Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

"Xó bếp" sẽ có vị thế mới

"Xó bếp" sẽ có vị thế mới
VĨNH KHANGNgô Thanh Hòa gây ấn tượng cho người đối diện bằng lối trò chuyện khó “chệch khỏi đường ray” nấu nướng, đi loanh quanh đủ mọi câu chuyện rồi cũng sẽ quay về “căn bếp” của riêng mình. Trò chuyện với anh, tôi thấy, ngoài căn bếp trong đời thực, tôi còn tự hỏi mình: “Bếp của Ngô Thanh Hòa nằm ở đâu?”. Có lẽ, ở đâu đó trong tâm hồn anh.
Dù học về chuyên ngành marketing nhưng anh luôn dành cho công việc làm bếp một vị trí quan trọng, với anh, làm bếp đã thoát ra khỏi khuôn khổ của sở thích, mà đó là một nghề. Trong cuộc trò chuyện này, anh tin tưởng, cái công việc ở trong “xó bếp” vốn không được đánh giá cao sẽ có vị thế mới trong tương lai…

NGHỀ LÀM BẾP CÓ GIÁ TRỊ RIÊNG
Tôi có câu chuyện này, muốn kể cho anh, cách đây vài năm, cạnh nhà tôi, có một cậu bé muốn theo đuổi nghề làm bếp sau khi tốt nghiệp cấp 3. Bố cậu ta xé cuốn sách nấu ăn trước mặt cậu và quát: “Tại sao đàn ông, con trai, mày lại phải rúc vào cái xó bếp làm công việc đó?”. Anh nghĩ sao khi nghe câu chuyện này?

Công thức 'chuyện tình xa xứ' hút độc giả trẻ

Công thức 'chuyện tình xa xứ' hút độc giả trẻ
Hiện đại, lãng mạn và thêm 'gia vị lạ' từ bối cảnh nước ngoài, các chuyện tình đơm nở trên xứ người dễ 'mua chuộc' thị hiếu bạn đọc trẻ.
Chuyện tình lãng mạn trong ‘Đợi anh ở Toronto’ / Vài khuynh hướng sáng tác gần đây
Dễ đọc, thú vị, lãng mạn, nhẹ nhàng và khai thác được bối cảnh mới lạ là không gian xứ người, các tác phẩm "Chuyện tình New York" (Hà Kin), "Oxford thương yêu" (Dương Thụy), "Đợi anh ở Toronto" (Nguyễn Thu Hoài) như một món ăn mới trong bữa tiệc "tiểu thuyết tình yêu", được đông đảo độc giả ưa chuộng.

Các tiểu thuyết viết về những mối tình xa xứ.
Như hàng nghìn câu chuyện tình khác trên thế gian, chuyện tình yêu ở xứ người có đủ những vui vẻ, hạnh phúc, đau khổ, chia ly. Tuy nhiên, trong bối cảnh xa xứ, tình yêu của họ dường như nhiều màu sắc hơn. Một nước Anh lạnh lẽo đầy sương mù trong những trang viết của Dương Thụy, một New York đa dạng văn hóa và nhộn nhịp của Hà Kin, hay Toronto tuyết trắng phủ ngập trời qua những con chữ của Nguyễn Thu Hoài khiến độc giả vừa được chứng kiến một câu chuyện tình, vừa được trải nghiệm cuộc sống ở một phương trời mới lạ.

(2) Lịch sử: Xe kéo

Xe kéo
Tìm hiểu về lịch sử của chiếc xe kéo, người ta cho rằng loại xe này đã ra đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị tại Nhật Bản, vào khoảng năm 1869. Hồi đó, những gia đình khá giả có thể tậu một chiếc xe do người làm kéo đi những lúc cần di chuyển, thay vì phải đi bộ.
Theo Wikipedia, xe kéo - tiếng Anh là Rickshaw, tiếng Pháp là Pousse-Pousse - bắt nguồn từ tiếng Nhật “Jinrikisha” trong đó ghép bởi “jin” (con người, nhân), “riki” (sức lực) và “sha” (xe). Như vậy, “Jinrikisha” là loại xe chạy bằng sức kéo của con người. 

Xe kéo xưa trên bưu ảnh của Nhật Bản

(1) Lịch sử: Từ kiệu đến võng

Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng: 
Từ kiệu đến võng
Trong suốt chiều dài lịch sử, hàng loạt các loại phương tiện giao thông, cá nhân cũng như công cộng, lần lượt xuất hiện tại Việt Nam. Theo luật đào thải tất nhiên của cuộc sống, chúng cũng lần lượt được thay thế bằng những phương tiện mới hơn nhằm phục vụ cuộc sống tốt hơn. Loạt bài viết này sẽ điểm qua những phương cách di chuyển xưa của người Việt mà cho đến ngày nay đã trở thành quá khứ. 

Kiệu hoàng gia triều Nguyễn
Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do Nội các triều Nguyễn biên soạn, đã dành hẳn chương Nghi vệ (quyển 79) để miêu tả các loại kiệu dùng cho vua quan triều Nguyễn, với những quy định rất cụ thể về tên gọi, số lượng kiệu cùng các nghi trượng đi kèm, tùy thuộc vào thời thế, địa vị và thứ bậc của người sử dụng.

Hiểm họa trong du lịch sông nước miền Tây

Hiểm họa trong du lịch sông nước miền Tây

Khách du lịch đi xuồng ba lá ở miền Tây hôm 7/6/2013. RFA
Trong nhiều năm trở lại đây, các tour du lịch từ Sài Gòn xuôi về miền Tây Nam Bộ hoặc từ Hà Nội vào miền Nam rồi xuôi về đồng bằng sông Cửu Long đều có thêm hành trình du lịch trên sông nước miền Tây bằng xuồng ba lá. Có thể nói đây là điểm hút du khách bởi những cô gái quấn khăn rằn, đi chân trần chèo thuyền đưa khách dọc theo con nước, ghé thăm các miệt vườn. Nhưng dịch vụ này cũng hàm chứa nhiều hiểm họa bởi cách làm quá cẩu thả.
Cầu nguyện được bình yên
Hướng dẫn viên du lịch lắc đầu ngao ngán Anh Nguyễn Cung, một hướng dẫn viên du lịch ở thành phố Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng anh là người trực tiếp đưa nhiều đoàn khách tham quan xuống miền Tây, nhưng lần nào đưa khách lên xuồng ba lá anh cũng phải nín thở làm thinh và cầu Chúa phù hộ mọi sự được bình yên. Vì một chiếc xuồng nhỏ, thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam, có thể chở được ba đến bốn người Việt Nam nhưng khi những ông khách tây bước lên xuồng, chất năm, sáu người để tiết kiệm thì cảm giác như xuồng có thể chìm bất kỳ giờ nào.

Vương quốc Champa lịch sử 33 năm cuối cùng

Vương quốc Champa lịch sử 33 năm cuối cùng 
1148952_158929844308434_565514466_n
Tóm tắt: Lịch sử Panduranga giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX là đề tài ít được quan tâm nghiên cứu đến trong giới sử học Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống về tư liệu của lịch sử Việt Nam và thành tựu nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á trên thế giới. Đặc biệt, là việc khai thác nguồn thư tịch viết bằng tiếng Chăm Pgs.Ts. Po Dharma đã làm rực sáng lên một thời kỳ lịch sử của Champa từ năm 1802-1835. 
Trong khoảng thời gian 33 năm trải qua hai triều đại cai trị của nhà Nguyễn đã ảnh hưởng rất lớn đến con đường phát triển của dân tộc Champa. Ngày nay, một số người Việt theo Phật giáo thường cho rằng, phải chăng tổ tiên của người Việt đã mắc nợ trong quá khứ vì đã có những hành động đối xử quá đáng đối với dân tộc nhỏ bé như người Chăm. Cho nên, theo quan niệm nhân quả người Việt Nam phải chịu bao nhiêu cảnh thương tâm do chiến tranh gây ra trong thời kỳ 1945-1975. 
Đối với người Chăm, họ truyền miệng nhau qua nhiều thế hệ về sự tàn bạo của binh lính vua Minh Mệnh đã tước đoạt quyền được sống của dân tộc Champa. Tác phẩm Vương quốc Champa lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835) của Pgs.Ts. Po Dharma sẽ giúp độc giả nắm bắt được bối cảnh lịch sử xã hội Champa đã diễn ra trên vùng lãnh thổ Panduranga ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Pano giữa Thủ đô: Sửa xong tên nước lại sai Quốc huy

Pano giữa Thủ đô: Sửa xong tên nước lại sai Quốc huy
Sau khi có phản ánh việc tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 sai tên nước, đã có cơ quan sửa chữa tấm pano ấy, nhưng sửa xong vẫn sai.
Nhiều ngày qua, trên tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng (Hà Nội) xuất hiện một tấm pano khổ lớn mang dòng chữ “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam Việt Nam“.

30 Quyền con người là gì?

30 Quyền con người là gì?

Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội

Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội

Hoài Hương-VOA
Nắm bắt các cơ hội kinh tế tại Á Châu trong thời gian tới, và tương lai lâu dài là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ Tổng Thống Obama. Việt Nam có lẽ là quốc gia kém phát triển nhất, có thể nói là nghèo nhất, được chọn làm một trong 12 nước có khả năng trở thành đối tác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình dương - TPP. Một cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân hàng Thế giới bàn về những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của phóng viên Ban Việt Ngữ VOA Hoài Hương và ông Nguyễn Quốc Khải (NQK), cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới. Ông từng thỉnh giảng tại School of Advanced International Studies thuộc Johns Hopkins University.
VOA: Xin ông cho biết, trước hết, vào TPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Hỏi khác đi, nếu không vào TPP, Việt Nam sẽ thiệt thòi như thế nào, sẽ mất đi những cơ hội gì hay quyền lợi nào?

Thân phận 'nô lệ cần sa' người Việt ở Anh

Thông tin trong bài dưới đây không biết có đúng không ? 
Trong bài này, tôi đã viết: Hôm 19.8 trên đường trở lại Genève, có một bác 55 tuổi lân la làm quen với tôi. Hóa ra bác không biết ngoại ngữ nên cần người giúp đỡ trên đường. Bác từ Nghệ An đi Đức thăm con gái trốn sang đó và lấy chồng Đức. Bác kể còn có 2 cậu con trai khác, 1 trốn sang Anh theo đường du lịch, 1 sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động rồi bỏ trốn đi làm chui. Bác vô tư kể cậu cả sang Anh đã được 5 năm, quanh năm sống trong trang trại để trồng cây cần sa, thuốc phiện, mỗi tháng thu được 2000 bảng. Hàng tháng vẫn gửi tiền về qua đường bất hợp pháp: Đem bảng anh đến tiệm vàng bên đó, sau 5 phút ở Nghệ An sẽ có người mang tiền đến trả tận nhà. Phí là 4% hay 5% tôi không nhớ rõ. Bác bảo trồng cần sa trong nhà độc lắm, nhưng nhiều tiền nên phải cố mà làm. Bác kể muốn chuyển tiền ra nước ngoài cũng làm y như thế: Đưa tiền cho tiệm vàng ở Nghệ An, sẽ có người bên Đức đưa tiền đến cho con gái (để con gái mua nhà).
Thân phận 'nô lệ cần sa' người Việt ở Anh
Kỳ 1: Những 'bóng ma' bị chối bỏ
(TNO) Trông nhỏ con so với tuổi của mình, Bình xinh trai và cư xử nhã nhặn, nhưng mặt em hầu như lúc nào cũng đờ đẫn. Giống như phần lớn những thiếu niên 16 tuổi khác, Bình luôn cắm mặt vào chiếc smartphone của mình.
Tuy nhiên, ba năm trước, chiếc smartphone chính là công cụ để những tên buôn người sử dụng để kiểm soát em từng li từng tí, sau khi đã dụ dỗ được Bình rời khỏi nhà mình ở thành phố Hải Phòng, tờ The Sunday Times (Anh) cho biết.
Hình minh họa bài báo viết về những nạn nhân bị bọn buôn người bắt sang 
Anh làm nô lệ trong các trang trại trồng cần sa - Ảnh: The Sunday Times

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Việt Nam: Ai là người thay đổi cuộc chơi tham nhũng?

Việt Nam: Ai là người thay đổi cuộc chơi tham nhũng?

Trần Thị Lan HươngTheo World Bank
Tôi thường nghe mọi người nói rằng tham nhũng ở khắp nơi và chẳng thể làm gì để thay đổi nó. Tôi đã từng tin vào điều này. Tôi còn nghe mọi người nói rằng chống tham nhũng chỉ lãng phí thời gian mà thôi. Giờ thì tôi không còn quan tâm tới những phát ngôn tiêu cực kiểu này nữa. Ai đã khiến tôi thay đổi thái độ của mình? Chính là các bạn trẻ.
 Hai thành viên của CLB Đen và Trắng tham dự thi vật tay với khẩu hiệu "Vật tay thổi bay tham nhũng" tại một hoạt động của giới trẻ tại Hà Nội vào tháng 11/2012 nhằm thúc đẩy môi trường giáo dục công bằng.
Hai thành viên của CLB Đen và Trắng tham dự thi vật tay với khẩu hiệu “Vật tay thổi bay tham nhũng” tại một hoạt động của giới trẻ tại Hà Nội vào tháng 11/2012 nhằm thúc đẩy môi trường giáo dục công bằng.
Tôi bắt đầu được khích lệ vài năm trước đây khi một số thành viên nữ của một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam có tên là Trung tâm Sống, Học tập vì Môi trường và Cộng đồng(L&L) đưa ra ý tưởng về‘một xã hội bền vững và minh bạch trong tay thế hệ trẻ’. Như tên ý tưởng đã thể hiện khá rõ, những bạn trẻ này muốn kết nối nhiều hơn với thanh niên, hướng dẫn cho họ về phát triển bền vững và minh bạch, và về cách mà thanh niên có thể trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi và hướng tới một xã hội ít tham nhũng hơn. Đây là một trong những ý tưởng được trao giải Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009 với chủ đề Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng, do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đồng tổ chức. [1]

Vàng đang đi đâu?

Vàng đang đi đâu?
Đến ngày 28.8, gần 57,6 tấn vàng đã được bán qua 56 phiên đấu thầu nhưng thị trường vẫn hấp thụ hết, trái ngược hoàn toàn với dự đoán của ngân hàng Nhà nước (NHNN) rằng nhu cầu vàng sẽ giảm đi sau khi các tổ chức tín dụng tất toán xong trạng thái vàng vào ngày 30.6.2013.
Vậy vàng đi đâu? Theo tôi, câu trả lời nằm ở cơ chế quản lý thị trường vàng hiện nay. Việc NHNN cấm tín dụng vàng trong khi không xây dựng được thị trường vàng phái sinh, là nguyên nhân chính khiến cho vàng đột ngột trở nên khan hiếm.
Không có lực lượng nào làm tăng tốc độ “vàng hoá” nền kinh tế nhanh như NHNN đã làm trong thời gian vừa qua 

Những cái chết bí ẩn quanh 'kho báu người Tàu'

Những cái chết bí ẩn quanh 'kho báu người Tàu'
Cách đây hơn 10 năm, sau khi một người Trung Quốc có hành tung bí ẩn xuất hiện, trong vùng liền xảy ra hàng loạt cái chết chưa có lời giải.Đã một thập kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, người dân nơi đây vẫn còn bị ám ảnh bởi những chuyện rợn người đã xảy ra ở đồi Cây thị tại khu 5, xã Động Lâm, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong vòng 3 tháng, rất nhiều chó, trâu… trong vùng lăn ra chết một cách kỳ lạ. Hơn thế nữa, quanh khu đồi Cây thị có 5 người chết tức tưởi với cùng một biểu hiện. Những câu chuyện “liêu trai” cứ được thêu dệt ngày càng nhiều khiến người dân không dám bước chân ra khỏi nhà vào lúc trời xẩm tối.
Một trong hai cây thị cổ thụ ở đồi Cây thị.
Vào một buổi trưa mùa hè năm 2002, một người lạ đi vào quán nước ven đường ở xã Động Lâm hỏi thăm người dân về một địa danh với đặc điểm rất kỳ lạ: “Chiếc ao tròn, cái giếng méo, cây thị vẹo, cây khế khòng kheo”. Ban đầu, người dân bảo không có nơi nào như thế, nhưng sau đó, mấy người già trong làng chỉ ông ta đến khu đồi Cây thị thuộc khu 5, xã Động Lâm.

Bí ẩn nghĩa địa người Tàu ở Hà Nội

Lời đồn bí ẩn về nghĩa địa người Tàu ở Hà Nội
Có lời đồn rằng, để khống chế nước Nam, các triều đại Trung Quốc đã cho pháp sư dựng nên khu nghĩa địa trấn yểm bằng hồn ma trinh nữ.
Lọt thỏm trong một khu dân cư đông đúc thuộc phường Thụy Khuê, trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), có một nghĩa địa cổ chôn toàn người Tàu.
Nghĩa địa của người Tàu nằm giữa khu dân cư trên đường Hoàng Hoa Thám.
Họa sĩ Lê (ở Hà Nội) ngoài đam mê sáng tác, thì anh cũng có thú vui tìm hiểu những chuyện kỳ quặc, bí ẩn trong cuộc sống. Nghĩa địa Tàu này ở cách nhà anh không xa, nơi cha ông anh từng sống, nên nó gắn chặt với ký ức của anh. 
Theo nghiên cứu của anh Lê, người Tàu xưa luôn có ý định xâm chiếm nước Việt, tuy nhiên, những cuộc tấn công quân sự rất tốn người, tốn của, mà không khuất phục được đất nước phía Nam nhỏ bé. Để tìm cách thôn tính nước Nam, các triều đại Trung Quốc đã thực hiện “cuộc chiến tâm linh”. Họ cử nhiều pháp sư tài năng sang Việt Nam, đóng vai các lái buôn, ăn mày để đi tìm những địa điểm có nhiều linh khí, để yểm bùa, làm suy yếu linh khí nước Việt. Pháp sư nổi tiếng nhất là Cao Biền. Ông ta cùng đội ngũ pháp sư đã trấn yểm hàng nghìn điểm ở khắp nước Việt, đặc biệt quanh thành Thăng Long.

Ông Bá Thanh: Nhảy vào làm ngay

Ông Bá Thanh đã nghe 6 vụ liên quan tham nhũng
Khẳng định đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng, có vụ thất thoát vài nghìn tỷ, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu Ban Nội chính các tỉnh thành phải hành động ngay.
'Cá mập tham nhũng chắc đang mất ăn mất ngủ'
Cái khó của ông Nguyễn Bá Thanh
Trao đổi tại hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng chống, tham nhũng khu vực phía Nam do Ban Nội chính TƯ tổ chức ngày 29/8 ở TP.HCM, Trưởng Ban Nguyễn Bá Thanh cho hay, nhiệm vụ của Ban Nội chính các tỉnh, thành hết sức nặng nề, nhiều chông gai và đầy thử thách.
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh: Chống tham nhũng khó nhất
 là đụng chạm đến người thân, bạn bè, đồng chí... Ảnh: Tá Lâm
Nhảy vào làm ngay
Theo ông Bá Thanh, việc cần làm trước mắt là kiện toàn bộ máy, cán bộ, cơ sở, phương tiện… trong đó, khâu cán bộ có tính chất quyết định. “Nay người này gửi đứa cháu, mai gửi con vào cho đủ nhân sự thì tới lúc làm không đạt yêu cầu, ảnh hưởng công việc chung. Do đó, cần chú ý đến chất lượng cán bộ”, ông Thanh nói.

Bí thư quận nhận trách nhiệm pano 2/9 in sai tên nước

Ngạc nhiên với cách nhận trách nhiệm của ông bí thư này: "Quận không đổ trách nhiệm riêng cho ai vì cũng cảm thông cho cán bộ nhiều khi làm việc mệt mỏi nên sai sót". Nếu đã xử lý như vậy thì làm sao "rút ra được bài học để lần sau không mắc phải".
Bí thư quận nhận trách nhiệm pano 2/9 in sai tên nước
Pano chào mừng Quốc khánh nhưng in sai tên nước đã được quận Đống Đa (Hà Nội) tháo dỡ, thay bằng băng rôn mới. Bí thư Lê Tiến Nhật nhìn nhận đây là sai sót của quận.Trưa nay, trả lời VnExpress.net, Bí thư quận Đống Đa Lê Tiến Nhật thừa nhận sai sót của quận và cho biết, thành phố chỉ đạo làm pano 2/9, còn việc thiết kế, in ấn là do quận. "Do sơ xuất trong quản lý, triển khai và thực hiện nên quận đã in sai tên nước trên pano. Quận không đổ trách nhiệm riêng cho ai vì cũng cảm thông cho cán bộ nhiều khi làm việc mệt mỏi nên sai sót", ông Nhật nói.
Sáng 30/8, sai sót trên pano đặt tại nút giao 
Ô Chợ Dừa đã được sửa. Ảnh: Nguyên Anh.

Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước

Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước
Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dụng "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam" được dựng lên tại ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng và La Thành thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) nhiều ngày qua đã khiến nhiều người dân bức xúc.Điều đáng nói, ngay sau khi tấm pano ghi sai tên nước được dựng lên, người dân cho biết đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền sở tại để sửa đổi, song đến nay tấm biển vẫn đứng "hiên ngang" giữa ngã tư phố.

Dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm 
quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam"

Vẫn được sẻ chia thông tin trên mạng

Vẫn được sẻ chia thông tin trên mạng
Một vấn đề khiến dư luận băn khoăn hiện nay là trong quá trình sử dụng thông tin trên mạng, người dân chỉ được phép chia sẻ thông tin ở mức độ nào để không bị vi phạm luật. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.
´Thưa ông, theo Điều 20 của Nghị định 72, trang thông tin điện tử (TTĐT) cá nhân do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Như vậy, các cá nhân trên mạng xã hội sẽ không được trích dẫn, sẻ chia thông tin từ các trang TTĐT, các tờ báo mạng?
Tôi khẳng định là không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cũng phải lưu ý thêm là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó. Các cá nhân vẫn có quyền đánh giá, bình luận về vấn đề mà mình chia sẻ nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát ngôn của mình, đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật.

“Vợ giả”

“Vợ giả”
Ảnh chỉ để minh họa
Đàn ông có nhiều kiểu khổ vì vợ. Có người khổ vì vợ dữ, có người khổ vì vợ ghen, có người khổ vì vợ xấu. Vợ đẹp quá cũng khổ (vì suốt ngày lo ghen). Nhưng không biết có ông nào khổ cái kiểu kỳ cục giống tôi không: Khổ vì “vợ giả”!
Nghe đến đây, chắc nhiều ông nghĩ: “Chắc bà vợ cha này sống giả tạo lắm?”. Không hề, tính vợ tôi rất thật thà, dễ thương. Tôi nói “vợ giả” nghĩa là trên người vợ tôi, đồ… giả nhiều hơn đồ thật!

Cà phê và Sức khỏe tình dục nam giới

Cà phê và Sức khỏe tình dục nam giới
Đàn ông uống cà phê mỗi ngày có tình trùng nhiều và chất lượng tốt hơn so với những đàn ông không dùng. Thậm chí, nếu trước 2 - 4 giờ sinh hoạt tình dục mà uống một cốc cà phê có cho thêm một chút muối ăn có thể kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới một cách đánh kể.
Caffeine là một trong những chất gây nghiện phổ biến được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Vai trò thống trị của caffeine bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của chúng.
Mỗi ngày trên thế giới có hàng triệu người bắt đầu ngày mới bằng một ly cà phê, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực mà caffeine có thể gây ra cho sức khỏe. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dùng với liều lượng thấp, caffeine có thể mang lại lợi ích cho cơ thể. Nhưng những ảnh hưởng bất lợi của chúng sẽ gia tăng nếu liều lượng tăng cao, vượt mức cho phép.

How to read and understand a scientific paper ?

How to read and understand a scientific paper: a guide for non-scientists
Last week’s post (The truth about vaccinations: Your physician knows more than the University of Google) sparked a very lively discussion, with comments from several people trying to persuade me (and the other readers) that their paper disproved everything that I’d been saying. While I encourage you to go read the comments and contribute your own, here I want to focus on the much larger issue that this debate raised: what constitutes scientific authority?
It’s not just a fun academic problem. Getting the science wrong has very real consequences. For example, when a community doesn’t vaccinate children because they’re afraid of “toxins” and think that prayer (or diet, exercise, and “clean living”) is enough to prevent bacterial infection, outbreaks happen.
“Be skeptical. But when you get proof, accept proof.” –Michael Specter
What constitutes enough proof? Obviously everyone has a different answer to that question. But to form a truly educated opinion on a scientific subject, you need to become familiar with current research in that field. And to do that, you have to read the “primary research literature” (often just called “the literature”).

Tiểu thuyết ‘Đại gia’ bị ngừng phát hành vì 'cường điệu quá mức'

Tiểu thuyết ‘Đại gia’ bị ngừng phát hành vì 'cường điệu quá mức'
Theo Cục xuất bản, tác phẩm "đề cập đến một số vấn đề nhạy cảm với tính chất cường điệu quá mức", trong khi tác giả cho rằng, anh chỉ hư cấu mà hư cấu là đặc quyền của tiểu thuyết.
Bìa tập 1 tiểu thuyết "Đại gia" và nhà văn Thiên Sơn.
Phát hành cuối tháng 7, bộ tiểu thuyết "Đại gia" gồm hai cuốn - "Tam giác ngầm" và "Quyền lực đen" - của nhà văn Thiên Sơn (tên thật là Nguyễn Xuân Hoàng) lập tức bị yêu cầu ngừng phát hành để thẩm định lại.
Trong công văn của Cục Xuất bản gửi tới NXB Lao Động và Công ty Cổ phần sách Alpha - hai đơn vị liên kết phát hành - ngày 1/8, nêu: "Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối quan hệ 'làm ăn' kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cao cấp của nhà nước và những thủ đoạn mánh khóe, trong công tác tổ chức cán bộ. Qua tác phẩm, người đọc thấy một 'tam giác ngầm' mà ở đó quyền lực, tiền bạc và gái gú cấu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội.

Đất của Việt Nam

Đất của Việt Nam
Mekong Delta
Người Việt đã khai khẩn vùng đồng bằng
sông Cửu Long khoảng 400 năm nay
Trong một cuộc phỏng vấ́n mới đây với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia, cáo buộc Việt Nam đã sát nhập vào lãnh thổ của mình những vùng đất của người Khmer. BBC đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Đầu, một nhà nghiên cứu lâu năm về địa bạ cũng như lịch sử khai khẩn miền Nam, Việt Nam, để tìm hiểu về vấn đề này.
BBC: Thưa ông Nguyễn Đình Đầu, gần đây trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia có tố cáo Việt Nam ‘chiếm đất của người Khmer’. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Ông Nguyễn Đình Đầu: Có một phần Campuchia là vùng ngập nước có rất ít người ở. Người Campuchia ở trên cao tức là Angkor Wat. Miền Nam (Việt Nam) hồi xưa thuộc về một nước khác là Phù Nam. Đến thế kỷ thứ 8 người Campuchia mới lác đác đến đó. Đến thế kỷ 16, 17 người Việt tự động đến đó làm ăn sinh sống. 

Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam

Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
(trích)
Tác giả: Bill Hayton
1. Khó nói "I love you" bằng tiếng Việt
Không phải vì người Việt không tình cảm. Mà vì không có từ "I" và "You" trong tiếng Việt nói thông thường. Người ta nói với nhau dùng các ngôi thứ dựa vào tuổi tác: anh với anh trai hay nam giới lớn tuổi hơn mình, chị với chị gái hay phụ nữ lớn tuổi hơn mình và em với em gái hay phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình.
Đó là lý do tại sao người Việt rất hay hỏi tuổi của người lạ khi mới gặp để họ có thể dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp và đối xử với người đó có sự tôn trọng đúng mức theo tuổi tác.

Mô hình báo chí của Forbes.com


Mấy hôm nay mình nghiên cứu mô hình báo chí của Forbes.com, vì rất tò mò muốn biết, tại sao trong thời điểm khó khăn với tất cả các tòa soạn như hiện nay, Forbes vẫn ổn. Thực tế, 152 tờ báo đã bị đóng cửa năm 2011, sa thải nhân viên. Gần đây nhất là Washington Post khiến người ta chú ý khi được bán cho tỉ phú Amazon. Có hẳn 1 trang theo dõi “những cái chết của các tờ báo” ở đây.
Trong bối cảnh đó, Forbes vẫn liên tục tăng trưởng về số lượng độc giả trên báo in, và Forbes.com. Sau một hồi ngâm cứu sơ khởi, đọc các giải thích của Lewis DVorkin, người có thể gọi là bộ óc đằng sau mô hình độc đáo của Forbes.com, mình tạm rút ra vài điều như sau về cách làm của họ:

Dự tiệc vô ngôn

Dự tiệc vô ngôn
TTCT - Liệu bao nhiêu phần trăm trong số 2,5 triệu người khiếm thính ở Việt Nam (*) được chia sẻ và vượt khỏi biên giới lời nói để thật sự sống đời nồng nhiệt?
Một tiết mục văn nghệ trong đêm tiệc vô ngôn - Ảnh: Yến Trinh
Đầu tháng 8-2013, tiệc vô ngôn (silent party) lần thứ năm được tổ chức ở TP.HCM đã cố gắng tìm câu trả lời.
Đặc điểm của tiệc vô ngôn là lời nói tạm thời bị quên lãng, thế giới câm lặng hiện ra không phải trong phim hài Charlot mà từ những người khiếm thính và người nói được bình thường.

(4) Đà Nẵng liệu có đang phát triển bền vững?

Đà Nẵng liệu có đang phát triển bền vững?
Một thực tế cho thấy Đà Nẵng phát triển rất mạnh về du lịch - dịch vụ - BĐS, chiếm tỷ trọng đa số trong cơ cấu kinh tế của thành phố.Lượng du khách đến Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước trong những năm gần đây do cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông đi lại được không ngừng nâng cấp và mở rộng. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì và vực dậy nền kinh tế thành phố trong thời kỳ kinh tế khó khăn chung của cả nước.
Nhưng với vị thế là thành phố năng động và phát triển bậc nhất của cả nước, là đầu đầu kinh tế xã hội của cả miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng vẫn chưa khẳng định và phát huy hết vai trò tiên phong vốn có của mình.
Đà Nẵng được xem là trung tâm tài chính ngân hàng của cả vùng với sự có mặt rất nhiều chi nhánh, PGD, VPĐD của hầu hết các Ngân hàng hiện có ở VN. Nhưng để phát huy vai trò cũng như làm đòn bẩy cho nền kinh tế thành phố, liệu các NH này có phát huy hết dòng chảy tín dụng từ các nguồn vốn của mình? hay là chỉ mọc ra như nấm rồi để khoe hương tỏa sắc?...

(3) Đà Nẵng hậu Bá Thanh: Trả giá cho phát triển thiếu bền vững

Trả giá cho phát triển thiếu bền vững
TT - “Không phải đến hôm nay mà ngay từ năm 2005, trong một bài viết trên Tuổi Trẻ, tôi đã lên tiếng cảnh báo Đà Nẵng về những khó khăn sẽ phải đối mặt khi quá phụ thuộc vào nguồn thu từ đất đai. Và thực tế đã chứng minh điều đó”.
Từ năm 2005, trên Tuổi Trẻ, ông Lê Đăng Doanh đã lên tiếng cảnh 
báo về sự phát triển “nóng” dựa trên nguồn thu từ đất của Đà Nẵng
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện những khó khăn hiện nay của Đà Nẵng. Ông Doanh nói:

(2) Đà Nẵng hậu Bá Thanh: Không thể dựa vào nguồn bán đất

Không thể dựa vào nguồn bán đất
TT - Những năm trước đây, tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng ở mức rất cao, nhưng chủ yếu là dựa vào đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng, trong khi đầu tư tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm dần. Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân chính khiến ngân sách bị teo tóp... khi đất đóng băng.
Một khu đất vị trí đẹp ở Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) bỏ hoang do không thu hút được nhà đầu tư - Ảnh: Hữu Khá

(1) Đà Nẵng hậu Bá Thanh: Đất đóng băng, bí tiền

Đất đóng băng, Đà Nẵng bí tiền 
TT - Không còn “rủng rỉnh” như thời điểm thị trường bất động sản sôi động trước đây, nguồn thu ngân sách của Đà Nẵng đang bị sụt giảm mạnh, nhiều công trình dự án bị đình trệ đã cho thấy kinh tế của thành phố năng động nhất miền Trung đang bộc lộ nhiều vấn đề...
Do thiếu tiền, nhiều tuyến đường ở khu dân cư E2 (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) không được trải nhựa khiến cuộc sống người dân nơi đây bị xáo trộn - Ảnh: ĐĂNG NAM

Lời nguyền khoáng sản và giá phải trả...

Lời nguyền khoáng sản và giá phải trả...
(Trái hay Phải) - "Các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chỉ được hưởng lợi từ việc làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản mà thôi"- ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) đã chia sẻ về việc Chính phủ đề nghị tăng mức thuế tài nguyên với hàng loạt kim loại quý như vàng, titan và nhiều loại tài nguyên khác.
Việt Nam chưa hiểu đúng bản chất thuế tài nguyên
PV: - Ngày 21/8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về đề xuất tăng một số khoản mục thuế sử dụng tài nguyên sắt, titan, đồng, vàng, than... đa số các đại biểu đều đồng tình với đề xuất này để đảm bảo tài nguyên được sử dụng hợp lý. Quan điểm của ông thế nào về đề xuất này?
Th.S Phạm Quang Tú: - Mặc dù có một vài loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như Titan, bauxite, đất hiếm, nhưng phải khẳng định Việt Nam không phải là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Những loại khoáng sản ấy dù lớn về mặt trữ lượng nhưng vì ta có và trên thế giới cũng có nhiều nên để huy động nó vào trong việc phát triển đất nước thì còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có hai loại khoáng sản là than và dầu khí có giá trị kinh tế thì hiện đã khai thác gần như cạn kiệt.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Quốc thể và quốc kỳ

Quốc thể và quốc kỳ

Một
Như mọi trường học ở miền Nam thời ấy, trường tôi hồi đó cũng chào cờ vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần. Không mở băng cassette để phát quốc ca qua loa, chúng tôi, như những chú gà trống choai, ưỡn ngực ra hát bài quốc ca. Dù trẻ con thì hiếu động, không ai bảo ai, chúng tôi đều hiểu giây phút ấy là trang nghiêm và không có chỗ cho những trò nô đùa, nghịch phá.
Trong sách công dân giáo dục, người ta dạy chúng tôi phải đứng nghiêm mỗi khi quốc kỳ được kéo lên. Bài học ấy không nằm trên giấy, vì tôi đã không ít lần chứng kiến những thầy giáo, công chức, quân nhân… đã đứng nghiêm phăng phắc trên đường, mỗi khi lá quốc kỳ đang từ từ kéo lên ở một công sở, trường học nào đó.

Nước Mỹ 50 năm sau "giấc mơ" của Martin Luther King

Nước Mỹ 50 năm sau "giấc mơ" của Martin Luther King
Cuộc tập hợp trước đài tưởng niệm Lincoln 28/08/1963 © 
National Archives and Records Administration, Anh Vũ
Cách đây 50 năm tại Washington, ngày 28/08/1963, trước 250 nghìn người, mục sư Martin Luther King đã có bài diễn văn với câu nói nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ”, được coi như một khẩu hiệu ghi dấu ấn trong cuộc đấu tranh vì dân quyền của người Mỹ da đen. 50 năm sau, giấc mơ bình quyền chưa hẳn đã thành hiện thực trọn vẹn với tất cả người dân Mỹ.
Vào thời điểm mục sư Martin Luther King lên diễn đàn phát biểu trước khoảng 250 nghìn người tại Washington năm 1963, nước Mỹ đã trải qua gần 100 năm xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng người Mỹ da đen vẫn bị phân biệt đối xử trong nhiều mặt của đời sống xã hội đặc biệt là họ vẫn chưa được quyền bầu cử. Với giọng nói hùng hồn Martin Luther King nói : “Một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do” và cuộc sống của họ vẫn còn bị tê liệt bởi “những chiếc còng của phân biệt đối xử và những dây xích của kỳ thị”.

Nước Mỹ kỷ niệm 50 năm bài phát biểu của MS. Luther King

Nước Mỹ kỷ niệm 50 năm bài phát biểu của MS. Luther King
Nguyễn Khanh, RFA
2013-08-28
Mục Sư Martin Luther King phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ 
ông ngày 28 tháng tám năm 1963 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, AFP
Hôm nay người dân Hoa Kỳ hân hoan kỷ niệm 50 năm ngày Mục Sư Martin Luther King đọc bài diễn văn bất hủ mang tựa đề “Tôi Có Một Giấc Mơ”, tên gốc tiếng Anh là “I Have A Dream”, để tranh đấu cho dân quyền, đòi hỏi mọi người đều được tôn trọng và bình đẳng như hiến pháp của nước Mỹ đã quy định.
Buổi lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức ngay tại thủ đô Washington D.C., nơi 50 năm trước đây Mục Sư King đã đọc bài diễn văn.
Ban tổ chức cho biết Tổng Thống Barack Obama, hai cựu Tổng Thống Jimmy Carter và Bill Clinton sẽ đọc diễn văn, đồng thời tiếng chuông nhà thờ sẽ đổ vang khăp nơi, để nhớ lại điều mà Mục Sư King đã nói trong bài diễn văn của ông là “hãy để cho tiếng chuông tự do vang dội”.
Thật ra bài diễn văn đang được thế giới biết đến dưới tên “Tôi Có Một Giấc Mơ” được hình thành một cách đầy bất ngờ vì trong bài diễn văn soạn sẵn không có đoạn đó.

KHOẢNG CÁCH TRÍ TUỆ

KHOẢNG CÁCH TRÍ TUỆ
Alan Phan, 30 August 2013
Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).
Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội đáng kể qua nạn cướp giật, lừa đảo, tranh chấp lao động…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc đối phó.
Vấn đề không ai nói đến
Trong khi đó, tôi suy nghĩ nhiều hơn đến khoảng cách về trí tuệ của 2 thành phần dân số. Tôi không thể minh định là bao nhiêu phần trăm dân số đạt chuẩn quốc tế cao nhất về giáo dục và văn hoá; và bao nhiêu phần trăm thực sự là “ngu hơn lợn”.

Bất ngờ gặp "tôi ghét đọc"

Phó giám đốc Sở Văn hóa không hề đọc sách, báo
“Ngày xưa, mỗi tháng tôi còn đọc vài tờ báo, vài quyển sách chứ những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí, hoàn toàn không đọc đâu các đồng chí ạ!”. 
Đó là ý kiến của Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (Sở VHTTDL) tỉnh Đắk Nông tại cuộc họp liên bộ kiểm tra về chương trình cấp báo, tạp chí cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 2472 của Thủ tướng Chính phủ diễn ra tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắc Nông sáng ngày 23/8 vừa qua. Ý kiến phát biểu của ông Lê Khắc Ghi khiến cả hội trường lặng phăng phắc trong vài phút!
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch 
(Sở VHTTDL) tỉnh Đắk Nông (người đứng)
Tôi, với tư cách một người có mặt trong buổi họp hôm đó, thú thật đã thật sự bất ngờ khi nghe lời tâm sự “chân thành” của ông Lê Khắc Ghi. Bởi lẽ, là lãnh đạo sở Văn hóa nhưng ông không đọc sách, báo chí kể cả sách khoa học. Vậy ông nắm bắt thông tin bằng cách nào, trau dồi kiến thức bằng phương tiện gì để chỉ đạo ngành văn hóa của tỉnh miền núi Đắk Nông?

Tiền của công là tiền… của ông

"Chúng ta đang chứng kiến một thực tế là Nhà nước không kiểm soát được lỗ, lãi, phân bổ đầu ra của DNNN. Chúng ta đang có vô số ví dụ về những mức lương khủng khiếp bất chấp kết quả kinh doanh, bất chấp hiệu quả hoạt động, và bất chấp đời sống của những người đóng thuế".
Đào Tuấn:
Tiền của công là tiền… của ông
Người ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau 2 con số “lương giám đốc”
- ở trên giời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn “chui sâu dưới 3 thước đất”
Một tờ báo đã tính toán: Mỗi năm có 365 ngày, trừ đi 52 ngày chủ nhật thì còn lại 313 ngày làm việc. Với tiền lương 2,6 tỉ đồng/năm, vị chi ông giám đốc công ty thoát nước Thành phố đang nhận lương 8,3 triệu đồng/ngày.
8,3 triệu cho 8 tiếng đút chân gậm bàn, chứ không phải chui xuống cống cả tháng, cũng chỉ để nhận 8 triệu tiền lương.
8,3 triệu và để những người dân thường niên sống trong cảnh “bà con đắp đê trong nhà, co hết chân lên giường mà sao nước vẫn không chịu ra”.
Báo chí đã nói đến sự phẫn nộ, trước mức lương khủng đến vô lý của những người lãnh đạo các doanh nghiệp gắn với hai chữ “công ích”, trong tương quan với mặt bằng lương và thu nhập của những người đóng thuế.

Sự vô liêm sỉ cùng cực nhìn từ những bảng lương

Sự vô liêm sỉ cùng cực nhìn từ những bảng lương
Đây là chuyện rất không bình thường và có thể gọi thẳng ra đám cán bộ này là đám tham nhũng và ăn quá bẩn.
Nghĩ thế nào khi nhìn thấy bảng lương này.
Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TPHCM
Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TPHCM
Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn

Những văn bản mang tên 'lợi ích nhóm'

Những văn bản mang tên 'lợi ích nhóm'
Tại sao sự sai trái này lại xảy ra ở hai cơ quan hành pháp và tư pháp? Nguyên nhân sâu xa của việc ban hành các văn bản sai trái này là gì? Chả lẽ cơ quan tư pháp và hành pháp lại có thể non kém đến thế?
Hàng ngàn văn bản sai luật, vi phạm qui trình của các cơ quan công quyền đồng nghĩa với việc có hàng triệu người đã hoặc đang bị điều chỉnh bởi các văn bản sai trái này. Có lẽ chính vì điều đó, tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường luôn nhận được những câu hỏi nóng bỏng.
Qua quan sát của chúng tôi, nhìn chung các văn bản vi phạm được chia làm ba loại.
Loại thứ nhất là những văn bản ngô nghê, thiếu cả tính pháp lý lẫn thực tiễn cuộc sống. Loại văn bản này được soạn thảo bởi những công chức yếu kém về nghiệp vụ điển hình như các qui định ngực lép không được cấp bằng lái xe, không được bán thịt 8 giờ sau khi giết mỏ, ghi họ tên cha mẹ trong CMND, qui định về tang lễ cán bộ công chức…

Cô dâu Việt và ‘Tự trọng dân tộc’

"Không chỉ có họ mà rất nhiều những thành phần cao cấp khác của Việt Nam hình như cũng chả thèm đoái hoài gì đến một thứ được gọi là ‘tự trọng dân tộc’. Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa giờ đang thôn tính Trường Sa, nhưng Trung Quốc vẫn hiện diện tại Việt Nam như một bậc đàn anh! Phố Tàu vẫn ngày càng phát đạt khắp nơi nơi, Made in China thì đố ai đếm được, và một nỗi NGƯỢNG khó tả cho văn hóa Việt Nam đó là những đạo diễn của Việt Nam vẫn kéo nhau qua Trung Quốc để quay phim SỬ VIỆT!"
Trai Hàn Tuyển Cô Dâu Việt!
Tôi hăm hở xung phong quá bộ vào một “hang động” núp bóng Nhà hàng ở Quận 2. Nó tựa như một “quần thể ôm” rộng khoảng 2 hecta nằm dọc bờ sông, có dịch vụ nhà hàng, tiệc cưới, karaoke ôm, cà phê ôm, câu cá giải trí ôm, du ngoạn sông ôm bằng du thuyền nhỏ. Còn nhớ đó là “mùa nước lên”, các du thuyền phải neo chết ở bờ vì không thể chui lọt qua cái gầm cầu vắt ngang sông trước mắt và cả cái gầm cầu xa tít phía sau lưng!
Có 2 má mì và 2 ê kíp khoảng vài chục gái ôm lẫn gái gọi, họ được bao ăn ở nhưng không lương, họ kiếm chác bằng cách moi tiền “bo” của khách, họ tưng bừng như nắng mai khi tiền bo hậu hĩnh, họ u sầu như áp thấp khi gặp phải tay chơi cũng hẻo đời như họ!

Chỉ một ngày sau khi quá bộ, tôi nhận ra mình đã bị hố với vai trò “tình báo” này. Nó không giống như bất cứ trừu tượng hào nhoáng nào của tôi trong quá trình nghiên cứu các tư liệu trước đó. Mọi thứ ở đó đều quá giản đơn, trần trụi quẫn quanh trong cái vòng tuần hoàn của ăn ngủ, chưng diện, mồi chài, gợi dục, làm tình và đếm tiền bo!

Lập lại kịch bản nào – BTA hay WTO?

Lập lại kịch bản nào – BTA hay WTO?
 
Lịch sử hội nhập kinh tế của Việt Nam chưa lâu nhưng đã cung cấp khá nhiều bài học. Ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Mỹ là bước ngoặc giúp Việt Nam ra khỏi nhiều năm dài trì trệ sau khủng hoảng tài chính khu vực, khu vực kinh tế tư nhân cất cánh, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt. Năm 2002, năm đầu tiên ký BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên mức 2,4 tỷ đô-la, tăng bốn lần so với năm 1999 và xuất khẩu hàng may mặc năm đó là 952 triệu đô-la, tăng gần 20 lần so với mức 49 triệu đô-la của năm trước đó. Tính đến năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt mức 20,3 tỷ đô-la, trong đó có 7,7 tỷ đô-la hàng dệt may (số liệu của AmCham Vietnam). Ngược lại cột mốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ đánh dấu sự bùng nổ thị trường chứng khoán, địa ốc, ngân hàng thành những bong bóng mà di chứng vẫn còn lại đến nay. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tình hình kinh tế năm năm sau WTO thua xa năm năm trước đó về nhiều mặt, kể cả tốc độ tăng trưởng GDP, chất lượng tăng trưởng, xuất nhập khẩu. Xuất khẩu tăng nhưng phần tăng mạnh nhất rơi vào tay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2012, tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực FDI là 33,5% trong khi xuất khẩu trong nước chỉ tăng vỏn vẹn 1,3%, kim ngạch của nhóm FDI lên đến 63,9 tỷ đô-la so với nhóm trong nước – 42,3 tỷ đô-la).

Bí quyết thành công của giáo dục Phần Lan

Vốn Con người: Bí quyết thành công của giáo dục Phần Lan
Mặc dù chi phí cho mỗi học sinh tại quốc gia này ít hơn nhiều nước phát triển khác, kết quả kiểm tra của các học sinh lại cao hơn hầu hết các quốc gia khác trên toàn thế giới. Sau đây là lý do vì sao.
.
Sau một thời gian, việc này đã trở nên thật sự khó chịu. Học sinh Phần Lan luôn đứng đầu hạng. Họ dẫn đầu điểm kiểm tra quốc tế tiến hành bởi Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD), kể từ năm 2000, cứ mỗi ba năm tổ chức này lại đánh giá sức học của học sinh lứa tuổi 15 trong các nước phát triển về các môn toán, văn và khoa học.
Kết quả gần đây nhất của đợt kiểm tra PISA này (2009) một lần nữa đã đặt các học sinh Phần Lan vào hạng giỏi nhất trên thế giới. Họ theo sát nút nước hạng nhì là Nam Hàn (Thượng Hải, Trung Quốc đạt hạng nhất), mặc dù không cần phải dùng đến biện pháp trừng phạt học sinh hoặc làm chúng phải mất ăn mất ngủ, những việc không thể nào tưởng tượng nỗi trên xứ sở của ông già Noel.
Bên cạnh đấy, Phần Lan còn đứng đầu bảng danh sách các quốc gia tốt nhất để trẻ em sinh sống, theo bảng xếp hạng an sinh trẻ em tại các nước phát triển do UNICEF đưa ra vào tháng Tư. Nhờ hệ thống trường học của mình, đất nước này trở thành thiên đường của trẻ em.

Thế giới muôn màu và tuyệt đẹp

Thế giới muôn màu và tuyệt đẹp
A church in Norway

Samurai và người đánh cá

Samurai và người đánh cá
Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. 
Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” 
Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. 
Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”
Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

ĐÒN TẤN CÔNG TOÀN CẦU THẦN TỐC CỦA MỸ

ĐÒN TẤN CÔNG TOÀN CẦU THẦN TỐC CỦA MỸ
Tấn công thần tốc toàn cầu” bằng vũ khí phi hạt nhân của Mỹ , sẽ tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu, trong thời gian 1 giờ.
Do những thâm hụt và khủng hoảng ngân sách, Mỹ có thể sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu dành cho quốc phòng. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng, từ những cắt giảm đó, sức mạnh quân sự Mỹ sẽ yếu đi. Quân đội Mỹ đang cố gắng giảm thiếu các chi phí thông thường, nhưng lại tăng cường các khoản đầu tư ngân sách kỷ thuật mới.
Trên thực tế, Mỹ đã chi một khoản ngân sách rất lớn nhằm phát triển chương trình “Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” (Prompt Global Strike – PGS). Đây là hệ thống tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân, tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu trong thời gian giới hạn 1 giờ. Đây là chương trình có tên gọi DARPA Falcon Project (Falcon HTV-2). Số lượng các loại vũ khí này trong kho vũ khí chiến lược Mỹ ngày càng tăng.

Ba dự báo lớn cho kinh tế nước Mỹ

Ba dự báo lớn cho kinh tế nước Mỹ
Ngành sản xuất quay trở về, người dân di cư về miền Trung và những ngành mới nổi xuất hiện được dự báo là viễn cảnh của kinh tế Hoa Kỳ.
Năm 2007, Meredith Whitney, chuyên viên phân tích ngân hàng cho CNBC, Fox Business, Bloomberg... đã viết cuốn sách "Fate of the States: The New Geography of American Prosperity" (Vận mệnh Hoa Kỳ: Sự phân bổ mới của thịnh vượng). Cuốn sách chứa đựng nhiều phân tích và dự báo cho tương lai nền kinh tế nước này.
Dự đoán 1: Việc làm đang quay trở về Mỹ
Ngành sản xuất sẽ "tái xuất" tại Mỹ trên tầm vĩ mô. "Tăng trưởng kinh tế sẽ đến từ chế tác, sản xuất. Dĩ nhiên không phải những thứ như bánh Big Mac hay e-card mà là các mặt hàng quan trọng như xăng, hóa chất và ô tô". Trên thực tế, Mỹ đang có xu hướng sản xuất dầu nhiều hơn cả Ả rập Saudi. "Lần đầu tiên trong hơn 20 năm, sản xuất dầu và khí đốt trong nước đã tăng lên. Mỹ đang tự hào về giá khí đốt tự nhiên thấp nhất thế giới, đó là cục nam châm khổng lồ thu hút các nhà sản xuất quốc tế".
Nguyên nhân do đâu?
Giờ không còn là thời đại chuyển hàng hóa ra nước ngoài để sản xuất với giá rẻ nữa, sản xuất trong nước sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Khoảng cách giữa chi phí sản xuất toàn bộ giữa Trung Quốc và Mỹ đã thu hẹp đáng kể. 

Chỉ có ở phái đẹp

Chỉ có ở phái đẹp

Ngắm thiếu nữ Việt khoe hết

Khi các thiếu nữ Việt thích khoe hết...
Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho các tín đồ thời trang tha hồ diện những bộ đồ mát mẻ. Những chiếc quần sooc, áo 3 lỗ, áo xuyên thấu được chị em tận dụng triệt để. Người ta không thể phủ nhận tác dụng “kéo dài” chân và khoe da của những chiếc quần quá ngắn. Những set đồ như thế đã không còn mới đối với trong thời đại ngày nay, tuy nhiên, một bộ phận chị em, với suy nghĩ phải hở mới đẹp, phải ăn mặc “mát mẻ” mới cuốn hút đã thực hiện quán triệt chủ trương “phô hết, khoe hết”, hở mọi lúc, mọi nơi và đó lý do khiến lối ăn mặc phản cảm trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Những chỗ nào hở được, chị em cho hở hết, chỗ nào không hở được cũng cố tìm cách khoe ra.

Phim 'Vành đai Thái Bình Dương' là tuyên truyền của Mỹ

Sĩ quan Trung Quốc: 
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương' là tuyên truyền của Mỹ
Đạo diễn Guillermo del Toro
Một sĩ quan quân đội Trung Quốc đã chỉ trích phim giải trí về quái vật Vành đai Thái Bình Dương do Hollywood sản xuất là một dụng cụ tuyên truyền nham hiểm của chính phủ Hoa Kỳ để tìm sự ủng hộ đối với việc Hoa Kỳ chuyển quân đội sang châu Á.

Tâm tư Bác sĩ xã hội chủ nghĩa VN

Tâm tư Bác sĩ xã hội chủ nghĩa VN

Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện công của TP.HCM. Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai, tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).
Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?
Chúng tôi cũng cần phải sống, con của chúng tôi cũng cần phải ăn, phải học. Mà thử xem Nhà nước trả cho chúng tôi lương tháng được bao nhiêu? Tôi đã học sau đại học mà lương 3 triệu đồng, tiền cơm 500.000 đồng nữa là 3,5 triệu đồng. Rồi bị trừ tiền bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn… thì làm sao tôi có thể sống ở thành phố này?