Giáo dục phải dạy trẻ biết ơn
Lê Việt Đức - Giáo dục phải dạy trẻ biết ơn, không chỉ biết ơn bố mẹ ông bà tổ tiên mà còn biết ơn những người đã từng giúp đỡ mình, biết ơn các anh hùng liệt sĩ và những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước mình, để mình có được cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày nay. Nhưng cũng đừng để biết ơn trở thành gánh nặng cản trở cuộc sống bình thường của mình.Kinh nghiệm của tôi là hãy cố gắng tự mình làm mọi việc mình cần, vất vả mấy cũng cố gắng tự làm. Chỉ nhờ vả người khác khi mình hoàn toàn không có khả năng làm, như thế gánh nặng biết ơn sẽ nhẹ hơn và mình có thêm sức lực để theo đuổi những mục tiêu của cuộc đời mình.
Dưới đây là bài viết trên mạng:
Trẻ không biết ơn lớn lên sẽ là người đáng sợ nhất.
Ngày nay, trong không ít gia đình, trẻ em vô tình trở thành "trung tâm vũ trụ" – được yêu chiều hết mực, được đáp ứng mọi mong muốn. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ như mặt trời – điều gì cũng vì con, việc gì cũng nhường con, miễn là con vui, con đủ đầy.
Thế nhưng… khi mọi sự hy sinh đều trở nên “đương nhiên” trong mắt trẻ, khi những gì cha mẹ làm ra không còn được đón nhận bằng lòng trân trọng, thì cũng là lúc một điều gì đó rất nguy hiểm đang bắt đầu nhen nhóm trong nhân cách của một con người.
Giáo dục, trước tiên phải là giáo dục lòng biết ơn.
Dạy trẻ biết cảm ơn không phải là một phép lịch sự xã giao.
Đó là nền móng đạo đức, là chất dinh dưỡng nuôi lớn tâm hồn, là ngọn gió giữ cho lòng người không trở nên khô cằn và vô cảm.
Nếu một đứa trẻ lớn lên trong sự nuông chiều tuyệt đối, chưa từng biết “khó” là gì, chưa từng được nhắc về hai chữ “biết ơn”... thì đến một ngày, chính bạn – bậc làm cha mẹ – sẽ là người đầu tiên gánh chịu hậu quả.
Bạn còn nhớ câu chuyện của cậu sinh viên đánh mẹ ngay tại sân bay chứ?
Cậu được mẹ chu cấp suốt 5 năm du học Nhật, không phải đi làm, không phải lo nghĩ, chỉ cần học và sống một cuộc đời không vướng bận.
Nhưng đến khi mẹ kiệt sức, không thể gửi tiền tiếp… cậu trở về và trút toàn bộ sự giận dữ lên người phụ nữ đã nuôi mình cả đời.
Đó không chỉ là cái tát vào gương mặt người mẹ, mà là cú đổ vỡ của cả một hành trình nuôi dạy thiếu gốc rễ.
Một đứa trẻ lớn lên không được dạy biết ơn — lớn rồi có thể trở thành con người còn đáng sợ hơn cả sói dữ.
Cha mẹ yêu con bằng cả đời người. Nhưng đừng yêu đến mức quên dạy con làm người.
Đừng để con bạn trở thành một người lớn biết đòi hỏi nhưng không biết hồi đáp.
Biết hưởng thụ nhưng không biết chia sẻ.
Biết trách móc nhưng không biết cúi đầu cảm kích.
Bạn có thể mua cho con chiếc điện thoại đắt tiền, đôi giày hàng hiệu, những bữa ăn sang trọng… nhưng nếu không dạy con biết cảm ơn, biết nhường nhịn, biết yêu thương — thì mọi thứ vật chất ấy chỉ đang nuôi lớn một cái tôi kiêu ngạo và ích kỷ.
Hãy để con được trải qua những thiếu thốn vừa đủ:
Để chúng biết giá trị của hạt cơm, của đôi dép lành.
Để chúng học cách cảm thông với nỗi cực nhọc của người khác.
Để chúng không coi tình thương là điều mặc nhiên, không xem công sức người khác là nghĩa vụ phải có.
Một đứa trẻ biết ơn – sẽ luôn khiêm nhường trong thành công và mạnh mẽ trong thất bại.
Chúng sẽ cảm động khi ai đó giúp mình, và cũng không quên chìa tay ra giúp lại người khác.
Chúng sẽ không lớn lên với ý niệm “mọi thứ phải là của tôi”, mà sẽ học được cách nói lời cảm ơn – từ tận đáy lòng – mỗi khi nhận được điều gì đó, dù là nhỏ nhất.
Lòng biết ơn không phải là kỹ năng để học.
Nó là thái độ sống. Là nhân cách. Là cái gốc để làm người.
Nếu bạn thật sự thương con, đừng chỉ hỏi: “Con muốn gì?”
Mà hãy hỏi: “Hôm nay, con đã biết ơn điều gì?”
Một đứa trẻ biết ơn sẽ không cần cha mẹ đi bên cạnh cả đời.
Bởi chính lòng biết ơn sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho chúng biết sống tử tế, biết yêu người, và biết trân trọng từng điều giản dị trong cuộc đời này.
Vì con không chỉ cần lớn – Con cần học cách làm người.
Ảnh: tôi thường ra khỏi nhà trước 5h sáng, đi buýt đến ga Cát Linh rồi chuyển sang đi metro. Chuyến metro đầu tiên thường chỉ phục vụ một mình tôi. Mỗi khi ra khỏi nhà, tôi chỉ mặc quần soóc, áo phông; quần áo đi làm, đi dạy tôi cho trong ba lô; chơi thể thao xong, có điều kiện thì tắm, không thì lau người bằng khăn, sau đó thay quần áo rồi mới vào cơ quan, vào trường.



Dưới đây là bài viết trên mạng:
Trẻ không biết ơn lớn lên sẽ là người đáng sợ nhất.
Ngày nay, trong không ít gia đình, trẻ em vô tình trở thành "trung tâm vũ trụ" – được yêu chiều hết mực, được đáp ứng mọi mong muốn. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ như mặt trời – điều gì cũng vì con, việc gì cũng nhường con, miễn là con vui, con đủ đầy.
Thế nhưng… khi mọi sự hy sinh đều trở nên “đương nhiên” trong mắt trẻ, khi những gì cha mẹ làm ra không còn được đón nhận bằng lòng trân trọng, thì cũng là lúc một điều gì đó rất nguy hiểm đang bắt đầu nhen nhóm trong nhân cách của một con người.
Giáo dục, trước tiên phải là giáo dục lòng biết ơn.
Dạy trẻ biết cảm ơn không phải là một phép lịch sự xã giao.
Đó là nền móng đạo đức, là chất dinh dưỡng nuôi lớn tâm hồn, là ngọn gió giữ cho lòng người không trở nên khô cằn và vô cảm.
Nếu một đứa trẻ lớn lên trong sự nuông chiều tuyệt đối, chưa từng biết “khó” là gì, chưa từng được nhắc về hai chữ “biết ơn”... thì đến một ngày, chính bạn – bậc làm cha mẹ – sẽ là người đầu tiên gánh chịu hậu quả.
Bạn còn nhớ câu chuyện của cậu sinh viên đánh mẹ ngay tại sân bay chứ?
Cậu được mẹ chu cấp suốt 5 năm du học Nhật, không phải đi làm, không phải lo nghĩ, chỉ cần học và sống một cuộc đời không vướng bận.
Nhưng đến khi mẹ kiệt sức, không thể gửi tiền tiếp… cậu trở về và trút toàn bộ sự giận dữ lên người phụ nữ đã nuôi mình cả đời.
Đó không chỉ là cái tát vào gương mặt người mẹ, mà là cú đổ vỡ của cả một hành trình nuôi dạy thiếu gốc rễ.
Một đứa trẻ lớn lên không được dạy biết ơn — lớn rồi có thể trở thành con người còn đáng sợ hơn cả sói dữ.
Cha mẹ yêu con bằng cả đời người. Nhưng đừng yêu đến mức quên dạy con làm người.
Đừng để con bạn trở thành một người lớn biết đòi hỏi nhưng không biết hồi đáp.
Biết hưởng thụ nhưng không biết chia sẻ.
Biết trách móc nhưng không biết cúi đầu cảm kích.
Bạn có thể mua cho con chiếc điện thoại đắt tiền, đôi giày hàng hiệu, những bữa ăn sang trọng… nhưng nếu không dạy con biết cảm ơn, biết nhường nhịn, biết yêu thương — thì mọi thứ vật chất ấy chỉ đang nuôi lớn một cái tôi kiêu ngạo và ích kỷ.
Hãy để con được trải qua những thiếu thốn vừa đủ:
Để chúng biết giá trị của hạt cơm, của đôi dép lành.
Để chúng học cách cảm thông với nỗi cực nhọc của người khác.
Để chúng không coi tình thương là điều mặc nhiên, không xem công sức người khác là nghĩa vụ phải có.
Một đứa trẻ biết ơn – sẽ luôn khiêm nhường trong thành công và mạnh mẽ trong thất bại.
Chúng sẽ cảm động khi ai đó giúp mình, và cũng không quên chìa tay ra giúp lại người khác.
Chúng sẽ không lớn lên với ý niệm “mọi thứ phải là của tôi”, mà sẽ học được cách nói lời cảm ơn – từ tận đáy lòng – mỗi khi nhận được điều gì đó, dù là nhỏ nhất.
Lòng biết ơn không phải là kỹ năng để học.
Nó là thái độ sống. Là nhân cách. Là cái gốc để làm người.
Nếu bạn thật sự thương con, đừng chỉ hỏi: “Con muốn gì?”
Mà hãy hỏi: “Hôm nay, con đã biết ơn điều gì?”
Một đứa trẻ biết ơn sẽ không cần cha mẹ đi bên cạnh cả đời.
Bởi chính lòng biết ơn sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho chúng biết sống tử tế, biết yêu người, và biết trân trọng từng điều giản dị trong cuộc đời này.
Vì con không chỉ cần lớn – Con cần học cách làm người.
Ảnh: tôi thường ra khỏi nhà trước 5h sáng, đi buýt đến ga Cát Linh rồi chuyển sang đi metro. Chuyến metro đầu tiên thường chỉ phục vụ một mình tôi. Mỗi khi ra khỏi nhà, tôi chỉ mặc quần soóc, áo phông; quần áo đi làm, đi dạy tôi cho trong ba lô; chơi thể thao xong, có điều kiện thì tắm, không thì lau người bằng khăn, sau đó thay quần áo rồi mới vào cơ quan, vào trường.



Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét