Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

Iran và Triều Tiên mở ra chương mới trong hợp tác quốc phòng ?

Sự tham lam vô độ và sự áp bức bóc lột dã man qua sử dụng luật lệ quốc tế bất bình đẳng và qua mua rẻ bán đắt của Mỹ và phương Tây đang làm chênh lệch giầu nghèo giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển chưa bao giờ khủng khiếp như hiện nay. Bây giờ quả báo đã đến. Cả thế giới căm ghét và lạnh lùng, né tránh Mỹ và đồng minh. Đặc biệt, nhiều nước còn công khai hành động. Nga đã vùng lên phản kháng, khởi binh đánh trực diện vào tên lính xung kích của chủ nghĩa tư bản và đế quốc phương Tây. Vùng Trung Đông và Châu Phi đang nổi dậy, cướp chính quyền và đuổi cổ Mỹ và đồng minh. Trung Quốc và Triều Tiên chưa bao giờ mạnh mẽ và cứng rắn như hiện nay; chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ vừa qua hoàn toàn thất bại. Bây giờ là Triều Tiên cử một phái đoàn tới Iran để thảo luận bề ngoài về “quan hệ song phương và tăng cường hợp tác kinh tế”, nhưng thực chất là gì thì ai cũng hiểu; đó là hợp tác quốc phòng - quân sự - an ninh. Rõ ràng với tiềm lực hùng mạnh toàn diện của mình, Mỹ và đồng minh hoàn toàn có thể đè bẹp bất cứ nước nào dám phản kháng nếu nước đó cô độc, không có đồng minh. Nhưng khi các nước Nga-Trung-Triều-Iran liên kết đồng minh với nhau, hoặc 10 nước BRICS liên kết với nhau, thì vấn đề đã hoàn toàn khác; Mỹ và đồng minh sẽ mất vị thế độc tài và độc quyền trên toàn thế giới.
Iran và Triều Tiên mở ra chương mới trong hợp tác quốc phòng ?
Hà Huy Thành - Ngày 24/4/2024, Triều Tiên đã cử một phái đoàn do Bộ trưởng Bộ Kinh tế-Đối ngoại Yoon Jong-ho dẫn đầu tới Iran để thảo luận về “quan hệ song phương và tăng cường hợp tác kinh tế”. Lâu lắm rồi, các phái đoàn của Triều Tiên không đi công tác xa đến vậy, đặc biệt là đi công khai, chả sợ bố con nhà nào!

Vậy là Triều Tiên và Iran đã bắt đầu họp nhóm. Về cái gì? Rõ ràng là Bình Nhưỡng và Tehran sẽ không buôn bán tơ lụa hoặc gia vị… Trước nay họ hầu như không có giao thương, không có mối quan hệ nào rõ ràng. Vậy nên Israel đang căng thẳng, Hàn Quốc cũng căng thẳng, và Hoa Kỳ thì rất quan tâm theo dõi. Nhưng sẽ không có ý nghĩa gì trong sự căng thẳng hay lo lắng đó, vì họ không bao giờ có thể gây ảnh hưởng đến Triều Tiên (và cả Iran), dù họ đã cố gắng trong suốt 50 năm qua. 

Thực tế là phương Tây không thích hai quốc gia này dù chỉ riêng rẽ, và nếu họ đoàn kết và hợp tác cẩn thận với nhau thì thật là tệ. Phương Tây không bao giờ có thể đè bẹp cả hai quốc gia này bằng các lệnh trừng phạt. 

Hơn nữa, bất chấp các lệnh trừng phạt, cả hai quốc gia này không những không sụp đổ về kinh tế và chính trị, mà họ còn đạt được những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ: cả hai nước đều có vũ khí siêu vượt âm, thứ mà Hoa Kỳ chưa thể có. Lịch sử của Iran và Triều Tiên là lịch sử của đấu tranh tồn tại và phát triển, bất chấp áp lực mạnh mẽ nhất và nỗ lực cô lập quốc tế từ ​​​​phương Tây.

Trở lại vấn đề hợp tác. Về kinh tế thì chắc là cả hai bên không có nhiều thứ để trao đổi, nếu không nói là chả có gì cần thiết để phải đi công tác xa đến thế trong tình hình phức tạp hiện nay. Nhưng về công nghệ quân sự thì có rất nhiều thứ để có thể trao đổi.

Sự phát triển hệ thống phòng thủ ở Iran và Triều Tiên có nhiều thứ bất cân xứng. Ví dụ, Triều Tiên có khả năng đưa vệ tinh vào quĩ đạo, và tất nhiên là ngày càng sẽ có nhiều vệ tinh hơn. Đây sẽ là một chủ đề hợp tác thú vị: nếu không phải là chuyển giao công nghệ trực tiếp thì ít nhất cũng là cung cấp dữ liệu tình báo. Thậm chí là trao đổi dữ liệu tình báo trong “hội kín” là Nga-Trung-Triều-Iran. Thật là tội lỗi!

Hàn Quốc cực kỳ sợ hãi một thứ đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả: máy bay không người lái của Iran. Máy bay không người lái của Iran cực kỳ đơn giản, rẻ tiền và tải trọng có ích rất cao. Chỉ trong vài tháng có thể chế tạo nhiều đến mức chúng sẽ làm quá tải và xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng không nào. 

Hàn Quốc có hệ thống phòng không tốt, nhưng nó hoàn toàn không được thiết kế cho những thách thức kiểu này. Nói một cách chính xác, vấn đề chống lại máy bay không người lái còn lâu mới được giải quyết trên thế giới, và đơn giản là Hàn Quốc không có nhiều giải pháp bởi sẽ mất nhiều thời gian và rất tốn kém. Còn máy bay không người lái của Iran gần như có thể trồng được như lúa mì, với giá rẻ và số lượng lớn. 

Khi mà hệ thống phòng không bị quá tải và vô hiệu hóa thì sau đó sẽ là các biện pháp truyền thống: pháo binh, MLRS, tên lửa đạn đạo… Những đồ chơi này lại là thế mạnh của Triều Tiên. Hàn Quốc lo sợ tình huống như vậy còn hơn là những câu chuyện về “nút đỏ”. Bởi Bình Nhưỡng đã công khai tuyên bố rằng “nút đỏ” không cần dùng ở bán đảo này, nó chỉ được sử dụng để đưa tên lửa bay qua Thái Bình Dương.

Nhưng tất nhiên, điều quan trọng nhất mà phương Tây lo ngại là việc chuyển giao công nghệ tên lửa chiến lược và trao đổi “nút đỏ”, điều mà Triều Tiên đang làm rất tốt: nó có khả năng đe dọa đến tận Hoa Kỳ. Suy cho cùng, nếu công nghệ tên lửa của Triều Tiên rơi vào tay Iran thì không khó để tưởng tượng Israel sẽ gặp rắc rối đến mức nào. 

Tiềm lực phòng thủ của Triều Tiên là rất lớn, bởi ngay từ đầu nó đã được xây dựng dựa trên yêu cầu phải đối đầu cùng một lúc với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ Triều Tiên đến Nhật Bản có khoảng cách tương đương với từ Iran đến Israel. Israel hiểu rất rõ điều này và trong nhiều năm họ đã cầu nguyện rằng không có mối quan hệ nào giữa hai nước “ma quỉ” này, nhưng giờ đây nó đã xuất hiện.

Nói chung, với phương Tây thì tình hình đang ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát. Việc trao đổi công nghệ kiểu “thụ phấn chéo” giữa Iran và Triều Tiên là cực kỳ khó chịu, nhưng Hoa Kỳ và NATO đơn giản là không thể dừng quá trình này được nữa.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét