Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

FINANCE FOR DEVELOPEMENT: SITUATION, CHALLENGES AND PERSPECTIVES

Bài viết cũ của tôi tại Hội thảo:
Development Finance Architecture: What Flows, Channels and Pools?
Informal Experts’ Workshop, Paris, 3-4 July 2006
Xem bản trình bày tại: www.oecd.org/dataoecd/40/12/37110057.ppt
và bản toàn văn tại: ...
FINANCE FOR DEVELOPEMENT:
SITUATION, CHALLENGES AND PERSPECTIVES
The case of Viet Nam
Dear Mr. Chair,
Dear Delegates,
First, I would like to convey my sincere thanks to the Organization for Economic Co-operation and Development (OECD), which has invited the Vietnamese Delegation to participate and address in this Workshop. This is an opportunity for Viet Nam to learn trends of development as well as experience of the member countries for its construction of a financial system for economic development.

Whereas the economic growth of the region and the world is showing indications of slowdown due to oil price escalation and the likely failure to achieve many development goals of the millennium by 2015, OECD has exercised great efforts by organizing this Workshop and "the OECD Global Forum on Development" to determine policies and action plans in order to mobilize and better utilize capital flows for development, aiming at maintaining fast and sustainable development for the optimistic outlook within the next 10 years.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Để dự báo không sai

24/06/2009
Để dự báo không sai

(VOV) - Dự báo là cơ sở quan trọng để giúp Chính phủ, các Bộ, ngành đưa ra những quyết sách, chủ trương đúng và kịp thời. Thế nhưng thực tế thời gian qua, công tác dự báo cho kết quả không tốt, thậm chí là dự báo sai dẫn tới nhiều hệ quả tai hại.

Theo nhận xét của TS. Lê Việt Đức, đến nay, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số người nắm vững môn khoa học này còn chưa nhiều, việc sử dụng thường xuyên trong phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô lại càng hiếm. Nhìn rộng ra, có thể nói về thực chất, môn khoa học này vẫn khá xa lạ với chúng ta. Công cụ máy tính tương đối phổ cập, song mới chủ yếu để xử lý văn bản, chưa thực sự được sử dụng vào công tác phân tích và dự báo. Vì chưa sử dụng tốt những công cụ hiện đại, chất lượng phân tích dự báo còn yếu, dẫn tới kế hoạch nhiều khi xa rời thực tiễn, làm các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô thường xuyên rơi vào tình trạng bị động.

Composite Index of Leading Indicators

Composite Index of Leading Indicators

An index published monthly by the Conference Board used to predict the direction of the economy's movements in the months to come. The index is made up of 10 economic components, whose changes tend to precede changes in the overall economy. These 10 components include:
1. the average weekly hours worked by manufacturing workers
2. the average number of initial applications for unemployment insurance
3. the amount of manufacturers' new orders for consumer goods and materials
4. the speed of delivery of new merchandise to vendors from suppliers
5. the amount of new orders for capital goods unrelated to defense
6. the amount of new building permits for residential buildings
7. the S&P 500 stock index
8. the inflation-adjusted monetary supply (M2)
9. the spread between long and short interest rates
10. consumer sentiment.

Các Sai Lầm trong Học Thuyết Phát Triển và Những Gợi Ý của Chúng đối với Chính Sách

Tài liệu cũ, 2007:
Các Sai Lầm trong Học Thuyết Phát Triển và Những Gợi Ý của Chúng đối với Chính Sách

Matthew Odedokun, Phiên Dịch: Lê Thu
Bốn Nguyên Nhân cho Những Thay Đổi trong Học Thuyết và Các Quy Định Chính Sách
· Quá trình học - sự mở rộng cơ sở kiến thức thực tiễn và lý thuyết.
· Những thay đổi về hệ tư tưởng -- những hệ tư tưởng mới đưa ra những lăng kính, thông qua đó xem xét cả các học thuyết cũ và các quy định chính sách.
· Những thay đổi trong môi trường quốc tế -- giống như những thay đổi về kỹ thuật (Cách Mạng Công Nghiệp hay Cách Mạng Thông Tin Liên Lạc) hay những chuyển đổi về thế chế trên toàn cầu.
· Những thay đổi về các thể chế trong nước, những hạn chế và những tham vọng.

Các nước châu Á và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính

Tài liệu cũ, 2007 :

Các nước châu Á và bài học
từ cuộc khủng hoảng tài chính

Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997 - 1998). Có hai bài học hoàn toàn trái ngược nhau được rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh hoàng này: một bài học mà phần lớn các nhà kinh tế học phương Tây đều nghĩ là châu Á nên học, và bài học kia chính là những gì mà thực tế châu Á đang áp dụng.
Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng, những nền kinh tế đang nổi nên áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt [1], đồng thời xây dựng một thị trường tài chính hiện đại, được kiểm soát chặt chẽ và có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các nước châu Á lại quyết định lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cạnh tranh, mô hình tăng trưởng hướng tới xuất khẩu và thực hiện dự trữ ngoại tệ với quy mô lớn. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu các quốc gia châu Á có nên thay đổi quyết định của mình không. Câu trả lời, theo nhiều chuyên gia kinh tế hiện nay, là “có”.

VIỆT NAM: NÂNG CAO TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG - THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC NHÌN TỪ NĂM 2007 (phần 2)

VIỆT NAM:  NÂNG CAO TỐC ĐỘ
VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
- THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC NHÌN TỪ NĂM 2007
5) Xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng trong khi nhập siêu có xu hướng tăng nhanh
Cũng như đầu tư, xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh trong thời kỳ đổi mới. Những tháng cuối năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta vì hầu như cùng một lúc, nước ta chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO, đồng thời Mỹ đã trao quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho nước ta. Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, dù có mức độ thành công khác nhau, song việc gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, nếu là thành viên đầy đủ của WTO thì điều kiện trao đổi thương mại, thu hút đầu tư thuận lợi hơn rất nhiều so với không phải là thành viên WTO. Kinh nghiệm hơn 20 đổi mới ở nước ta cũng chỉ rõ việc hội nhập, mở cửa sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho quá trình phát triển đất nước.

VIỆT NAM: NÂNG CAO TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG - THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC NHÌN TỪ NĂM 2007 (phần 1)

Bài viết cũ của tôi:

VIỆT NAM:  NÂNG CAO TỐC ĐỘ
VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
- THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC NHÌN TỪ NĂM 2007

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục được duy trì ở mức khá cao, quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, nền kinh tế cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 chậm lại, trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã trở lại xu thế tăng lên song nhiều khó khăn, thách thức mới lại phát sinh như tốc độ lạm phát lại có xu hướng tăng lên sau hai năm liên tục giảm xuống; tỷ lệ đầu tư trên GDP đã giảm sút lần đầu tiên kể từ năm 1998 đến nay; nhập siêu tăng cao; ngoại tệ đang đổ vào ngày một nhiều trong khi chưa có giải pháp hữu hiệu để quản lý, sử dụng có hiệu quả...

VIET NAM: KEEPING THE ROAD OF REFORM & PUT FORWARD INDUSTRIALIZATION – ACHIEVEMENTS & DIFFICULTIES SINCE 2007

Bài viết cũ của tôi:

VIET NAM: KEEPING THE ROAD OF  REFORM & PUT FORWARD INDUSTRIALIZATION – 
ACHIEVEMENTS & DIFFICULTIES SINCE 2007
1) Growth and shifting economic structure: In recent years, the ecomomic growth rate has reached rather high at at sectors. In the year of 2007, GDP growth rate increases at the possibility of 8.5%, in which industry and construction can growth by 10.6%, agriculture, forestry and fishery 3.5%, services about 8,7%. The share of industry and construction in GDP continunously increases, in the year 2000 is only 36,7%, in 2007 is 41,8%. The share of service sector has been decreased by several years but risen again since 2005 and reach to 38.2% GDP in 2007. Inversely, the share of agricultural sector has been down since 2000 from 24.5% to 20% in 2007.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh

Thế giới đa dạng, không nên cho rằng chỉ những người dùng tên của chính mình ký dưới các bài viết mới là chân chính.

Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh

TS Nguyễn Quang A
Người tự tin luôn dùng tên thật của mình, đấy là chính danh. Các nhà văn, nhà báo đôi khi dùng bút danh, tên dùng trong các bài viết. Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.
Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể ra báo của riêng mình và có thể trở thành “nhà báo”, “nhà văn”. Các nhà báo, nhà văn vẫn thường dùng bút danh quen thuộc hay có bút danh mới cho thế giới mạng. Những người viết tử tế vẫn ứng xử như xưa. Bút danh nổi tiếng có thể trở thành tên gọi “thật” của một con người cụ thể và bạn đọc thậm chí không biết tên khai sinh của họ là gì. Đấy là cách dùng có ý nghĩa cao đẹp của bút danh.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Những “nghịch lý” lạ của kinh tế Việt Nam

Đọc bài dưới đây thấy quá buồn cười vì người viết chẳng hiểu gì về lý thuyết kinh tế lẫn thực trạng ở VN. Có lẽ cũng vì thế mà ban biên tập VNnet cẩn thận thêm dòng chữ: Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Đưa bài này lên đây để xem như tin lạ.

Những “nghịch lý” lạ của kinh tế Việt Nam

(VEF.VN) – Kinh tế Việt Nam ẩn chứa những đặc điểm riêng biệt mà cần phải thấu hiểu những đặc thù này mới có thể đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.

Độc giả Nguyễn Hồng Hải đưa ra một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam mà việc áp dụng các mô hình và giải pháp kinh tế như tại các nước phát triển để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ khó đạt được hiệu quả.
Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam

Nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam


(Tin tuc) - Do đâu một làng chài từng có thời kỳ vì nghèo đói quá mà phải dắt díu nhau đi ăn xin trở nên giàu có xa hoa như vậy? Đằng sau những ngôi mộ xa hoa bậc nhất Việt Nam là những câu chuyện mà không phải ai cũng biết.

Chỉ có ở Việt Nam - Only in VIETNAM (part 6)

Chỉ có ở Việt Nam
Only in VIETNAM

Tuyên truyền cổ động bầu cử tại Nghĩa trang - Trần sao âm vậy ? Người âm có hỗ trợ ?

GDP đầu người của Việt Nam còn bao nhiêu?

GDP đầu người của Việt Nam còn bao nhiêu? 

Cuối năm, báo cáo chính thức của các cơ quan nhà nước đều nói GDP đầu người của Việt Nam tính đến hết năm 2010 lên đến 1.168 USD. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế trong năm 2010 là 1.980.941 tỷ đồng. Nếu lấy tỷ giá trước lúc điều chỉnh là 19.500 đồng/1 USD thì GDP đầu người của Việt Nam đúng là vào khoảng 1.168 USD.
Nếu lấy tỷ giá sau điều chỉnh vào tuần trước là 20.900 đồng/1 USD thì GDP đầu người còn 1.089 USD. Còn nếu lấy tỷ giá thực tế vào chiều hôm qua, thứ Sáu 18/2/2011 là 22.250 đồng thì GDP của mỗi người dân Việt Nam chỉ còn lại 1.023 USD.
Đừng tin tưỏng mù quáng vào GDP

Những món tiền xây mộ Tổ

Những món tiền xây mộ Tổ

                                Một ngôi mộ ở VN.

Ảnh thăm Campuchia - Angkor (phần 2)

Ảnh Campuchia của tôi chụp 12.2008
Ảnh về Hội phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia thăm Campuchia
Thăm đền Angkor - Siem Riệp


Ảnh thăm Campuchia - Angkor (phần 1)

Ảnh Campuchia của tôi chụp 12.2008

Ảnh về Hội phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia thăm Campuchia
Thăm đền Angkor - Siem Riệp


Ảnh thăm Campuchia - Khu vực Hoàng cung và Đài tưởng niệm quân tình nguyện VN tại CPC

Ảnh Campuchia của tôi chụp 12.2008

Ảnh về Hội phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia thăm Campuchia
Thăm khu Hoàng cung và Đài  tưởng niệm quân tình nguyện VN

Khu Hoàng cung:

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Ảnh thăm Campuchia - Cảnh họp với một số cơ quan bạn

Ảnh Campuchia của tôi chụp 12.2008

Ảnh về Hội phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia thăm Campuchia
Cảnh họp với một số cơ quan bạn


Với Hội đồng phát triển Campuchia

BÀN THÊM VỀ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA


Bài viết cũ của tôi:

BÀN THÊM VỀ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ  CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA

Nhà nước và vai trò của đầu tư nhà nước trong nền kinh tế thị trường
          Vai trò của nhà nước, kèm theo nó là đầu tư nhà nước, trong nền kinh tế thị trường thường xuyên là mối quan tâm của nhiều trào lưu kinh tế thế giới. Trong các lý thuyết kinh tế cổ điển, vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế rất bị coi nhẹ, đặc biệt là vai trò của đầu tư nhà nước; ngược lại, vai trò của khu vực tư nhân được đề cao một cách tuyệt đối. Adam Smith ngay từ năm 1776 đã đưa ra thuyết bàn tay vô hình với lập luận rằng trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, các cá nhân theo đuổi lợi ích tư nhân riêng lẻ sẽ làm cho nền kinh tế phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng phúc lợi chung toàn xã hội.
Trong thập kỷ 50 của thế kỷ 20, Arrow[1] và Debreu[2] đã nâng quan điểm của A. Smith thành cái mà ngày nay được gọi là hai định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi. Hai định lý này nói rằng trong những điều kiện nhất định, không có chính phủ hay nhà hoạch định kế hoạch tập trung nào, cho dù thông thái và có mục tiêu rõ ràng đến đâu, có thể cải thiện được kết quả mà hệ thống thị trường tự do đã tạo ra. Khả năng tốt nhất đối với các nhà hoạch định kế hoạch là làm như các doanh nghiệp cạnh tranh, tức là cố gắng tối đa hoá lợi ích của chính mình.

ĐỔI MỚI ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG NÀO ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ ?

Bài viết cũ của tôi:

ĐỔI MỚI ĐẦU TƯ  NHÀ NƯỚC

THEO HƯỚNG NÀO ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ ?

          Trong những năm gần đây, nguồn vốn nhà nước (gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nhà nước) có khuynh hướng tăng lên rất nhanh do chính sách kích cầu đầu tư của nhà nước được triển khai ngày càng mạnh; tỷ trọng của đầu tư nhà nước trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đến nay đã lên gần 60% trong khi đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng 24% và đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 17%. Trong những năm tới đây, dù tỷ trọng vốn nhà nước sẽ tăng lên hay giảm đi thì vai trò của nó vẫn rất quan trọng; vì vậy việc nghiên cứu phương hướng sử dụng nó nhằm đạt hiệu quả cao nhất là cực kỳ cần thiết và cấp bách.

Chỉ có ở Việt Nam - Only in VIETNAM (part 5)

Ảnh cũ lưu trong máy:

Chỉ có ở Việt Nam
Only in VIETNAM
 Lộ hàng – Tranh thủ ngắm nào

Chỉ có ở Việt Nam - Only in VIETNAM (part 4)

Ảnh cũ lưu trong máy:
Chỉ có ở Việt Nam
Only in VIETNAM
 Bốn anh trật tự giao thông khiêng 1 em về đồn; chiều em quá đáng.

Chỉ có ở Việt Nam - Only in VIETNAM (part 3)

Chỉ có ở Việt Nam
Only in VIETNAM

Chỉ có ở Việt Nam - Only in VIETNAM (part 2)

Chỉ có ở Việt Nam
Only in VIETNAM

Chỉ có ở Việt Nam - Only in VIETNAM (part 1)

Chỉ có ở Việt Nam
Only in VIETNAM

Thật khổ cho chị em khi phải qua đây… !


Ảnh thăm Campuchia - Cảnh sinh hoạt và đường phố

Ảnh Campuchia của tôi chụp 12.2008

Ảnh về Hội phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia thăm Campuchia
Cảnh sinh hoạt và đường phố


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Một Bài Học Toàn Cầu Hóa

Tài liệu cũ lưu trên máy tính:

Đầu tư gián tiếp nước ngoài: 
Một Bài Học Toàn Cầu Hóa

8.2007.
Trong Tháng Mười tôi đi Bangkok, ngạc nhiên vì đổi một đô la Mỹ chỉ được 35 bạt; mới đầu năm ngoái còn đổi được gần 40 bạt! Một tô hủ tíu ngồi ăn trên vỉa hè vẫn giá 25 bạt, nhưng tính ra đô la thì tăng hơn 20 phần trăm! Ðồng bạt lên giá, chính phủ Thái Lan lo lắng vì đồng bạt lên giá thì hàng hóa Thái Lan khi xuất cảng sẽ lên giá theo, khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam. Ðầu tuần này chính phủ Thái đã tìm cách kiềm không cho tiền lên giá nữa, họ thay đổi luật về tiền đầu tư của người nước ngoài vào các chứng khoán trong nước. Không ngờ (ít nhất, ông bộ trưởng tài chánh Thái không ngờ) nhiều người vội đem bán cổ phần và chỉ số SET của thị trường chứng khoán Bangkok tụt mất 15 phần trăm trong một ngày. Hôm sau, chính phủ Thái sửa lại luật, thị trường lại lên được 11 phần trăm. Nhưng, giới đầu tư thấy mất niềm tin, và các nước đang phát triển khác, nhất là trong vùng Ðông Nam Á cũng bị ảnh hưởng.

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (phần 3)

Bài giảng cũ:
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VỪA QUA VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Những mặt làm được

(1). Ban hành nhiều cơ chế, chính sách huy động nguồn lực của đất nước cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Nguồn vốn đã được đa dạng hoá; cơ chế bao cấp trong đầu tư phát triển đã từng bước được hạn chế và xoá bỏ dần. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, đã ban hành hàng loạt cơ chế chính sách về định hướng thu hút nguồn lực trong và ngoài nước và tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển. So với thời kỳ trước đây, trong 3 năm qua  đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản pháp quy khác liên quan đến thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhờ vậy, tổng nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng đã tăng lên đáng kể.

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (phần 2)

Bài giảng cũ:

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

4. Cơ cấu vốn đầu tư
Đi song song với việc đổi mới nền kinh tế, công tác kế hoạch hoá đã được đổi mới theo 4 hướng sau đây:
Một là, từ cơ chế kế hoạch hoá với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá huy động toàn bộ nguồn lực của các thành phần kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng cơ chế chính sách luật pháp và kế hoạch.
Hai là, từ cơ chế khép kín, tự cấp, tự túc trong từng ngành, từng khu vực chuyển sang cơ chế mở cả trong nước và nước ngoài, lấy hiệu quả làm thước đo trong quá trình phát triển.

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (phần 1)


Bài giảng cũ:
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
 1 Đầu tư và xây dựng cơ bản
 Đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ chiến lược, vừa là giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu thời kỳ kế hoạch .
 Nói một cách tổng quát đầu tư phát triển là việc sử dụng nguồn lực vật chất (tiền vốn, vật tư, thiết bị, sức lao động...) để xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của nền kinh tế, tạo ra năng lực các ngành sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thuỷ lợi, điện lực và các ngành cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá xã hội, thể dục thể thao....

OVERVIEW OF INVESTMENT SITUATION AND POLICY IN VIETNAM IN THE 1990s (part 2)

Bài giải trình cũ:
OVERVIEW OF INVESTMENT SITUATION

AND POLICY IN VIETNAM IN THE 1990s
(reduced version in english)

Part 2: The effectiveness of investment capital

A/ Impact of policy and mechanism on the effective allocation of scare resources

I- Impact of policy and mechanism on the allocation of investment capital in early 1990s

In late 1980s and early 1990s, economic liberalization and the open door policy created a milestone in the national ideology: multi-sector economy is adopted in the reality, and the motive to enrich oneself is stimulated in all social groups. Investment policies are greatly eased to allow the participation of all economic components. Capital mobilized for investment in early 1990s has grown rapidly with increasingly higher effectiveness.

OVERVIEW OF INVESTMENT SITUATION AND POLICY IN VIETNAM IN THE 1990s (part 1)

Bài giải trình cũ:
OVERVIEW OF INVESTMENT SITUATION

AND POLICY IN VIETNAM IN THE 1990s
(reduced version in english)

Investment has been one of the most important factors contributing to the high economic growth of Vietnam through the period of economic reform, which started from 1989. Primary analyses show that there are converse trends of investment in the two periods: 1991-1995 and 1996-2000. The most concerned trend is that the growth rate of investment in the second period has decreased too much in comparison with that of the previous period. In order to rationalize causes of those trends, this report will examine investments in state sector, State owned enterprises (SOE), private sector and households as well as foreign invested sector during the 1990s in the following aspects:

-        Investment trends in the above 4 sectors;

-        Reviewing investment regimes in those sectors

-        Assessing problems and difficulties of current investment policies.

-        Discussing some measures to amend investment regime in the next 5 years.

Về hệ số ICOR 2001-2003

Bài giải trình năm 2003:
Về hệ số ICOR 2001-2003
Để đánh giá hiệu quả đầu tư, phương pháp thông dụng nhất là sử dụng hệ số ICOR. Hệ số ICOR thể hiện nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để tăng thêm một đơn vị GDP. Trên thực tế, vốn đầu tư thường có tác động để có tăng trưởng GDP sau một số năm, nhưng người ta thường sử dụng thời gian trễ là 1 năm (tức là đầu tư năm t sẽ làm tăng GDP của năm t+1). Hệ số ICOR của năm t được xác định bằng cách chia vốn đầu tư của năm t-1 cho khối lượng GDP tăng thêm của năm t. Nếu hệ số ICOR tăng lên thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm sút và ngược lại, nếu hệ số ICOR giảm xuống thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng lên.

Hệ số ICOR của cả nền kinh tế Việt Nam trong các năm 2001, 2002 và 2003 tương ứng là 4,78; 4,83 và 4,74 (bình quân 3 năm 2001-2003 là 4,78). So với các nước phát triển thì hệ số ICOR cũng tương đối hợp lý trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giản đơn còn cao… thì hệ số ICOR nói trên của ta tương đối cao, tức hiệu quả vốn đầu tư vẫn thấp (năm 2000 hệ số ICOR của Đài Loan là 3,8; Singapore là 3,2; Malaysia là 3,2, Trung Quốc là 4,7…).
Trong ba khu vực của nền kinh tế, hệ số ICOR cũng khá khác nhau qua ba năm qua.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

L'experience des capitaux étrangers en Asie

Bài viết của tôi cách đây 20 năm (năm 1991):

            L'experience des capitaux étrangers en Asie

                  (extrait du rapport "Capitaux étrangers en Asie et la
                   comparaison avec le Vietnam", réalisé en 1991)

           
Dans le contexte actuel, les relations économiques étrangères ont devenu un facteur très important dans la stratégie du développement économique de tous les pays, spécialement elles ont une influence de façon assez décisive sur l'accroissement du taux de croissance économique des pays sous-développés. Dans ces pays, le revenu par tête est très faible et n'assure pas les demandes essentielles, l'accumulation à partir de l'intérieur de l'économie n'existe presque pas, l'exploitation des ressources et l'utilisation des progresses de la science et technique rencontrent beaucoup de difficultés. L'une des causes principales de cette situation difficile est le manquement des capitaux nécessaires. L'expérience de plus de trente ans de plusieurs pays mondiaux a prouvé que grâce à la relation économique extérieure et au capital étranger, les pays moins développés peuvent augmenter leur capacité de la mobilisation des capitaux et renouveler la technologie pour rattraper le niveau de la production moderne. A présent, dans plusieurs pays en développement, notamment ceux dans la région de l'Asie du Sud-Est, le capital étranger et l'aide pour le développement constituent l'une des composantes très importantes dans la stratégie du développement économique. La concurrence de l'attirance des capitaux étrangers a fait l'investissement étranger devenir un problème d'actualité dans la vie économique internationale.

NGUY CƠ TĂNG TRƯỞNG CHẬM DẦN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐẦU TƯ

Bài viết của tôi năm 2002:

NGUY CƠ TĂNG TRƯỞNG CHẬM DẦN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐẦU TƯ
          Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khảng định đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Vai trò của vốn đầu tư đối với nền kinh tế được thể hiện trên hai mặt: vừa là nhân tố cung, tạo ra cơ sở vật chất và các đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất, nhưng đồng thời vừa là nhân tố cầu, tiêu thụ đầu ra của quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, trong những năm cung lớn hơn cầu, thông qua mua sắm máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng... phục vụ cho quá trình đầu tư, hoạt động đầu tư sẽ phát huy tác dụng kích cầu nội địa, mở ra thị trường cho các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó hỗ trợ tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế. Do khả năng tác động 2 mặt của mình, đầu tư vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn cung thấp hơn cầu, vừa có tác dụng kích cầu trong giai đoạn nền kinh tế dư thừa công suất sản xuất. Theo báo cáo phát triển thế giới năm 1991 của Ngân hàng Thế giới, vốn tài sản cố định đã tạo ra khoảng 2/3 tỷ độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước đang phát triển trong thời kỳ 1960-1987.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Nhà thơ Trần Việt Phương: Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng 'niềm tin'

Nếu được phép tôi xin

thay 'tôn giáo' bằng 'niềm tin'

Mẹ tôi là người đã truyền cho tôi tình yêu thương con người, sự khiêm cung nhún nhường và điều tâm niệm về cách sống: "Khi trong đời có một người phải nhận phận hẩm hiu, phải chịu thiệt thòi, đau đớn, thì hãy luôn luôn nhớ rằng người ấy là mình" - Nhà thơ Trần Việt Phương.

LTS: Khi tôi hỏi, "Thưa chú, cháu muốn viết vài dòng giới thiệu về chú thì, theo chú, cháu nên viết như thế nào cho đúng, đủ và không thừa ạ?
Chú Trần Việt Phương trả lời rằng, "Chỉ cần một dòng thôi, không tới vài dòng đâu cháu ạ: Trần Việt Phương, tên khai sinh Trần Quang Huy, người Hà Nội gốc, sinh năm 1928, hoạt động yêu nước từ năm 1944 và làm thơ từ năm 1960".

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Vòng tròn và tình yêu

Vòng tròn và tình yêu

Vào thời vua NAPONEON. Khi ông đi đánh trận ở nước ngoài ông đã viết thư về cho thần dân nước ông 1 lá thư rất ngắn gọn. “TA ĐÃ ĐẾN, ĐÃ ĐÁNH VÀ ĐÃ THẮNG “. bức thư chỉ vẻn vẹn như thế.
Và ông có viết thư cho người yêu ông cũng rất ngắn gọn chỉ có 1 vòng tròn và 1 dấu hỏi chấm trong đó. Bạn biết ý nghĩa của vòng tròn và dấu hỏi chấm đó không ?
Có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cách giải thích sau đây được cho là thuyết phục nhất:

Hình tròn là :”Tình yêu của anh dành cho em chỉ có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc”.
Dấu hỏi chấm là :” Em có yêu anh như thế không ?”
Bạn biết người yêu ông đã viết lại gì không ? Cũng chỉ là 1 dấu chấm than !
Nghĩa là: ” Em yêu anh còn nhiều hơn nhu vậy !”.

Chữ O và số 0

Chữ O và số 0

Logo của Hội chúng ta gồm các vòng tròn; có người lầm tưởng số 0.
Cả số " 0 " và chữ " O " đều là một vòng tròn. Nhưng số " 0 " thì dài mà chữ " O " thì tròn.
Cả số " 0 " và chữ " O " đều trống rỗng bên trong nhưng số " 0 " nghĩa là không có gì cả; còn chữ " O " là sẽ được vun đầy.
Số " 0 " đi theo sau những con số khác sẽ tạo ra một giá trị lớn không ngờ; nhưng số " 0 " mà đứng trước những con số khác thì nó cũng sẽ nhỏ bé không ngờ.

Còn chữ " O " theo sau hay đứng trước đều có thể tạo ra một cặp hoàn hảo đầy ý nghĩa.


Người ta thường nói về số " 0 " với sự thất bại nặng nề, một cái trắng tay trong một tâm trạng suy sụp, chơi vơi, hụt hẫng. Số 0 của một bước ngoặc quay lại từ đầu đầy gian nan, trắc trở. " 0 " nghĩa là chẳng còn gì hết.

Hãy vẽ những vòng tròn

Hãy vẽ những vòng tròn
Con trai tôi năm nay sắp lên ba. Bé rất thích vẽ những vòng tròn. Tôi rất cảm động khi nhìn bé nắn nót từng vòng tròn trên những trang giấy trắng.
Khi bé lớn lên tôi sẽ giải nghĩa cho bé biết  ý nghĩa sâu sắc của vòng tròn vì tôi ao ước suốt đời con tôi sẽ vẽ được những vòng tròn kia và chia sẻ với thế giới những ý nghĩa sâu sắc của vòng tròn.

Kỷ niệm chuyến thăm Lào

Bài hay trên mạng:
Kỷ niệm chuyến thăm Lào

Tôi theo thông tin trên mạng cuả dân Tây ba-lô, rồi từ đó sắp xếp chuyện đi Lào xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết bay ra Vinh rồi từ Vinh, tôi sẽ theo xe khách đi đến thị trấn Phonsavan tỉnh Xieng Khouang (đọc là Xiêng Khoảng), điểm đến thứ nhất của tôi. Máy bay đi Vinh một ngày một chuyến. Xe khách từ Vinh đến Phonsavan thì hai ngày một chuyến. Tuy nhiên, hôm nay Hàng không Việt Nam đột ngột hủy chuyến bay ra Vinh. Tôi bối rối lắm không biết làm sao. Cũng như tôi cũng đã từng bối rối nhiều lần trước những việc đột xuất mỗi khi đi du lịch bụi. Mỗi lần đều phải tùy cơ ứng biến. Tôi tần ngần nhìn quanh, sau cùng đi theo một anh hành khách tóc húi cua. Tôi hỏi "Anh tính sao?", anh trả lời dứt khoát "Tôi đổi vé đi Huế anh à... Ra ngoài đó gặp bạn chơi một hôm rồi đi Vinh. Anh phải quyết định nhanh không thì hết vé bay". Vâng, phải quyết định nhanh, ở lại Sài Gòn hay là ra Huế rồi tìm đường đi Vinh. Một ý nghĩ táo bạo chợt thoáng qua. Hay là ta đổi hướng, không đi Lào nữa, ra Hà Nội, đến Lào Cai rồi đi xe lửa đến Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Bỗng chốc, tôi lại có quá nhiều lựa chọn. Càng thêm hoang mang. Bay ra Huế rồi đi Lào, hay Hà Nội sang Vân Nam, Trung Quốc?

Lịch năm 2009 của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Kỷ niệm: Lịch năm 2009 và một số mẫu giấy tờ của Hội do tôi thiết kế:

Kinh nghiệm xây dựng các mô hình dự báo

Bài giảng tại Lào tháng 10/2004 (không tìm được bài đầy đủ): 

Kinh nghiệm xây dựng các mô hình dự báo
và khả năng áp dụng cho Lào:

1) Một số điểm cơ bản:
- Phân tích và dự báo kinh tế, xã hội là một khâu cực kỳ quan trọng và không thể không làm trong quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
- Dự báo bao gồm dự báo dài hạn, dự báo trung hạn và dự báo ngắn hạn.
- Dự báo dài hạn chủ yếu được thực hiện theo mô hình cung, tức là mô hình tăng trưởng cổ điển hoặc tân cổ điển. Dự báo dài hạn thường được làm gộp lớn chỉ theo một số chỉ tiêu chính và trên cơ sở các mô hình kinh tế lượng đơn giản.
- Dự báo trung hạn có thể được thực hiện theo mô hình tăng trưởng cổ điển hoặc tân cổ điển; nhưng cũng có thể được thực hiện theo mô hình cầu, tức là theo mô hình Keynes và tân Keynes. Dự báo trung hạn thường được làm chi tiết theo mô hình kinh tế lượng hoặc theo mô hình cần bằng tổng quát (cân đối liên ngành).
- Dự báo ngắn hạn chủ yếu được thực hiện theo mô hình cầu, tức là theo mô hình Keynes và tân Keynes. Dự báo ngắn hạn thường được làm chi tiết theo mô hình kinh tế lượng.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Giới thiệu về Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trên http://vi.wikipedia.org/

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Giới thiệu về Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trên http://vi.wikipedia.org/

Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Viet Nam - Lao - Cambodia Association for Economic Cooperation Development - VILACAED) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có đóng góp hoặc có nguyện vọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam với LàoCampuchia.

Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khoá I

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Danh sách Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khoá I
HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
Số: 05/VILACAED-NQ
------------------------------------
Hà nội, ngày 06 tháng 5 năm 2008
 
NGHỊ QUYẾT
về Danh sách các thành viên Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khoá I (2008-2013)
––––––––––––––––––––

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Căn cứ dự thảo Điều lệ Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã được Đại hội toàn thể hội viên của Hội thảo luận, thông qua,


Căn cứ Tờ trình số 54/BVĐ-VP ngày 06 tháng 05 năm 2008 của Ban Vận động thành lập Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia về Danh sách các thành viên Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khóa I (2008-2013)do Ban vận động thành lập Hội hiệp thương, giới thiệu,

Căn cứ các ý kiến thảo luận và biểu quyết tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia về dự thảo Danh sách các thành viên Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khóa I (2008-2012)do Ban vận động thành lập Hội hiệp thương, giới thiệu,

Logo của Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Logo của Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
Biểu tượng của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia là ba vòng tròn mầu đỏ, vàng, xanh lồng nhau, dưới có dòng chữ viết tắt bằng tiếng Anh của tên Hội được viết cách điệu ôm lấy ba vòng tròn, đồng thời có ngôi sao đỏ phía trên. Về mặt triết học, vòng tròn là hình ảnh mang ý nghĩa cân bằng, kết nối, liên tục phát triển và không có điểm kết thúc. Đặc biệt, các vòng tròn được xếp liên tục với nhau càng thể hiện quá trình không ngừng trưởng thành, lớn mạnh bất chấp mọi khó khăn, thách thức.

Điều lệ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Điều lệ Hội Phát triển Hợp tác 
Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----oOo-----

ĐIỀU LỆ
HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA 
Phê duyệt theo quyết định số 1078/QĐ-BNV, ngày 13 tháng 8  năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Chương I
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi
1. Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
2. Tên giao dịch quốc tế:  Viet Nam - Lao - Cambodia Association for Economic Cooperation Development.
3. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VILACAED.