Nông dân chưa thấy lối thoát, thưa Bộ trưởng Phát
Dù rất cảm động trước sự cảm động của Bộ trưởng khi ông đọc những bức tâm thư lấm lem mồ hôi nước mắt của người trồng lúa. Nhưng nông dân chưa nhìn thấy “con gì cây gì”, chưa thấy lối thoát trong câu trả lời của ông, thưa Bộ trưởng PhátHồi đầu tháng 8, một nông dân ở Long An gửi một bức tâm thư tới Bộ trưởng Cao Đức Phát với một câu hỏi, cũng là nỗi khắc khoải của nông dân cả nước: Xin Bộ trưởng hãy chỉ cho dân trồng cây gì và nuôi con gì.
24 năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, người nông dân khốn khổ ở Long An chỉ học được một bài học là hạt lúa “chỉ giúp nhà nông không đói, chứ không làm họ hết nghèo”. Bởi ngay khi nông dân đạt thành tựu 8 tấn/ha thì trong khi những người chồng thất thần cân lúa, những người vợ, giờ đã là “chị ba tám tấn” ngồi ghi sổ mà nước mắt tràn trụa. Càng được mùa càng rẻ. Càng nhiều tấn càng lỗ. Càng cấy nhiều càng nghèo.
Nhưng câu hỏi của người nông dân thực ra hoàn toàn không phải là cây gì, con gì, bởi nó đang đề cập đến vấn đề lớn nhất của cả nền nông nghiệp mà cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã dùng hai chữ “khuyết tật”. Chính xác là một nền nông nghiệp khuyết tật khi “Sản xuất ra sản phẩm không biết bán cho ai, không biết thị trường của mình ở đâu”. Và một nền nông nghiệp khuyết tật đến nỗi “khối im lặng khổng lồ” bỏ ruộng ở khắp nơi như một lời tố khổ thầm lặng.
Bởi thế, câu trả lời của Bộ trưởng Phát trong chương trình dân hỏi nhà nước trả lời được sự chờ đợi của nông dân, của những người quan tâm đến số phận của họ.
Và đây là tất cả những gì Bộ trưởng có thể nói, với một giọng nói buồn thảm và không có lấy một nụ cười:
“Nguyên nhân nông dân bỏ ruộng là do thời gian gần đây giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp”.
“Việt Nam vẫn duy trì quỹ đất lúa, tuy nhiên trên đất lúa bà con vẫn có thể chuyển đổi sang trồng những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bộ đang rà soát để quy hoạch lại cây trồng trên đất lúa, tùy theo tình hình của từng địa phương sẽ lựa chọn những cây trồng phù hợp”. Cây ngô chẳng hạn.
Và, theo một đề án nào đó, thu nhập của nông hộ sẽ “tăng gấp 2,5 lần”. Chỉ có điều, đó là điều xảy ra trong thì tương lai 2020, khi Bộ trưởng có lẽ đã về hưu, và thậm chí, lại rạch ròi chỉ ra những “khuyết tật” của nền nông nghiệp.
Thật buồn. Tư lệnh ngành nông nghiệp chỉ nhìn thấy sự mất cân đối đến khủng hoảng giữa đầu vào và đầu ra, điều mà bất cứ nông dân nào cũng nhìn thấy. Thế còn giá gạo “cuối bảng xếp hạng”? Thế còn lợi nhuận trung túi trùng trùng tầng lớp trung gian từ tư thương đến công thương? Thế còn con gì, cây gì, khi hạt ngô ở vương quốc Ngô Sơn La có những khi đỏ bầm màu máu.
Năm 2008, sau khi loạt điều tra của NTNN công bố con số chấn động “Một hạt thóc 40 khoản đóng góp”, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bãi bỏ hàng loạt khoản phí nhằm giảm gánh nặng cho người dân, trong đó có thủy lợi phí.
Năm 2013, số khoản phí, ngoài vô số các loại thuế, mà mỗi hạt thóc, củ khoai, con lợn, con gà phải gánh, là “từ 20-50” tùy từng địa phương, và trong đó có thủy lợi phí.
Liệu có ở đâu, có nền nông nghiệp nào mà một quả trứng, có khi phải chịu 3 lần phí kiểm dịch?!
Còn chuyển đổi vật nuôi cây trồng ư? Giải pháp đó nó cổ như những giai thoại từ cả chục năm nay xung quanh vẫn chỉ là chuyện “trồng cây gì, nuôi con gì”.
Dù rất cảm động trước sự cảm động của Bộ trưởng khi ông đọc những bức tâm thư lấm lem mồ hôi nước mắt của người trồng lúa. Nhưng nông dân chưa nhìn thấy lối thoát, thậm chí, chưa nhìn thấy con gì cây gì trong câu trả lời của ông, thưa Bộ trưởng Phát.
24 năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, người nông dân khốn khổ ở Long An chỉ học được một bài học là hạt lúa “chỉ giúp nhà nông không đói, chứ không làm họ hết nghèo”. Bởi ngay khi nông dân đạt thành tựu 8 tấn/ha thì trong khi những người chồng thất thần cân lúa, những người vợ, giờ đã là “chị ba tám tấn” ngồi ghi sổ mà nước mắt tràn trụa. Càng được mùa càng rẻ. Càng nhiều tấn càng lỗ. Càng cấy nhiều càng nghèo.
Nhưng câu hỏi của người nông dân thực ra hoàn toàn không phải là cây gì, con gì, bởi nó đang đề cập đến vấn đề lớn nhất của cả nền nông nghiệp mà cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã dùng hai chữ “khuyết tật”. Chính xác là một nền nông nghiệp khuyết tật khi “Sản xuất ra sản phẩm không biết bán cho ai, không biết thị trường của mình ở đâu”. Và một nền nông nghiệp khuyết tật đến nỗi “khối im lặng khổng lồ” bỏ ruộng ở khắp nơi như một lời tố khổ thầm lặng.
Bởi thế, câu trả lời của Bộ trưởng Phát trong chương trình dân hỏi nhà nước trả lời được sự chờ đợi của nông dân, của những người quan tâm đến số phận của họ.
Và đây là tất cả những gì Bộ trưởng có thể nói, với một giọng nói buồn thảm và không có lấy một nụ cười:
“Nguyên nhân nông dân bỏ ruộng là do thời gian gần đây giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp”.
“Việt Nam vẫn duy trì quỹ đất lúa, tuy nhiên trên đất lúa bà con vẫn có thể chuyển đổi sang trồng những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bộ đang rà soát để quy hoạch lại cây trồng trên đất lúa, tùy theo tình hình của từng địa phương sẽ lựa chọn những cây trồng phù hợp”. Cây ngô chẳng hạn.
Và, theo một đề án nào đó, thu nhập của nông hộ sẽ “tăng gấp 2,5 lần”. Chỉ có điều, đó là điều xảy ra trong thì tương lai 2020, khi Bộ trưởng có lẽ đã về hưu, và thậm chí, lại rạch ròi chỉ ra những “khuyết tật” của nền nông nghiệp.
Thật buồn. Tư lệnh ngành nông nghiệp chỉ nhìn thấy sự mất cân đối đến khủng hoảng giữa đầu vào và đầu ra, điều mà bất cứ nông dân nào cũng nhìn thấy. Thế còn giá gạo “cuối bảng xếp hạng”? Thế còn lợi nhuận trung túi trùng trùng tầng lớp trung gian từ tư thương đến công thương? Thế còn con gì, cây gì, khi hạt ngô ở vương quốc Ngô Sơn La có những khi đỏ bầm màu máu.
Năm 2008, sau khi loạt điều tra của NTNN công bố con số chấn động “Một hạt thóc 40 khoản đóng góp”, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bãi bỏ hàng loạt khoản phí nhằm giảm gánh nặng cho người dân, trong đó có thủy lợi phí.
Năm 2013, số khoản phí, ngoài vô số các loại thuế, mà mỗi hạt thóc, củ khoai, con lợn, con gà phải gánh, là “từ 20-50” tùy từng địa phương, và trong đó có thủy lợi phí.
Liệu có ở đâu, có nền nông nghiệp nào mà một quả trứng, có khi phải chịu 3 lần phí kiểm dịch?!
Còn chuyển đổi vật nuôi cây trồng ư? Giải pháp đó nó cổ như những giai thoại từ cả chục năm nay xung quanh vẫn chỉ là chuyện “trồng cây gì, nuôi con gì”.
Dù rất cảm động trước sự cảm động của Bộ trưởng khi ông đọc những bức tâm thư lấm lem mồ hôi nước mắt của người trồng lúa. Nhưng nông dân chưa nhìn thấy lối thoát, thậm chí, chưa nhìn thấy con gì cây gì trong câu trả lời của ông, thưa Bộ trưởng Phát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét