Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

(2) Lương tiền tỷ: 'Tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước'

Chủ tịch lương tiền tỷ:
'Tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước'
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng khẳng định, việc hưởng lương cao cũng nhờ từ sức lao động mà ông đóng góp và được sự đồng tình của người lao động.Kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà mới đây nêu rõ, 4 công ty thuộc khối công ích chi lương lãnh đạo cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động. Đó là các công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị, TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP HCM, TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn và Công ty công viên Cây xanh.

Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM lương 2,6 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Trọng Huệ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM cho biết, doanh nghiệp của ông khác với đơn vị hành chính nhận lương từ ngân sách, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh. 
“Tôi khẳng định, tổng quỹ tiền lương của công ty không dư đồng nào từ ngân sách mà là từ kết quả các hợp đồng kinh tế làm được và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước”, ông Huệ nói.

Theo ông Huệ, Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM hiện có hơn 560 cán bộ công nhân viên, toàn thể cán bộ công nhân viên đã thảo luận và đưa vào thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của công ty dựa trên các cơ sở quy định của nhà nước. Việc không cào bằng lương đã kích thích tinh thần sáng tạo của mọi người, năm sau doanh thu tăng hơn năm trước. Năm 2012, với vốn điều lệ 82 tỷ đồng, nhưng công ty lãi hơn 130 tỷ đồng.

“Tôi không bàn cao hay thấp mà chỉ nói đến việc đúng hay sai, hưởng lương cao cũng từ sức lao động của người ta. Lương cao mà vi phạm thì tôi chịu trách nhiệm, còn đằng này tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước”, ông Huệ khẳng định.

Ngoài ra, ông Huệ còn cho biết, quỹ lương của công ty đã được thống nhất và chi trả theo quy chế, không thể yêu cầu công ty trả tiền lương lại cho Nhà nước, mà trả lại cho công nhân. Tuy nhiên, công ty đã thực hiện theo đúng quy chế lương thỏa thuận với công nhân và họ thấy điều đó là hợp lý. "Cho tới thời điểm này tôi chưa nhận được quyết định nào của ủy ban nói về vấn đề trên, tuy nhiên, nếu nhận được yêu cầu tôi sẽ chấp hành đầy đủ", ông Huệ nói thêm.

Theo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM, năm 2012, Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP HCM trả lương cho Chủ tịch Hội đồng thành viên Trần Trọng Huệ 2,4 tỷ đồng, Giám đốc 2,2 tỷ đồng, Phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và Kế toán trưởng 1,7 tỷ đồng; trong khi lương đối với lao động mùa vụ là 7,8 triệu đồng một tháng.

Còn Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng mỗi tháng), Chủ tịch Hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ tại công ty này là 5,4 triệu đồng mỗi tháng.

Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn chi lương cho Giám đốc được 856 triệu đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó giám đốc 584 triệu đồng và Kế toán trưởng 716 triệu đồng mỗi năm. Trong khi lương lao động mùa vụ tại đơn vị này ở mức 4,5 triệu đồng một tháng và lao động thường xuyên là 25,7 triệu đồng một tháng.

Công ty công viên Cây xanh, giám đốc được trả lương 759 triệu đồng mỗi năm, Chủ tịch Hội đồng thành viên 691 triệu đồng, Phó giám đốc 609 triệu đồng và Kế toán trưởng được 655 triệu đồng.

Trong khi mức lương bình quân của các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP HCM là 7,3 triệu đồng mỗi tháng thì mức lương bình quân của 4 doanh nghiệp trên là hơn 22 triệu đồng một tháng.

Đánh giá về vấn đề trên, nguyên lãnh đạo một công ty của TP HCM chia sẻ, thông thường ở doanh nghiệp Nhà nước, theo kế hoạch, lương của người quản lý và người lao động khác nhau và chia theo tỷ lệ nhất định. Nếu trong quá trình thực hiện, công ty nhà nước làm ăn thắng lợi, quỹ lương tăng lên thì theo quy định chỉ người lao động hưởng, cán bộ quản lý không được hưởng. Tuy nhiên, nếu người lao động, Ban chấp hành công đoàn thấy rằng, quỹ lương năm nay tăng là do có công sức ban lãnh đạo, họ có quyền đồng ý chi cho người quản lý. "Việc chia từ quỹ lương mà do lợi nhuận có được không ảnh hưởng gì tới Nhà nước nên không có gì phạm luật, đáng để phải thu hồi", ông này nhấn mạnh.

Phó chủ tịch TP HCM Lê Mạnh Hà đã giao Sở Lao động Thương binh Xã hội phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng phân tích nguyên nhân lợi nhuận, thu nhập của các doanh nghiệp công ích cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh Xã hội chiều 27/8 cho biết, đã nhận được yêu cầu của thành phố và Sở đang kiểm tra lại hồ sơ 4 doanh nghiệp nói trên để làm rõ các vấn đề liên quan đến chi trả lương, thưởng, luật lao động.

Theo một cán bộ tiền lương của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM, Nghị định 50 quy định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu nêu rõ, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền thưởng được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, tách riêng với quỹ tiền lương, tiền thưởng của người lao động và hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty. Công ty cũng không được sử dụng Quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Cả 4 công ty nói trên đều thuộc diện công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu nên sẽ phải tuân thủ theo quy định này.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị và Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn có hai vi phạm chủ yếu sau:

Thứ nhất, không tuân thủ đúng quy định về ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật lao động 1994 được sửa đổi, bổ sung 2002 (BLLĐ). Theo đó, hai công ty này đã ký kết hợp đồng lao động mùa vụ đối với người lao động thường xuyên và không ký hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với người lao động đủ điều kiện ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động quy định trường hợp doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động không đúng loại thì sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động (trường hợp của Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn). Trường hợp vi phạm với từ 500 người lao động trở lên thì bị phạt tiền từ 7 đến 10 triệu đồng, (Trường hợp của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị). Ngoài ra, hai công ty này buộc phải tiến hành giao kết đúng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật lao động.

Thứ hai, sử dụng quỹ lương của người lao động để chi tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý sai quy định. Đối với hành vi này, sau khi xác định được vi phạm cụ thể thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể xử lý kỷ luật cá nhân liên quan theo quy định pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động. Theo đó có thể khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với cá nhân là viên chức hoặc khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cắt chức, sa thải đối với cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, các Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị và Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Sài Gòn phải có trách nhiệm bồi hoàn tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho người lao động theo quy định tại thỏa ước lao động tập thể và quy định pháp luật.

Nhóm phóng viên

Tôi đảm bảo 100/100 ko có người lao động nào mà tự nguyện yêu cầu chia lương cho lãnh đạo cao nhất hưởng như vậy, trong khi bản thân mình thấp lè tè đâu mà các vị bảo người lao động đồng ý. Chúng tôi miệng nhỏ đâu dám ko đồng ý khi ban lãnh đạo phân chia như vậy. Nếu muốn chia lương theo năng lực làm việc thì ko nên khoảng cách ra như vậy ví dụ loại A là 100 thì loại B 80/100 của loại A, loại C bằng 60/100 của loại A... Như vậy mới đúng quy định theo quy chế tự chủ trong chi tiêu.  
Thứ 1: Bây giờ họp toàn thể người lao động xem có ai phản đối không nào? Nếu anh muốn ngày mai thôi việc thì a cứ phản đối nhé. Thứ 2: Chia loại thì sao? Nếu cả phòng cùng làm tốt, quan hệ trong cả phòng tốt, nể nang nhau thì phân loại cũng như không. Ở công ty tôi, cuối năm bình bầu tiên tiến thì ai cũng như ai, chẳng ai dám nói lên quan điểm vì sợ mất ghế. Thứ 3: Muốn có lương như thế thì phải được sự đồng thuận của hội đồng. Các bác nghĩ lương là do chủ tịch hay giám đốc quyết chắc? Lên hỏi phòng kế toán xem cách chia lương thế nào đã nhé.  
Huy - 2 giờ trước
Thứ 1: Công ty của ông chủ sở hữu là Nhà nước, nên mọi quy định, chế độ lương thưởng phải tuân theo quy định của Nhà nước.
Thứ 2: tất cả các công việc, Hợp đồng kinh tế, dòng tiền đổ về Công ty ông từ đâu ra. Xin thưa: từ Nhà nước, từ nhân dân.
Nhà nước thuê ông đứng ra quản lý một công việc của Nhà nước, cho nên mọi hoạt động tài chính của Công ty ông phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước. Vậy dựa vào đâu để ông tự trả lương của mình trên 2 tỷ /năm?  
Thanh tra - 8 giờ trước
Thứ 1: Mọi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, giở luật ra mà coi nghị định 50 nói gì, cứ thế mà làm, không thể suy diễn phải thế này thế kia. Mà phải có căn cứ pháp lý.
Thứ 2: Không biết đây là mức lương trước thuế hay sau thuế TNCN? Nhưng trước hay sau thì số tiền đã (sẽ) đóng thuế TNCN cho nhà nước là rất lớn. Thà để lương cao như thế này mà nhà nước quản lý và thu được thuế TNCN còn hơn là để họ hạ thấp lương nhưng lại tăng thu nhập bằng cách hình thức khác, dẫn đến nhà nước ko thu thuế được, sổ sách kế toán đối phó và giải chi khoản phát sinh rơi vào túi tư nhân.
Thứ 3: Đừng giật mình khi lương mình thấp hơn người khác, mà hãy tìm hiểu kỹ căn nguyên vấn đề. Tôi cho rằng cách làm ntn của các công ty công ích nên khuyến khích, tránh tình trạng hiện nay lương công chức rất thấp nhưng tổng thu nhập rất cao.  
Chánh thanh tra - 3 giờ trước
Cần làm rõ nguồn tiền đến từ những hoạt động kinh tế nào?  Nếu hoạt động tài chính kiểu này thì cho đấu thầu để dân có được nhiều lợi hơn.
xiutoi - 3 giờ trước
Lỗ thì nhà nước chịu, còn lời thì ban lãnh đạo hưởng. 
mà nhà nước là ai hả bạn? cũng từ nhân dân mình đóng góp ra chứ ai .... chỉ có người dân mình mới thiệt thòi thôi.
dân đen. - 3 giờ trước
đúng rồi và cho hỏi thêm vậy chứ tiền lương của ông ấy lấy từ đâu ra ? công ty ông ấy kinh doanh gì mà lãi ghê vậy ?
We - 3 giờ trước
Công ty công ích mà lương cao đến thế trong điều kiện kinh tế hiện nay là bất thường. Doanh thu các ông có được là do sự bảo hộ, độc quyền mà có. Lợi nhuận mấy ông cao như thế một phần do doanh thu cao và do không phải đóng thuế TNDN.
Nhà nước cần qui định mặt bằng lương của các doanh nghiệp công ích không được cao hơn lương hành chính sự nghiệp vì xét cho cùng các công ty này được Nhà nước cho phép sử dụng tài sản, lợi thế,... của Nhà nước để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh.  
pdc - 7 giờ trước
ai nói không phải đóng thuế DN ?! Lương ban quản lý cao chả có gì là lạ cả. Các báo cáo của các công ty trên năm 2012 đều vượt kế hoạch các mục tiêu, nhìn thoáng qua cũng thấy hạ tầng cơ sở thành phố đuoc nâng cao. ... 
Nguyen Bao - 3 giờ trước
Tôi thấy lương như thế thì mới không có tham nhũng, không có chủ trương bớt xén khi xây dựng, lắp đặt mới.
Chúng ta nên khuyến khích trả lương cao cho những người xứng đáng, còn những người chỉ biết "há miệng chờ sung", sáng đến cơ quan đọc báo, lướt web, ăn bám vào ngân sách nhà nước thì lương 1tr hay 2 tr cũng là quá cao.  
Ai đảm bảo với bạn rằng hưởng lương cao thì không tham nhũng? 
Nguyễn Văn Hào - 3 giờ trước
Tham hay không là do đạo đức và lương tri mỗi người nữa, nếu 1 cú ăn vài tỷ thì hỏi bạn có ham hay không?
QuocHuy - 3 giờ trước
Nếu mức lương này là thật thì tôi thấy cách phân bố mức lương trong các công ty không hợp lý, lao động hay công nhân mức lương quá thấp thì mấy sếp được hưởng lương cao thôi. Theo tôi nhà nước nên quy định mức lương tối thiểu cho công nhân hay lao động từ 5-6 triệu, chứ tình hình này người giàu càng thêm giàu, người nghèo thì càng nghèo.  
Cong nhan Cty thoat nuoc lam viec rat, rat cuc kho, vui long tang luong cho ho, luong Giam Doc chi nhan 10 trieu.
bâchn lua - 8 giờ trước
Vay neu lo ong co ban tai san ca nhan de bu dap vao von nha nuoc khong ?
ha huy hoa - 8 giờ trước
Sao ông ko thấy xấu hổ khi nói câu: hưởng lương cao cũng từ sức lao động của người ta? Xin hỏi ông được ngồi vào cái ghế đó để hưởng lương cao là do ai, tự dưng mà ông có được cái vị trí lãnh đạo đó để nay nói là do sức lao động của mình? Vì vậy, khi mà nhà nước đặt ông vào chỗ ngồi đó thì ông phải biết làm sao đừng có ăn quá nhiều như vậy so với người lao động đang nai lưng ra làm hàng ngày để ông hưởng và cả người dân lao động nói chung trên cả nước Việt nam này nữa chứ.   
Bạn có biết "lao động trí óc" vất vả hơn "lao động chân tay" không? Đi làm cần nhất những ông sếp dám nghĩ, dám nói, dám làm như thế. Lương lao động mùa vụ ~8tr/tháng gấp đôi viên chức bằng cấp đại học các cơ quan khác đó bạn.
Vũ Thái Nam - 2 giờ trước
 Lương giám đốc 2,2 tỷ hoặc 2,6 tỷ gấp 41 lần Tiền công trả cho lao động thời vụ. Tỉnh táo đi. Lao động thời vụ được trả bình quân 7,8tr/tháng là con số hợp lý đấy chứ, chắc đại đa số lao động thời vụ ở TP HCM mơ có được --> trả lương thời vụ 7,8tr/tháng sai hay đúng, cao hay thấp cần tách ra khỏi việc so sánh với lương của lãnh đạo. Như thế mới công bằng, mới là thị trường lao động. Người lao động làm thời vụ cho công ty trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyên cơ mà.
- Còn Lao dộng "trong biên chế" (có thể gọi như vậy) của các công ty này thì thu nhập vẫn ở mức ~22tr/tháng tức là 264tr/năm, không phải là thấp nhé và cũng chỉ bằng chưa đến 1/10 lương lãnh đạo --> hết sức bình thường. Đừng nên lấy tư duy vì "DN nhà nước" nên phải cào bằng NV với lãnh đạo. Nếu muốn tìm sai, cần xem Doanh nghiệp này có cố tình ký Hợp đồng thời vụ với những công việc không được ký loại hợp đồng đó hay không và liệu việc trả lương cho Ban lãnh đạo công ty có vi phạm các quy định sử dụng quỹ tiền lương, tiền công trong DN, vi phạm các thỏa ước ... trong doanh nghiệp hay không mà thôi.
Tóm lại, nếu chỉ nghe thấy người ta có thu nhập, lương cao hơn mình, hơn người và lấy cớ đó là là "DN nhà nước" nên giật đùng đùng lên, đòi trả bớt lại để đảm bảo "công bằng xã hội" gì đó mà không căn cứ vào thực tế, luật pháp là không có tình cũng chả có lý.
Cá nhân tôi cho rằng, nếu tôi được hưởng thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra rồi, thu nhập đó ổn định ... thì lãnh đạo của tôi chắc chắn là giỏi và chỉ mong lãnh đạo thu nhập cao để tiếp tục duy trì quyền lợi cho tôi mà thôi.
P/s: Tôi không làm nhà nước, không liên quan gì đến mấy ông ở HCMC nhé, nói vậy để các bác đừng hiểu nhầm là bênh vực lãnh đạo mấy Cty kia.  
Nếu có công việc tốt như vậy, lợi nhuận cao, thu nhập cao như vậy thì tại sao không tổ chức đấu thầu để nhà nước đỡ tốn chi phí quản lý, mà mang lại hiệu quả cao trong công việc hơn. Tôi thấy ngay như tại thành phố tôi ở BMT chắc cũng có chuyện như vậy tại sao không đấu thầu????????????  
thanh binh Le - 2 giờ trước
1. Tiền lương lương khủng từ nhà nước là tiền thuế của dân 
Tôi rất ủng hộ ý kiến của các chủ tịch, chúng ta phải hưởng lương đúng theo quy định nhà nước và theo năng lực của bản thân . Vì lương cao như vậy chúng ta sẽ không xâm phạm tiền của nhà nước (tham nhũng, biển thủ ...). Đặc biệt là chúng ta phải khuyến khích các chủ tịch và những cán bộ nòng cốt có những sáng tạo quý giá để phục vụ cho nhân dân.   
Các ông lãnh đạo các công ty nói trên dùng thời gian, tiền bạc, thương hiệu của nhà nước đi làm thêm thì làm gì chẳng có lãi? thử hỏi nếu các ông thành lập công ty tư nhân liệu có làm được đến thế không ???
Hoàng Linh - 3 giờ trước
Năm 2012, với vốn điều lệ 82 tỷ đồng, nhưng công ty lãi hơn 130 tỷ đồng.
Siêu lợi nhuận.
Hoang nam - 3 giờ trước
. Với điều kiện hiện nay tại TP HCM, tình hình sản xuất kinh doanh đang rất khó khăn mà 4 Cty nhà nước này thu lãi lớn chắc phải thực hiện được những hợp đồng béo bở từ các dự án hay những công việc được giao kiểu chỉ ...  
Thanh Tam - 3 giờ trước
Xin nhắc lại rằng công ty các ông là "Công ty thuộc khối công ích". Vâng, công ích. Vậy thử hỏi các ông làm gì mà có thu nhập cao như vậy??
Tôi đồng ý với ý kiến của Lê Đại Nghĩa.
Nếu lương cao do năng lực thực sự thì sự cống hiến đó cần được hưởng xứng đáng.
Tuy nhiên nếu là do độc quyền thì cần xem lại chế tài, doanh thu từ các hợp đồng ngất ngưởng kia mà có, biết đâu có những khoản chi mờ ám nào đó và đôi khi lãnh đạo họ cũng không được hưởng trọn vẹn mà biến tấu thông qua lương.

  
Phùng Lan - 3 giờ trước
Ai giám đảm bảo lương cao sẽ không có tham nhũng...với con người lòng tham là vô đáy chỉ có một mức lương hợp lí và cơ chế pháp luật đúng đắn mới có thể hạn chế được chuyện này còn nói đến tham nhũng xin hỏi những người lương cao có công trình công cộng và phúc lợi nào xã hội nào không bị...?các vị hãy thử vi hành xem sao nhé..!  
tiền nước sinh hoạt thì cứ tăng.tiền thu gom giác thải....cứ tăng.người dân bắt buộc phải sài.kêu ai bây giờ.đôi khi còn phải hùn tiền đặt đường ống mới được sài nước mua.vậy nên lương không cao sao được.
Phu - 3 giờ trước
Nói như ông chủ tịch này thì là lời ăn còn lỗ lúc đó ai chịu? 
cuongnmdh - 3 giờ trước
Trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp điêu đứng. Với mức lương khủng chỉ với những công ty độc quyền mới đươc hưởng nhiều quyền lợi mà thôi,. Kinh phí đầu tư của nhà nước của nhân dân, lỗ nhà nước và dân chịu, lời thì họ cho vào quỹ lương thưởng không cần phải suy nghĩ nhiều ai cũng có thể làm được.  
VIET CT - 3 giờ trước
Mình thấy nên phổ biến mô hình của các DN này để học tập, qui chế sao, hệ số thế nào, nộp ngân sách...Làm công ích mà lương công nhân cũng khá đấy chứ, lãnh đạo giỏi đấy chứ nhỉ?
công ty nhà nước đã có quá nhiều lợi thế về vốn rồi các kế hoạch dự án của nhà nước để có hợp đồng,... trả lương như vậy là ko công bằng
xhadong - 3 giờ trước
cau tra loi rat hay "do suc lao dong va nguoi lao dong dong y"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét