Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Tại sao cần dự trữ ngoại tệ?

Tại sao cần dự trữ ngoại tệ?

Nguyễn Xuân Nghĩa
Trong vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008, nhiều quốc gia vẫn cho rằng Hoa Kỳ là thủ phạm. Sau vụ khủng hoảng, khi kinh tế toàn cầu bị suy trầm, Hoa Kỳ lại là thủ phạm lần nữa vì các biện pháp kích thích kinh tế làm Mỹ kim sụt giá khiến các nước càng khó xuất cảng để kéo kinh tế ra khỏi hố suy sụp. Những tính toán về ngoại giao chính trị còn khiến một số quốc gia đề nghị hoặc vận động việc thay thế Mỹ kim như một ngoại tệ dự trữ. Người ta nói đến “ngày tàn của Mỹ kim” như một chỉ dấu về sự suy tàn của đệ nhất siêu cường….
Ngần ấy lý luận chỉ là một phần của sự thật, nên chưa là sự thật.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

An Interview With Paul Samuelson

Tài liệu cũ:
Jun 17 2009
An Interview With Paul Samuelson

I've spent the last six months, off and on, trying to interview Paul Samuelson. Samuelson has a long list of accomplishments -- A John Bates Clark Medal, a Nobel Prize -- that I won't try to recap here. But by most accounts he is responsible for popularizing Keynesian economics in Post-Second World War America, and I wanted his thoughts on the current administration's fiscal policies and the modern Keynesian resurgence.

Một số bài viết năm 2009 của Paul Krugman (phần 1)

Tài liệu cũ:
 Một số bài viết năm 2009 của Paul Krugman

(bài của GS Paul Krugman đăng trên New York Times ngày 4/5/2009, do bạn đọc Dr. Trần dịch)
http://www.nytimes.com/2009/05/04/op…gman.html?_r=1
Lương bổng đang sụt giảm trên toàn Hoa kỳ.
Vài việc sụt giảm tiền lương, như tiền cung ứng cho công nhân Chrysler, là cái giá của trợ giúp liên bang. Nhiều việc khác, như sự đồng ý tạm thời về giảm lương ngay tại tòa báo New York Times, là kết quả của những thảo luận giữa ban lãnh đạo và các nhân viên trong công đoàn. Còn các việc giảm lương khác phản ảnh một sự thật trần trụi của một thị trường lao động yếu ớt: các nhân viên không dám chống đối việc giảm lương, vì họ không nghĩ rằng có thể tìm được các việc làm khác.

Paul Krugman và khủng hoảng 2008

Tài liệu lưu cũ:
Paul Krugman và khủng hoảng 2008
Vietsciences
Nguyễn Trường, 25/04/2009
Trong cuốn Principles of Political Economy, John Stuart Mill viết, chúng ta thường nghe nói chính quyền cần phải tự giới hạn vào việc bảo vệ người dân chống lại bạo lực và lừa đảo; ngoài ra người dân phải được hoàn toàn tự do để có thể tự mình lo toan cho chính mình. Nhưng tác giả lại tự hỏi, trước các tai ương của kinh tế thị trường, tại sao người dân lại không được chính quyền bảo vệ sâu rộng hơn nữa - có nghĩa là bởi sức mạnh tập thể của chính họ? 
Cũng như Mill, Paul Krugman, người được giải Nobel kinh tế năm 2008, rất tán thưởng các canh tân, nhưng không thích những cuộc khủng hoảng, do chủ nghĩa tư bản đem lại. Krugman nghĩ, chính quyền phải có trách nhiệm tạo điều kiện dễ dàng cho canh tân và bảo vệ người dân chống lại khủng hoảng. Krugman không tin người dân có thể được giới tài phiệt, ngay cả phần đông các kinh tế gia, che chở và bảo vệ, trừ phi chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo những trò chơi tinh vi, xảo quyệt để giúp các nhà lập pháp đạt được đồng thuận về phương cách quy định, giám sát.

Obama hiểu sai Keynes?

Tài liệu cũ:

Obama hiểu sai Keynes?

Chính quyền Obama thường khẳng định lấy lý thuyết của John Maynard Keynes làm nền tảng cho chính sách tài khóa của họ. Điều đáng lưu ý nhất là những gì họ rút ra từ tư tưởng tăng chi tiêu công để ngăn chặn suy thoái của nhà kinh tế học huyền thoại người Anh.

Thế nhưng có một nhà kinh tế cho rằng Nhà trắng chỉ thực hiện đúng một nửa lý thuyết của Keynes. Đó là Allan Meltzer thuộc đại học Carnegie Mellon - một trong những nhà tiền tệ học có ảnh hưởng lớn nhất trong 50 năm trở lại đây.
Ông từng phục vụ trong bộ máy chính quyền Mỹ dưới 2 đời tổng thống Kennedy và Reagan, đồng thời là tác giả của cuốn “Lý thuyết tiền tệ của Keynes: Một cách diễn giải khác”.

Sự lỗi thời của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Tài liệu lưu cũ:
Sự lỗi thời của mô hình tăng trưởng
dựa vào xuất khẩu

Giải thích nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng sa sút kinh tế hiện nay ở châu Á là vì mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs) trên số báo ra tháng 7-8/2009 đã đưa ra một số giải pháp định hướng cho châu lục này thoát khỏi suy thoái.

Cốt lõi các vấn đề của châu Á là ở cấu trúc

Trong số những điều chưa từng thấy, xảy ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, có lẽ điều ngạc nhiên và đáng lo ngại nhất đã đến vào đầu năm 2009: kim ngạch giao thương qua đường biển giữa miền Nam Trung Quốc với châu Âu đã tạm thời rớt xuống con số 0 USD.

Ngầu pín

Ngầu pín
CAO TỰ THANH

Buổi tối đang đau đầu vì những Độ mở kinh tế, Đo lường mức độ thương mại trong quyển Một trăm câu hỏi đáp về Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh thì Trần Hữu Quang bên Viện Khoa học xã hội Thành phố phone qua hỏi Ngầu pín là gì ? Thật là điên ruột khi biết y đang nhậu với một đám, nhậu ngầu pín, rồi no pín rửng chữ, rồi thảo luận xem ngầu pín là gì, rồi không có trọng tài bèn cử y phone qua hỏi, còn nói nhã là tra từ điển hộ. Trời ạ, bản nhân đang cày lòi cả thủy tinh thể, các người thì rảnh rỗi đàn đúm ăn nhậu hưởng lạc phi vô sản, mà chỉ nghĩ tới bản nhân như một thứ từ điển sống thế này thôi à ! Thật là tình đời đen bạc. Nhưng đúng là từ này bản nhân chưa có dịp tra, thôi thì một công đôi việc. Cúp máy đi tao gọi lại. Ừ mau lên nhé. Y mà ở đây thì chắc được ăn từ điển chứ không phải nhậu ngầu pín đâu.

Tamed Tigers, Distressed Dragon How Export-Led Growth Derailed Asia’s Economies

Tài liệu lưu cũ:
Foreign Affairs, July/August 2009
 
Tamed Tigers, Distressed Dragon
How Export-Led Growth Derailed Asia’s Economies
 
Brian P. Klein and Kenneth Neil Cukier
Brian P. Klein is a Council on Foreign Relations International Affairs Fellow based in Japan. Kenneth Neil Cukier is the Tokyo Business and Finance Correspondent for The Economist.
Of all the unprecedented things that have happened during the global economic crisis, perhaps the most startling and ominous so far occurred in early 2009: shipping rates between southern China and Europe temporarily fell to zero dollars. As consumer demand in the West dried up and exports dwindled, brokers actually waived the transport fee and only charged a minimal handling cost. By April, hundreds of empty ships, representing over ten percent of the world’s cargo capacity, floated idly in Asian waters. After traffic in South Korea’s Pusan Harbor, one of the world’s busiest, dropped by 40 percent in March, the port ran out of space to store the 32,000 unused containers that had piled up.

LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC CỦA CHẾ BỒNG NGA (phần 4)

Tài liệu cũ lưu trong máy tính:
LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC
CỦA CHẾ BỒNG NGA
Hồ Bạch Thảo
Ngày 13 tháng 10 năm Hoằng Trị thứ 2 [5/11/1489]
Quốc vương Chiêm Thành trở về nước, lại sai em là bọn Bốc Cổ Lang thông báo cho quan Đại thần coi giữ Lưỡng Quảng rằng :
An Nam vẫn còn chiếm cứ, không có chỗ để ở. Xin như thời Vĩnh Lạc [1403-1424], mang binh che chở.”
Trấn thủ Thái giám Vi Tái, Tuần phủ Đô ngự sử Tần Huyền hợp tấu thỉnh ý. Sự việc đem xuống bàn, bộ Binh tâu tiếp như sau :

LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC CỦA CHẾ BỒNG NGA (phần 3)

Tài liệu cũ lưu trong máy tính:
LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC
CỦA CHẾ BỒNG NGA
Hồ Bạch Thảo

Ngày 27 tháng 5 năm Thành Hóa thứ 7 [15/6/1471]
Quốc vương An Nam Lê Hạo sai bọn Bồi thần Quách Đình Bảo, Nguyễn Đình Anh đến triều đình tâu :
Nước thần và Chiêm Thành kế cận, từ triều trước đã bị xâm lăng. Thời Tuyên Đức [1426-1435] 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất ; từ đó châu Hóa bị vây mấy lần, khiến người một phương phải mệt nhọc chạy để cứu lấy mạng sống. Trộm nghĩ đất đai nhân dân nhận của triều đình, truyền cho con cháu đễ vĩnh viễn làm phiên thần. Nay Chiêm Thành phản lễ nghĩa, dối trời, dày xéo dân biên giới, không một năm nào yên ổn. Thần muốn mang binh đi đánh dẹp, lại sợ sai lời dạy bảo của Thánh Thiên tử, nhịn đi thì phụ tấm lòng ân nghĩa của bề tôi, tiến thoái lưỡng nan ! Nay kính cẩn sai Bồi thần đến kinh khuyết trần tấu.

LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC CỦA CHẾ BỒNG NGA (phần 2)

Tài liệu cũ lưu trong máy tính:

LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC
CỦA CHẾ BỒNG NGA
Hồ Bạch Thảo


Ngày 7 tháng 11 năm Hồng Vũ thứ 24 [2/12/1391]
Nước Chiêm Thành sai viên Thái sư Đào Bảo Gia Trực dâng biểu bằng vàng, tiến cống tê giác, nô tỳ, vải vóc. Thiên tử bảo các quan bộ Lễ rằng :
Đây do viên quan soán nghịch ! Đồ tiến cống đừng nhận.”
Trước đây viên quan Chiêm Thành là Các Thắng giết Vương nước này tự lập, nên cự tuyệt. (Minh Thực Lục v. 7, tr. 3157; Thái Tổ q.214, tr. 1a)
Phải chăng vua nhà Minh biết được sự việc tên tiểu thần Bà Lậu Kê chạy sang quân nhà Trần xin hàng, chỉ điểm chiếc thuyền sơn xanh của Chế Bồng Nga nên thuyền này bị bắn phá, là do âm mưu của La Ngai ?

LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC CỦA CHẾ BỒNG NGA (phần 1)

Tài liệu cũ lưu trong máy tính:

LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC
CỦA CHẾ BỒNG NGA
Hồ Bạch Thảo
Một người bạn tại Hà Nội, anh N. B. D., biết tôi hiện đang dịch Minh Thực Lục nên có nhã ý gửi cho website bản dịch bằng Anh ngữ về Minh Thực Lục liên quan đến vùng Đông Nam Á (Southeast Asia in the Ming Shi-lu), do Singapore thực hiện. Xem xong, tôi trả lời anh D. rằng : Tài liệu rất có ích trong việc tham khảo để dịch các văn bản liên quan Việt Nam ; riêng về các nước khác như Chân Lạp, Chiêm Thành, Java, Tiêm La vv… thì hiện nay tôi chưa có ý định làm.
Anh D. có ý kiến : Nghiên cứu bộ sử Trung Quốc Minh Thực Lục, và đối chiếu với các bộ sử Việt Nam, tác giả Hồ Bạch Thảo  đã mang lại cho chúng ta nhiều thông tin về nước Chiêm Thành và về quan hệ giữa hai nước Đại Nam và Chiêm Thành, hai yếu tố cấu thành của quốc gia Việt Nam ngày nay. Chiêm Thành hiện nằm trong lãnh thổ nước ta, vậy sử Chiêm Thành là sử Việt Nam; anh không nên bỏ qua.
Nhận thấy đây là nói phải của một người bạn trẻ, tuy xa cách quan san nhưng gần gũi trong gang tấc, bởi cùng chung một tấm lòng yêu sử Việt ; nên tôi bắt tay vào việc sưu tầm bản gốc để dịch tiếp. Nhân tiện rút ra một vài sử liệu liên quan đến đấng anh hùng của Chiêm Thành để giới thiệu, qua nhan đề LẦN THEO DẤU VẾT MỘT THỜI NGANG DỌC CỦA CHẾ BỒNG NGA.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Vì sao người VN bây giờ hay nổi cáu?

Thỉnh thoảng đọc ít tin buồn để nhớ... cuộc sống ngày xưa. Tít bài này hơi nặng. Tuy nhiên tôi rất đồng tình với tác giả: Xây dựng lại một đất nước bị tàn phá về kinh tế đã khó, nhưng xây dựng lại một xã hội trong đó con người bị méo mó, lệch lạc,tàn phá về mặt nhân cách, tâm hồn, sẽ khó hơn rất nhiều.

Vì sao người VN bây giờ hay nổi cáu?

Song Chi.
Khi còn ở Sài Gòn, tôi nhớ cứ mỗi lần ra đường là mình trở nên bực bội, căng thẳng, dễ dàng nổi cáu. Bởi khói bụi, ô nhiễm, nạn kẹt xe tắc đường liên miên, nạn ngập nước mùa mưa, giao thông hỗn loạn… Nhiều khi phải mất hàng tiếng đồng hồ để đi một quãng đường lẽ ra chỉ mất 10, 12 phút chạy xe gắn máy để tới một cuộc hẹn công việc hay hẹn với bạn bè. Và khi tới nơi được thì tâm trạng cũng mất vui.
Kẹt xe tại Hàng Xanh, SG. Nguồn: vnphoto.net
Có những lúc tôi chứng kiến người khác sẵn sang nổi đóa, cãi nhau, chửi nhau ầm ỹ chỉ vì một vụ va quẹt nhỏ hay vì không nhường nhau trên đường. Ngay cả chính tôi cũng thế, có những lúc sẵn sàng vằn mắt quát lên ngay khi người khác chạy xe ẩu, lạng lách qua mặt chẳng hạn. Để rồi sau đó thừ người ra tự hỏi: sao mình có thể rất kiên nhẫn trong công việc-một công việc vốn phải làm việc với rất nhiều người và rất nhiều sức ép, nhưng lại dễ mất kiên nhẫn đến thế khi đi trên đường?

Của 1%, do 1%, và vì 1%

04/05/2011
Của 1%, do 1%, và vì 1%
Joseph E. Stiglitz
Người Mỹ đã và đang chứng kiến những phản kháng [ở các nước như Ai Cập, Libya, …] chống lại sự áp đặt của chính quyền nhằm thâu tóm một khối lượng lớn của cải vào tay một nhóm ít người. Tuy nhiên trong bản thân xã hội dân chủ của Mỹ, gần một phần tư tổng thu nhập quốc dân tập trung vào tay của 1% dân số - tình trạng bất bình đẳng tới mức ngay cả những người giàu cũng có lý do để lo ngại.

Kinh tế học đổi mới và KH&CN trong thế kỷ 21

Bài viết dưới đây khá cô đọng và hay. Có điều chắc tác giả không muốn đề cập đến, đó là trong suốt nhiều thập kỷ qua, VN lúc nào cũng loay hoay trong khủng hoảng, lạm phát, mất cân đối vĩ mô... vì có thực tâm áp dụng học thuyết KT nào đâu (Tân cổ điển hay Keynes...) mà giờ lại còn muốn ôm cả Kinh tế học đổi mới. Buồn

Kinh tế học đổi mới - học thuyết chi phối
chính sách KH&CN trong thế kỷ 21
Nguyễn Mạnh Quân, 09/06/2011

Vai trò của KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế đã được phản ánh qua quá trình tiến hóa của các học thuyết kinh tế chi phối chính sách kinh tế, chính sách KH&CN ở những nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa kỳ nửa cuối thế kỷ 20. Đó là sự nổi lên của các học thuyết Kinh tế học tân cổ điển, Kinh tế học Keynes mới và gần đây nhất là sự xuất hiện của Kinh tế học đổi mới (Innovation Economics).

Bài viết này điểm lại những đặc điểm chủ yếu của các học thuyết kinh tế nêu trên đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm cần lưu ý đối với Việt Nam trong việc vận dụng cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới để bổ sung cho các chính sách kinh tế vĩ mô đã và đang được thực thi ở nước ta những năm gần đây, mà về cơ bản vẫn mang “dáng dấp” các học thuyết kinh tế Tân cổ điển và Keynes mới và còn rất xa lạ cách tiếp cận của với Kinh tế học đổi mới.

Quả bom dân số châu Phi

Quả bom dân số châu Phi


Thanh Phương
Đến năm 2050, dân số châu Phi sẽ là 2,2 tỷ người. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, dân số lại tăng nhanh như ở châu Phi, thế nhưng đây lại là châu lục chứa đủ mọi vấn nạn của hành tinh chúng ta.

Đến năm 2100, dân số hành tinh chúng ta sẽ là bao nhiêu? Liên Hiệp Quốc vừa công bố một dự báo mới về dân số thế giới trong tương lai với mọi số liệu đều được nâng lên so với những dự báo trước đây, cho thấy là quả bom dân số ngày càng nguy hiểm, đặc biệt là châu Phi.
Hiện nay, trên Trái Đất của chúng ta đang có 7 tỷ người sinh sống. Đến năm 2050, dân số thế giới được dự báo sẽ tăng lên thành 9,6 tỷ ( tức là thêm 150 triệu người so với những dự báo trước ) và đến cuối thế kỷ 21 này, sẽ có đến 10,1 tỷ người sống chen chúc trên hành tinh.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

10 đội quân mạnh nhất thế giới

10 đội quân mạnh nhất thế giới

10 самых мощных армий мира


Hiện nay thực tế ở mỗi nước có quân đội riêng của mình, được xây dựng để bảo vệ các lợi ích của quốc gia chống kẻ thù trong cũng như kẻ thù bên ngoài. Hàng chục đội quân mạnh nhất được tuyển chọn trên cơ sở các lịch sử chiến tranh, các chiến dịch quân sự và, tất nhiên, quy mô vũ khí của chúng. Đa số trong số các quân đội này đã bị cuốn vào tất cả các cuộc xung đột thế giới nổi tiếng của quá khứ và hiện tại, bao gồm Chiến tranh thế giới I, Chiến tranh thế giới II và Chiến tranh Triều Tiên. Bổ sung thêm, nhiều quân đội trong số này đã tham gia vào các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập của mình.

“Viết cho con trai vừa có bằng lái xe”

“Viết cho con trai vừa có bằng lái xe”

Mặc Lâm, phóng viên RFA, 2011-06-19
Nhân dịp Father’s Day, xin gửi đến quý vị một bài viết thật cảm động trang trải những suy tư của một người cha đối với con trai mình. Bài viết ngắn nhưng chứa đựng rất nhiều điều mà hiện nay những ai có tấm lòng với quê nhà đều không khỏi bâng khuâng trước nhiều vấn đề đã trở thành vấn nạn. Bài viết xuất hiện năm 2009 trên trang blog của Dr. Nikonian và nhanh chóng được nhiều người biết và chia sẻ cho nhau trong cộng đồng mạng

Dù quê người tốt đẹp hơn
Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Độc đáo ruộng bậc thang ở Sapa

Tôi rất yêu cảnh đẹp ở Sapa:


Độc đáo ruộng bậc thang ở Sapa