Chuyện kỳ quái ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
1. Ai đang thực sự điều hành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội?11/04/2024 Việc Chủ tịch Hội đồng, kiêm Hiệu trưởng HUBT không trực tiếp có mặt điều hành các hoạt động hàng ngày của trường đe dọa phát sinh các tình huống pháp lý nghiêm trọng, theo cảnh báo của các nhà đầu tư.
Lần gần đây nhất GS Trần Phương xuất hiện trước công chúng là đầu năm 2021, khi ông được nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Như Thanh Niên đã phản ánh, bất chấp các quy định của pháp luật về mô hình hoạt động của trường đại học ngoài công lập, GS Trần Phương đã giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng trường kiêm Hiệu trưởng Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gần 30 năm. 4 năm nay HUBT hoạt động mà không có hội đồng trường, trái quy định của luật Giáo dục đại học.
Ngoài ra, một trong những nội dung tố cáo của ông Lại Việt Hùng gửi tới báo chí là việc ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó hiệu trưởng thường trực HUBT dùng chữ ký "khô" của GS Trần Phương từ nhiều năm nay để điều hành hầu hết các hoạt động của trường.
Chữ ký của GS Trần Phương hiện diện ở bằng tốt nghiệp đại học, cao học, tiến sĩ; ở các văn bản gửi Bộ GD-ĐT, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền… Thậm chí, nó hiện diện ở các văn bản liên quan tới hoạt động thu chi tài chính của một đơn vị mà doanh thu hàng năm ước đạt 350 - 400 tỉ đồng từ nguồn tiền học phí.
Theo ông Lại Việt Hùng, người đại diện cho các nhà đầu tư có số vốn ở HUBT chiếm hơn 40%, tất cả các chữ ký đó đều là chữ ký khô, tức là có ai đó sử dụng con dấu khắc chữ ký của GS Trần Phương rồi đóng lên các văn bản và đưa cho ông Nguyễn Công Nghiệp để ông Nghiệp "điều hành" Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Theo một số cán bộ quản lý của HUBT thì từ nhiều năm nay họ không thấy GS Trần Phương xuất hiện ở trường, dù vẫn nhận được văn bản chỉ đạo ký tên hiệu trưởng. Lần gần nhất GS Trần Phương đến trường diễn ra cách đây hơn 4 năm (vào tháng 2.2019), khi ban giám hiệu gặp mặt cán bộ đầu xuân.
Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị trù bị các nhà đầu tư (10.2020) HUBT đến báo cáo công việc với GS Trần Phương tại nhà riêng của ông
Còn theo TS Nguyễn Kim Sơn, vào tháng 10.2020, khi ông cùng đoàn tổ chức hội nghị trù bị nhà đầu tư đến nhà GS Trần Phương thì ông vẫn giao tiếp trong trạng thái bình thường. Nhưng khoảng 3 năm nay, GS Trần Phương đã không còn xuất hiện trong bất kỳ hoạt động nào của trường; Có một luật sư đại diện cho ông tham dự các cuộc họp của ban giám hiệu hay làm việc với lãnh đạo các đơn vị trong trường, để nắm tình hình hoặc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của chính mình.
Báo Thanh Niên đã liên hệ với ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó hiệu trưởng thường trực HUBT để hỏi một số nội dung liên quan tới các nội dung tố cáo của nhóm nhà đầu tư. Khi được hỏi về việc có phải GS Trần Phương đang ốm và không đủ sức khỏe cũng như ý thức để trực tiếp điều hành các hoạt động của trường, thì ông Nghiệp trả lời: "Việc này phải hỏi Ban Bảo vệ sức khỏe T.Ư, GS Trần Phương thuộc quản lý của Ban Bảo vệ sức khỏe T.Ư" (?).
Hậu quả khôn lường từ chữ ký khô của hiệu trưởng
Theo ông Hùng, việc dùng chữ ký khô của GS Trần Phương để điều hành của ông Nghiệp không chỉ "lừa" các nhà đầu tư mà còn là vi phạm pháp luật, gây hậu quả khôn lường tới người học. Ông Hùng nói: "Việc dùng chữ ký khắc gỗ của một người không có năng lực hành vi dân sự, không có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý để cấp bằng tốt nghiệp là không hợp pháp".
Cuối năm 2020, TS Nguyễn Kim Sơn (trái) đến thăm GS Trần Phương (phải) khi ông còn minh mẫn
Còn TS Nguyễn Kim Sơn, nguyên trợ lý hiệu trưởng, nguyên Chánh Văn phòng HUBT, giai đoạn khủng hoảng về quản trị của HUBT bắt đầu từ năm 2017, thời điểm GS Trần Phương bắt đầu lâm bệnh. Việc này khiến cho người đứng đầu pháp nhân của HUBT dần dần không trực tiếp lãnh đạo trường.
Từ năm 2018, tất cả các văn bản có chữ ký của GS Trần Phương đều là chữ ký khô. Đáng lưu ý, con dấu trên đó khắc chữ ký khô của GS Trần Phương không phải do đơn vị chức năng (là văn phòng của trường) quản lý theo quy định mà do con gái của GS Trần Phương (bà Vũ Ngọc Uyên) giữ tại tư gia. Mỗi lần cần có chữ ký của GS Trần Phương là nhà trường phải cử người đưa văn bản, hồ sơ đến nhà riêng của GS Trần Phương gặp bà Uyên để được đóng dấu chữ ký vào.
"Ban giám hiệu và một số người cầm quyền hiện nay đã lợi dụng tình trạng sức khỏe và sự vắng mặt của GS Trần Phương, làm việc không tuân theo quy chế của trường và các quy định của pháp luật, không vì lợi ích chung của trường và sinh viên", TS Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Một số nhà đầu tư còn cho rằng, việc có trong tay chữ ký khô của hiệu trưởng/chủ tịch hội đồng trường HUBT đã giúp một số người thao túng mọi hoạt động của HUBT. Nhiều văn bản nhân danh HUBT gửi các cơ quan chức năng, hoặc đại diện lãnh đạo HUBT ký kết các văn bản quan trọng, mà không phải do đơn vị chức năng của trường soạn thảo cũng như không hề được thông qua hội đồng quản trị trước đây của trường.
Chữ ký của GS Trần Phương trên quyết định này được cho là chữ ký khô và nội dung không được thông qua hội đồng quản trị.
"Chữ ký khô của GS Trần Phương cũng là mối đe dọa mất vị trí công tác, việc làm với cán bộ, giảng viên của trường, buộc họ phải tuân thủ ý muốn của nhóm lợi ích sở hữu chữ ký khô", TS Nguyễn Kim Sơn bức xúc.
Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, tháng 11.2021, GS Trần Phương đã ký quyết định đình chỉ chức danh phó hiệu trưởng thường trực của ông Đinh Văn Tiến.
Mới đây nhất, ngày 19.3.2024, HUBT đã phát hành trong nội bộ nhà trường quyết định có chữ ký của GS Trần Phương phân công nhiệm vụ các phó hiệu trưởng, trong đó phân công ông Nguyễn Công Nghiệp (phó hiệu trưởng thường trực) thay mặt hiệu trưởng điều hành chung mọi hoạt động của nhà trường, đại diện chủ tài khoản và thực hiện mọi công việc liên quan tới tài khoản của nhà trường…
Trước đó, ngày 18.3.2024, trong HUBT xuất hiện một công văn có tiêu đề "Chỉ đạo của hiệu trưởng về việc trình ký văn bản, tài liệu, hồ sơ công việc", trong đó yêu cầu tất cả văn bản trình xin ý kiến hiệu trưởng/chủ tịch hội đồng trường phải có chữ ký nháy của ông Nghiệp.
Những văn bản trên đều được ký bằng chữ ký "khô" của GS Trần Phương.
Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo
Ngày 25.3.2024, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi HUBT đề nghị trường báo cáo Bộ về một số nội dung như: Hiện GS Trần Phương có điều hành công việc hàng ngày của HUBT với chức vụ hiệu trưởng theo quy định của pháp luật hay không? Báo cáo toàn bộ nội dung về việc sử dụng dấu chữ ký của GS Trần Phương; trường tự đánh giá về việc bảo đảm quy định pháp luật trong việc sử dụng dấu chữ ký của GS Trần Phương và các nội dung khác. Thời hạn báo cáo là ngày 30.3.2024. Tuy nhiên, cho đến ngày 10.4.2024, Thanh tra Bộ GD-ĐT vẫn chưa nhận được báo cáo theo yêu cầu.
2. 'Xin cứu lấy Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội'
Đây là lời khẩn cầu của nhiều nhà đầu tư Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khi nói về tình trạng khủng hoảng quản trị nghiêm trọng của trường kéo dài đã nhiều năm nay.
Nhiều năm qua, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) vướng những vụ việc lùm xùm về đầu tư, về đào tạo, về học thuật… Nhưng còn một bê bối khác mà trường vướng phải từ năm 2017 đến nay, đó là tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về tư pháp, hành pháp, về nội bộ nhà trường.
Bộ GD-ĐT đã có nhiều cuộc họp với ban giám hiệu nhà trường cũng như nhóm các nhà đầu tư của trường, nhưng đến nay vẫn bế tắc. Hệ quả của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, thậm chí có nguy cơ trường bị giải thể, nếu như các nhà đầu tư không tìm được giải pháp để giải quyết.
4 năm hoạt động không có hội đồng trường
Đây là lời khẩn cầu của nhiều nhà đầu tư Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khi nói về tình trạng khủng hoảng quản trị nghiêm trọng của trường kéo dài đã nhiều năm nay.
Nhiều năm qua, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) vướng những vụ việc lùm xùm về đầu tư, về đào tạo, về học thuật… Nhưng còn một bê bối khác mà trường vướng phải từ năm 2017 đến nay, đó là tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về tư pháp, hành pháp, về nội bộ nhà trường.
Bộ GD-ĐT đã có nhiều cuộc họp với ban giám hiệu nhà trường cũng như nhóm các nhà đầu tư của trường, nhưng đến nay vẫn bế tắc. Hệ quả của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, thậm chí có nguy cơ trường bị giải thể, nếu như các nhà đầu tư không tìm được giải pháp để giải quyết.
4 năm hoạt động không có hội đồng trường
Mới đây, Báo Thanh Niên nhận được đơn tố cáo của ông Lại Việt Hùng, Trưởng ban liên lạc Các nhà đầu tư HUBT, đại diện cho số cổ đông có tổng số góp vốn trên 40% của trường. Đơn tố cáo của ông Lại Việt Hùng bao gồm nhiều nội dung, trong đó có việc các nhà đầu tư bất lực nhìn khối tài sản giá trị cả nghìn tỉ đồng của mình có dấu hiệu bị thao túng.
Ông Hùng cho biết, theo yêu cầu của luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, HUBT cũng như tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác trên cả nước phải thành lập hội đồng trường. Tháng 6.2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định chuyển HUBT từ loại hình dân lập sang tư thục. Điều này càng đòi hỏi các nhà đầu tư phải khẩn trương tổ chức hội nghị để bầu hội đồng trường (là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan tại trường đại học). Chỉ sau khi có hội đồng trường, nhà trường mới có hiệu trưởng (vì chỉ có hội đồng trường mới có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng).
Tuy nhiên, hơn 4 năm nay, HUBT hoạt động trong tình trạng không có hội đồng trường. Việc điều hành các hoạt động hàng ngày của nhà trường được thực hiện bởi một ban giám hiệu có từ nhiệm kỳ hội đồng quản trị trước đó (khi trường còn hoạt động theo loại hình dân lập). Lãnh đạo ban giám hiệu là GS Trần Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng HUBT, người đã gần 100 tuổi và theo xác nhận của một số nhà đầu tư, ông đã không còn đủ sức khỏe trực tiếp điều hành các hoạt động của nhà trường từ nhiều năm nay.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, một nhà đầu tư khác là TS Nguyễn Kim Sơn (nguyên trợ lý hiệu trưởng, nguyên Chánh Văn phòng HUBT) cho rằng HUBT đang trong tình trạng không có thủ lĩnh, như một dàn nhạc không có nhạc trưởng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của gần 900 cổ đông (mà phần lớn họ là cán bộ, giảng viên, người lao động đang trực tiếp làm việc tại HUBT), của người học, ảnh hưởng tới sự phát triển của trường.
"HUBT đã có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước trong thời kỳ sau đổi mới, đặc biệt là trong đổi mới giáo dục đại học. Trường là minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì vậy xin Bộ GD-ĐT và các cơ quan hãy cứu lấy trường", TS Sơn khẩn thiết đề nghị.
Vì đâu nên nỗi?
Theo TS Nguyễn Kim Sơn, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển HUBT sang loại hình tư thục, ban giám hiệu đương nhiệm đã có động thái tìm cách trì hoãn việc thành lập hội đồng trường. Bằng chứng là nhà trường nhận được quyết định của Thủ tướng ngày 7.6.2019 nhưng đã ỉm đi. Gần một năm sau thì sự việc bị bại lộ, ban giám hiệu mới đưa ra thông báo và thảo luận trong cuộc họp hội đồng quản trị ngày 9.5.2020.
Phải mất gần 5 tháng tranh cãi, thảo luận, các nhà đầu tư mới tổ chức được hội nghị trù bị nhà đầu tư (19, 20.10.2020), thông qua được những nội dung cơ bản để chuẩn bị hội nghị bầu hội đồng trường. Dự kiến hội nghị này sẽ được tổ chức vào đầu tháng 11.2020.
Ông Hùng cho biết, theo yêu cầu của luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, HUBT cũng như tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác trên cả nước phải thành lập hội đồng trường. Tháng 6.2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định chuyển HUBT từ loại hình dân lập sang tư thục. Điều này càng đòi hỏi các nhà đầu tư phải khẩn trương tổ chức hội nghị để bầu hội đồng trường (là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan tại trường đại học). Chỉ sau khi có hội đồng trường, nhà trường mới có hiệu trưởng (vì chỉ có hội đồng trường mới có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng).
Tuy nhiên, hơn 4 năm nay, HUBT hoạt động trong tình trạng không có hội đồng trường. Việc điều hành các hoạt động hàng ngày của nhà trường được thực hiện bởi một ban giám hiệu có từ nhiệm kỳ hội đồng quản trị trước đó (khi trường còn hoạt động theo loại hình dân lập). Lãnh đạo ban giám hiệu là GS Trần Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng HUBT, người đã gần 100 tuổi và theo xác nhận của một số nhà đầu tư, ông đã không còn đủ sức khỏe trực tiếp điều hành các hoạt động của nhà trường từ nhiều năm nay.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, một nhà đầu tư khác là TS Nguyễn Kim Sơn (nguyên trợ lý hiệu trưởng, nguyên Chánh Văn phòng HUBT) cho rằng HUBT đang trong tình trạng không có thủ lĩnh, như một dàn nhạc không có nhạc trưởng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của gần 900 cổ đông (mà phần lớn họ là cán bộ, giảng viên, người lao động đang trực tiếp làm việc tại HUBT), của người học, ảnh hưởng tới sự phát triển của trường.
"HUBT đã có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước trong thời kỳ sau đổi mới, đặc biệt là trong đổi mới giáo dục đại học. Trường là minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì vậy xin Bộ GD-ĐT và các cơ quan hãy cứu lấy trường", TS Sơn khẩn thiết đề nghị.
Vì đâu nên nỗi?
Theo TS Nguyễn Kim Sơn, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển HUBT sang loại hình tư thục, ban giám hiệu đương nhiệm đã có động thái tìm cách trì hoãn việc thành lập hội đồng trường. Bằng chứng là nhà trường nhận được quyết định của Thủ tướng ngày 7.6.2019 nhưng đã ỉm đi. Gần một năm sau thì sự việc bị bại lộ, ban giám hiệu mới đưa ra thông báo và thảo luận trong cuộc họp hội đồng quản trị ngày 9.5.2020.
Phải mất gần 5 tháng tranh cãi, thảo luận, các nhà đầu tư mới tổ chức được hội nghị trù bị nhà đầu tư (19, 20.10.2020), thông qua được những nội dung cơ bản để chuẩn bị hội nghị bầu hội đồng trường. Dự kiến hội nghị này sẽ được tổ chức vào đầu tháng 11.2020.
GS Trần Phương (người thứ hai từ trái sang) tại nhà riêng, đang ngồi nghe đoàn tổ chức hội nghị trù bị các nhà đầu tư HUBT báo cáo, tháng 10.2020
Ngày 24.10.2020, đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị trù bị nhà đầu tư đã đến nhà GS Trần Phương để báo cáo kết quả hội nghị. "Lúc đó GS Trần Phương còn tỉnh táo. Ông tỏ ra rất vui với kết quả hội nghị trù bị, nhất trí với việc tổ chức hội nghị chính thức sẽ diễn ra sau đó chục ngày. Thế nhưng đùng một cái, ngày 26.10.2020, có người đưa công văn có chữ ký của GS Trần Phương vào trường, nội dung công văn là tạm dừng hội nghị chính thức các nhà đầu tư", TS Sơn nhớ lại.
Sau đó, một số nhóm khác nhau thể hiện "âm mưu" tổ chức hội nghị nhà đầu tư để bầu hội đồng trường. Nhưng các hội nghị này được các nhóm nhà đầu tư khác cho là được chuẩn bị theo các cách thức bất hợp pháp, hoặc hội nghị được tổ chức bởi cá nhân không đủ tư cách triệu tập hội nghị. Vì thế mà các hội nghị này đều bị bãi bỏ kết quả, hoặc không tổ chức được.
Một mình một kiểu
Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, HUBT được thành lập từ tháng 6.1996, vốn dĩ là một trường dân lập, với nền tảng tài chính được huy động từ nhiều cổ đông. Hiệu trưởng đầu tiên của trường, và cho đến nay (trên giấy tờ) là GS Trần Phương. Một thời gian ngắn sau khi thành lập trường, GS Trần Phương giữ thêm chức chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm hiệu trưởng).
Giai đoạn HUBT mới thành lập, quản lý giáo dục đại học của nhà nước đang ở thời kỳ chuyển đổi. Trường đại học dân lập là một loại hình mới mẻ nên các quy định pháp luật liên quan tới mô hình này còn lỏng lẻo. Về sau, hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện nhằm đưa hoạt động của các trường ngoài công lập vào quy củ.
Tuy nhiên, mặc cho các quy định của nhà nước, HUBT vẫn tồn tại và hoạt động theo cách "một mình một kiểu". Tiêu biểu là từ hàng chục năm nay GS Trần Phương vẫn giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng dù theo quy định thì GS Trần Phương không còn đủ tiêu chuẩn.
Cụ thể, năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 86/2000/QĐ-TTg ban hành quy chế trường đại học dân lập, trong đó quy định về độ tuổi của chủ tịch hội đồng quản trị và hiệu trưởng. Theo đó, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng phải không được quá 70 tuổi vào thời điểm được đề cử vào các vị trí này. Ngoài ra, một cá nhân không được phép giữ chức hiệu trưởng trường đại học dân lập quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trong điều lệ trường đại học mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành năm 2014 thì độ tuổi của hiệu trưởng trường đại học tư thục được nới ra, nhưng cũng không được quá 75 tuổi đối với nam và 70 tuổi với nữ. Thực hiện luật Giáo dục ban hành năm 2005 thì HUBT thuộc loại hình tư thục (dù năm 2019 trường mới chấp hành yêu cầu chuyển sang loại hình này).
Như vậy, cho dù với quy định nào, GS Trần Phương cũng đều không đủ tiêu chuẩn điều kiện để làm hiệu trưởng HUBT.
https://thanhnien.vn/ai-dang-thuc-su-dieu-hanh-truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi-185240410133340413.htm?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2iE3Jk5NsHT6QFtFU-0zyU86b97s65t2eP2oZr7sPyK-k1lxXvLpWkj7U_aem_AWe21wNv8oWYiiD4HMT6-1JZIDI_YStqjXS39O4sblRKQeIy_cmhi2OyiPPXJ31ZkMLP5N7yqVjIl1DJcKx8RNHd
https://thanhnien.vn/xin-cuu-lay-truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi-185240410130101937.htm
Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, HUBT được thành lập từ tháng 6.1996, vốn dĩ là một trường dân lập, với nền tảng tài chính được huy động từ nhiều cổ đông. Hiệu trưởng đầu tiên của trường, và cho đến nay (trên giấy tờ) là GS Trần Phương. Một thời gian ngắn sau khi thành lập trường, GS Trần Phương giữ thêm chức chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm hiệu trưởng).
Giai đoạn HUBT mới thành lập, quản lý giáo dục đại học của nhà nước đang ở thời kỳ chuyển đổi. Trường đại học dân lập là một loại hình mới mẻ nên các quy định pháp luật liên quan tới mô hình này còn lỏng lẻo. Về sau, hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện nhằm đưa hoạt động của các trường ngoài công lập vào quy củ.
Tuy nhiên, mặc cho các quy định của nhà nước, HUBT vẫn tồn tại và hoạt động theo cách "một mình một kiểu". Tiêu biểu là từ hàng chục năm nay GS Trần Phương vẫn giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng dù theo quy định thì GS Trần Phương không còn đủ tiêu chuẩn.
Cụ thể, năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 86/2000/QĐ-TTg ban hành quy chế trường đại học dân lập, trong đó quy định về độ tuổi của chủ tịch hội đồng quản trị và hiệu trưởng. Theo đó, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng phải không được quá 70 tuổi vào thời điểm được đề cử vào các vị trí này. Ngoài ra, một cá nhân không được phép giữ chức hiệu trưởng trường đại học dân lập quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trong điều lệ trường đại học mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành năm 2014 thì độ tuổi của hiệu trưởng trường đại học tư thục được nới ra, nhưng cũng không được quá 75 tuổi đối với nam và 70 tuổi với nữ. Thực hiện luật Giáo dục ban hành năm 2005 thì HUBT thuộc loại hình tư thục (dù năm 2019 trường mới chấp hành yêu cầu chuyển sang loại hình này).
Như vậy, cho dù với quy định nào, GS Trần Phương cũng đều không đủ tiêu chuẩn điều kiện để làm hiệu trưởng HUBT.
https://thanhnien.vn/ai-dang-thuc-su-dieu-hanh-truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi-185240410133340413.htm?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2iE3Jk5NsHT6QFtFU-0zyU86b97s65t2eP2oZr7sPyK-k1lxXvLpWkj7U_aem_AWe21wNv8oWYiiD4HMT6-1JZIDI_YStqjXS39O4sblRKQeIy_cmhi2OyiPPXJ31ZkMLP5N7yqVjIl1DJcKx8RNHd
https://thanhnien.vn/xin-cuu-lay-truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi-185240410130101937.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét