Vẫn buồn sau chuyến về Việt Nam vừa qua
Lại Trần Mai: Trong chuyến về Việt Nam vừa qua để làm thủ tục chấm dứt cuộc đời công chức nhà nước, tôi có nhiều niềm vui. Trước hết là mọi dự định, công việc đều diễn ra thông đồng bén giọt, thậm chí rất thuận lợi. Tiếp nữa là có cơ hội được gặp lại nhiều bạn bè thân thích, tha hồ chém gió chuyện chính trị, kinh tế, xã hội và dự báo tương lai. Cuối cùng là niềm vui được thưởng thức các món ăn Việt, nhất là các món miền Nam và miền Trung được chế biến trên đất Bắc (đồ ăn đất Bắc thì mình không lạ, ăn lúc nào chả được).
Tuy nhiên, bên cạnh vui là chính, vẫn có vài nỗi buồn, đến giờ vẫn day dứt chưa hết, điển hình là:
- Sao bây giờ người bán hàng nói thách ghê quá; hầu như chỗ nào cũng nói giá rất cao, tính ra còn đắt hơn so với mua tại Thụy Sĩ. Nhiều mặt hàng mình mua về, đưa khoe người nhà mới biết giá mình mua đắt gấp đôi hay hơn so với giá thật mà người nhà vẫn mua. Đôi khi mình chê, chủ hàng cứ hỏi gặng bao nhiêu thì mua được. Mình nói chỉ nửa giá, thế mà họ đồng ý bán luôn.
Ngày xưa bọn mình đã hay nói đùa xã hội mình là xã hội lừa, người nọ lừa người kia để tồn tại. Không ngờ cấp độ lừa giờ đã cao hơn nhiều: Lừa nhau để làm giầu, và cách lừa càng ngày càng dã man.
- Sao bây giờ người ta sử dụng hóa chất độc hại để chế biến thức ăn nhiều thế. Đi đâu, ăn gì đều thấy bạn bè nói chuyện này. Nếu ăn xong, bị đau bụng thì biết ngay là thực phẩm có vấn đề (tôi đã nằm liệt 2 ngày vì bị ngộ độc thực phẩm), nhưng không có nghĩa là khi không bị đau bụng thì thực phẩm không có vấn đề. Chuyện thực phẩm nguy hại do Việt Nam sản xuất đã lan ra khắp thế giới.
Đau xót nhất là những gói quà tôi mang sang tặng bè bạn Tây và Việt kiều. Việt kiều thì khỏi nói vì họ đọc báo, đọc tin trên internet và nghe người thân về nước sang kể lại quá nhiều. Tuy nhiên cũng nên kể ra một trường hợp cụ thể.
Hôm chủ nhật vừa rồi mình đến thăm 1 anh bạn Việt kiều rất thân, đưa tặng anh ấy gói trà Thái Nguyên và hộp Kẹo lạc. Trà Thái Nguyên là loại rất đắt tiền, mua qua anh bạn mình là quan to, có người nhà ở Thái Nguyên tự tay làm và chỉ làm với khối lượng rất ít để họ hàng thân thiết uống. Biết anh bạn Việt kiều thạo uống trà, mình tặng xong cứ nhất quyết bảo anh pha thử để cùng uống xem có ngon không. Nể mình quá, cuối cùng anh ấy cũng pha uống thử, và dĩ nhiên khen ngon. Tuy nhiên, khi thưởng thức, anh vẫn luôn có tâm lý lo ngại về hóa chất sử dụng để chế biến trà. Theo anh, nếu để trà quá 1 tháng rồi uống thử mà thấy trà không thơm, ngon như ban đầu thì chắc chắn trà đã được sao tẩm hóa chất, hương liệu. Khi đó nên vứt nó vào sọt rác. Từ đây mình suy ra anh ấy muốn để dành sau một tháng mới uống hoặc mới vứt đi.
Hộp kẹo lạc cũng vậy, mình mua ở 25 Nguyễn Như Đổ, gần ga Trần Quý Cáp. Nghe nói đây là nơi sản xuất kẹo ngon; mình đã đến xem, lên tầng 2 xem họ sản xuất và trực tiếp chọn mẻ ngon nhất, mới nhất để mang sang tặng bạn. Nhìn thấy hộp kẹo, anh bạn Việt kiều bảo mình những đồ này của Việt Nam bọn trẻ nhà anh (đều 25-30 tuổi trở lên) không bao giờ ăn, ai cho thì sau đó chúng ném vào sọt rác. Mình và anh ăn thử, anh ấy bảo rất ngon, nhưng vừa ăn vừa lo...
Tưởng chỉ có người Việt hải ngoại lo ngại khi sử dụng hàng Việt Nam, ai dè cả Tây cũng có tâm lý vậy. Khi mình tặng họ hộp kẹo lạc kể trên, hay bánh đậu xanh Nguyên Hương, hay khăn trải bàn thêu hoa, hay áo pull màu đỏ tươi có hình cờ và dòng chữ Việt Nam, họ tỏ vẻ rất vui... Tôi biết anh bạn Tây rất thích mỗi khi thấy tôi mặc những chiếc áo thể thao như vậy.
Tuy nhiên, vài hôm sau, trong lúc trò chuyện, họ mới lộ ra lo lắng về tính an toàn của hàng hóa Việt Nam, nhất là loại chưa được cơ quan kiểm tra Thụy Sĩ kiểm định, ví như đồ mình mua mang sang tặng. Qua cách nói chuyện, mình đồ rằng họ nghi ngờ các loại thực phẩm hay hàng dệt may Việt Nam nêu trên đều chứa hóa chất độc hại cho sức khỏe, và do đó tốt nhất là không nên dùng.
Đọc những chuyện này các bạn có thấy buồn cho hàng hóa và danh tiếng cho người Việt chúng ta không ?
*********
Ngộ độc thức ăn và sự an toàn thực phẩm.
Ngộ độc thức ăn là gì ?
Ngộ độc thức ăn (food poisoning) là bệnh gây ra vì ăn phải thức ăn có những sinh vật nguy hại . Các mầm bệnh nguy hại này bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng (parasites) và vi-rút (viruses). Chúng được thấy phẩn lớn trong thịt sống, gà, cá và trứng nhưng có thể nhiễm sang bất cứ loại thực phẩm nào. Chúng cũng có phát triển trong các thức ăn để trên kệ, ngoài trời hoặc tồn trữ quá lâu trước khi ăn. Đôi khi ngộ độc thức ăn xẩy ra khi chúng ta không rửa tay trước khi mó vào thức ăn .
Trong hầu hết mọi trường hợp , ngộ độc thức ăn chỉ nhẹ mà thôi và sau vài ngày thì khỏi. Điểu bạn có thể làm là chờ cho cơ thể loại bỏ hết các mầm gây bệnh. Nhưng có một số loại ngộ độc thức ăn có thể nghiêm trọng hơn cần phải đươc bác sị điểu trị
Các triệu chứng ngộ độc thức ăn ra sao?
Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn thông thường là tiêu chảy. Bạn cũng có thể thấy đau nơi bao tử, nôn mửa hay co cứng dạ dày. Bạn cảm thấy ra sao khi ngộ đôc thức ăn tùy thuộc hẩu hết vào tình trạng sức khoẻ của bạn và vào mẩm gây bệnh
Nếu bạn nôn mửa hay tiêu chảy nhiều , bạn có thể bị mất nước (dehydrated). tức là cơ thể bạn mất quá nhiểu lưu dịch. Bạn hãy để ý đến các dấu hiệu mất nước bao gổm miệng khô, đầu thấy lâng lâng, nước tiểu ít mà đen. Các trẻ em và ngưởi cao tuổi có thể mất nước rất nhanh và phải được theo dõi cẩn thận. Các phụ nữ mang thai luôn luôn phải gọi bác sĩ nếu cảm thấy có thể bị ngộ độc thức ăn.,
Các mầm gây bệnh nguy hại xâm nhập vào thức ăn ra sao?
Các mầm gây bệnh có thể xâm nhập vào thức ăn khi:
- Thịt được biến chế. Trong ruột của các súc vật nuôi để ăn thịt khoẻ mạnh bình thường đều có vi khuẩn. Đôi khi các vi khuẩn này trà trộn vào những phần ăn được của các súc vật này
- Thực phẩm được xối nước hay rửa. Nếu nước dùng để tưới hoặc rửa các trái cây và rau tươi có chứa các mầm gây bệnh từ phân súc vật hoặc chất thải của người thì các mầm gây bệnh này có thể nhiễm sang trái cây và rau
- Sửa soạn thức ăn. Khi người trên tay có mẩm gây bệnh sờ vào thức ăn hoặc nếu thực phẫm này tiếp xúc với thực phẩm khác có nhiễm mẩm gây bệnh thì mẩm gây bệnh có thể lây sang. Tỉ dụ như bạn dùng thớt vừa cắt thịt sống để thái rau thì các mẩm gây bệnh có trong thịt sống có thể lây sang rau
Làm sao bạn biết là bị ngộ độc thức ăn?
Vỉ phẩn lớn các vụ ngộ độc thức ăn đều nhẹ và khỏi sau vài ngày nên hầu hết chúng ta không có đi bác sĩ. Thông thường bạn có thể nghi mình bị ngộ độc thức ăn nếu những người ăn cùng thức ăn như bạn bị đau
Nếu bạn nghĩ là bị ngộ độc thức ăn thì hãy báo cáo với Sở Y tế Địa phương. Điều này có thể tránh cho nhiều người khác bị ngộ độc
Bạn hãy gọi bác sĩ nếu cảm thấy bị đau nặng, Nếu nôn mửa và tiêu chảy quá nặng hoặc nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau vài ngày thì bạn cẩn đi gặpbác sĩ
Nếu bạn đi gặp bác sĩ, thì bác sĩ sẽ hỏi bạn vể các triệu chứng (tiêu chảy, đau bụng, hoặc nôn mửa), sức khoẻ tổng quát của bạn và sẽ khám bệnh cho bạn. Bác sĩ sẽ hỏi ban đã đi ăn ở đâu và có ai ăn các thức ăn như bạn bị đau không. Đôi khi bác sĩ cho thử phân và máu.
Làm sao chữa trị?
Trong hẩu hết mọi trường hợp, ngộ độc thức ăn sẽ tự nhiên hết sau 2 hay 3 ngày. Điểu bạn phải làm là nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước (dehydration). Bạn hãy uống môt ly nước hay đồ uống bù nước (như Lytren, Pedialyte , Rehydralyte) mỗi khi bạn đi cầu phân lỏng và nhiều. Bạn cũng có có thể dùng đồ uống thể thao (sport drink) như Gatorade. Soda và nuớc trái cây có quá nhiều đường nên không thể dùng để bù nưóc (rehydrate) Bác sĩ khuyên bạn nên ăn bình thường càng sớm càng tốt. Khi bạn ăn vào mà không nôn mửa, bạn hãy thử ăn những loại thức ăn mà bạn vẫn thường ăn. Nhưng bạn phải tránh những thức ăn có nhiều chất béo hoặc đường
Thông thường trụ sinh được dùng để trị ngộ độc thức ăn. Các thuốc cầm tiêu chảy cũng hữu ích nhưng không nên cho con nít và trẻ em uống
Nếu bạn cảm thấy bị mất nhiều nước thì bạn phải vào nhà thương. Và nhũng ca nghiêm trọng như ngộ đôc clostridium botìnum (botulism) hay E. coli phải được chữa trị tức thời
Làm sao tránh được ngộ độc thức ăn
Bạn có thể tránh hầu hết các ca ngộ độc thức ăn nếu theo các chỉ dẫn đơn giản sau đây
§ Giữ sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên và luôn luôn trước khi đụng vào thức ăn. Giữ muỗng nĩa, thớt và bàn bếp sạch sẽ, Bạn có thể rửa các thứ này với nước sà-bông nóng hoặc để chúng vào trong máy rửa chén và dùng chất sát trùng để lau bàn bếp. Rửa sạch trái cây và rau
§ Tách riêng: Giữ cho các mầm gây bệnh không lây từ thịt sống sang trái cây, rau và các thực phẩm khác. Để thức ăn nấu chin vào một đĩa sạch chứ đừng dùng lại đĩa đã đựng thịt sống
§ Nấu ăn: Thịt, gà, cá, trứng phải nấu thật chín
§ Làm lạnh: Để ngay vào tủ lạnh các đổ ăn dư. Đừng đễ quá lâu trái cây đã cắt và rau ơ nhiệt độ trong phòng
§ Khi ngờ thức ăn đã hư thì hãy vứt bỏ. Một khi bạn không chắc thức ăn an toàn thì chớ có ăn
Food Poisoning and Safe Food Handling - Topic Overview- Bets Davis- 11/2009http://tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_1_97.htm
Ngộ độc thức ăn là gì ?
Ngộ độc thức ăn (food poisoning) là bệnh gây ra vì ăn phải thức ăn có những sinh vật nguy hại . Các mầm bệnh nguy hại này bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng (parasites) và vi-rút (viruses). Chúng được thấy phẩn lớn trong thịt sống, gà, cá và trứng nhưng có thể nhiễm sang bất cứ loại thực phẩm nào. Chúng cũng có phát triển trong các thức ăn để trên kệ, ngoài trời hoặc tồn trữ quá lâu trước khi ăn. Đôi khi ngộ độc thức ăn xẩy ra khi chúng ta không rửa tay trước khi mó vào thức ăn .
Trong hầu hết mọi trường hợp , ngộ độc thức ăn chỉ nhẹ mà thôi và sau vài ngày thì khỏi. Điểu bạn có thể làm là chờ cho cơ thể loại bỏ hết các mầm gây bệnh. Nhưng có một số loại ngộ độc thức ăn có thể nghiêm trọng hơn cần phải đươc bác sị điểu trị
Các triệu chứng ngộ độc thức ăn ra sao?
Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn thông thường là tiêu chảy. Bạn cũng có thể thấy đau nơi bao tử, nôn mửa hay co cứng dạ dày. Bạn cảm thấy ra sao khi ngộ đôc thức ăn tùy thuộc hẩu hết vào tình trạng sức khoẻ của bạn và vào mẩm gây bệnh
Nếu bạn nôn mửa hay tiêu chảy nhiều , bạn có thể bị mất nước (dehydrated). tức là cơ thể bạn mất quá nhiểu lưu dịch. Bạn hãy để ý đến các dấu hiệu mất nước bao gổm miệng khô, đầu thấy lâng lâng, nước tiểu ít mà đen. Các trẻ em và ngưởi cao tuổi có thể mất nước rất nhanh và phải được theo dõi cẩn thận. Các phụ nữ mang thai luôn luôn phải gọi bác sĩ nếu cảm thấy có thể bị ngộ độc thức ăn.,
Các mầm gây bệnh nguy hại xâm nhập vào thức ăn ra sao?
Các mầm gây bệnh có thể xâm nhập vào thức ăn khi:
- Thịt được biến chế. Trong ruột của các súc vật nuôi để ăn thịt khoẻ mạnh bình thường đều có vi khuẩn. Đôi khi các vi khuẩn này trà trộn vào những phần ăn được của các súc vật này
- Thực phẩm được xối nước hay rửa. Nếu nước dùng để tưới hoặc rửa các trái cây và rau tươi có chứa các mầm gây bệnh từ phân súc vật hoặc chất thải của người thì các mầm gây bệnh này có thể nhiễm sang trái cây và rau
- Sửa soạn thức ăn. Khi người trên tay có mẩm gây bệnh sờ vào thức ăn hoặc nếu thực phẫm này tiếp xúc với thực phẩm khác có nhiễm mẩm gây bệnh thì mẩm gây bệnh có thể lây sang. Tỉ dụ như bạn dùng thớt vừa cắt thịt sống để thái rau thì các mẩm gây bệnh có trong thịt sống có thể lây sang rau
Làm sao bạn biết là bị ngộ độc thức ăn?
Vỉ phẩn lớn các vụ ngộ độc thức ăn đều nhẹ và khỏi sau vài ngày nên hầu hết chúng ta không có đi bác sĩ. Thông thường bạn có thể nghi mình bị ngộ độc thức ăn nếu những người ăn cùng thức ăn như bạn bị đau
Nếu bạn nghĩ là bị ngộ độc thức ăn thì hãy báo cáo với Sở Y tế Địa phương. Điều này có thể tránh cho nhiều người khác bị ngộ độc
Bạn hãy gọi bác sĩ nếu cảm thấy bị đau nặng, Nếu nôn mửa và tiêu chảy quá nặng hoặc nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau vài ngày thì bạn cẩn đi gặpbác sĩ
Nếu bạn đi gặp bác sĩ, thì bác sĩ sẽ hỏi bạn vể các triệu chứng (tiêu chảy, đau bụng, hoặc nôn mửa), sức khoẻ tổng quát của bạn và sẽ khám bệnh cho bạn. Bác sĩ sẽ hỏi ban đã đi ăn ở đâu và có ai ăn các thức ăn như bạn bị đau không. Đôi khi bác sĩ cho thử phân và máu.
Làm sao chữa trị?
Trong hẩu hết mọi trường hợp, ngộ độc thức ăn sẽ tự nhiên hết sau 2 hay 3 ngày. Điểu bạn phải làm là nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước (dehydration). Bạn hãy uống môt ly nước hay đồ uống bù nước (như Lytren, Pedialyte , Rehydralyte) mỗi khi bạn đi cầu phân lỏng và nhiều. Bạn cũng có có thể dùng đồ uống thể thao (sport drink) như Gatorade. Soda và nuớc trái cây có quá nhiều đường nên không thể dùng để bù nưóc (rehydrate) Bác sĩ khuyên bạn nên ăn bình thường càng sớm càng tốt. Khi bạn ăn vào mà không nôn mửa, bạn hãy thử ăn những loại thức ăn mà bạn vẫn thường ăn. Nhưng bạn phải tránh những thức ăn có nhiều chất béo hoặc đường
Thông thường trụ sinh được dùng để trị ngộ độc thức ăn. Các thuốc cầm tiêu chảy cũng hữu ích nhưng không nên cho con nít và trẻ em uống
Nếu bạn cảm thấy bị mất nhiều nước thì bạn phải vào nhà thương. Và nhũng ca nghiêm trọng như ngộ đôc clostridium botìnum (botulism) hay E. coli phải được chữa trị tức thời
Làm sao tránh được ngộ độc thức ăn
Bạn có thể tránh hầu hết các ca ngộ độc thức ăn nếu theo các chỉ dẫn đơn giản sau đây
§ Giữ sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên và luôn luôn trước khi đụng vào thức ăn. Giữ muỗng nĩa, thớt và bàn bếp sạch sẽ, Bạn có thể rửa các thứ này với nước sà-bông nóng hoặc để chúng vào trong máy rửa chén và dùng chất sát trùng để lau bàn bếp. Rửa sạch trái cây và rau
§ Tách riêng: Giữ cho các mầm gây bệnh không lây từ thịt sống sang trái cây, rau và các thực phẩm khác. Để thức ăn nấu chin vào một đĩa sạch chứ đừng dùng lại đĩa đã đựng thịt sống
§ Nấu ăn: Thịt, gà, cá, trứng phải nấu thật chín
§ Làm lạnh: Để ngay vào tủ lạnh các đổ ăn dư. Đừng đễ quá lâu trái cây đã cắt và rau ơ nhiệt độ trong phòng
§ Khi ngờ thức ăn đã hư thì hãy vứt bỏ. Một khi bạn không chắc thức ăn an toàn thì chớ có ăn
Food Poisoning and Safe Food Handling - Topic Overview- Bets Davis- 11/2009http://tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_1_97.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét