Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Người Mỹ bảo vệ đê sông Hồng


Ông Ramsey Clark - người từng nắm giữ cán cân công lý của nước Mỹ - từng suýt bị truy tố, chỉ vì đã dũng cảm đến miền Bắc Việt Nam vào thời điểm Mỹ bắn phá ác liệt năm 1972 để ủng hộ cuộc kháng chiến giành độc lập.
 Người Mỹ bảo vệ đê sông Hồng
Hình ảnh ông Clark trò chuyện với người dân miền Bắc Việt Nam 
trong chuyến thăm năm 1972 được đăng tải trên báo chí Mỹ.
 Ông nói ông không thể làm khác với lương tri, khi đã tận mắt thấy những bệnh viện, những trường học bị bom Mỹ tàn phá; khi người dân Việt Nam dù coi ông là “sinh vật kỳ lạ” nhưng lại nhường cho ông con cá duy nhất trong bữa ăn đạm bạc của mình…
 “Sinh vật kỳ lạ nhất”
 Để được gặp cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark quả không dễ. Bởi, chương trình của ông dày đặc và di chuyển liên tục, khi ông là khách mời danh dự của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trong chương trình kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp định Paris từ ngày 24-28/1. Nhưng sự kiên trì của tôi đã mang lại kết quả, khi cuối cùng ông cũng xuất hiện, dù bước đi có phần mệt mỏi và không vững. Ông xin lỗi vì để tôi phải chờ lâu, dù chính ông cũng chưa được dùng bữa tối.

3 “sếp” chỉ đạo... 1 nhân viên

Nghệ An:

3 “sếp” chỉ đạo... 1 nhân viên


(Dân trí) - Theo kết quả thống kê từ Sở Nội vụ Nghệ An, hiện một số sở, ban ngành cấp huyện đang tồn tại một nghịch lý, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Có trường hợp ở một phòng ban, chỉ có 1 nhân viên, nhưng có tới... 3 cán bộ lãnh đạo.
Đơn cử như ngay chính trường hợp của Sở nội vụ tỉnh Nghệ An, với 31 biên chế nhưng đã có tới 19 lãnh đạo gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Phòng Công chức viên chức của Sở hiện có 4 biên chế thì có tới 3 lãnh đạo gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, và chỉ có 1 nhân viên để giao phụ trách các công việc cần thiết. 
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (Tranh minh họa)
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (Tranh minh họa)
Theo kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, tại Phòng Tài chính kế toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang có 15 người thuộc diện biên chế, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Sở này ngoài giám đốc còn có đến 6 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực như lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, thú y, kiểm lâm...

Lạm phát làm khó xử lý nợ xấu?

Lạm phát làm khó xử lý nợ xấu?

- Chưa nói tới việc thành lập công ty quản lý tài sản (mua bán nợ) VAMC rồi bơm tiền vào nền kinh tế có thể gây ra lạm phát, việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh trở lại cho thấy yếu tố lạm phát có thể gây nhiều cản trở cho quá trình xử lý nợ xấu. 
Giá cả tăng trở lại
Không nằm ngoài dự đoán, giá cả tháng cận Tết Nguyên đán đã tăng mạnh trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,25% so với tháng trước.
Góp phần vào đợt tăng mạnh lần này tiếp tục là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với 7,4% (so với tháng 12/2012) sau khi một số tỉnh thành được phép tăng giá từ đầu năm 2013 và nhóm hàng phục vụ nhu cầu ngày Tết (hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 1,34%, may mặc tăng 1,3%).
Tuy nhiên, CPI dường như chưa phản ánh hết được tình hình giá cả thực tế trong tương quan so sánh với thu nhập của người dân. Trong nhiều tháng qua, giá cả trên thị trường, đặc biệt là các hàng hóa dịch vụ thiết yếu cần đã tăng rất mạnh.
Với người dân, cuộc sống hàng ngày gắn với việc đi lại, với việc dùng điện cho sinh hoạt, dùng thực phẩm như quả trứng, con gà, cân thịt… Đây là những chi tiêu thiết yếu nhưng lại chiếm phần lớn thu nhập của đại đa số người dân. 
Hơn thế, gần như toàn bộ các mặt hàng thiết yếu với cuộc sống hàng ngày của người dân nói trên đang tăng giá rất mạnh, từ con gà mái già giá 80.000- 85.000 đồng/kg cách đây vài tháng lên tới 120.000-130.000 đồng/kg (gà ta có giá khoảng 180.000-200.000 đồng/kg), cho đến quả trứng cũng tăng từ 2.000-2.500 đồng lên 3.000-3.500 đồng/quả.

Thưởng tết... 70 cái quần đùi

Thưởng tết... 70 cái quần đùi

Nhận bịch…quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải - nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt. Niềm hy vọng về một cái Tết “xôm” hơn mọi năm đã bị tắt ngóm. 
Cũng theo chị Hải, nếu như năm trước, mỗi công nhân được thưởng một tháng lương thì năm nay do hàng bán không chạy nên công ty thưởng luôn…hàng ế cho nhân viên. Do vậy, mỗi người được nhận khoảng 70 chiếc…quần đùi, quần soóc nên chị Hải phải mang ra chợ nhờ bán. “Trời lạnh nên nếu được tặng quần áo rét thì còn dùng được chứ quần đùi thì…Tôi đã tặng họ hàng, bạn bè mỗi người vài cái nhưng vẫn không hết nên tiếc của phải mang đi bán. Thôi thì được đồng nào hay đồng ấy” - chị Hải than thở.
Giống như công ty của chị Hải, do làm ăn khó khăn nên năm nay, thay vì thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền, nhiều đơn vị quyết định thưởng bằng các sản phẩm “nhà trồng được” vừa để giải phóng hàng tồn kho, vừa đỡ được một khoản chi bằng tiền mặt. Không chỉ tặng đồ may mặc như quần áo, khăn tất, một số công ty còn tặng đường, miến, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, nước ngọt, giỏ quà Tết, sữa, bánh kẹo…cho nhân viên.

Tiết lộ gây sốc của... "dê xồm" công sở

Tiết lộ gây sốc của... "dê xồm" công sở

"Cô nhân viên mới run như cầy sấy nhưng vẫn để yên. Một tay tôi luồn vào áo cô em, một tay tôi đang ký cơ mà", Minh nói.
Một tay luồn vào áo em, một tay ký hợp đồngKhi "dê xồm" có quyền lực thì tính xấu được phát huy tối đã và nó sẽ gây sốc cho bất cứ ai tình cờ nghe được. Ngồi chung bàn nhậu, Trần Minh, trưởng phòng giao dịch một ngân hàng, kể ngà ngà trong hơi men về "chiến tích"... sờ ngực gái văn phòng của mình.
"Dạo này công ty tôi mới tuyển mấy em nhân sự mới, em nào cũng xinh, cũng ngoan, cũng "tiềm năng" cả. Tôi nhìn quanh, lựa những em "nai" nhất, thầm đưa vào danh sách cần được đào tạo thêm. Tôi nhiệt tình chỉ bảo thêm chuyên môn, tin tưởng giao thêm việc khó. Em có không hiểu thì tôi động viên, kèm thêm vài câu to tiếng cho nó đúng kiểu sếp. 
Cuối đợt thử việc, tôi gọi vào phòng riêng để "chỉ bảo", ngọt nhạt nói về kết quả thử việc sắp tới sẽ có người ở người đi. Vừa nói, tôi vừa kéo con bé vào lòng. Cô nhân viên mới run như cầy sấy nhưng vẫn để yên. Chuyện, tờ hợp đồng lao động tôi đang để ở bàn. Một tay tôi luồn vào áo cô em, một tay tôi đang kí cơ mà", Minh kể.
Nhiều sếp nam lợi dụng quyền lực để sờ soạng, lạm dụng nhân viên nữ. (Ảnh minh họa)

Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền

- Câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những vấn đề “cốt tử” được bàn tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” sáng nay (31/1) ở Hà Nội.
Không lực lượng nào phản biện đủ mạnh
Một trong những vấn đề được xem là “cốt tử” được bàn tại hội thảo là câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng. Nói như PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật. Đảng cũng đã coi trọng và tích cực khắc phục để loại trừ tình trạng này bằng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.
PGS.TS Trần Khắc Việt: Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng 
cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ

PGS.TS Mạch Quang Thắng cũng từ Học viện bổ sung thêm, do đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh. Ông Thắng phân tích, dùng Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện. Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát.

Clip và hình ảnh hậu trường Táo Quân 2013

Clip và hình ảnh hậu trường Táo Quân 2013

"Bắc Đẩu" Công Lý thay trang phục đầy "ngoạn mục", Chí Trung khoe nhẫn kim cương rộn ràng với MC Long Vũ,... cùng rất nhiều tình tiết khác đã được thu vào ống kính của VietNamNet.
Ngọc Hoàng (Quốc Khánh) và Táo giao thông (Chí Trung) với những khoảnh khắc rất ngộ"

Clip Chí Trung, Vân Dung lộ vai diễn Táo Quân 2013

-  Hậu trường buổi ghi hình Táo Quân 2013, nghệ sĩ Chí Trung và Vân Dung đã có những tiết lộ xung quanh vai Táo giao thông và Táo dân sinh mà mình đảm nhiệm.
Một trong những nghệ sĩ được cánh báo giới, truyền hình săn đón nhiệt thành nhất chính là Chí Trung. Anh thành thật chia sẻ trong nhiều năm đóng Táo nhưng chưa bao giờ thấy đội ngũ phóng viên góp mặt trong sự kiện này nhiều đến thế, gấp 20 lần so với mọi năm.

'Táo quân 2013' bị yêu cầu giải trình



Vnexpress: Cục Nghệ thuật Biểu diễn khẳng định, các buổi ghi hình chương trình "Gặp nhau cuối năm 2013" chứa nội dung phản cảm và chưa được cấp phép.

Chiều 30/1, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,ra công văn yêu cầu Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) - Đài Truyền hình Việt Nam giải trình về các vấn đề liên quan đến chương trình Táo quân 2013.
Theo đó, ngày 18/1, Cục nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép biểu diễn chương trình Táo quân 2013 từ VFC. Theo ông Nguyễn Thành Nhân - trưởng phòng quản lý của Cục, trong hồ sơ xin cấp phép, VFC có gửi trước kịch bản. Nhưng nhận thấy đây là chương trình nghệ thuật thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, cần thẩm định kỹ nội dung, Cục đã nhiều lần liên hệ với VFC để đề nghị được tham dự trực tiếp các buổi tổng duyệt trước khi ghi hình chính thức. Nhưng Cục không nhận được sự hợp tác.
Vì thế, các buổi ghi hình Táo quân tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào ngày 25 - 27/1 đã diễn ra mà không qua thẩm định và cấp phép.

"Bắc Đẩu" Công Lý và "Nam Tào" Xuân Bắc trong buổi ghi hình cho chương trình.

Ban Nội chính TƯ hoạt động từ ngày mai

Toàn dân mong Ban NC sớm vào cuộc bắt sâu:


Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính TƯ sẽ chính thức hoạt động kể từ ngày luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực 1/2. 
Sớm đưa Ban Nội chính TƯ vào hoạt động
6 nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính TƯ
Hốt hết bầy sâu làm nghèo đất nước
Hôm nay (31/1), Ban Nội chính TƯ sẽ tiếp nhận con người, cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Trong khi đó, Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu sẽ sớm ra mắt.

Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN, kể từ ngày luật PCTN sửa đổi có hiệu lực 1/2.
Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội chính - thuộc Văn phòng Trung ương - như quyết định của Bộ Chính trị, sẽ được triển khai sau đó.

“Kim Chi, cho tôi bắt tay bạn thật chặt nào!”

Chuyện chỉ có ở Việt Nam và vài nước bè bạn: “Nhớ đi đứng cẩn thận đấy. Chúng nó đang thù cô… Coi chừng cục đá vào đầu thì khổ…”, “Nhớ từ nay hạn chế ra đường, không ăn uống với người lạ, ốm đau không vào bệnh viện công…”


Blog Bùi Văn Bồng: Thư của Nghệ sĩ Kim Chi từ Hà Nội gửi Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, ngày 30 – 1 – 2013
Luật gia Lê Hiếu Đằng (phải – 1) cùng LS Trần Quốc Thuận (2), 
LS Nguyễn Hữu Danh (trái – 2) tới thăm Nghệ sĩ Kim Chi và chồng (1).
NGHỊCH LÝ Ở XỨ MÌNH
“Tạo quí mến!
Lúc 5 giờ chiều qua, Hội Điện ảnh gặp mặt cuối năm ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô. Chị tới đó lúc 5 giờ 15, đã thấy rất đông rồi. Chị vừa xuống xe, ba, bốn bạn đi nhanh lại bắt tay.
Một anh đạo diễn nói: “Mình biết thế nào Kim Chi cũng tới, nên chờ ở đây để bắt tay …”. Một anh diễn viên cùng khóa 1: “Bữa biết chuyện lá thư của em, anh gọi điện cho Vũ Linh: “Tao có con em miền Nam là bạn cùng khóa, thật đáng nể… Tao tự hào về nó…”.
Tiếp đó, khá đông tới bắt tay, gọi chị là “người hùng”. Nhiều chị, nhiều bạn gái tới ôm hôn thắm thiết. Họ nói giống nhau: “Cảm ơn Kim Chi đã nói thay mọi người…”.

'Nên làm thân với các nhà khoa học uy tín quốc tế'


Làm khoa học cũng như ngành nghề khác cần có mối quan hệ, nhất là với chuyên gia uy tín thế giới, điều này sẽ giúp giới khoa học làm việc trong nước có nhiều cơ hội khác nữa chứ không chỉ dừng ở việc xuất bản bài báo.

Nguyễn Hoàng Long.
Nguyễn Hoàng Long, đang nghiên cứu và giảng dạy tại khoa công nghệ thông tin, trường đại học Oxford, Vương quốc Anh chia sẻ kinh nghiệm trong diễn đàn: "Vì sao khoa học Việt ít công trình đăng trên tạp chí quốc tế", trong đó anh Long nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo mối quan hệ với các chuyên gia có uy tín thế giới.
"Trong bài viết này tôi sẽ đề cập đến vấn đề làm sao một nhà khoa học làm việc tại Việt Nam có thể đăng báo trên tạp chí có tiếng thế giới. Đây là kinh nghiệm mà tôi tích lũy được khi nghiên cứu và giảng dạy tại trường đại học Oxford.

Trung Quốc muốn 'thỏa hiệp' với Nhật

Trung Quốc bao giờ cũng xử sự theo kiểu mềm nắn, rắn buông.


Bắc Kinh hôm qua kêu gọi Tokyo "tạo điều kiện" để cải thiện quan hệ căng thẳng giữa hai bên và muốn có một cuộc gặp "thỏa hiệp" với Nhật, đáp ứng lời đề xuất một cuộc họp cấp cao của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Thủ tướng Nhật muốn họp cấp cao với Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ với Nhật Bản và hy vọng có cuộc gặp gỡ mang tính "thỏa hiệp" để nối lại quan hệ với Nhật, China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, cho hay.
Trước đó, trong lần xuất hiện trên kênh truyền hình Nippon TV hôm 29/1, thủ tướng Nhật phát biểu cần phải "xây dựng lại mối quan hệ với Trung Quốc, bắt đầu từ một cuộc gặp cấp cao". Dù ông Abe tuyên bố muốn hội đàm cấp cao tuy nhiên vẫn nhắc lại quan điểm không đàm phán trong vấn đề lãnh thổ.

Qua Campuchia săn cá


Sau mỗi mùa lũ có hàng trăm ngư dân ở An Giang qua Campuchia khai thác cá với sản lượng hàng nghìn tấn. Nhờ vậy mà dân nghèo ở địa phương cũng có công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập.
Thường khi nước lũ rút đi, các loài cá lại ngược dòng về thượng nguồn. Vì thế hết mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, ngư dân lại mang ngư cụ sang Campuchia “cắm trại” khai thác các loại cá trắng (cá linh, cá trèn, cá mè vinh...) và cá đen (cá lóc, cá bông, cá trê, sặc bổi…). Tuy giá thuê khu vực đánh bắt cá (gọi là lô) khá cao, nhưng chỉ cần trúng một mẻ cá trắng đầu vụ khoảng 200-300 tấn thì coi như ngư dân có thể thu hồi vốn.
Ông Nguyễn Văn Tùng (Tùng Lô), một ngư dân ở xã Khánh An, cho biết những năm gần đây, tuy sản lượng cá phía Campuchia có giảm nhưng vẫn còn khá dồi dào. Sở dĩ có được như thế là vì ở những nơi làm lô hầu như không có người sinh sống. Có lô nằm dọc theo các nhánh phụ của sông Me Kong nhưng cũng có lô nằm lọt thỏm giữa đồng hoang quanh năm ngập nước. Tất cả lô đều là nơi lý tưởng để cá trú ngụ và sinh sản.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là do chính quyền địa phương làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngay cả việc cá gì được phép đánh bắt tháng nào cũng có quy định rất rõ. Nếu họ phát hiện ngư dân dùng lưới có mắt dày hoặc dùng xung điện để bắt cá theo kiểu tận diệt thì coi như “toi mạng”. Người bị bắt phải bán trâu bò, ruộng rẫy mới có thể đủ tiền nộp phạt, nếu không thì bị giam chẳng biết đến bao giờ mới được thả.

Bán 'vốn tự có' đâu phải một nghề!

Bán 'vốn tự có' đâu phải một nghề!

Nếu coi đó là một nghề, và để thừa nhận là một nghề, thì việc cho phép... "phố làng nghề" mại dâm ra đời, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ cho chính những người "tham gia" vào hoạt động này, mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội.
Sau bài viết ủng hộ việc 'bật đèn xanh' hợp pháp hóa phố đèn đỏ của tác giả Hà Văn Thịnh, Tuần Việt Nam nhận được bài phản biện của độc giả Giang Sơn. Mời bạn đọc cùng tham gia thảo luận, nên chăng, chúng ta hợp pháp hóa để dễ bề quản lý hoạt động này?
Hôm 22/1, trả lời báo chí, ông Phó Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. HCM đã khẳng định việc xin phép TƯ cho qui hoạch gom các loại dịch vụ nhạy cảm là để dễ quản lí chứ không phải lập "phố đèn đỏ".
Trả lời câu hỏi có nên có "phố đèn đỏ" hay không, một cách rõ ràng, công khai, e chừng hơi bị...khó. Nhưng nếu coi là một nghề, thì mại dâm có lẽ là một trong số rất ít nghề xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

Hợp pháp hóa 'phố đèn đỏ', nên không?

Hợp pháp hóa 'phố đèn đỏ', nên không?

Nếu cứ lảng tránh và cứ mãi đau đầu về một vấn nạn mà ai cũng hiểu là 'bắt cóc bỏ đĩa', tại sao không tìm một giải pháp đỡ dở nhất để giải quyết?
LTS: Mới đây, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. Hồ Chí Minh có đề xuất- dự định mở "phố đèn đỏ"- để đưa hiện tượng bị coi là tệ nạn xã hội này thành một "nghề" ổn định, có đầu mối quản lý, có đánh thuế thu nhập, hạn chế những hệ lụy khác ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, ý kiến trên quả là quá mới mẻ với xã hội ta. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam chúng tôi xin đăng tải bài viết dưới đây.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội t/p Hồ Chí Minh vừa có đề xuất- dự định mở "phố đèn đỏ"- nói theo ngôn ngữ đời thường, đây là "ánh đèn xanh" đầu tiên của một bước ngoặt, một đột biến trong nhận thức của nhà quản lý và xã hội đối với loại hình phức tạp nhất là mại dâm. Rất tiếc là vừa mới "đề xuất" đã vội rút ngay đề án 'thí điểm' (TP, 22.1.2013)!
Khó có thể hình dung cuộc "chiến đấu" giữa hai "phe" ủng hộ và phản đối sẽ quyết liệt và căng thẳng đến mức nào. Nhưng, chắc chắn rằng, rất nên bàn về đề xuất này bởi một sự thật hiển nhiên: Đâu phải cứ nhắm mắt lại là thực tế không còn nữa....

Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị

Bài này có một số từ không lịch sự lắm và một vài đoạn không thích hợp nên tôi có cắt bỏ.

Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước Joel Brinkley*, Chicago Tribune 

Bạn không cần phải dành nhiều thời gian ở Việt Nam trước khi bạn nhận thấy một cái gì đó không bình thường tại nước này. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy những chú sóc chạy nhảy trên các nhành cây hoặc những chú chuột chạy nhốn nháo gần các thùng rác. Và cũng không có chú chó nào đi dạo ngoài đường.



Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) vừa có báo cáo về tình trạng bảo vệ hoang dã trên thế giới. Theo đó, báo cáo đã xếp 23 quốc gia của châu Phi và châu Á vào nhóm các quốc gia đang phải đối mặt với mức báo động cao nhất của nạn săn bắn, vận chuyển và tiêu thụ bất hợp pháp ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận của Hổ.
Trong thực tế, bạn sẽ không thấy hầu như bất kỳ loại động vật hoang dã hoặc động vật thuần hóa nào cả. Tất cả chúng đã bỏ đi đâu? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết sự thật: Hầu hết chúng đã trở thành các món ăn ở nước này.

Phản văn hóa trong công trình văn hoá chục ngàn tỷ ?


GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
 bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Đến nhà hát để ăn nhậu, cà phê, thuốc lá
Đề án "Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 1012 - 2020" vừa được phê duyệt với kinh phí 10.800 tỷ đồng. Trong khi câu chuyện về 11.000 tỷ đồng xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mới, chuyện nhà hát nghìn tỷ biến thành nơi tổ chức sự kiện, đám cưới... thì đề án này khiến nhiều người ngỡ ngàng. Ông nghĩ sao?
Tôi không tham gia vào những kế hoạch của Nhà nước và cũng không phải việc của mình. Tôi là một nhà khoa học. Tôi không thích nói vào chuyện của người ta. Tôi chỉ biết thực trạng sử dụng các công trình văn hóa như thế nào, sử dụng như thế nào cho đúng. Tôi không quan tâm đến đề án cũng như không quan tâm đến hàng chục ngàn tỷ đồng đó.

“Tham quan” hay… “quan tham”???


(Dân trí) - Còn biết bao trẻ em chưa được đến trường, bao người bệnh chưa đủ giường nằm, bao tuyến đường chưa được xây dựng và còn biết bao những người dân vẫn còn đói cơm, rách áo… Vậy mà, Bộ VH-TT&DL đã và đang trình những dự án hết ngàn tỉ này đến ngàn tỉ khác. Bảo tàng nghìn tỷ “vắng như chùa bà Đanh”

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Sau 2 năm khởi công xây dựng (19/5/2008), sáng ngày 6/10/ 2010, Bảo tàng Hà Nội đã được khánh thành. Tọa lạc trên mảnh “đất vàng” có diện tích gần 54.000m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.003 tỉ đồng, công trình Bảo tàng Hà Nội được coi là hiện đại nhất Việt Nam hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Thế nhưng chỉ hơn 1 năm (6/2011) sau ngày khánh thành long trọng, công trình văn hóa được đánh giá là có chất lượng cao không chỉ về mặt kỹ thuật - mỹ thuật mà cả về chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng và lại được rót thêm 760 tỉ đồng để sửa chữa, nâng tổng số tiền lên gần 2.800 tỉ đồng.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

AI ĐI TÂY NGUYÊN GỌI MÌNH NHÉ


Nhà thờ gỗ ở Kon Tum

Thùy Linh: Mình được lên Tây Nguyên rất ít. Mới đặt chân đến Đà Lạt và Kon Tum. Nhưng thích vùng đất đỏ bazan này từ lâu. Một tình cảm không cần lý giải, không cần nguyên cớ. Nó bí ẩn như chính tình yêu vậy. Người ta thường bảo, khi cắt nghĩa được cái nhẽ thì tình yêu bay đi…Chắc cái gì hiểu rõ quá, hiểu đến ngọn ngành thì chả còn gì lấp lánh, bí ẩn để khám phá. Mà không còn hứng thú khám phá thì còn gì hấp dẫn? Tình yêu mất lực hút này thì tự rã rời và tan biến. Tình yêu phải luôn như là “hố đen”. Hút hết mọi thứ mà người ngoài không thể biết bên trong đó là cái gì và tại sao người ta bị cuốn vào đó. Khi “hố đen” hết tác dụng thì mọi thứ tự nó lại lộ diện và trôi đến một “hố đen” khác…Chuyện này chỉ lý giải cho riêng mình, vì sao mình luôn yêu núi non, yêu cao nguyên, yêu rừng đến vậy. Mấy ai dò đến ngọn nguồn từng cánh rừng, ngọn núi?

CHÚNG NÓ ĂN UỐNG THẾ NÀY ĐÂY, THƯA THỦ TƯỚNG!..



Thịt chuột
Mai Thanh Hải: Từ sáng đến tối, thấy các thể loại báo chí rầm rộ đăng tin bài phản ánh, ca ngợi việc Thủ tướng, sau khi đọc một số báo, trong đó nhất là báo Tuổi trẻ TP.HCM, đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các địa phương miền núi - biên giới phía Bắc kiểm tra, làm rõ và báo cáo việc học sinh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở... em buồn nẫu. Vẫn biết Thủ tướng "trăm công nghìn việc", lãnh đạo các Bộ ngành - địa phương "trăm việc nghìn công", các chuyên viên cấp dưới cũng "công công việc việc", nhưng đến giờ mới vỡ ra và cấp tập chỉ đạo, thì buồn quá.
Những chuyện thế này, báo chí - cơ quan phản ánh, tuyên truyền chính sách, thực tế cuộc sống từ Trung ương xuống địa phương và ngược lại (đó là chưa kể tới các thể loại báo tỉnh, huyện ngốn hàng đống tiền Ngân sách nuôi cả bãi biên chế), có biết không, khi các nhà báo dịp nào cũng lũ lượt lên biên giới - miền núi?.

840 ngàn “quả mìn” mang tên… “công chức”!

840 ngàn “quả mìn” mang tên “công chức”!

Bùi Hoàng Tám: 
Muốn xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” theo tinh thần dự án cải cách chế độ công vụ, công chức thì việc cực kỳ quan trọng là kiên quyết đưa số “sáng cắp ô đi, tối cắp về” ra khỏi cơ quan công quyền.“Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Đó là lời phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức mới đây.
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên có người nói tới con số 30% công chức không được việc. Có điều, ông Phúc là quan chức cao cấp nhất đề cập tới tỷ lệ này.

Ẩm thực Pháp qua mắt một Việt kiều


Trong con mắt bạn bè thế giới, nền ẩm thực được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể này nổi tiếng nhất về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và đặc biệt là rượu vang. Những hàng phở ngon ở New YorkNhững người bạn Pháp của tôi khẳng định, nếu muốn thưởng thức hết tất cả các món ăn đặc trưng từng vùng miền của Pháp, tôi phải mất đến một năm với mỗi ngày là những món khác nhau. Quả thật món ăn của họ vô cùng đa dạng và phong phú, từng vùng miền đều có những món ăn truyền thống đặc trưng riêng. Tuy nhiên ẩm thực Pháp nổi tiếng nhất về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và các loại rượu vang.
Pate gan ngỗng béo của Pháp rất nổi tiếng. Ảnh: Ouest-france.fr
Những đặc sản trứ danh
Nước Pháp là nơi nổi tiếng về sản xuất gan ngỗng béo, chiếm hơn 70% thị phần thế giới, trong đó tuyệt đỉnh nhất là ở vùng Périgord thuộc tây nam nước Pháp. Ở đây còn nổi tiếng các món ăn chế biến từ vịt, gan vịt, patê gan vịt và nấm cèpes. Tuy nhiên gần đây, một số siêu thị ở Pháp bắt đầu từ chối bán gan ngỗng, gan vịt đóng hộp, bởi họ cho rằng đồng ý tiêu thụ nghĩa là đồng lõa với việc ngược đãi động vật. Ở Anh nhiều năm qua xảy ra nhiều vụ biểu tình yêu cầu các siêu thị ngừng bán gan ngỗng, gan vịt và kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm mà họ cho là “độc ác” này.

Cây ổi cười ở Thanh Hóa

Cây ổi cười ở Thanh Hóa


Lúc dừng chân bên một chân tảng cột cái có đế vuông mỗi cạnh 0,84m, đường kính gương tảng 0,75m, tại nền móng Chính điện của Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan hồ hởi giới thiệu những câu chuyện lạ lùng, kỳ bí đến khó tin về các loại cây."Ở Lam Kinh có rất nhiều chuyện kỳ lạ chưa có lời giải xung quanh các cây cối trong khuôn viên di tích" -- lời nói đầy ma mị của cô hướng dẫn viên tên Lan cứ khiến du khách há hốc vì tò mò. Tôi cũng không giấu nổi sự ngạc nhiên.
Hơn 15 năm nay, bà Trịnh Thị Nghĩa (60 tuổi, người làng Cham, thôn Lam Sơn, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) tự nguyện gắn bó với công việc nhang đèn, coi sóc, quét dọn trong Lam Kinh, nơi thờ cúng, yên nghỉ ngàn thu của tổ tiên và các vua, hoàng hậu thời Lê Sơ. 

Không thanh tra lại sai phạm đất đai ở Đà Nẵng


Không thanh tra lại sai phạm đất đai ở Đà Nẵng

 - Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay (29/1), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khẳng định: Theo luật định, việc thanh tra lại chỉ tiến hành đối với kết luận thanh tra của các bộ, tỉnh. Khi Thanh tra Chính phủ tiến hành thì không tổ chức thanh tra lại.
Vừa qua, sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra ở TP Đà Nẵng về một số sai phạm trong quản lý đất đai, thì lãnh đạo Đà Nẵng cũng đã công khai bày tỏ quan điểm của mình.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Chính phủ sau hàng loạt ý kiến của lãnh đạo Đà Nẵng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam nói: “Trước hết, công tác thanh tra là việc thường xuyên của Chính phủ. Nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ đã được qui định bằng luật và nghị định. Hàng năm có thanh tra theo kế hoạch và đột xuất. Cuộc thanh tra ở Đà Nẵng cũng giống như các cuộc thanh tra khác”.
Theo đó, năm 2011 Thanh tra Chính phủ đã có 27 kết luận và đã công bố gần hết các kết luận đó. Năm 2012, trong số các cuộc thanh tra đã có 24 kết luận và công bố 20 kết luận. Chỉ còn lại một số nội dung nhỏ liên quan đến an ninh, quốc phòng và một số vấn đề khác cần phải tiếp tục làm rõ.

Ông Nguyễn Bá Thanh nói về chống tham nhũng

Ông Nguyễn Bá Thanh nói về chống tham nhũng


Ông tưởng ông ngon lắm đấy, ông tưởng họ kính nể, họ chắp tay, họ bái phục ông á? Người ta làm sai thì từ chức, mình làm sai thì nhơn nhơn, tỉnh queo, không có vấn đề gì. Biểu anh từ chức thì ảnh không từ. Cùng lắm là rút kinh nghiệm. Không có dây gì dài hơn dây kinh nghiệm đó. Rút miết mà không bao giờ hết. Năm (5) nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng (từ thời Nguyễn Văn Linh) đến nay hô hào rất mạnh, nhưng càng hô thì càng yếu kém, hô nhiều nhưng không làm được bao nhiêu. Lần này làm (chống tham nhũng) từ trên làm xuống, bắt đầu từ Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị tới Ban Bí thư, tới từng anh Ủy viên Trung ương. Không tự phê bình nữa. Không đợi anh tự nói ra để tôi nghe. Anh không nhận á? Sẽ có người chỉ ra cho anh.
.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Bóng hồng sau đường cày


Cày bừa là một công đoạn đầu tiên của một vụ mùa mới, lâu nay công việc ấy quen thuộc với hình ảnh người đàn ông trên cánh đồng. Thế nhưng ở Hà Tĩnh hiện nay thì những bóng hồng xuất hiện sau đường cày không phải là hiếm mà thậm chí còn rất phổ biến. Vào vụ mùa người phụ nữ chịu khó cày, bừa để cho chồng đi làm kiếm thêm ngày công phụ hồ, làm sắt, cốt pha để lo cho con cái ăn học. Thậm chí có nhiều chị còn đi cày bừa thuê cho họ để kiếm thêm ít tiền…dẫu trong thời tiết khắc nghiệt.

Sau một đem dài mệt mỏi đi xe từ Đà Nẵng về Hà Tĩnh, đi qua hai cánh đồng nữa là về nhà. Bây giờ đang là quảng thời  gian vào vụ đông xuân nên trên đồng đang nhộn nhịp hẳn tiếng nói cười nhưng điều tôi thấy lạ và đặc biệt nhất là người đàn ông vắng bỏng hẳn trên cánh đồng, nhưng công việc như cày, bừa, chở má cũng người phụ nữ làm hết. Hôm sau tôi theo mẹ ra đồng nhưng đúng là chỉ có toàn phụ nữ theo sau những con bò, con trâu. Chị Sâm, người mà bấy lâu nay chỉ có đi cấy, gieo mạ chứ không biết cày thế mà hai năm nay lại đi cày hết vụ này sang vụ khác thậm chí còn đi cày thêm cho mấy nhà trong xóm không có trâu.

Một km đường cao tốc tốn 28,2 triệu USD !

Một km đường cao tốc tốn 28,2 triệu USD !


Bộ Xây dựng vừa có báo cáo về suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại VN (ngày 23.1) gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, suất đầu tư đường cao tốc từ 7,4 - 28,2 triệu USD/km. 

Theo Bộ Xây dựng, nếu quy đổi về mặt bằng giá trong quý 2/2012 thì suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc 4 làn xe ở khu vực miền núi, trung du phía bắc bình quân là 7,4 triệu USD/km; khu vực miền Trung và Nam Trung bộ khoảng 10,5 triệu USD/km; khu vực đồng bằng Bắc bộ là 10,6 triệu USD/km; khu vực đồng bằng Nam bộ là 17,2 triệu USD/km. Những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như tuyến Bến Lức - Long Thành thì suất đầu tư lên đến 28,2 triệu USD/km.
Càng nghịch lý hơn là chi phí làm đường thì quá cao trong khi chất lượng đường cao tốc lại thấp, tuổi thọ kém hơn nhiều các nước
TS Phạm Xuân Mai,
Khoa Kỹ thuật giao thông Đại học Bách khoa TP.HCM
1.001 lý do tốn kém
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn lý giải cùng là điều kiện địa hình đồng bằng nhưng suất chi phí xây dựng bình quân cho 1 km đường phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng chi phí cầu, hầm, xử lý nền đất yếu... Với điều kiện tự nhiên đặc thù như địa hình phức tạp, bị chia cắt với nhiều sông và kênh rạch, chế độ thủy văn phức tạp nên các tuyến đường cao tốc tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ phải xây dựng nhiều công trình cầu, cống; Chi phí xây dựng công trình cầu chiếm bình quân từ 20 - 25% tổng mức đầu tư; Cá biệt có những tuyến chiếm tới trên 50% tổng mức đầu tư như tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành.

QUAN HỆ TRUNG QUỐC-CAMPUCHIA: THÀNH CÔNG VÀ TRỞ NGẠI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)



TTXVN (Niu Yoóc 25/1)

 Viện “Jamestown Foundation” của Mỹ mới đây công bố tài liệu về quan hệ Trung Quốc-Campuchia cho biết trong chuyến thăm Campuchia tháng 4/2012 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hai bên nhất trí lấy năm 2013 là “Năm Hữu nghị Trung Quốc-Campuchia” nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Mặc dù hiện nay Phnôm Pênh là đồng minh thân thiện nhất của Bắc Kinh ở khu vực Đông Nam Á và hai bên sẽ có nhiều sự kiện kỷ niệm quan trọng trong năm 2013, nhưng một số hạn chế trong quan hệ song phương có thể tạo nên những thách thức cho cả hai bên trong tương lai.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1958, Trung Quốc thường xuyên ủng hộ các chế độ khác nhau ở Campuchia để duy trì ảnh hưởng của họ, từ cựu Quốc vương Norodom Sihanouk trong những năm 1960 đến chế độ Khơme Đỏ khét tiếng trong những năm 1970, 1980 và chế độ hiện nay của Hun Sen. Bước ngoặt quan trọng và mới nhất trong quan hệ Trung Quốc-Campuchia diễn ra năm 1997 khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen hiện nay lật đổ con trai của Sihanouk, Hoàng tử Norodom Ranaridh và chấm dứt một chính phủ liên minh trong một cuộc đảo chính bạo lực. Mặc dù, cộng đồng quốc tế lên án hành động đó và cô lập Campuchia, nhưng Trung Quốc không những công nhận kết quả của cuộc đảo chính, mà còn cung cấp viện trợ cho Hun Sen. Từ đó, tuy Campuchia, một trong những nước nghèo nhất thế giới, hoan nghênh các khoản đầu tư và thương mại của Trung Quốc, bởi vì Hun Sen không muốn tiến hành các cải cách quản lý hiệu quả của phương Tây. Ngược lại, Bắc Kinh coi Phnôm Pênh không những là một nguồn cung cấp năng lượng và khoáng sản để đẩy mạnh phát triển kinh tế cua Trung Quốc mà còn là một nước có ích để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh chống lại các nước Đông Nam Á. Campuchia còn là một đối tác để giải quyết các vấn đề qua biên giới khác nhau như ma túy và buôn lậu, cũng là một đồng minh quan trọng đế thúc đẩy các mục tiêu của Bắc Kinh ở trong và ngoài Đông Nam Á.

Đường phố trên đất Mỹ


Nước Mỹ không thiếu anh hùng nhưng đường phố ở trung tâm các thành phố thường được đánh theo các con số và chữ cái.

Từ ngày đặt chân tới nước Mỹ cách nay hơn một năm, tôi chưa lần nào phải dùng bản đồ để đi lại ở Thủ đô Washington D.C. Cũng họa hoằn lắm mới phải dùng tới bản đồ ở một vài thành phố khác. Thế mà vẫn không bị lạc đường.
Không phải vì tôi có biệt tài tìm đường hay xác định phương hướng. Tôi giống như khá nhiều người Việt khác, thiếu một chút kỹ năng và kiến thức về xác định phương hướng địa lý, dù cho ngày còn trên ghế nhà trường chẳng bao giờ bỏ một tiết môn Địa lý. Chỉ đơn giản là cách đặt tên đường phố ở đây đã giúp tôi và tất cả mọi người.

Hy sinh những danh nhân, anh hùng
Cách đặt tên đường ở đây có lẽ sẽ khiến cho ông Barack Obama không bao giờ có được cái vinh dự là tên của ông được gắn với một con phố nào đó ở thủ đô. Cũng như vị tổng thống thứ 16 đầy công trạng với nước Mỹ, Abraham Lincoln, không có con đường nào ở thành phố này mang tên ông. Đặt tên đường phố theo tên danh nhân, các anh hùng không phải là một ưu tiên ở thủ đô của nước Mỹ và cả ở các thành phố khác. Chỉ có vài trường hợp cá biệt, như Martin Luther King, nhà hoạt động xã hội, cả đời đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, mới có tên gắn làm tên đường phố.



Nhiều khách du lịch chỉ cần thuê cái xe hai bánh là tự đi khắp thủ đô của Mỹ

Thành phố Vatican tuyệt đẹp

Thành phố Vatican

Ngọc Linh: Thành phố Vatican nằm trên một khu đất mà người La Mã xưa vẫn gọi là Mons Vaticanus. Sau đó, chính quyền Mussolini công nhận thành phố Vatican là một quốc gia độc lập theo Hiệp ước Lateran 11/2/1929. Thuở xa xưa, trung tâm tín ngưỡng phương Tây ngày nay là một khu nghĩa địa. Trải qua gần 2.000 năm lịch sử, Vatican hiện là nước có diện tích nhỏ nhất thế giới, nhưng cũng là một trong những quốc gia có quyền lực lớn nhất.


Trên địa hình dạng đồi thấp, diện tích Vatican chỉ vẻn vẹn chưa đầy 44 ha, lọt thỏm trong thành Rome. Bao chung quanh là những bức tường hàng trăm tuổi. Đường biên giới dài chừng 3.2 km. Độc lập là đặc tính thế tục quan trọng nhất của Vatican vì nó bảo vệ Giáo Hoàng khỏi áp lực của bên ngoài. 

Nghệ thuật tuyết

Nghệ thuật tuyết
alt

alt

DINH-LẮC XIN-VẮT LÀ AI?

Phiên âm tên các đồng chí Lãnh đạo Lào sang tiếng Việt còn ghê hơn.
Người bạn nghịch ngợm thời niên thiếu của mình hôm qua bảo: Mày về tra Google xem Dinh-lắc Xin-vắt cho ra những kết quả nào nhé. Mình về gõ y chang như thế vào cái cửa sổ của trang Google, enter một cái thật to, thì rất bất ngờ: những kết quả đều chỉ ra rằng đây là tên gọi của những tờ báo “nhớn” của nước ta, gọi tên đương kim Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Dinh-lắc Xin-Vắt tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam
Ôi, tên gọi của vị nữ Thủ tướng xinh đẹp kiều diễm của Thái Lan, người mà mình rất ngưỡng mộ cả về tài năng và nhan sắc, lại bị biến thành những âm thanh ngô nghê và khô khốc như thế sao? (xem thêm các ảnh nữ Thủ tướng Thái Lan ở cuối bài).
Có lẽ mấy tay nhà báo xứ ta tinh nghịch thế nào đó, chứ làm sao lại gọi là Xin-vắt? Xin vắt là xin vắt cái gì, vắt cam, vắt chanh hay là vắt … sữa?
Nhưng cũng không loại trừ, đây là cách phiên âm tiếng nước ngoài của một số tờ báo nhớn, vì mình thấy một số tờ chuyên phiên âm theo kiểu như thế.

Chị Dinh-lắc Xin-vắt đang tươi cười bắt tay anh Ô-ba-ma

Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

© The voice of Russia
The voice of Russia
Người mạnh mẽ sẽ trở thành yếu đuối. Đến năm 2017, Hoa Kỳ sẽ nhường vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới cho Trung Quốc. Đó là dự đoán của các chuyên viên công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC). Tuy nhiên, theo ý kiến của họ, sau sự kiện này qúa trình sắp xếp lại lực lượng trong nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục.
Theo các chuyên viên của PwC, đến năm 2050, ba nền kinh tế hàng đầu theo thứ tự giảm dần sẽ là như sau: Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Tức là, Mỹ nhường chỗ cho Trung Quốc, còn Ấn Độ thì sẽ thực hiện bước nhảy vọt từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 3. GDP của Trung Quốc - lãnh đạo tương lai của nền kinh tế thế giới – sẽ đạt gần 54 nghìn tỷ dollar. Để so sánh: hiện nay GDP của Trung Quốc là ít hơn 6 nghìn tỷ dollar.

“Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”

Tướng Lê Văn Cương: “Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”

(DÂN TRÍ) - “NHIỀU NGƯỜI TRONG NƯỚC ĐANG NGỤY BIỆN RẰNG, TRUNG QUỐC LỚN QUÁ, VIỆT NAM KHÔNG THỂ LÀM GÌ HƠN ĐƯỢC. ĐIỀU ĐÓ LÀ HOÀN TOÀN SAI LẦM." - THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG, NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN CHIẾN LƯỢC, BỘ CÔNG AN NHẬN ĐỊNH TRONG CUỘC TRAO ĐỔI VỚI PHÓNG VIÊN DÂN TRÍ.
VỤ KIỆN "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" VÀ HỆ LỤY TỚI VIỆT NAM / BIỂN ĐÔNG: ẨN Ý SAU VIỆC PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC / PHILIPPINES CÓ MẠO HIỂM KHI VIỆN TỚI LHQ?
Ông có bất ngờ trước việc Philippines xúc tiến khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi không bất ngờ về việc này. Tranh chấp biển đảo, biên giới lãnh thổ thông thường trên thế giới có 3 cách giải quyết. Cách thứ nhất là thương lượng, nhân nhượng nhằm đi đến kết cục hóa giải được mâu thuẫn. Trong trường hợp Philippines, Manila có đủ niềm tin rằng Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng và thương thảo sẽ không có hiệu quả. Họ quyết định chọn phương thức thứ 2, mang ra tòa án quốc tế hy vọng vào cán công công lý sẽ giúp đỡ.
Trường hợp Philippines với Trung Quốc rơi vào tranh chấp chênh lệnh nhiều mặt. Phải tranh chấp với một bên lớn hơn nhiều lần, trong hoàn cảnh Philippines, lựa chọn như vậy là hoàn toàn đúng.
Còn phương thức thứ 3 là sử dụng vũ lực để giải quyết thì thời điểm hiện nay, đây chưa phải giải pháp thích hợp.

Mỹ - Nhật: động thái trái chiều về nợ công

Nhật Bản dự kiến tăng trưởng 2,5%

Người Mỹ nhẹ nhõm vì Hạ viện gia hạn trần nợ thêm ba tháng, còn Nhật Bản lại tích cực vay tiền để kích thích kinh tế, dù nợ công nước này đã lên tới 235% GDP.
Nhật chi hàng trăm tỷ đôla để được lạm phát / Mỹ lùi hạn nâng trần nợ thêm 3 tháng

Sau khi giải quyết xong vách đá tài khóa trị giá hàng trăm tỷ USD hồi đầu năm, Mỹ lại quay cuồng trong cơn bão nợ công, vốn đã chạm trần 16.400 tỷ USD ngày 31/12 vừa qua. Nhiều người lo ngại nước này sẽ lại có một cuộc đàm phán nâng trần cam go như hồi tháng 8/2011. Nhất là trong bối cảnh đảng Cộng hòa đe dọa dùng việc này để đổi lấy cắt giảm chi tiêu công. Nếu đàm phán không thành công, nền kinh tế số một thế giới sẽ vỡ nợ. Tuy nhiên, cả nước Mỹ đã thở phào khi ngày 23/1, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số thông qua dự luật gia hạn trần nợ công cho đến ngày 19/5, thay vì giữa tháng 2 như trước đây. Điều kiện của họ là cả hai đảng sẽ phải thông qua một kế hoạch ngân sách vào 15/4, nếu không, các nghị sĩ sẽ không được trả lương cho đến hết nhiệm kỳ. Dự kiến, giải pháp này sẽ được Thượng viện thông qua, sau đó trình lên Tổng thống Barrack Obama ký duyệt.
Ông Harry Reid tuyên bố Thượng viện sẽ thông qua giải pháp này. Ảnh: Bloomberg
Ông Harry Reid tuyên bố Thượng viện sẽ thông qua giải pháp này. Ảnh: Bloomberg

Myanmar được xóa nợ 6 tỷ USD

Myanmar được xóa nợ 6 tỷ USD

ADB và World Bank xóa bỏ gần 1 tỷ USD, trong khi các nước trong Câu lạc bộ Paris cũng trừ 2,2 tỷ USD, giúp khối nợ quá hạn của Myanmar nhẹ gánh hơn 60%.
'Mỏ vàng' tài nguyên tại Myanmar / Standard Chattered trở lại Myanmar
Ngày hôm qua (28/1), Myanmar đã được xóa khoản nợ quá hạn gần 1 tỷ USD từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB), thông qua một khoản vay bắc cầu của Nhật Bản. Việc này đã mở đường cho Myanmar vay thêm tiền khi quốc gia này đang ráo riết nâng cấp cơ sở hạ tầng.
ADB thông báo sẽ cho Myanmar vay tiếp 512 triệu USD, lần đầu tiên sau hơn 30 năm. Trong khi đó, WB phê chuẩn khoản vay 440 triệu USD cho quốc gia này. Số tiền trên sẽ được dùng để hoàn trả Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, nhà băng đã cho Myanmar vay tiền tháng này để trả các khoản nợ quá hạn với các tổ chức được chính phủ bảo lãnh.
Tính từ năm ngoái, Myanmar đã được xóa khoảng 6 tỷ USD nợ. Ảnh: Bloomberg
Tính từ năm ngoái, Myanmar đã được xóa khoảng 6 tỷ USD nợ. Ảnh: Bloomberg
Ông Maung Maung Thein - Thứ trưởng Bộ Tài chính Myanmar cho biết: “Chúng tôi cần vốn để phát triển và kinh doanh. Vì vậy, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ Myanmar rất nhiều”.

'Đi tắt đón đầu làm hại khoa học'

Không chỉ đi tắt đón đầu làm hại khoa học mà trong tất cả các lĩnh vực khác, việc nôn nóng, vội vàng, chỉ muốn làm những gì dễ, có kết quả nhanh và không quan tâm đến chất lượng... đều dẫn đến phát triển lệch lạc, kém hiệu quả, thậm chí liên tục khủng hoảng và không có sự phát triển thực sự. Tựu chung nhất, nó xuất phát từ chủ trương đi tắt đón đầu, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử phát triển thế giới đã chứng minh, biết kế tục thành tựu của người đi trước, đi theo vết của họ thì sẽ thuận lợi, phát triển nhanh và vững chắc, còn thích đi tắt theo đường riêng để đón đầu, sẽ tự mình phải phá rừng, đào núi, xây cầu, mở đường hoàn toàn mới, sẽ đầy rủi ro, chi phí lớn, và trong quá trình phát triển dài hạn chắc chắn sẽ đến lúc bế tắc không tiến được, sẽ phải quay lại đi theo đường mòn do người đi trước đã tạo ra. 

'Đi tắt đón đầu làm hại khoa học'

Thiếu định hướng, nặng tư duy đi tắt đón đầu, loay hoay với đề tài cũ người khác đã làm, đây là các rào cản khiến người làm việc trong nước khó có gì để công bố quốc tế, một nhà khoa học có uy tín nhận xét.
Khoa học Việt khó công bố quốc tế / Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan

Trong buổi nói chuyện với VnExpress, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, làm việc tại Đại học New South Wales và là chuyên gia cấp cao, trưởng nhóm nghiên cứu loãng xương và di truyền thuộc Viện nghiên cứu Garvan, Australia, đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về tầm quan trọng của việc đăng nghiên cứu trên tập san nước ngoài. Ông cũng đưa ra lý do vì sao nhà khoa học Việt chưa có nhiều công trình công bố quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào có công trình công bố ở lĩnh vực y khoa.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. Ảnh: vnuhcm.edu.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. Ảnh: vnuhcm.edu.
Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc có nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài?
- Trước hết, nhà khoa học được Nhà nước tài trợ nghiên cứu (thực ra là người dân đóng thuế tài trợ), tài trợ thực chất là hình thức đầu tư. Do đó, nhà khoa học cần báo cáo cho người đóng thuế biết họ đạt những thành tựu nghiên cứu tương xứng không.