giấy được phát hành chính thức ở Tứ Xuyên vào năm Thiên Thánh nguyên niên, tức năm 1023, thời Tống Chân Tông với tên gọi “quan giao tử”, trong đó chữ “giao” là tiếng lóng Tứ Xuyên với ý nghĩa là “tờ giấy được ấn ký ở cả hai mặt”.
Trung Quốc là quốc gia sớm nhất phát hành tiền giấy “chính thức”, và câu chuyện chống làm giả tiền giấy của người Trung Quốc xưa cũng hết sức điển hình, đặc sắc.
Chọn và kiểm soát giấy chế tạo tiền
Tiền giấy được phát hành chính thức ở Tứ Xuyên vào năm Thiên Thánh nguyên niên, tức năm 1023, thời Tống Chân Tông với tên gọi “quan giao tử”, trong đó chữ “giao” là tiếng lóng Tứ Xuyên với ý nghĩa là “tờ giấy được ấn ký ở cả hai mặt”.
Một tờ rất có thể là tiền giấy “giao tử” thời Tống. Nguồn: Wikipedia.
Thời ấy quan phủ chọn sử dụng giấy làm bằng vỏ cây chử, tức “chử chỉ”, cho nên tiền giấy còn được gọi là “chử tệ”, “chử khoán”. “Chử chỉ” là loại giấy cao cấp không phải địa phương nào cũng có. Ngoài ra, ngay từ thời Đường, ở Thành Đô đã phát minh ra kỹ thuật làm “thủy văn chỉ” mà địa phương khác không làm được. Kỹ thuật “thủy văn chỉ” có 2 loại là “ấn minh hoa” và “ấn ám hoa”. “Ấn minh hoa” là trên mặt ván dùng giấy dán thành hình hoa văn họa tiết, khi hồ giấy thì phần hồ ở các hoa văn sẽ mỏng, tạo thành hoa văn mà khi ngược sáng sẽ thấy rõ. “Ấn ám hoa” là dùng áp lực ép hình khắc trên khuôn hằn lên giấy.
Đời Tống sử dụng công nghệ “nhạ hoa” (“ấn hoa”). In ấn thông thường là đem màu đóng lên trên giấy, gọi là “minh hoa”. “Nhạ hoa” không dùng màu mà dùng áp lực để in hằn hoa văn lên trên giấy, tạo thành hoa văn mờ, hay watermark mà ngày nay chúng ta đã quen thuộc.
Một phần “Trì đường thu vãn đồ” của Tống Huy Tông sử dụng kỹ thuật “nhạ hoa”. Nguồn: Bảo tàng Cố cung Đài Bắc
Tiếp theo, quan phủ cũng kiểm soát nghiêm ngặt, không phải ai cũng có thể sở hữu loại giấy chế tạo tiền, mà chỉ những người được cấp phép mà thôi. Để kiểm soát việc cung ứng giấy tiền, triều đình còn đặt ra cơ quan chuyên trách là "Sao chỉ tràng”, có quan lại từ triều đình cử đến giám sát.
Nói chung, thời Bắc Tống, tiền giấy rất khó làm giả. Chỉ đến thời Nam Tống, xã hội rối loạn, nguồn cung khan hiếm, yêu cầu về giấy chế tạo tiền và hoa văn không còn cao nữa thì tiền giả mới xuất hiện nhiều. Tuy vậy không phải ai cũng mặn mà với làm tiền giả, vì về sau chi phí làm tiền giả tăng lên gấp 5 lần, khiến người làm giả không còn mấy lợi lộc.
Tiếp theo, quan phủ cũng kiểm soát nghiêm ngặt, không phải ai cũng có thể sở hữu loại giấy chế tạo tiền, mà chỉ những người được cấp phép mà thôi. Để kiểm soát việc cung ứng giấy tiền, triều đình còn đặt ra cơ quan chuyên trách là "Sao chỉ tràng”, có quan lại từ triều đình cử đến giám sát.
Nói chung, thời Bắc Tống, tiền giấy rất khó làm giả. Chỉ đến thời Nam Tống, xã hội rối loạn, nguồn cung khan hiếm, yêu cầu về giấy chế tạo tiền và hoa văn không còn cao nữa thì tiền giả mới xuất hiện nhiều. Tuy vậy không phải ai cũng mặn mà với làm tiền giả, vì về sau chi phí làm tiền giả tăng lên gấp 5 lần, khiến người làm giả không còn mấy lợi lộc.
Đến thời Nguyên thì dùng loại giấy “tang nhương”, tức là sử dụng tầng vỏ thứ hai của cây dâu để làm giấy. Đời Minh còn tiến thêm một bước, ngoài việc được làm từ nguyên liệu chính là vỏ trong cây dâu, tiền giấy triều đại này còn được chế tạo từ những trang công văn bỏ đi. Hai thành phần này sẽ được nghiền thành dạng bột và trộn lẫn với nhau, tạo nên loại giấy in tiền có màu xám xanh. Loại giấy này khá dày và độc đáo, rất khó làm giả.
Thời Thanh Hàm Phong phát hành loại tiền giấy rất mỏng làm bằng vỏ cây hoa (một loại cây gỗ).
Một tờ tiền giấy thời Minh. Ảnh phạm vi công cộng
Thời Thanh Hàm Phong phát hành loại tiền giấy rất mỏng làm bằng vỏ cây hoa (một loại cây gỗ).
Dùng ấn ký, con dấu
Ngoài việc kiểm soát giấy tiền, phương pháp ấn ký, đóng dấu lên tiền cũng là một cách để chống làm giả. Ví dụ đơn giản nhất là trong quá trình phát hành, lưu chuyển, từ quan phủ đến tỉnh, huyện, cho đến tận khi đến tay ngân hàng của tư nhân, và cả theo chiều ngược lại, mỗi lần như vậy đều phải có ấn ký riêng.
Thời Tống sử dụng chữ viết của đích thân hoàng đế, hoặc các nhà thư pháp nổi tiếng, và đóng bằng bản khắc đồng cho ra đường nét tinh xảo chứ không dùng bản khắc gỗ.
Hay như biện pháp cầu kỳ thời nhà Minh, mặt phải của tiền giấy sẽ được đóng chồng hai quan ấn màu hồng. Mặt trái cũng có hai con dấu, một là quan ấn, hai là mệnh giá tiền được đóng lên bằng mực dầu. Những con dấu này đều được thiết kế các ký hiệu ngầm để chống làm giả. Hơn nữa, mực đóng dấu còn được thêm vào thành phần đặc biệt. Thông thường, các con dấu chỉ được dùng mực chu sa, nhưng riêng dấu đóng lên tiền lại dùng mực có trộn thêm chì sunfua nên rất khó giả mạo.
Dùng hoa văn, họa tiết
Nếu như trên tiền chỉ có mệnh giá và con dấu, thì có lẽ vẫn chưa đủ ngăn quyết tâm của những người làm giả, bởi vậy, cần thêm nhiều hoa văn tinh vi phức tạp với số lượng lớn.
Quá trình làm tiền giấy của triều đại nhà Minh còn xuất hiện một kỹ thuật vô cùng tinh xảo gọi là "vi điêu" (tạo hình siêu nhỏ). Những người thợ vi điêu đều tinh thông hội họa, thư pháp, điêu khắc… Họ sẽ chịu trách nhiệm tạo tác nên những hoa văn phong phú, đa dạng hoặc phác họa lại một số câu chuyện lịch sử lên bản mẫu để in tiền. Do kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ rất cao, nên việc làm giả vào thời bấy giờ gần như là bất khả thi.
Hoa văn, họa tiết cũng tùy theo triều đại. Nói thí dụ như thời Tống, tiền giấy có hoa văn họa tiết nhỏ nhắn nho nhã, nhiều hình phòng ốc, hoa điểu, nhân vật… - điều đó phản ánh xã hội và phong cách nghệ thuật đương thời. Nhưng sang thời Nguyên, thời Thanh thì lại không như vậy nữa, nghệ thuật của hai triều đại này tương đối hùng tráng, kết quả là không còn mấy họa tiết hoa điểu, mà là đổi thành hoạ tiết rồng, đặc biệt là thời Thanh, trên tiền còn có khung viền với hoa văn phức tạp, rất khó mô phỏng làm giả.
Một tờ tiền thời Tuyên Thống nhà Thanh. Ảnh phạm vi công cộng
Đặt kỳ hạn cho tiền giấy
Ví dụ thời Tống Thần Tông, tiền giấy chỉ có thời hạn hai năm. Người làm giả đã mất thời gian, mà khi làm ra được tiền giả, có khi tiền thật đã cập nhật mới rồi.
Luật pháp nghiêm khắc
Nếu tất cả những biện pháp trên không làm nản lòng những người làm tiền giả, thì chỉ còn cách dùng luật pháp nghiêm khắc để xử lý.
Nói chung ngay từ thời Tống, cho đến tận thời Thanh, trên tờ tiền thường đã có đề, hoặc đóng dấu những lời cảnh cáo nghiêm khắc với những ai làm tiền giả.
Những năm Thiệu Hưng, thời Nam Tống, tư nhân làm tiền giả sẽ bị “trảm lập quyết”. Thời Nguyên quy định bất kỳ ai làm giả giấy tiền, sao chép, ấn ký, tiêu thụ tiền giả sẽ đều bị khép tội đồng phạm mà xử tử.
Ví dụ thời Tống Thần Tông, tiền giấy chỉ có thời hạn hai năm. Người làm giả đã mất thời gian, mà khi làm ra được tiền giả, có khi tiền thật đã cập nhật mới rồi.
Luật pháp nghiêm khắc
Nếu tất cả những biện pháp trên không làm nản lòng những người làm tiền giả, thì chỉ còn cách dùng luật pháp nghiêm khắc để xử lý.
Nói chung ngay từ thời Tống, cho đến tận thời Thanh, trên tờ tiền thường đã có đề, hoặc đóng dấu những lời cảnh cáo nghiêm khắc với những ai làm tiền giả.
Những năm Thiệu Hưng, thời Nam Tống, tư nhân làm tiền giả sẽ bị “trảm lập quyết”. Thời Nguyên quy định bất kỳ ai làm giả giấy tiền, sao chép, ấn ký, tiêu thụ tiền giả sẽ đều bị khép tội đồng phạm mà xử tử.
Trên mặt phải của tiền giấy thời Minh đều có in các điều luật, trong đó ghi rõ kẻ làm giả tiền của triều đình sẽ bị xử tử, mà người phát hiện và tố cáo sẽ được trọng thưởng. Thời Thanh, người làm tiền giả ngoài chịu xử tử còn liên đới cả nhà, thật sự khiến người ta sợ hãi.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét