Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Ông cụ trúng vé số 7 tỷ, 3 năm sau hết tiền, hết tình

Ngậm ngùi:
Ông cụ trúng vé số 7 tỷ, 3 năm sau hết tiền, hết sạch người thân
(LĐĐS) “Ngày cụ Hết trúng số hơn 7 tỉ bạc thì ở đâu con cháu họ hàng ùa đến như con ong về tổ. Bây giờ, khi cụ hết sạch tiền thì chẳng mấy ai đến thăm. Đúng là “còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi” - người phụ nữ cạnh nhà cụ Hết đã thốt lên như vậy khi nói về hoàn cảnh cụ sau 3 năm trở thành tỉ phú.
Cụ Hết trở thành tỉ phú tuổi 97 sau khi trúng độc đắc 7,6 tỉ đồng.
Trúng số 7,6 tỉ đồng ở tuổi 97
Gần đến ngày cuối năm, hàng xóm chộn rộn dọn dẹp nhà cửa để đón Tết, chẳng ai để ý đến hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hết và cụ bà đang ngồi hóng mát ngoài sân vốn đã quá quen thuộc. Ngồi trên chiếc ghế nhỏ trước nhà, ông thấy chị bán vé số vẫn hay đi ngang, ông vẫy lại rồi móc trong túi ra đồng bạc 10 nghìn để mua 1 vé. Chợt bất ngờ nghĩ lại giấc mơ tối qua, ông thấy mình 3 lần trúng số nên ông dặn cô bán số đứng chờ, lọm khọm vào nhà lấy cái phong bao lì xì có đồng 100 nghìn để mua thêm 5 vé nữa. 

'Bà Tưng' với nền văn hóa bảo thủ

'Bà Tưng' với nền văn hóa bảo thủ

Việt Nam dị ứng với cả 'Bà Tưng' và Bụi Đời Chợ Lớn?
Suốt thời gian qua, hầu như ngày nào trên các mạng tin tức từ Việt Nam đến hải ngoại, cũng đều nhắc nhở đến hiện tượng "Bà Tưng" trên mạng xã hội Facebook.Cô nữ sinh viên có tên thật là Lê Thị Huyền Anh, có khuôn mặt khá xinh xắn, đã tự chụp một số hình ảnh "thoáng" cùng với những tuyên bố gây sốc cho cư dân mạng.
Nhiều ý kiến ủng hộ và chỉ trích, lên án, "ném đá" khiến cho "Bà Tưng" đã trở thành một hiện tượng gây sóng gió dư luận.
Báo chí được xem là chính thống trong nước thì gần như 100% lên án hành động của "Bà Tưng", cho rằng việc mà họ xem là "dung tục" của "Bà Tưng" đang là thảm họa xã hội, thậm chí còn tuyên bố rằng giới showbiz sẽ gặp đại họa nếu "Bà Tưng" tham gia vào ngành giải trí.
Chấn động nhất có lẽ là vụ "Bà Tưng" dự định xuất hiện trong quán bar Max3 tại Hà Nội, và đích thân Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, Tô Văn Động đã ra lệnh không cho phép cô gái "nổi như cồn" này được biểu diễn dưới bất kỳ hình thức nào.

Đình công kéo dài ở Thái Bình

Hoan hô báo Nhân Dân đưa tin này, nhưng tiếc là không phân tích kỹ chuyện đình công mà lại nhấn mạnh chuyện người lao động tràn ra quốc lộ gây ùn tắc giao thông, dễ xảy ra va quệt và tai nạn đáng tiếc. Trong bài "Các chị U60 mại dâm và tôn vinh danh hiệu "công nhân", có chuyện các U60 làm mại dâm có gốc từ Thái Bình; cứ thế này thì sẽ còn nhiều U60 người Thái Bình nữa.
Đình công kéo dài, hơn 2.000 lao động tràn ra quốc lộ
Sáng 29-7, tuyến QL 10 đoạn đi qua thị trấn Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) trở nên hỗn loạn bởi hơn 2.000 lao động thuộc Công ty TNHH Ivory Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) tràn xuống lòng đường đình công.
Đây đã là ngày thứ ba xảy ra đình công xuất phát từ việc chủ và thợ bất đồng về quyền lợi.
Theo ghi nhận của phóng viên, Công an huyện Vũ Thư đã có mặt kịp thời vận động, tuyên truyền người lao động chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, không đứng dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông, dễ xảy ra va quệt và tai nạn đáng tiếcCông nhân đã chấp hành sự điều hành của lực lượng an ninh, tuy nhiên tiếp tục đứng kín vỉa hè đình công. Đến khoảng gần 10 giờ sáng, họ đồng loạt bỏ về, không vào xưởng làm việc.
Như Nhân Dân điện tử ngày 26-7 đưa tin: Nguyên nhân đình công là do Công ty áp dụng làm thêm giờ hai ngày trong một tuần kéo dài đến 19 giờ 30 phút rất bất tiện cho những lao động nữ có gia đình và con nhỏ.

Các chị U60 mại dâm và tôn vinh danh hiệu "công nhân"

Đọc bài này mình rất cảm động vì lần đầu tiên thấy người viết trân trọng gọi các cô gái làm nghề mại dâm là chị. Nhưng cũng hơi buồn vì các chị đã quá tuổi nghỉ hưu rồi mà vẫn phải đi làm để kiếm sống. Hôm trước đọc tin các báo đua nhau đăng tin các cô gái mại dâm giả danh công nhân để hành nghề, thấy cũng tự hào vì lần đầu tiên người công nhân được vinh danh, được người khác lợi dụng danh của mình. Cứ đà phát triển hiện nay thì tới đây số người giả danh con cháu các bác chức to sẽ giảm trong khi số người giả danh công nhân sẽ ngày càng tăng; thật là vừa vui lại vừa buồn.
Bắt nhiều gái mại dâm U60 ở Thủ đô
- Phòng Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội vừa bắt giữ 20 đối tượng là gái mại dâm dọc các tuyến phố ở Hà Nội. Trong số đó có cả gái mại dâm ở tuổi 58.
Chiều 30/7, Công an TP Hà Nội cho biết, thực hiện kế hoạch truy quét gái gọi, gái mại dâm và tiếp viên dịch vụ trên địa bàn thành phố, tối 29/7, Phòng Cảnh sát Hình sự đã ra quân truy quét gái mại dâm đứng đường trên các tuyến phố: Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, vườn hoa Pasteur, bệnh viện Việt Xô, bệnh viện 108, phố Tăng Bạt Hổ.
Đối tượng bị đưa về trụ sở cảnh sát trong đợt truy quét.

"Thủ tướng quyết liệt" yêu cầu 'Các bộ trưởng cần quyết liệt'

Mỗi lần đọc tin "Thủ tướng quyết liệt" yêu cầu 'Các bộ trưởng cần quyết liệt', mình lại nhớ tới "Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt"
'Các bộ trưởng cần quyết liệt'
- Chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 sáng nay (30/7), hơn một lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc các tư lệnh ngành cần “quyết liệt” trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đạt những mục tiêu của 2013, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng.
Kinh tế - xã hội trong tháng 7 cũng như 7 tháng đầu năm được đánh giá có những chuyển biến rõ rệt, đạt những kết quả tích cực trong các ngành, lĩnh vực. Thủ tướng nhấn mạnh những tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp... Nhưng tăng trưởng vẫn chậm, chưa bền vững.
Tăng trưởng gắn chất lượng
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, CPI tháng 7 năm nay tăng 7,29% (bình quân 7 tháng tăng 6,81%). Các đợt tăng giá xăng dầu, nhu cầu đi lại tăng trong các đợt thi tốt nghiệp PTTH và ĐH, Cao đẳng, giá gas tăng, điều chỉnh tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức… là những yếu tố đã góp phần làm cho CPI trong tháng 7 tăng nhẹ so với tháng trước 0,27%.

Thủ tướng: Không tăng trưởng bằng mọi giá. Ảnh: VGP

Hài vãi: Báo Trung Quốc ca ngợi cô dâu Việt có giá rẻ

Đọc tin này trên báo Lao động thấy thật hài hước. tưởng báo Trung Quốc ca ngợi cô dâu Việt vì có đủ "công, dung, ngôn, hạnh", nhưng không phải, đó là vì "yếu tố quan trọng là lấy phụ nữ Việt Nam thường rẻ hơn lấy vợ là phụ nữ Trung Quốc", cụ thể là rẻ hơn ba lần so với lấy gái TQ. Thật là hết chỗ nói với đám báo chí quốc doanh.
Báo Trung Quốc ca ngợi cô dâu Việt

Cưới cô dâu Trung Quốc bị nói là "tốn kém hơn" cô dâu Việt.
Báo Trung Quốc có bài ca ngợi cô dâu Việt Nam "chăm chỉ và có khả năng giữ quan hệ tốt trong gia đình".
Các báo China Daily và Global Times bằng tiếng Anh hôm 29.7 đều đăng lại bài của tờ Thời báo Kinh tế Hà Nam, cho hay trong 6 năm qua, tại huyện Lâm Cơ, thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam có 23 phụ nữ Việt Nam lấy chồng làm nghề nông ở địa phương.Tờ báo địa phương này ca ngợi cô dâu Việt Nam là "chăm chỉ và có khả năng giữ quan hệ tốt trong gia đình".
Nhưng tờ báo cho rằng tài chính là một yếu tố quan trọng, vì "lấy phụ nữ Việt Nam thường rẻ hơn lấy vợ là phụ nữ Trung Quốc".
Báo này dẫn chứng một người đàn ông địa phương họ Lưu, lấy vợ Việt năm 2011.
Ông này chi khoảng 30.000 nhân dân tệ (tương đương 4.800USD) để cưới vợ, trong khi nếu lấy vợ cùng quê sẽ mất ít nhất 100.000 tệ, hơn gấp ba lần.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Những tuyệt tác của 'người ngoài hành tinh' trên Trái đất

Những tuyệt tác của 'người ngoài hành tinh' trên Trái đất

Các vòng tròn khổng lồ được cho là “người ngoài hành tinh” tạo ra đã trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại.
Crop circle - Những vòng tròn trên cánh đồng - là thuật ngữ dùng để chỉ những họa tiết, có kích thước khổng lồ, có thể lên đến hàng trăm m, được tạo trên những cánh đồng do thân cây bị đổ rạp xuống, tạo ra màu sắc tương phản theo những đường nét nhất định.

Tục "kền kền ăn xác chết" của người Tây Tạng

Tục "kền kền ăn xác chết" của người Tây Tạng
(Dân trí) - Mỗi người Tây Tạng nằm xuống đều muốn hiến xác mình cho chim kền kền ăn thịt. Người Tây Tạng có tục thiên táng hay còn gọi là tục điểu táng, những cái tên này để chỉ một cách mai táng người chết rất đặc biệt ở nơi đây. Đa số người dân Tây Tạng và Mông Cổ theo đạo Phật dòng Vajrayana, họ tin vào kiếp luân hồi của những linh hồn.
Thể xác theo họ chỉ là hình hài mượn tạm, con người có thể mất đi, linh hồn lìa bỏ một thân xác nhưng chỉ có thân xác đó chết đi còn linh hồn thì bất diệt. Linh hồn đó vẫn còn tồn tại và sẽ tiếp tục đầu thai vào một hình hài khác, vì vậy, không cần phải chôn chất, xây mộ cho người chết.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.
Với quan niệm khác biệt như vậy, người dân nơi đây sinh ra tục điểu táng. Điểu táng là một nghi thức được thực hiện từ hàng ngàn đời nay trong cộng đồng những bộ tộc sinh sống trên thảo nguyên Trung Quốc như ở tỉnh Tây Tạng, Thanh Hải, Nội Mông và Mông Cổ.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bắc Kinh kéo dài đường lưỡi bò lên 10 đoạn

Bắc Kinh kéo dài đường lưỡi bò lên 10 đoạn
SGTT.VN - Giới chức Philippines ngày 26.7 cho hay bộ Ngoại giao nước này vừa lên tiếng phản đối việc Nhà xuất bản bản đồ địa lý Trung Quốc phát hành bản đồ mới có chứa đường lưỡi bò phi pháp có tới 10 đoạn thay vì 9 đoạn như trước đây, theo tin từ đài GMA News.
Bản đồ mới vẫn bao gồm 9 đoạn ngang ngược liếm gần trọn biển Đông và thêm đoạn thứ 10 “ôm” lấy Đài Loan. Đài Bắc chưa có phản ứng về thông tin trên.
Tấm bản đồ mới của Trung Quốc chứa đường 10 đoạn phi lý. Ảnh: GMA News

Chủ nghĩa Apartheid ở đô thị Việt Nam

Chủ nghĩa Apartheid ở đô thị Việt Nam
TP HỒ CHÍ MINH – Năm ngoái, khi tôi từ Mỹ quay trở lại thành phố này, tôi phải trả 25USD mỗi tháng để được sống tại một căn phòng đơn trong một dãy phòng nằm dọc theo một con ngõ hôi hám và thường ngập lụt. Dãy phòng cho thuê thấp lè tè với bệ xí bệt và những bức tường bong tróc nằm trong một khu công nghiệp ở ngoại vi thành phố. Nhưng tôi chịu đựng điều ấy để được sống gần một người bà con từ miền Trung vào trước đó. Tôi nhập vào hội bạn bè của anh ta trong ngõ, phần lớn họ gắn bó với nhau vì cùng chia sẻ cảnh ngộ là người nơi khác đến đây tìm việc.
Điều mà tôi đã không nhận ra lúc đó là một số trong đám kia lại đến thành phố một cách bất hợp pháp, vi phạm một chính sách còn sót lại từ thời kỳ trước khi Việt Nam tự do hoá nền kinh tế trong thập niên 1980.


Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới mà ở đó người dân phải sống tại những nơi mà họ đã đăng ký hay phải xin phép chính quyền để được cư trú.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

(5) Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Bài giảng cũ của tôi:
Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
III- Các nội dung cơ bản  của việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm:
   Vừa qua, các ngành, các vùng kinh tế và các địa phương đã xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 cho ngành mình, vùng mình và địa phương mình. Hiện nay, chúng ta cũng đang tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030. Chiến lược và quy hoạch này sẽ là cơ sở và là nội dung định hướng của kế hoạch trung hạn 5 năm 2011-2015.
   Theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, cần tổ chức triển khai những nội dung sau trong quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm:
   I- Một số vấn đề cần lưu ý trong xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm
a) Kế hoạch hoá phát triển 5 năm phải hướng vào việc chuẩn bị thật tốt các thông tin dự báo những khả năng phát triển kinh tế - xã hội, những xu thế phát triển trong và ngoài nước và những mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
b) Kế hoạch hoá phát triển 5 năm phải xuất phát từ chiến lược và quy hoạch; vì vậy, trước khi xây dựng kế hoạch 5 năm, phải xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân tầm 10 năm trở lên, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển các ngành, lãnh thổ; xây dựng các chương trình mục tiêu và các dự án phát triển...

(4) Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Bài giảng cũ của tôi:
Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
QUY TRÌNH LẬP VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM VÀ 5 NĂM
 Trước khi đi vào tìm hiểu công tác tổ chức thông tin và xử lý thông tin phục vụ trong ngành kế hoạch, chúng ta cần tìm hiểu quy trình lập và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm vì chính từ quy trình này, sẽ phát sinh các nhu cầu thông tin cần thu thập và xử lý.
I- Tổ chức xây dựng kế hoạch:
1) Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ:          
Ngày 23 tháng 9/1998, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đến năm 2010, trong đó có ba điểm lớn:
Một là, toàn bộ quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân bao gồm 3 khâu nối tiếp nhau là Chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch, trong đó:
 (i) Chiến lược có tầm dài hạn, thường từ 10 đến 20 năm, trước hết là tập trung xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ giao Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng các chiến lược phát triển.

(3) Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Bài giảng cũ của tôi:
Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC KHH NỀN KTQD TRONG
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA
III- NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KHH NỀN KTQD Ở NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1) Nội dung và nguyên tắc đổi mới công tác KHH
Đại hội VIII của Đảng năm 1996 đề ra yêu cầu:
"KH NN phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng để đưa ra một hệ thống các mục tiêu vĩ mô, xác định tốc độ phát triển, cơ cấu và các cân đối lớn, các chính sách, giải pháp để dẫn dắt nền KT theo định hướng KH".
Đại hội IX đã xác định những nội dung cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới công tác KHH như sau:
Một là, giải quyết tốt mối quan hệ đồng bộ giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; phân cấp cụ thể và rõ ràng giữa các ngành, các cấp trong quá trình XD và thực hiện KH.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quy hoạch phát triển KT-XH, các ngành, các vùng lãnh thổ và toàn bộ nền KTQD; xây dựng các chương trình, kế hoạch PT  KT-XH dài hạn, trung hạn, hàng năm và điều hành thực hiện KH; huy động sức mạnh của toàn bộ xã hội, của mọi thành phần kinh tế cho yêu cầu phát triển

(2) Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Bài giảng cũ của tôi:
Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC KHH NỀN KTQD TRONG
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA
(chú ý liên hệ, phân tích, nhấn mạnh những yêu cầu và thách thức hiện nay của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển KTTT và hội nhập KTQT toàn diện tới đổi mới công tác KHH ở nước ta)
Chương này có các nội dung lớn sau:
1/ Thực trạng của đổi mới công tác KHH nền KTQD nước ta trong quá trình chuyển đổi kinh tế
2/ Một số yếu kém trong công tác KHH KTQD nước ta hiện nay
3/ Xây dựng KT thị trường định hướng XHCN, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu và thách thức to lớn đối với công tác KHH phát triển KT nước ta
4/ Những nguyên tắc và nội dung cơ bản của đổi mới công tác KHH nền KTQD ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
I- THỰC TRẠNG CỦA ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KHH NỀN KTQD NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ
Tài liệu:
- Trước năm 89 có nhiều tài liệu, nhưng không chi tiết và theo kiểu kế hoạch hoá tập trung của Liên xô cũ.
- Từ 1985-1989, tài liệu mất dần, trường KTQD bỏ môn KHH, nay đang khôi phục. Bộ KH-ĐT giải thể Viện KHH năm 1994.
- Đào tạo cán bộ cho ngành kế hoạch: số học sinh tại trường trung học kế hoạch Đà nẵng tăng nhanh trong những năm 1976-1988 nhưng từ 89 giảm rất mạnh. Đến 96 lại tăng dần. Đến năm 2001, trường mới được nâng thành trường cao đẳng.

(1) Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Bài giảng cũ của tôi:
Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
Bài trình bày trong đợt giảng lần này của tôi gồm 7 vấn đề lớn:
1- Một số vấn đề về kế hoạch trong nền kinh tế thị trường: Lý luận và thực tế
2- Công tác KHH nền KTQD trong quá trình đổi mới KT ở nước ta (nhấn mạnh những yêu cầu và thách thức hiện nay của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập KT QT tới đổi mới công tác KHH
3- Quy trình lập và tổng hợp KH PT KTXH 5 năm và hàng năm
4- Quy trình dự báo và thực hiện các cân đối lớn trong nền KTQD
5- KHH các chương trình đầu tư công cộng
6- Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ công tác KHH PT KTQD ở các cấp
7- Những kỹ thuật phân tích kinh tế thường được sử dụng trong xây dựng KH và đánh giá tình hình thực hiện KH trong nền KT thị trường. 
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾ HOẠCH HOÁ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ

(2) Công nghiệp Việt Nam: Tăng trưởng và Suy thoái

Bài viết của tôi năm 2000:

Công nghiệp Việt Nam: Tăng trưởng và Suy thoái
Toàn bộ những tiến triển về tăng trưởng sản xuất, thay đổi cơ cấu, đầu tư và xuất khẩu của công nghiệp trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay (tức là đến năm 2000) có thể được lý giải bằng hai lý thuyết kinh tế chính: Lý thuyết tự do hoá kinh tế đi kèm phá giá nội tệ và lý thuyết nhập khẩu vốn kéo theo hiện tượng đánh (định) giá cao nội tệ, trong đó lý thuyết tự do hoá kinh tế đi kèm phá giá nội tệ là cơ sở để giải thích tiến triển công nghiệp giai đoạn trước 1992 và lý thuyết nhập khẩu vốn và đánh giá cao nội tệ là cơ sở để giải thích tiến triển công nghiệp giai đoạn từ sau năm 1992.
B- NGUYÊN NHÂN CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH
1) Tự do hoá kinh tế đi kèm phá giá nội tệ: Nguyên nhân chính của suy thoái công nghiệp giai đoạn trước năm 1992
Đến trước năm 1988, do hậu quả của cuộc cải cách giá lương tiền tháng 9/1985, nền kinh tế Việt nam đang chìm sâu trong cơn khủng hoảng tồi tệ chưa từng có từ trước đến nay. Các mất cân đối vĩ mô ngày càng trầm trọng, đặc biệt là cán cân thanh toán quốc tế. Từ mùa hè đến cuối năm 1988, một mặt, do khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh nhiều lần, tính chung tới 715,2% trong năm 1988, kéo theo lạm phát tăng trở lại 393,8%. Trong những năm tiếp theo 1989-1991, tỷ lệ phá giá hàng năm luôn luôn cao hơn tỷ lệ lạm phát, dẫn tới kết quả là tỷ giá thực được phá giá ngày càng cao.

(1) Công nghiệp Việt Nam: Tăng trưởng và Suy thoái

Bài viết của tôi năm 2000. Tôi có một bản rất dài đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế năm 2000 và bằng một bài bằng tiếng Anh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Việt Nam. Dưới đây là bản tóm tắt:
Công nghiệp Việt Nam: Tăng trưởng và Suy thoái
Sự nghiệp 15 năm cải cách kinh tế và chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước (1986-2000) đã đánh dấu những thành tựu rất khích lệ của nền kinh tế Việt nam nói chung và của khu vực sản xuất công nghiệp nói riêng. Trong chặng đường đó, sau giai đoạn khó khăn 1986-90, công nghiệp đã phát triển rất nhanh trong những năm 1991-95. Mặc dù tốc độ tăng trưởng công nghiệp đã liên tục giảm sút từ năm 1996 đến năm 1999, nhưng vẫn còn ở mức độ khá, và trong năm 2000 đã từng bước trở lại mức độ cao. Bài viết này sẽ tổng kết lại những tiến triển chính của sản xuất công nghiệp Việt nam trong chặng đường đổi mới vừa qua đồng thời vạch ra một số thách thức cần giải quyết khi bước vào thế kỷ 21.
A- TIẾN TRIỂN CHUNG CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1) Tăng trưởng sản xuất công nghiệp:

Sau những khó khăn trong giai đoạn 1989-90 do tác động đồng thời của nhiều nhân tố trong đó đáng kể nhất là hậu quả kéo dài của khủng hoảng lạm phát, phá giá 1985-88 và cắt giảm viện trợ của khối Liên xô cũ, từ năm 1991 đến 1995, công nghiệp Việt nam đã thực sự đi vào quỹ đạo phát triển kinh tế thị trường và đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ngày càng cao và ổn định. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là âm: -3,3% năm 1989 và chỉ đạt 3,15% năm 1990 thì năm 1991 đã là 10,4% và năm 1995 đạt 14,5%.

(3) Chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong chuyển đổi kinh tế

Bài viết của tôi năm 2000:
Chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong chuyển đổi kinh tế
III- ĐỀ NGHỊ MỘT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHO VIỆT NAM: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐA MỤC TIÊU LUÂN PHIÊN THEO TIẾP CẬN CỦA LÝ THUYẾT KEYNES.
Do các phân tích trong 2 phần trẻn và xuất phát từ quan điểm cho rằng những năm hoà bình hiện nay là thời cơ cực kỳ quý giá và hiếm có trong lịch sử dân tộc ta, cần phải nắm lấy để phát triển mạnh nền kinh tế và đất nước, cần phải nhanh chóng từ bỏ chính sách ổn định trì trệ, chuyển sang áp dụng chính sách tăng trưởng, thay mục tiêu ổn định bằng mục tiêu tăng trưởng, chúng tôi khuyến nghị trong những năm tới đây, nên theo đuổi một chính sách tiền tệ với hai mục tiêu: 
(1) Cổ vũ đầu tư và tăng trưởng kinh tế bằng cách áp dụng một chính sách tiền tệ mềm dẻo hơn và phát triển nhanh các thị trường vốn nội địa, 
và (2) Kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý thông qua nhiều biện pháp tiền tệ và không tiền tệ. 
Nguyên tắc của chính sách tiền tệ mềm dẻo này là luân phiên giữa chặt khi có lạm phát tiền tệ và lỏng khi không còn làm phát tiền tệ. Chỉ nên áp dụng chính sách tiền tệ chặt khi có dấu hiệu rõ ràng nguyên nhân của lạm phát là do cung tiền tệ quá mức, tức là thường khi nền kinh tế đã trở nên quá nóng. Tỷ lệ lạm phát hợp lý ở Việt Nam nên khoảng 5-7% hàng năm trong giai đoạn phát triển bình thường và 8-10% trong giai đoạn tăng trưởng cao (Lưu ý bài viết này viết khi nước ta vẫn trong giai đoạn đang tự do hóa hệ thống giá cả).
1) Cơ sở lý thuyết của chính sách tiền tệ mềm dẻo hơn:

(2) Chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong chuyển đổi kinh tế

Bài viết của tôi năm 2000:
Chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong chuyển đổi kinh tế
II - NHU CẦU MỘT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỀM DẺO HƠN 1. Lạm phát ở Việt nam không còn là lạm phát gốc tiền tệ
Nếu như trong thời kỳ siêu lạm phát, phát hành tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp của lạm phát thì tình hình đã khác hẳn kể từ khi bắt đầu những cải cách sâu sắc từ năm 1992. Nhiều phân tích số liệu, phân tích quan hệ nhân quả và mô hình kinh tế lượng đã chỉ ra một kết luận quan trọng rằng từ sau cải cách, giá cả ảnh hưởng rất mạnh đến cung tiền tệ trong khi cung tiền tệ ảnh hưởng ít tới giá cả. Đây là hậu quả của chính sách tiền tệ chặt kéo dài trong điều kiện một nền kinh tế hiện vật đang cần được tiền tệ hoá. Do tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tệ tụt xuống quá thấp và kéo dài, khan hiếm tiền tệ đã diễn ra khắp nơi trong những năm 1992-1993 dẫn đến ngân hàng trung ương phải tăng gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ năm 1994 (51,2% năm 1994 so với 27,2% năm 1993) và nhắm mắt là ngơ trước việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ trong giao dịch, thanh toán nội địa. Mặc dù vậy, tỷ lệ lạm phát vẫn liên tục giảm. Theo một số phân tích kinh tế lượng và theo thừa nhận nêu trên của lý thuyết trọng tiền, chính sách tiền tệ chặt trên đã có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế trong những năm đầu của thập kỷ 90.
Điểm lại tình hình lạm phát những năm gần đây(từ 1994), chúng ta thấy rằng những biến động giá phần lớn mang bản chất khách quan và không do nguyên nhân tiền tệ. Thực vậy, đã và đang tồn tại nhiều dạng tăng giá mà khó có thể qui trách nhiệm cho tăng cung ứng tiền tệ.

(1) Chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong chuyển đổi kinh tế

Bài viết của tôi năm 2000. Mục tiêu của lưu lại những bài này là để nhớ lại cách phân tích, xử lý các hiện tượng kinh tế nảy sinh trong quá trình tăng trưởng. 

Chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong chuyển đổi kinh tế
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất để điều chỉnh kinh tế ngắn hạn; do đó, để xây dựng mô hình kinh tế lượng theo quý và trên cơ sở đó phân tích, dự báo kinh tế quý, nhất thiết phải phân tích và mô hình hoá vai trò, tác dụng của chính sách tiền tệ đối với quá trình phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn đầu chuyển đổi kinh tế, việc triển khai chính sách tiền tệ chặt theo tiếp cận của lý thuyết trọng tiền đã đem lại những kết quả mong đợi: Kết thúc lạm phát nguồn gốc tiền tệ, hệ thống kinh tế trở nên trong sạch và khoẻ mạnh, dự báo chính xác hơn và quyết định hợp lý hơn, và cuối cùng phục hồi được sản xuất, tăng việc làm với lạm phát ổn định khoảng 13% từ 1992 đên 1995. Chính trên cơ sở những thành tích này mà Ngân hàng trung ương đã quyết định tiếp tục chính sách tiền tệ chặt cho giai đoạn 1996-2000 để giữ vững ổn định kinh tế. 
Tuy nhiên, chính trong giai đoạn sau này, nhiều mất cân bằng cơ cấu đã xuất hiên có nguồn gốc từ những mất cân bằng ngày càng tăng trong lĩnh vực cung và cầu tiền tệ phục vụ cho nhu cầu tích luỹ, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Chúng xuất phát từ một chính sách tiền tệ không phù hợp với nhu cầu của giai đoạn phát triển kinh tế mới và đã mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế.

Giải mã 12 suy nghĩ sai lầm về XXX

Giải mã 12 suy nghĩ sai lầm về XXX

Tình dục luôn là vấn đề tò mò của con người. Infographic dưới đây sẽ giúp bạn giải mã 12 suy nghĩ sai lầm về XXX theo cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Giải mã những nhầm lẫn về tình dục theo các thống kê và nghiên cứu khoa học, được trình bày qua tranh vẽ dễ hiểu.

Vài mẩu chuyện vui

Thư giãn
Đề nghịTrong quá trình tiến hành tập sự cho hôn lễ, chú rể bí mật tiếp cận vị mục sư và đưa ra lời đề nghị.
- Tôi sẽ đổi 100 đô la lấy việc bỏ các từ ‘yêu thương, tôn trọng, vâng lời và chung thủy với cô ấy mãi mãi’ trong lời thề kết hôn.
Vị mục sư đồng ý và nhận lấy 100 đô la với vẻ hài lòng.
Ảnh internet để minh họa
Hôm sau, vào buổi lễ chính thức, vị mục sư nhìn thẳng vào mắt chàng trai, mỉm cười nhẹ nhàng và chậm rãi nói:
- Chàng trai, bạn có hứa sẽ luôn sẵn sàng phủ phục mình trước mặt cô gái đứng trước mặt đây, vâng theo mỗi mệnh lệnh của cô ấy, mang đồ ăn sáng đến bên giường cô ấy vào mỗi buổi sáng trong suốt cuộc đời sau này của bạn. Đồng thời thề trước mặt Chúa sẽ không bao giờ thèm nhìn bất kỳ người phụ nữ nào khác cho đến khi cả hai không còn trên cõi đời này nữa không?

Viết CV xin việc như thế nào

Viết CV xin việc như thế nào
Để làm thủ tục đăng ký nơi làm việc mới, mình phải viết CV (tiểu sử hay Curriculum Vitae). Quả thực tưởng chỉ sống và làm việc lăng nhăng chờ ngày nghỉ hưu và đến nơi an nghỉ cuối cùng nên mình có cần nhớ trước đây đã làm gì đâu. 
Mình cũng quan niệm điều quan trọng là có kiến thức cao và liên tục nghiên cứu ra cái mới chứ bằng cấp hay các nghiên cứu cũ thì có ích gì. Hồi đi Tây làm thạc sĩ và tiến sĩ, thâm tâm mình chẳng cần bằng, chỉ cần được ra nước ngoài thật lâu để có nhiều thời gian đọc sách nên mới chọn hình thức đi học này. Quan niệm thế nên đa phần các nghiên cứu cũ của mình đều đã mất, hoặc cái đã xuất bản thì cũng không biết hiện giờ muốn tìm thì tìm ở đâu. Tháng trước gặp cô thư ký, cô ấy khuyên nên viết theo cách của phương Tây, và đưa cho mình một cuốn sách hướng dẫn viết CV dày... tròn 400 trang khổ lớn để tham khảo. Mình nhìn mà hoa cả mắt.
Đây là sách hướng dẫn viết CV của Thụy Sĩ

Trung Quốc và Lewis turning point

Đọc và so sánh với Việt Nam !
Trung Quốc đã đến chân tường
Paul Krugman: Toàn bộ hoạt động kinh doanh của TQ, hệ thống kinh tế phát triển đáng kinh ngạc suốt 30 năm qua, đã đạt đến giới hạn của nó.
Điểm ngoặt Lewis cho khu vực nông thôn. Nguồn: SG Cross Assest Research.
Thường các dữ liệu kinh tế đều được xem như một loại truyện khoa học giả tưởng nhàm chán, nhưng những con số của Trung Quốc thậm chí còn giả tưởng nhiều hơn hầu hết mọi truyện giả tưởng. Thêm vào đó là một chính phủ bí mật, báo chí bị kiểm soát, kích cỡ khổng lồ của TQ, và do đó thật khó để biết được những gì thực sự xảy ra ở Trung Quốc hơn là ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác.
Tuy nhiên, những dấu hiệu hiện nay không thể nhầm lẫn: Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn. Chúng ta không nói về một số những vướng mắc nhỏ bên đường, nhưng một cái gì đó cơ bản hơn. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của TQ, hệ thống kinh tế phát triển đáng kinh ngạc suốt 30 năm qua, đã đạt đến giới hạn của nó. Người ta có thể nói rằng mô hình Trung Quốc đã đến chân Vạn lý trường thành, và bây giờ câu hỏi duy nhất còn lại là sự khủng hoảng và sụp đổ sẽ tồi tệ đến mức nào.

(3) Nghẹn ngào nghĩ đến tình người ở Nhật Bản

"Tinh thần Nhật Bản" xuất hiện khắp nơi
Xem cảnh ở Việt Nam quê hương người nghèo tự tử hoặc bán thận, người giầu tìm cách tiêu tiền qua các thú vui quái đản, quan chức thì chỉ nghĩ đến tham nhũng... làm mình nghẹn ngào nhớ tới tình người ở nước Nhật. Mới nhất là bức ảnh đầy cảm động: 40 hành khách đẩy toa tàu 32 tấn cứu người phụ nữ mắc kẹt. Bây giờ ở Việt Nam, có 40 người nào tự giác hợp tác tham gia một sự kiện như thế này không, hay đều thờ ơ đứng nhìn ? Lưu ý lỗi không phải do người dân mà do cơ chế tổ chức xã hội, cộng đồng đã làm họ mất sạch động lực làm việc thiện.
Dân Nhật Bản đã lao động quá cần cù để có tiền đem giúp khắp thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Họ cũng tích cực ủng hộ Việt Nam và Philippines trong vấn đề Biển Đông. Càn thái độ của ta với họ thế nào, cách sử dụng tiền viện trợ của Nhật cho ta thế nào... chắc ai cũng biết.
Báo chí nước ngoài đưa tin "Tinh thần Nhật Bản" lại tỏa sáng khi hàng chục hành khách tại nhà ga JR Minami-Urawa, Nhật Bản đã cùng hợp sức đẩy chiếc tàu nặng 32 tấn để kéo 1 người phụ nữ bị kẹt giữa toa tàu và sân ga.
Vào giờ cao điểm ngày 22/7 khi bước chân lên tàu thì 1 người phụ nữ đã bị trượt chân và mắc kẹt phần trống rộng 20m giữa toa tàu và sân ga. Rất nhanh chóng, khoảng 40 hành khách tại ga tàu đã chung tay, hợp sức đẩy nghiêng toa tàu, nhằm giải thóat cho người phụ nữ kia. Nhờ có một hệ thống đặc biệt mà toa tàu đã có thể nghiêng sang một bên mà không ảnh hưởng đến vấn đề an toàn.

Hơn 40 hành khách đã nhanh chóng hợp sức đẩy toa tàu cứu sống người phụ nữ mắc kẹt. Nhờ vậy, người phụ nữ gặp nạn đã được cứu mà không bị xây xát gì. Chỉ sau 8 phút chậm trễ, chuyến tàu đã tiếp tục hành trình của mình.

(2) Người giàu: Thú ăn thịt, uống tiết chim

Ở Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi, người nghèo thì tự tử, bán thận; còn người giầu thì làm gì ?
Thú ăn thịt chim, uống tiết chim của người giàu
Gần đây, người ta bắt đầu nghĩ đến chuyện làm thế nào để hưởng thụ được những thứ ngon nhất, lạ nhất, bổ nhất, nhưng còn một cái nhất khác rất Việt Nam, đó là rẻ nhất. Thịt chim trở thành đối tượng số một cho ba tiêu chuẩn này, ngoài ra, người ta còn đồn thổi, nếu như uống nhiều tiết chim, sẽ tráng dương, bổ thận, tránh bạc tóc và sống thọ. Chính vì thế, chưa bao giờ các loại chim bị tàn sát và đối diện nguy cơ tuyệt chủng như vây giờ.
Công nghệ Trung Quốc
Ông Trần Kha, chuyên bẫy chim sẻ bằng công nghệ Trung Quốc kể với chúng tôi là mỗi ngày ông có thể bẫy lên đến ba trăm con chim sẻ mà không tốn một chút mồi nào hay hạt lúa nào.
Trước đây, ông phải dùng lưới sập, có chim mồi, may mắt cho chúng bị mù rồi cột chân, cho bay chấp chới trong vùng lưới bẫy, chim sẻ vốn là loài thương nòi, không cần biết con chim mồi thuộc bầy nào, đàn nào, hễ cứ thấy đồng loại bị mắc kẹt, bị thương là sà xuống cứu.
Lúc này, ông Kha chỉ việc giật sập lưới, úp bầy chim kia lại và bắt. Nhưng cách bắt này không cho năng suất cao. Kể từ ngày có công nghệ Trung Quốc hỗ trợ, ông bẫy nhiều gấp bảy, tám lần so với trước đây.

(1) Người nghèo: Bán thận lấy $7,500

Hết bán máu, bán trứng rồi tới bán thận, chắc dần sẽ tới lúc bán cả tim để có tiền cho con cháu sống. Tiếc là chị Nhân tự tử để xin gia đình được công nhận là hộ nghèo nhưng đến nay vẫn chưa được; nếu biết bán thận có giá thế này thì chắc chị đã bán rồi mới tự tử. Ôi, bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi! Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời...
Một quả thận ở Việt Nam giá $7,500
Buôn bán nội tạng cho các vụ cấy ghép, phổ biến là ghép thận, vẫn diễn ra tại một số bệnh viện dù điều này trái với luật lệ ở Việt Nam nhờ sự tiếp tay môi giới của các "cò."
Hôm Thứ Sáu, báo Người Đưa Tin kể lại câu chuyện phóng viên của tờ báo giả làm người bán thận tiếp xúc với một người môi giới bán thận “ngay cạnh bệnh viện Việt Đức” ở Hà Nội. Qua câu chuyện trao đổi với một “cò” tên Hiệp, dịch vụ mua bán thận, giúp cho người có nhu cầu thay thận, người ta thấy sự mua bán nội tạng người, đặc biệt là thận diễn ra như thế nào.
Sau khi “phỏng vấn” tổng quát người có nhu cầu bán thận về loại máu, sức khỏe, “cò” hẹn ngày giờ tới gặp người cần thận và sắp xếp gặp cả “bác sĩ trưởng khoa” giải phẫu ghép thận. Mọi câu chuyện ở bệnh viện đều phải ngụy trang dưới hình thức “hiến thận” nhân đạo nhưng trong thực tế là các cuộc mua bán, có mặc cả giá tiền.

Cò đang ngã giá để bán một quả thận. (Hình: Người Đưa Tin)

Tuyệt vời: 3 vàng và 3 bạc ở Olympic Toán quốc tế 2013

Tin rất vui. Mình xuất thân từ dân toán kinh tế, tốt nghiệp đại học đã xin bác Hoàng Tụy cho vào làm ở Viện Toán, nơi bác làm Viện trưởng. Bác đồng ý; nhưng lúc đó Chính phủ lại thành lập một trung tâm toán kinh tế cũng do bác làm Giám đốc, thế là bác chuyển mình về đấy làm. Nhưng làm với bác Tụy nên mình cũng chơi thân và hợp tác chặt chẽ với dân toán học. Sau này bác Tụy thôi làm Giám đốc, có rủ mình trở lại Viện Toán nhưng mình quen với toán kinh tế rồi nên không về. Mình cũng chơi thân với GS Vũ Đình Hòa, người trực tiếp hướng dẫn và đưa học sinh đi dự thi các kỳ Olympic Toán quốc tế, nhà lại ở ngay cạnh nhau..., nên mỗi tin vui của ngành toán đều làm mình phấn khích (tiếc là từ rất lâu chẳng có tin gì trong ngành kinh tế làm mình phấn khích cả).
Olympic Toán quốc tế: Việt Nam tăng hạng 7/97
Ngày 27-7, thông tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết 6 học sinh tham dự Olympic Toán quốc tế năm 2013 đều giành được huy chương với 3 huy chương vàng và 3 huy chương bạc.
Cụ thể, 3 huy chương vàng được trao cho các em Võ Anh Đức (học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); Phạm Tuấn Huy (học sinh lớp 11) và Cấn Trần Thành Trung (học sinh lớp 12), cùng Trường THPT Năng khiếu thuộc ĐH Quốc gia TP HCM).
Sáu học sinh Việt Nam đều đoạt huy chương trong 
cuộc thi Olympic Toán quốc tế. Ảnh: TTXVN

Đôi lời với bạn đọc Blog

Đôi lời với bạn đọc Blog
Lại Trần Mai: Như đã nói trong tiêu đề, tôi mở Blog này ban đầu chỉ để lưu dữ liệu của riêng mình, sau dần lưu cả những bài hay trên mạng; rồi đọc một mình thấy cũng phí nên chuyển sang chế độ mở để ai đó quan tâm thì đọc. Ngoài việc đọc, một số bạn có gửi thư trao đổi làm tôi rất vui vì thấy thời buổi này vẫn còn nhiều người quan tâm đến kinh tế vĩ mô, mô hình hóa kinh tế và kinh tế lượng; nhờ đó tôi cũng có được đôi phút thư giãn giữa cuộc sống chán ngán ở trên đất Thụy Sĩ này. Do vậy, trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả các bạn đọc đã lưu tâm, vào đọc Blog và gửi thư trao đổi.
Trong mục tiểu sử, tôi tự giới thiệu "đã từng làm kinh tế vĩ mô", ban đầu là nghiên cứu lý thuyết suông tại một Viện nghiên cứu, sau chuyển sang làm ở cơ quan Trung ương trực tiếp điều hành. Nhưng càng làm càng thất vọng nên chán nản, cuối cùng thì đi lang thang nước ngoài để kiếm tiền nuôi con, lúc thì làm chuyên gia cấp cao chính phủ, lúc thì làm cho doanh nghiệp... Nay thì đang làm kinh tế vi mô, vừa làm vừa nghĩ cách tẩy hết khỏi đầu các kiến thức kinh tế vĩ mô để sống cho thanh thản.

Bà Tưng: Bỏ học, kiếm tiền bằng cách nào đây?

Hiện tượng bà Tưng
Bà Tưng vừa đến Hà Nội đã bị… thanh tra
Sự thật, là cô ấy không xuất thân từ một gia đình khá giả ở Nghệ An như nhiều trang mạng đưa tin, do vậy không được bảo trợ nhiều về tài chính. Có một nhóm bạn trẻ làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin hỗ trợ và đột nhiên trở thành một hiện tượng bất thường của thế giới ảo. Người nghiêm túc thì cho rằng, việc khoe thân trên facebook của cô ấy là một trào lưu gây hại cho giới trẻ. Người không nghiêm túc thì chỉ cười xòa, việc gì phải xoắn, nếu tài năng thực sự thì cứ để cô ấy tự chứng minh; không thì chỉ mua vui vài trống canh là hạ màn. Báo chí không ưa cô ra mặt, còn bạn ảo thì người ghét kẻ like!
Bây giờ vấn đề của cô ấy ở thế giới thực, là vầy!
Cô chưa có được sự chuẩn bị để đối diện với nhiều áp lực. Việc học đã ngừng. Và giờ, đi tiếp bằng con đường nào? Nổi (tai) tiếng rồi nhưng kiếm tiền bằng cách nào đây? Tiền thuê nhà ở Sài Gòn, tiền tiêu xài, áo quần? (mà phải xịn à nha) Những nhà sản xuất âm nhạc tử tế nào sẽ chịu giúp cô? Trong khi khả năng cô chỉ có thể đứng trên sân khấu được, nếu lipsync. Hỏi, muốn đi đóng phim không. Thì được bảo, cô ấy không thể nhận vai diễn lèm tèm trong một bộ phim nào đó, mà phải là một vai lớn; nhưng bản thân cô còn chưa qua trường lớp nào, cũng chưa từng thử sức ở bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật nào… haiza.

Trở lại chuyện GDP và GNI

Cách đặt vấn đề của bác Phú trong bài là đúng, nhưng không đến mức trầm trọng như bác Phú nghĩ. Huy động vốn nước ngoài và sử dụng đúng cách, có hiệu quả, đặc biệt là huy động vốn FDI, sẽ là đúng, vì nó tạo ra của cải vật chất phục vụ trực tiếp người dân trong lãnh thổ nước ta và thể hiện nguyên tắc hai bên cùng thắng. Vốn trong nước và vốn nước ngoài có tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận ở ta hiện nay sử dụng vốn nước ngoài còn kém hiệu quả (chưa biết cách hướng nó vào các lĩnh vực ưu tiên) và quy mô quá lớn so với nguồn vốn nội lực (vì chúng ta đi theo mô hình tăng trưởng dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư).
Điểm nghi vấn trong bài này là nhiều thông tin có vẻ không chính xác. Có thể thấy ngay với bảng số liệu GDP và GNI: Chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này không lớn (chỉ khoảng 5%), nhưng khi tính trên đầu người (tức là cùng chia cho dân số) thì lại chênh lệch quá lớn (13%). Điều này cho thấy đã tính sai.
Mặt khác, lưu ý là trong những năm đầu thu hút vốn nước ngoài, vốn đó chưa tạo ra sản phẩm ngay được nên GDP và GNI không khác nhau nhiều; càng về sau chênh lệch GDP-GNI sẽ càng lớn vì các cơ sở kinh tế có vốn nước ngoài đã tạo ra sản phẩm. Đây là điều rất bình thường.
Tôi đã tổng hợp kinh nghiệm sử dụng vốn nước ngoài trong loạt bài này: (6) Ảnh hưởng của vay nợ nước ngoài tới tăng trưởng... (5) (4) (3) (2) (1).

Trở lại chuyện GDP và GNI
Nếu tính cho đúng thì tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam năm ngoái bị giảm đi 7,5 tỷ đô-la; thu nhập đầu người của dân Việt Nam giảm 196 đô-la. Số giảm này chạy đi đâu, vào tay ai và vì sao có chuyện kỳ lạ này?
Đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) ngày càng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế. Chỉ cần quan sát trên thị trường cũng có thể thấy từ những sản phẩm đơn giản như bột giặt, kem đánh răng đến các sản phẩm lâu bền như TV, tủ lạnh rồi những sản phẩm đắt tiền như máy tính, xe hơi… toàn là hàng của các doanh nghiệp FDI sản xuất hay lắp ráp. Đầu tư nước ngoài hiện đang lấn sang những lãnh vực trước đây là của doanh nghiệp trong nước như nhà hàng và nhiều loại dịch vụ, mua nông sản như cà phê, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, bán lẻ. Lần lượt các tên tuổi trong nước gầy dựng từ thời mở cửa đến nay đã sang tay cho nhà đầu tư nước ngoài.
Có cách nào để đo lường sự thay đổi này?
Có lẽ mọi người đều biết ngoài GDP ra, người ta còn tính GNI để biết chính xác hơn công dân một nước làm ra bao nhiêu để loại trừ công dân nước ngoài đang làm ăn trên nước họ. Trong khi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tính theo địa bàn lãnh thổ thì GNI (tổng thu nhập quốc dân) tính theo công dân hay pháp nhân của nước đó, bất kể họ đang ở đâu. Bởi vậy một nhà máy của người Nhật đầu tư ở Việt Nam thì lợi nhuận ròng của họ được tính vào GNI của Nhật chứ không phải của Việt Nam. Nói cách khác, GNI bằng GDP + thu nhập sở hữu – chi trả sở hữu.

Những vần L...

Liều, lỗ, lừa, lách, lươn lẹo…
Vần “ L” tưởng khó ghép nhiều từ, ấy thế trong 
thực tế xã hội ta, nó lại được nhiều người nhắc đến.
Sao ở nước ta giờ lắm thằng “liều” thế ! Một vần có “L” nhé. 
Có thằng chưa đến tuổi thành niên, thế mà dám cầm dao lao vào tiệm vàng chém chết ba người để cướp… Chuyện không đội mũ bảo hiểm, bị công an giữ lại. Không sợ ! lao luôn xe vào cảnh sát để tìm cách đào thoát… thậm chí dám đâm chết công an khi bị bắt… còn nhiều chuyện “ liều” bất chấp luật pháp, bất chấp người thực thi công vụ, không ngày nào báo chí không đưa tin đủ các lĩnh vực từ giao thông, xã hội, kinh tế…
Nghĩ mà kinh cả người !

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS

Đọc để biết chứ nội dung không có gì đặc biệt. Bác Sang là người chúng tôi kính trọng. Các bạn học kinh tế vĩ mô nên đọc các nghiên cứu của CSIS về ảnh hưởng của chiến tranh và hòa bình, đảo chính và thay đổi chế độ... tới chi tiêu ngân sách, phát hành tiền tệ, lạm phát và tăng trưởng kinh tế như thế nào.
Quan hệ VN - HK trong một châu Á - TBD năng động và thịnh vượng
LTS báo Nhân Dân: Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ngày 26-7 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) và có bài phát biểu quan trọng tại đây. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu.
Tiếng Anh: Vietnam and the United States relationship in a dynamic and prosperous Asia Pacific  -  Xem video  -- Chủ tịch nước thuyết trình trước các học giả quốc tế (VnEx 27-7-13)
Thưa Tiến sĩ Giôn Ham-rơ, Chủ tịch - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ
Thưa các quý vị và các bạn,

Tôi vui mừng tới thăm và phát biểu ý kiến với các quý vị tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS). Trong khán phòng hôm nay, tôi được biết nhiều học giả có tên tuổi, nhiều vị đã có mối quan tâm lâu dài với Việt Nam. Nhiều vị đã và đang có những đóng góp rất quan trọng cho mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Xin gửi tới các quý vị lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất.

Xem lại "Cái hình này có gì lạ?"

Xem lại "Cái hình này có gì lạ?"
Đọc bài "GS Trần Hữu Dũng: Cái hình này có gì lạ?" thấy GS nhận xét trong khi đàng sau Obama không có ai thì đàng sau Trương Tấn Sang có đến 5 "cậu"!. Giờ xem cái ảnh này mới thấy giáo sư nhầm. Ít nhất cũng có tới 9 "cậu". Có lẽ không phải do bác Sang thích vậy mà do các cậu thích được lên tivi nên cố xin phép được vào dự (thông thường số người vào dự đã được thỏa thuận trước với phía nước bạn).
Của đáng tội, hồi còn đi với các bác to, mình cũng thích được như các cậu và đôi lúc cũng có quyền tham gia đứng gật gù như vậy, khi đó vừa nắm được thông tin, vừa nhàn hạ. Tuy nhiên, do mình hay ôm đồm cả công tác tổ chức, lo soạn thảo văn bản công việc và dự thảo các bài phát biểu cho các bác nên không có thời gian rảnh để vào gật gù cùng các cậu.

Nói giỏi, làm nhanh như Thống đốc Bình!

He he, phụ nữ to - dày (http://phunutoday.vn) chỉ được cái đề xuất đúng.
’Công bộc Nhân dân’: Nói giỏi, làm nhanh như Thống đốc Bình!
(Trái hay phải) - Mấy ngày gần đây, dư luận đã và đang liên tục xôn xao bàn tán về vai trò, năng lực của các vị lãnh đạo ở nước ta, đặc biệt là khi đang có rất nhiều người ủng hộ việc cần có một danh hiệu để vinh danh những nhà quản lý tài ba - công bộc xuất sắc của nhân dân ví dụ như danh hiệu 'Công bộc Nhân dân'.
Bộ trưởng Thăng, Tiến chính là ’Công bộc ND’ / Đề xuất có danh hiệu ’Công bộc Nhân dân’
Đã có nhiều bài báo đưa ra đánh giá rất tốt và đề cử Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng bởi họ đang là 'tư lệnh' quản lý hai ngành vô cùng quan trọng của nước ta, hơn nữa, tên tuổi của cả hai hiện nay đã nổi như cồn bởi mọi phát ngôn, hành động của hai vị luôn gây được tiếng 'vang' lớn, trở thành tâm điểm của truyền thông và dư luận.
Tuy nhiên, dường như đang có một thiếu sót rất lớn bởi không biết mọi người đã vô tình hay cố ý không nhắc tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình xứng đáng là "Công bộc Nhân Dân"

Ồ ạt xuất ngoại thỉnh bùa cầu tài, mua ngải câu tình

Ồ ạt xuất ngoại thỉnh bùa cầu tài, mua ngải câu tình
Dân Việt - Sau những lần diện kiến nhiều thầy bùa và các “tín đồ” bùa chú, tôi nhận ra một điều: Bùa chú chưa nhiều người tin nhưng người đã tin thì không khác gì một “con nghiện”, phó thác tất cả vào chúng.
Bùa chú ở nước ta chủ yếu là phát sinh và du nhập, nhiều người không tiếc công sức, tiền bạc xuất ngoại để tìm mua bằng được bùa “gốc” với hy vọng thỉnh được bùa thiêng thật sự. Một làn sóng ồ ạt xuất ngoại thỉnh bùa đã manh nha từ lâu và đang ngày càng lan rộng.Sau nhiều ngày tiếp xúc với pháp sư T., khi đã thân thiết, ông không ngại khoe với tôi “danh sách khách hàng” của mình. Nhiều người trong số đó là đại gia giàu có, không kinh doanh vài cửa hàng thì cũng là giám đốc doanh nghiệp lớn nhỏ.
“Cầu tình sang Đài, cầu tài sang Thái”

Cải cách tại Nhật Bản và Trung Quốc

Cải cách tại Nhật Bản và Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) cùng các nhà lãnh đạo các nước
khối ASEAN chụp tại Tokyo vào ngày 12 tháng 3 năm 2013. AFP photo
Sau cuộc bầu cử Thượng viện cuối tuần qua, đảng Tự Do Dân Chủ của Thủ tướng Shinzo Abe có đa số đủ mạnh trong cả hai viện của Quốc hội Nhật Bản. Nhờ vậy, từ nay đến kỳ bầu cử tới vào năm 2016, Thủ tướng Abe có thời gian đủ dài để thật sự cải cách cơ chế kinh tế, xã hội và chính trị Nhật Bản sau hai chục năm đình đọng. Nhưng đáng chú ý hơn vậy là khi Nhật có cơ hội chuyển hướng vài chục năm mới thấy một lần thì cũng là lúc Trung Quốc đang nói đến cải tổ để khỏi rơi vào tình trạng sa sút như nước Nhật. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu hai trường hợp cải tổ song hành của hai nền kinh tế dẫn đầu Châu Á.

Vì sao phụ nữ bất chấp tất cả để trốn chồng... gặp trai?

Vì sao phụ nữ bất chấp tất cả để trốn chồng... gặp trai?
Dân Việt - Một người đàn ông ngoại tình sẽ bị gán cho tội không chung thủy. Một phụ nữ ngoại tình thì bị xem là trắc nết, lăng loàn. Nhưng sao vẫn có nhiều phụ nữ cứ lao vào con đường bị coi là tội lỗi đó? Không hề đơn giản để có câu trả lời cho vấn đề này.
Đa số phụ nữ không ngoại tình, nhất là nếu hạnh phúc trong hôn nhân. Nhưng nếu có, không phải vì lý do duy nhất là tình dục. Vì thế, trong nhiều trường hợp, nếu như bạn nghi ngờ nửa kia đang “ăn nem”, hãy nghĩ rằng đằng sau hành động đó là gì và cần xem lại mình một cách nghiêm túc.
Vì đâu nên nỗi?
Vợ chồng bạn đã có tất cả: nhà lầu, xe hơi, công việc thuận lợi, con cái ngoan hiền… nhưng bên trong, mối quan hệ của hai người lại thiếu một điều mà phụ nữ mong muốn nhất: sự thân mật. Đây chính là một trong những lý do nàng ngoại tình. 

Mặt trái của sản xuất nông nghiệp

Mặt trái của sản xuất nông nghiệp

(Nguồn Internet)
Trên 60% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ; khoảng 73% triệu tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý chủ yếu đổ ra ven đường làng, bờ kênh, đổ trực tiếp ra kênh mương mỗi năm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...
Trong những năm qua để hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn, nâng cao mức sống của nông dân, nhà nước đã có nhiều chính sách để tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển. Nhờ các chính sách này, nhiều vùng nông thôn mới được hình thành, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực của quá trình xây dựng nông thôn mới, sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng đang dẫn đến những vấn đề môi trường nghiêm trọng.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?

Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?
(trích)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa có chuyến thăm thính thức Hoa Kỳ ba ngày theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác toàn diện", cam kết hợp tác và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt có cuộc trao đổi qua email với luật sư Hoàng Duy Hùng, nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên 'đối tác toàn diện'
Ông cho biết quan điểm về khả năng dễ dàng hay không trong việc thực hiện các cam kết trao đổi thương mại việc giữa các lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như liệu Hoa Kỳ có đang ‘thua thiệt' khi có vẻ nhập nhiều song lại bán hàng sang Việt Nam ít hơn?
Ông Hoàng Duy Hùng: Lịch sử của thế giới cho thấy thời gian đầu giao dịch thương mại Hoa Kỳ thường bị “thua thiệt” như trường hợp Hoa Kỳ liên tục bị “thua thiệt” với Trung Quốc trong nhiều thập niên, xuất cảng thì ít mà nhập hàng từ Trung Quốc thì nhiều. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một anh tư bản có nhiều vốn và họ tính toán trường kỳ hơn ngắn hạn. Ngắn hạn thì họ thua thiệt đó, nhưng lâu dài thì chưa chắc.

Những luật lệ ngầm ở Nhật Bản

Những luật lệ ngầm ở Nhật Bản

1. Sau khi ăn xong. Không dùng tăm ở nơi công cộng. Nếu dùng thì phải kín đáo hay vào nhà vệ sinh . 
2. Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi 
3. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau 
4. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác 
5. Không rung đùi 

Chuyện có thật về Hoa Hậu trả lời phần ứng xử

Chuyện có thật về Hoa Hậu trả lời phần ứng xử
Trong nhiều cuộc thi hoa hậu đã diễn ra ở Việt Nam, phần ứng xử của các ứng viên hoa hậu luôn để lại cho khán giả những cảm xúc kinh ngạc và kinh hoàng về sự thông minh của những câu hỏi và những câu trả lời.
Dưới đây, chúng tôi xin trích lại một số câu như thế để các bạn tham khảo.
Ảnh internet để minh họa
Hỏi: Em hãy cho biết giá trị của áo tắm đối với phụ nữ, và cách chọn áo tắm để làm nổi bật những phẩm chất của em?
Trả lời: Kính thưa ban giám khảo! Đầu tiên, em xin trả lời áo tắm có hai loại, loại mặc khi đi tắm và loại mặc khi đi thi. Loại đi tắm có thể mua hoặc thuê, còn loại đi thi do ban tổ chức phát, từ chối sẽ bị loại cho nên đừng dại gì từ chối. Cách chọn áo tắm hay nhất là không phải chọn cho mình mà nên chọn cho người khác. Làm sao để khi thấy mình tắm, ban giám khảo đều muốn tắm theo thì mới thành công! 
Hỏi: Nếu gặp một chàng trai giàu nhưng ngu ngốc và một chàng trai nghèo nhưng thông minh, em sẽ chọn ai?
Trả lời: Em sẽ chọn trai nghèo vì chàng chắc chắn không đủ tiền mua vé vào xem đêm chung kết, do đó không biết em nói gì hôm nay. Em sẽ yêu chàng tha thiết, nhưng chỉ bằng lòng làm đám cưới khi chàng đã giàu rồi.

Nhật -Trung sau bầu cử ở Nhật Bản

Nhật -Trung sau bầu cử ở Nhật Bản
Mũi Tên Thứ Ba, Rồi Thứ Tư, Của Thủ Tướng Shinzo Abe
* Điểm nhãn cho ông thần Tất Thắng của đảng Tự do Dân chủ * 
Một ngẫu nhiên khiến cùng lúc, hai biến cố trái ngược đã xảy ra tại hai đại cường Đông Á.
Tại Trung Quốc, thống kê chính thức xác nhận là đà tăng trưởng sút giảm trong năm quý liền và nhu cầu cải cách trở thành đòi hỏi cấp thiết, trong khi lý luận truyên truyền của đảng về "Giấc mơ Trung Quốc" lại gặp sự thờ ơ hoặc mai mỉa của dân Tầu. Cùng lúc ấy, bầu cử Thượng viện Nhật lại cho đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Shinzo Abe đa số vững chãi ở cả hai viện để tiến hành cải cách như ông Abe hứa hẹn từ năm ngoái. Ông sẽ phóng ra "mũi tên thứ ba" để đưa Nhật Bản qua hướng khác. 
Bài viết này tìm hiểu về chuyện đó và nói đến mũi tên thứ tư....