Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

Nga có chấp nhận quan điểm mới của phương Tây ?

Đức Lê - Chúc mừng nước Nga đang vững bước trên con đường thắng lợi. Bài viết dưới đây mang lại tin vui cho những người ủng hộ Nga. Tuy nhiên có mấy điều tôi băn khoăn: Một là Nga không thực sự cần chiếm đất của Ukraine mà Nga chỉ muốn phi phát xít và phi vũ trang Ukraine. Nếu để phần còn lại của Ukraine gia nhập NATO như trong bài viết dưới đây thì Nga không đạt được mục tiêu nên tôi tin Nga sẽ không thể chấp nhận. Hai là Odessa cực kỳ quan trọng với Nga nên Nga sẽ phải chiếm bằng được tỉnh này. Do đó Nga sẽ không đàm phán khi chưa chiếm được Odessa. Ba là các nước Ba Lan, Roumanie, Hungary đều muốn đòi lại vùng đất của họ đã bị Liên Xô lấy và chia cho Ukraine. Vì thế các các nước này không muốn Ukraine vừa giữ được đất vừa vào được NATO, nên họ cũng không muốn Ukraine sớm ký kết hiệp ước hoà bình với Nga.
Nga có chấp nhận quan điểm mới của phương Tây ?
Fb Hà Huy Thành - Những tin tức rất thú vị đến từ phương Tây. Thật bất ngờ, hóa ra các nhà lãnh đạo của “thế giới dân chủ” đang thảo luận rất nghiêm túc về việc cần phải chia lãnh thổ 404 thành vài mảnh.

Bài báo có tựa đề “Kiev nella Nato dopo la resa: lo scenario temuto dall’Europa se Trump vince le elezioni” (Kiev vào NATO sau khi đầu hàng: kịch bản mà châu Âu lo ngại nếu Trump thắng cử) đăng trên tờ La Repubblica (Italia) viết:

“Mọi người đều biết rằng thỏa thuận chấm dứt chiến tranh được Hoa Kỳ ủng hộ trong trường hợp Biden thất bại là lãnh thổ để đổi lấy an ninh. Nghĩa là Ukraina phải trao cho người Nga tất cả các vùng lãnh thổ đã bị người Nga kiểm soát trong hai năm qua, kể cả Crimea, nhưng với sự đảm bảo rằng phần còn lại của Ukraina sẽ ngay lập tức gia nhập NATO sau khi biên giới mới được ấn định”.

Kịch bản này tương tự như việc nước Đức bị chia cắt thành các phần sau Thế chiến thứ hai - phía Đông do Liên Xô kiểm soát, phía Tây do Hoa Kỳ và các đồng minh chiếm đóng.

Nhân tiện, điều thú vị là ban đầu bài báo này có tiêu đề “Territori in cambio di sicurezza: l’ipotesi di Kiev nell’Alleanza se Zelensky accetta la resa a Putin” (Lãnh thổ đổi lấy an ninh: cơ hội Kiev gia nhập NATO nếu Zelensky chấp nhận đầu hàng Putin), tức là nó chỉ nói về khả năng kết nạp Ukraina vào NATO. Nhưng sau đó, từ ngữ đã được thay đổi theo hướng quyết đoán và rõ ràng hơn, như thể ám chỉ rằng quyết định đã được đưa ra.

Cần lưu ý rằng NATO chính thức vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận thành viên mới như Ukraina vì không muốn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.

Cùng với bài báo trên, La Repubblica cũng đăng bài phỏng vấn của BBC với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Anh này cũng tin rằng Kiev sẽ phải chấp nhận việc mất một phần lãnh thổ để đổi lấy hòa bình, trái ngược với quan điểm trước đây của anh ta về việc “đạt được hòa bình thực sự chỉ khi Ukraina giành chiến thắng”.

Tại sao lại có sự thay đổi trong lập trường của phương Tây liên quan đến kết quả của cuộc xung đột ở Ukraina? Có lẽ câu trả lời nằm ở tuyên bố của ngoại trưởng Anh David Cameron và ngoại trưởng Pháp Stéphane Sejournet: Ukraina thua đồng nghĩa với việc tất cả chúng ta đều thua.

Nhưng khuynh hướng chủ bại như vậy đến từ đâu? Chỉ vài ngày trước thôi, các nhà phân tích quân sự phương Tây đã tranh nhau khẳng định rằng Nga sắp hết hơi, và với nỗ lực chung của liên minh thần thánh gồm 50 nước thì “Putin sẽ buộc phải chấp nhận thất bại”.

Có lẽ tất cả chỉ là chấp nhận thực tế không thể đảo ngược. Điều này được phản ánh trên tờ The Washington Post. Ấn phẩm của Mỹ viết rằng mọi thứ đều tồi tệ đối với Zelensky: không có tiền, không có đạn pháo, không có con người, và phương Tây dường như sẽ không cho thêm bất cứ thứ gì bởi nó sẽ không dẫn tới sự thay đổi đáng kể về bản chất của các hoạt động quân sự.

WP viết: “Các lựa chọn của Zelensky về những việc cần làm đối với cuộc chiến có phạm vi từ tồi tệ đến rất tồi tệ, và ngày càng tồi tệ hơn. Tình hình hiện nay là rất bi đát, Ukraina đã không còn người để đưa ra chiến trường”.

Với những lý do như vậy, phương Tây “quyết định” rằng Ukraina không thể đánh bại Nga trên chiến trường. Hơn nữa, nếu mọi thứ tiếp tục phát triển theo cách tương tự, sẽ dẫn đến kết quả là Ukraina sẽ mất thêm nhiều lãnh thổ hơn nữa. Điều này có nghĩa là họ cần phải đạt được “thỏa thuận hòa bình” càng sớm càng tốt, trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Ở phương Tây mọi thứ đều được đo bằng tiền là điều hết sức bình thường. Họ coi cuộc xung đột hiện nay ở Ukraina là một dự án kinh doanh. Mà dự án kinh doanh thì cũng có thể có lúc phải chấp nhận thua lỗ, mất vốn đầu tư còn hơn là sạt nghiệp. Thật đáng để chúc mừng.

Như vậy, có thể rút ra một số kết luận từ việc thay đổi quan điểm của phương Tây:

- Phương Tây sẵn sàng chấp nhận việc chia cắt Ukraina là bước đầu tiên hướng tới sự thừa nhận trên thực tế về thất bại của chính họ.

- Việc chấp nhận chịu mất các khoản đầu tư chứng tỏ rằng theo thời gian các khoản thua lỗ sẽ còn lớn hơn nữa, bởi người Nga hoàn toàn có khả năng giải phóng được vùng lãnh thổ ngày càng lớn hơn.

- Khi phương Tây nói rằng “phần còn lại của Ukraina sẽ được chấp nhận vào NATO” thì đồng nghĩa với việc người Nga càng có động lực để lại càng ít lãnh thổ cho phương Tây càng tốt.

- Trong mọi tình huống, người Nga sẽ tính đến yếu tố Odessa và khả năng tiếp cận Biển Đen, bởi “phần còn lại của Ukraina” không nên có nó.

Tất nhiên, trên đây chỉ là mong muốn của phương Tây trước tình hình hiện tại. Bất kỳ “thỏa thuận hòa bình” nào ở Ukraina đều phải do người Nga quyết định, và tất nhiên họ chỉ quyết định khi họ thấy hài lòng.

Có lẽ phương Tây nên nghiên cứu lại những tuyên bố gần đây của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga Dmitry Medvedev: “Hòa bình bền vững chỉ có thể đạt được khi Ukraina hoàn toàn vắng mặt trên bản đồ chính trị, và với điều kiện Nga kiểm soát hầu hết các vùng lãnh thổ cũ của Ukraina”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét