Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Lịch sử VN: Cái kết bi thảm của 8 kẻ phản quốc

Các cụ lão thành đã ghi nhận thời cộng sản có thêm những kẻ phản quốc mới, chờ khi đất nước dân chủ sẽ công bố.
 8 cái kết bi thảm của những kẻ phản quốc trong lịch sử Việt Nam
30/05/2019 - Trong trang sử hào hùng của dân tộc ta, bên cạnh những tấm gương xả thân hy sinh vì đại nghĩa giữ nước, làm rạng rỡ hào khí dân tộc, chúng ta vẫn không quên vết ô nhơ của những kẻ mãi quốc cầu vinh, vì mưu lợi riêng, tham công danh phú quý hay đơn thuần chỉ là nghe lời dụ dỗ của giặc, nhắm mắt trước thị phi, mà chấp nhận làm kẻ phản quốc, đi ngược lại quyền lợi quốc gia. Song, quả thật, những kẻ ấy cũng bị trời cao trừng phạt thích đáng và phải trả giá cho tội lỗi của mình và ngàn đời vẫn bị thế gian lên án.

Thục Phán đoạn tình riêng, giết con đền nợ nước.
1. Giặc ở sau lưng
Một truyện cổ khá kinh điển trong sử Việt là sự kiện Triệu Đà chiếm Âu Lạc. Nguyên nhân của việc này là do Mỵ Châu vì chút tình riêng, mê muội đã quá tin lời tình nhân nội gián của nàng mà quên đi sự an nguy của quốc gia như việc nàng cho Trọng Thủy xem “bảo vật trấn quốc” là nỏ thần.


Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu xe tăng?

Thời chống Mỹ, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu xe tăng?
Đại Dương (theo Tou Tiao) 30/05/2019 (Dân Việt) Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, một trong những nguồn vũ khí lớn nhất mà quân đội Việt Nam nhận được là nguồn viện trợ từ Liên Xô, đặc biệt là các loại pháo và xe tăng... Nói tới bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, đây là một lực lượng ra đời trong khoảng trống chiến tranh và trưởng thành trong chiến đấu. Do nguyên nhân lịch sử, trang bị kỹ thuật chủ yếu của lực lượng này đến từ 3 nguồn. Một là xe chiến lợi phẩm của Mỹ, hai là viện trợ của Liên Xô và ba là viện trợ của Trung Quốc.

Trong đó, loại có số lượng lớn nhất, chất lượng tốt nhất là viện trợ của Liên Xô. Còn hàng chiến lợi phẩm thì trong nhiều tình huống là con số trên giấy, số có thể thực sự sử dụng ít hơn con số trên giấy rất nhiều. Hơn nữa cho dù có tính cả những chiếc đã rách nát vào thì tổng cộng cũng chỉ có 550 xe tăng và 1400 xe bọc thép. Về số viện trợ của Trung Quốc, mặc dù năm đó nước này đã dốc toàn lực nhưng do tiềm lực và trình độ kỹ thuật hạn chế cho nên tổng số xe tăng xe bọc thép viện trợ cũng như chất lượng của các xe đó vẫn ít hơn và thấp hơn nhiều các loại Liên Xô viện trợ.

Xã hội quái thai: Xài quan tài tiền tỷ

Mong lũ trộm cướp đào quan tài vứt xác chúng nó ra cho ánh mặt trời thiêu đốt chúng nó đi. Toàn tiền tham nhũng chia chác với đám quan tham thì mới dám tiêu như phá như thế.
Thú chơi quan tài bạc tỷ của đại gia Việt: Chết cũng phải... sang chảnh
Dân trí - Để có một cỗ quan tài có thiết kế lạ, không đụng hàng cho người thân, các đại gia sẵn sàng chi ra vài tỷ đồng để chạm trổ, dát vàng... Ông Ba X – chủ một trại hòm tại Sài Gòn, cho biết một quan tài trung bình mà các đại gia đặt ở chỗ ông thường không dưới 3 tỷ đồng. Nhiều đại gia không chỉ sành điệu lúc sống mà còn muốn thể hiện "đẳng cấp" của mình khi qua đời. Chắc hẳn, trong làng đại gia ai cũng từng biết đến câu chuyện quan tài của ông P., một người chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM). Đại gia này chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.
Ông P. vốn là người làm kinh doanh nên rất mê tín. Khi ông đi xem bói thì được thầy phán, nếu chết xuống cõi âm mà muốn gia đình tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài - Lộc. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý như thế.

Điếu văn quả phụ tướng Đặng Kim Giang

Chủ Blog xin chia buồn với anh Đặng Kim Sơn và gia quyến. Nhớ những lần làm việc cùng nhau trong nhóm chống khủng hoảng kinh tế, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính châu Á lan vào Việt Nam (1999-2000) do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thành lập, Ủy viên TWĐ Đỗ Hoài Nam làm nhóm trưởng. Hồi đó có lẽ chỉ có tôi và anh Đặng Kim Sơn nói thẳng, nói thật và nói mạnh mẽ; tôi nói về kinh tế vĩ mô, anh Sơn nói về nông nghiệp. TS Sơn thông minh, nhưng do hoàn cảnh gia đình nên bình thường cũng chỉ dám nói cầm chừng. Bố anh, thiếu tướng Đặng Kim Giang năm 1960 làm Bí thư Đảng đoàn và Thứ trưởng Bộ Nông trường. Ông Giang tham gia đấu tranh cho đổi mới quản lý, giao đất tăng gia, giao nhà ở cho nông trường viên, hợp tác đầu tư với các nước xã hội chủ nghĩa, cho các nông trường liên doanh với các nông trường nước bạn. Tất cả những chủ trương cách tân đó đều bị coi là "xét lại", "đi theo con đường tư bản chủ nghĩa". Năm 1967, ông là một trong những nhân vật chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng. Ông bị chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bí mật bắt giam 7 năm tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội và quản thúc 7 năm sau đó tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh). Năm 1980 ông trở về Hà Nội, sống trong ngôi nhà cũ rộng 14 mét vuông tại 30 ngõ Chùa Liên Phái thuộc quận Hai Bà Trưng. Mười người, vợ chồng, con cái, cháu nội, cháu ngoại sống trong ngôi nhà đó hơn 10 năm trời. Ông mất ngày 16 tháng 5 năm 1983, thọ 74 tuổi. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Điếu văn Bà Nguyễn Thị Mỹ - quả phụ tướng Đặng Kim Giang
(Đặng Kim Sơn đọc trước mộ mẹ ngày 25 tháng 5 năm 2019)
Kính thưa các ông bà, cô bác họ hàng, láng giềng, quí vị quan khách. Gia đình chúng tôi vô cùng cảm kích được đón tiếp quí vị đến vĩnh biệt Mẹ, Bà, Cụ của chúng tôi: Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch), tròn 100 tuổi đời đóng góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình.
Image result for Bà Nguyễn Thị Mỹ - quả phụ tướng Đặng Kim Giang
Gia đình ông Đặng Kim Giang
Một đời làm mẹ. Ông ngoại tôi sang Lào làm việc, sinh ra mẹ tôi ở thành phố Luangpharabang. Gia đình về Việt Nam để lại bà khi đó mới mười mấy tuổi, suốt 7 năm một mình thay bố mẹ nuôi dạy hai em trên xứ người. Năm 1944, bà về Đà Lạt học trường cao đẳng nữ công thì chiến tranh nổ ra, mất liên lạc với lũ em nhỏ, bà trở về quê hương ở làng Kim Lũ, phủ Hà Đông.

Những dấu hiệu sai trong vụ bắt Hà Văn Nam

Tôi yêu anh Hà Văn Nam, một người dân trung thực, thẳng thắn, hết lòng hết sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Với những hiểu biết của tôi về anh và về việc anh có mặt tại trạm BOT Phả Lại ngày 29/12/2018, tôi chắc chắn nếu anh có bất kỳ sai sót gì đó thì cũng chỉ đến mức phạt hành chính, không thể bắt giam một người phản đối ôn hòa được. Hà Văn Nam vô tội. Hãy trả tự do ngay cho Hà Văn Nam.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Những dấu hiệu sai trong vụ bắt Hà Văn Nam
Ls Võ Văn Dũng - CÔNG AN HUYỆN QUẾ VÕ-BẮC NINH, NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA, TỐ TỤNG VỤ ÁN HÀ VĂN NAM VỚI TỘI DANH GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG ???
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Cơ quan điều qua công an huyện Quế Võ-Bắc Ninh vừa gán ghép tội danh mới với Hà Văn Nam về tội xúi giục dừng xe phản đối trạm BOT Phả Lại. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân vì sao Hà Văn Nam và rất nhiều lái xe phản đối trạm thu phí bất cập này, tôi muốn giải thích rõ về tính bất cập của trạm thu phí này để bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn như sau:

Hoan hô ĐBQH Đôn Tuấn Phong ủng hộ dân

Tuyệt vời. Hoan hô ĐBQH Đôn Tuấn Phong lên tiếng ủng hộ nhân dân trong khi những ông ĐBQH khác ngậm miệng ăn tiền họp QH. Lần đầu tiên có ông Nghị lên tiếng. Cứ đấu tranh đi, dần dần nhân dân sẽ thắng. Rồi sẽ có những ĐBQH nói về BOT bẩn Bắc Thăng Long - Nội Bài và những BOT bẩn khác. Mấy thằng lãnh đạo cao cấp bảo vệ BOT sẽ không thể vung tay che cả bầu trời mãi được.
“Không thể chấp nhận việc trả phí BOT khi không dùng dịch vụ“
30/5/2019 Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi dẫn trường hợp trạm thu phí T2 ở An Giang – nơi tài xế từng “chiếm làn” phản đối. Đại biểu Đôn Tuấn Phong cho rằng việc đầu tư mở rộng đường 91 là hết sức cần thiết, song với sự bất cập của vị trí đặt trạm thu phí T2, ông đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tích cực và nghiêm túc nghiên cứu phương án xử lý. Theo vị đại biểu này, phương tiện giao thông sử dụng dịch vụ bao nhiêu thì trả tiền đúng bấy nhiêu, không thể chấp nhận việc trả phí khi không dùng dịch vụ, trả phí nhiều hơn mức sử dụng dịch vụ. Phương án khác là di dời trạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân nào ra quyết định đặt sai vị trí thì phải chịu trách nhiệm, kể cả chi phí di dời.

Trạm thu phí BOT T2 trên quốc lộ 91, thuộc 
phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Như tin đã đưa, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định cho tạm dừng thu phí đối với trạm thu phí BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao) T2 của dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91, đoạn Cần Thơ - An Giang. Trước đó, các tài xế xe tải mang biển số tỉnh An Giang và TPHCM cùng nhau đỗ chiếm 3 làn thu phí tại trạm BOT T2 thuộc Quốc lộ 91, hướng từ tỉnh An Giang đi thành phố Cần Thơ để phản đối. Tài xế cho rằng, họ chỉ di chuyển từ tỉnh An Giang để qua ngã 3 Lộ Tẻ, rẽ vào quốc lộ 80 để lên cầu Vàm Cống để đi các tỉnh. Tuy nhiên, quãng đường sử dụng Quốc lộ 91 khoảng 300m nhưng phải trả tiền cho toàn tuyến. Do đó, họ không đồng ý mua vé.

BOT đường 5 cướp tiền của dân ngày 31/5/2019

BOT đường 5 cướp tiền của dân ngày 31/5/2019
Đặng Đạt đã phát trực tiếp với Ngô Khuể: BOT đường 5. Nay mới có 31/5 mà đã bắt nhà xe mua vé tháng 6. Bảo tháng 5 chỉ tính hết ngày 30 thôi. Còn ngày 31 tính sang tháng 6...


-5:34




Duc Trung Nguyen: Bọn BOT này láo thật, đã mua vé tháng thì phải tính theo tháng, tức là hết phút cuối cùng của tháng chứ đâu phải cứ hết tháng là đúng hết ngày 30. Luật mỗi tháng có đúng 30 ngày ở đâu ra ? Nếu tháng 2 chỉ có 28 ngày chúng mày có trả lại tiền thừa 2 ngày cho dân không ? 
Khốn nạn nhất là chính quyền, công an nhắm mắt để mặc cho các BOT thuê bọn côn đồ ra bao vây đe dọa lái xe để cướp tiền. Chỉ cần lái xe dừng lại hỏi thông tin cho rõ ràng, minh bạch cũng có thể bị chửi bới, hành hung thô bạo.

Tại sao ông Trọng không đọc tờ trình ở Quốc Hội ?

Nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo cao cấp nói với tôi bác Trọng bị tai biến đáng kể nhưng phục hồi nhanh... Tuy nhiên cá nhân tôi, theo kinh nghiệm quá khứ và quan sát thực tế, thì không tin bác bị tai biến mà cho rằng bác đang đóng kịch. Đây cũng là suy nghĩ của tôi về trường hợp ông Đinh Thế Huynh.
Ông Trọng để Phó Chủ tịch nước thay mặt đọc tờ trình ở QH
30 tháng 5 2019 - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện mà ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày về Công ước lao động trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa 14, theo các báo Việt Nam. Hôm 14/5, ông Trọng đã chính thức xuất hiện trở lại sau một tháng 'vắng mặt'. Dư luận chú ý nhiều đến dây đai và chiếc đồng hồ bên tay trái ông. Ông Trọng sau đó tiếp tục xuất hiện, phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 hôm 16/5. Có vẻ như các hình chỉ cho thấy nhà lãnh đạo Việt Nam ở vị trí ngồi chứ không có hình ảnh ông đứng hoặc đi lại.
Tờ Thanh Niên hôm 10/5 cho hay TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ là người trình bày Tờ trình về việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Nhưng đến hôm 29/5, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh "nhận được sự ủy nhiệm" để đọc tờ trình do ông Trọng ký trước Quốc hội. Nội dung tờ trình nhấn mạnh sự quan trọng của việc gia nhập Công ước 98 trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), nội dung giống với tờ trình mà ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ngày 12/4.

Hỏi ĐBQH: Bộ mặt của ai?

Xem bình luận của chủ Blog ở cuối bài và trong FB cá nhân Duc Trung Nguyen.
Bộ mặt của ai?
FB Lưu Trọng Văn - Gã muốn tấm hình này được in ra rồi phát cho các uỷ viên trung ương khi họp hội nghị trung ương và cho các đại biểu QH khi họp QH cùng câu hỏi: bộ mặt của ai? Bé Giang 12 tuổi ở thôn mang tên lãnh tụ CS Trần Phú ở Hà Tĩnh bị Nguyễn Song Thao công an xã dùng roi cao su tra tấn để bắt bé khai ra có ăn căp 50.000 đồng không.Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người
Kiểm điểm cái gì thưa các ngài ghế chót vót bề trên mà tâm chìm nghỉm đáy vực? Tóm cổ ngay! Truy tố ngay thằng khốn nạn ác quỷ ấy! Một đất nước mà nạn bạo hành trẻ em lan tràn, thể xác và tâm hồn trẻ em bị chà đạp thì cái mông đít trẻ thơ bầm tím kia là bộ mặt của ai? Gã tự nhủ nếu gã không biết đau đớn tận cùng trước hình ảnh này 
và không dám nguyền rủa bọn ác quỷ thì đó cũng chính là bộ mặt của gã.
FB Duc Trung NguyenChuyện nhỏ của trẻ con, ai quan tâm đây?
ĐBQH đang bận cãi vã nhau những câu chữ lôm côm giữa hội trường QH. Không ai dám nói ra sự thật chứ chưa nói tới đi giải quyết ba cái chuyện cỏn con vớ vẩn của một đứa trẻ con ở một thôn nhỏ dù đó là quê hương TBT Trần Phú.

VN thua xa Sing 'từ hạ tầng cho đến thượng tầng'

Mấy hôm nay báo chí VN hồ hởi đưa tin kinh tế VN sẽ sớm vượt Singapore. Mình đọc xong chỉ lẩm bẩm: Thằng Tây đểu, chỉ thích lừa và nịnh đám dân Việt hợm hĩnh lúc nào cũng tưởng VN vô địch. Đau nhất là chính đám lãnh đạo cao nhất lại tin lời những thằng Tây đểu này. Đoạn này hay: "Nếu mà nói tổng sản phẩm quốc gia (GDP) để so thì đúng là con số rất là vô nghĩa. Tôi thấy đúng là người ta nói cho mình vui chứ thật ra mình hãy nhìn những cái thực chất hơn." "Không những chỉ là GDP đầu người mà còn là trình độ phát triển tới đâu và độ tinh tế của chúng ta nó ở đâu, quyền lực mềm của chúng ta ở đâu. "Từ hạ tầng cơ sở cho đến hệ thống thượng tầng, tòa án, luật pháp, các thứ chúng ta thua họ xa lắm".
Việt Nam thua xa Singapore 'từ hạ tầng cho đến thượng tầng'
Kinh tế Việt Nam có thể tăng về số lượng nhưng về chất lượng chúng ta không thể so với Singapore được, khách mời nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 30/05/2019. Hôm 29/05/2019 trang Nikkei Asian Review đăng ý kiến của nhà kinh tế cao cấp thuộc DBS Bank, ông Irvin Seah nói kinh tế Việt Nam năm 2029 có thể vượt Singapore nếu Việt Nam giữ đà tăng trưởng đều. "Về trung hạn, kinh tế VN có tiềm năng tăng trưởng 6%-6,5% một năm", theo DBS Bank.

Singapore
Singapore họ có nhiều mặt họ bỏ xa chúng ta lâu lâu lâu vô cùng. Tôi không biết nói bao nhiêu năm nữa mình mới có thể so được với họ.Bà Thục Minh, Nhà báo. Bình luận về nhận định trên, nhà báo Trương Nhân Tuấn tham gia tọa đàm từ Pháp nói: "Phải tính trên những con số, mình đừng có nghĩ là khi con số tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam lớn tổng sản lượng quốc gia của Singapore là mình mừng."

Huawei: hàng tỷ người bị thiệt do lệnh cấm của Mỹ

Khắp nơi người dân VN đang hoan hô D. Trump liên tiếp tát vào mặt Trung Quốc. Tin tốt lành là dường như Ban lãnh đạo Việt Nam cũng đang có dấu hiệu quay lưng lại với lãnh đạo Trung Quốc vì cuối cùng cũng không chịu nổi thái độ như bố người ta của chúng và vì chúng đã gây thiệt hại quá nhiều cho nền kinh tế Việt Nam. Nhiều người nói với tôi bác Trọng đã sẵn sàng cho chuyến thăm Mỹ sắp tới, chứng tỏ bác hoàn toàn khỏe mạnh.

Huawei: hàng tỷ người bị thiệt do lệnh cấm của Mỹ
29 tháng 5 2019 - Việc Washington đánh vào Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn đang nóng giữa Mỹ và Trung Quốc. Phía Mỹ nỗ lực thuyết phục đồng minh cấm hãng công nghệ Trung Quốc vì các rủi ro tiềm năng khi sử dụng thiết bị của hãng này cho mạng di động 5G thế hệ sau. Một số quốc gia, trong đó có Úc và New Zealand, đã cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có cuộc thương chiến dữ dội từ năm ngoái, với cả hai phía áp hàng tỷ đô la thuế lên hàng hóa của nhau. "Quyết định này sẽ làm thiệt hại cho khách hàng của Huawei ở 170 nước, trong đó có hơn ba tỷ người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trên khắp thế giới."

Động thái đưa Huawei vào danh sách đen "đưa ra một tiền lệ nguy hiểm" và sẽ gây hại cho hàng tỷ người dùng, một chuyên gia luật pháp của hãng công nghệ Trung Quốc nói. Tại một cuộc họp báo, ông Song Liuping nói lệnh cấm của Mỹ cũng sẽ "trực tiếp làm thiệt hại" đến các công ty Mỹ và ảnh hưởng công ăn việc làm ở Mỹ. 

Dạy học trò hát 'Trả lại cho dân' thầy giáo bị khởi tố

Bà Nguyễn Thị Tình (vợ thầy giáo) nói "bài hát đấy rất hay, không có gì xấu xa", rằng bà cũng 'rất thích' và hai con bà đều thuộc lòng những lời bài hát:
"Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn..."

Dạy học trò bài hát 'Trả lại cho dân' thầy giáo bị khởi tố
Gia đình nói thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh chỉ muốn làm điều tốt cho xã hội trong khi chính quyền nói ông 'chống nhà nước'. Bà Nguyễn Thị Tình, vợ thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh, xác nhận với BBC hôm 30/5 tin chồng mình bị bắt: "Chồng tôi bị bắt sáng 29/5 khi đang đi ăn sáng với hai con trai ở địa phận Vinh, Nghệ An. Lúc đó anh vừa đón hai con từ Đồng Tháp về." Tối 29/5, giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tổ chức lễ cầu nguyện cho công lý, hòa bình và tự do của 'nhà hoạt động' Nguyễn Năng Tĩnh.

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh (trái) 
cùng Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
'Bị bắt như bắt cóc'
"Sau đó khi con trai lớn 7 tuổi kể lại, chúng tôi mới biết anh bị bắt như bắt cóc." Bà nói thêm. "Con tôi kể lại rằng có rất nhiều người ập vào quán, lôi và tống cha lên xe. Hai con cũng bị bế đi theo. Nhưng đến nơi thì họ đưa hai con sang một phòng riêng và gọi điện cho ông nội sang ủy ban xã để nhận cháu. Còn anh bị đưa đi nơi khác và không ai được biết gì hết." "Gia đình tôi rất rối bời, lo lắng. Hai con rất hoảng loạn, khóc suốt ngày đòi ba mẹ vì hiện gia đình chúng tôi hiện mỗi người một nơi. Ngoài ra anh còn đang bị sỏi thận nặng, có kế hoạch tháng Bảy này sẽ mổ. Sáng nay bố chồng và em trai anh đã tới nơi anh bị giam, mang theo một ít đồ nhưng không được gặp. Họ không trả lời bất cứ điều gì mà chỉ nói sẽ có công văn đưa về nhà," bà Tình nói với BBC từ Đồng Tháp, nơi bà đang dạy học.

Kệ mẹ Quốc hội, cứ tăng gấp 2 vốn ĐS Cát Linh-HĐ

Chết rồi Thể ơi. Hồi đó Thể là thứ trưởng nhỉ ? Thằng này trước sau cũng phải vào lò. Không vào lò của bác Trọng thì cũng vào lò của luật nhân quả.
Không xin phép Quốc hội, Bộ GTVT tăng gấp đôi vốn đường sắt Cát Linh
30/05/19 Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ GTVT đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc hội. Kiểm toán Nhà nước vừa gửi báo cáo kết quả kiểm toán năm 2018 đến Quốc hội. Theo đó, nhiều dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi gặp nhiều vấn đề như tổng mức đầu tư thay đổi nhiều lần, giải ngân chậm, chất lượng công trình thấp, các định mức, đơn giá vật tư đặc thù quá cao...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thị sát 
tàu Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Việt Hùng.
Tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ GTVT đã điều chỉnh dự án có các tiêu chí quan trọng quốc gia nhưng chưa báo cáo Thủ tướng để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội. Cụ thể, Bộ đã lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.770 tỷ đồng lên 18.001,6 tỷ đồng (tăng 9.231,6 tỷ đồng). Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình (Học viện Chính sách và Phát triển), Luật Đầu tư công 2014 quy định dự án có tổng mức đầu tư vượt quá 10.000 tỷ đồng được liệt vào loại dự án quan trọng quốc gia và phải được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Cãi với ông thủ tướng người xứ cãi

Cãi với ông thủ tướng người xứ cãi
Nguyễn Văn Chiến
 Ngày 17.5.2019 là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và nhân dịp này ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết bài "Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam" đăng tải trên nhiều tờ báo nhà nước. [1]
Ông Nguyễn Xuân Phúc (NXP) là người Quảng Nam “hay cãi” nhưng tôi cũng liều mình một phen để… cãi với người đất cãi. Để tiện bề đối đáp tôi xin chia bài ông ra từng phần nhỏ và mạn phép in nghiêng những điểm cần lưu ý. Tôi cũng xin bỏ qua những phần dài lê thê và đều đều giọng văn nghị quyết, chỉ nói để mà nói, không đáng để cãi.
Tôi xin đi thẳng vào bài
 a. NXP:  “Sự phát triển của các học thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới thời gian qua cho thấy các mô hình tăng trưởng tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế.”
Xin cãi:
1.  Chỉ cái phần “mở bài” này thôi đã thấy bao nhiêu vấn đề. Ngôn từ ở đây sử dụng rất oách, rất xôm tụ, rất hàn lâm nhưng kỳ thực rỗng tuếch, hoàn toàn trớt quớt, không ăn nhập gì với nhau về mặt logic.

Thu phí BOT: Không chỉ thu đủ, cần thu đúng

Anh Hiệp là quan chức nhưng dũng cảm lắm. Nói đúng, viết đúng sự thật sẽ được dân kính trọng, yêu thương. TRẦN HỮU HIỆP (Cần Thơ) là TS kinh tế. Anh có rất nhiều bài viết sắc sảo, chính xác về những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, nông nghiệp và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cái người dân phản đối ở đây là VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM chứ người dân không than phiền về MỨC PHÍ. Cách đây khoảng 3 năm, khi đặt trạm đã bị người dân phản đối quyết liệt nhưng rồi tất cả rơi vào im lặng cho đến khi cầu Vàm Cống được khánh thành. Nhìn trên sơ đồ ai cũng thấy đặt trạm ở vị trí hiện nay nhằm thu các xe từ An Giang đi Kiên Giang và ngược lại dù chỉ đi 300 mét. Mặt khác, nếu từ TPHCM đi Kiên Giang và ngược lại, thì cánh tài xế cũng sẽ đi hướng phà Vàm Cống vì sẽ gần hơn khoảng 40-45 km so với hướng đi qua cầu Cần Thơ, hơn nữa chất lượng đường cũng tốt hơn. Nếu nghĩ cho dân thì đã không đặt trạm kiểu này mà đặt ở vị trí cần di dời như hiện nay, khi đó đoạn đường 300 mét đó có thể đề xuất thu thêm một thời gian để hoàn vốn thì chắc sẽ không có ai phản đối. Trong bài này, TS Hiệp viết rất chính xác: cái gốc vấn đề là ở chỗ khi lập một trạm thu BOT cần phải tính đến đoạn thu tiền hợp lý nhất. Không chỉ thu đủ mà phải thu đúng, đó mới là giải pháp từ gốc, tránh những bức xúc, phản đối về sau này. Điều này cần ở tất cả trạm BOT chứ không chỉ là chuyện ở trạm T2. Công bằng cần được thực thi, không chỉ cho giới tài xế, nhà đầu tư mà còn đối với người dân, doanh nghiệp...
Thu phí BOT: Không chỉ thu đủ, cần thu đúng
29/05/2019 TTO - Trạm BOT T2 bên cạnh cầu Vàm Cống (nối TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp) đã tạm dừng thu phí từ ngày 25-5. Ùn tắc giao thông, bức xúc của tài xế tạm thời được giải tỏa. Tạm yên là vậy, rồi tiếp theo sẽ như thế nào? Những người tưởng chừng không liên quan với việc thu phí nhưng thực sự là họ phải trả thêm một khoản phí khi tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ đã phải chịu phí BOT. Chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương trong vùng cũng phải gồng lưng cõng thêm gánh nặng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh nếu vẫn còn tồn tại những khoản phí không công bằng tương tự.

Trạm thu phí T2 chiều 28-5 - Ảnh: BỬU ĐẤU
Số đông tài xế phản đối trạm T2 đặt sai vị trí, mức thu tiền bất hợp lý. Và việc tạm dừng thu phí tại trạm này, như trả lời báo chí của lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, để thống kê xe qua trạm nhằm "thực hiện giảm giá vé, rồi sẽ thu lại bình thường".  Giải pháp này rồi sẽ giải tỏa được bức xúc của người dân về việc tổ chức thu phí tại trạm T2 không? Ngành giao thông, nhà đầu tư cần làm rõ tính công bằng, minh bạch của việc thu phí tại đây để người dân đồng tình, chấp nhận.

Kỹ năng hùng biện của ĐBQH ngày càng tồi !!!

Bài này lờ đi giai đoạn ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội (khóa XII). Có thể nói thời ông Trọng không khí Hội trường Quốc hội buồn tẻ nhất. Đoạn cuối bài khá hay: QH khóa XIII và XIV dưới quyền điều khiển của các Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Thị Kim Ngân là những QH có nhiều ĐB phát biểu ngu xuẩn nhất. ĐB Dương Trung Quốc từ đàng hoàng ở khóa XI, đã chuyển sang nịnh bợ, hỏi cò mồi cho thủ tướng độc tài Nguyễn Tấn Dũng về văn hóa từ chức, cho 3X trả lời đúng đáp án: “Đảng phân công tôi làm”. Sinh Hùng và Kim Ngân như thế nào mà để lũ ĐBQH phát biểu khùng điên ba trợn, đến độ cử tri đòi ĐBQH phải thổi đo nồng độ cồn trước mỗi phiên họp?
KỸ NĂNG HÙNG BIỆN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGÀY CÀNG TỒI!
Mai Bá Kiến - Tôi được báo PN cử đi tường thuật từ kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8 (tháng 6- 7/1990). Lúc đó, chỉ có truyền hình trực tiếp buổi khai mạc và bế mạc. Các buổi chất vấn thành viên hội đồng bộ trưởng (của ông Đỗ Mười) ở hội trường, hoặc các buổi thảo luận tổ đại biểu không được truyền hình và truyền thanh trực tiếp, nên các đại biểu (ĐB) phát biểu không phải để “diễn” với cử tri giống các kỳ họp sau này.
Chỉ có ĐB trí thức, có vị trí xã hội cao, có trách nhiệm với dân mới phát biểu nhiệt thành và thẳng thắn. Các ĐB được cơ cấu cho đủ thành phần thường không dám mở miệng tại hội trường suốt nhiệm kỳ 5 năm.
Thành ra, có hai loại: ĐB nói và ĐB không nói. ĐB nói cũng có hai loại: ĐB nói theo chủ trương của đảng (đa số ĐB phía Bắc) và ĐB dùng thực tiễn sinh động để phản biện những chủ trương duy ý chí (đa số ĐB phía Nam).

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Lại chuyện Công An

Lại chuyện Công An
Duc Trung Nguyen - Nghĩ đến anh Hà Văn Nam, nghĩ đến những anh chị em bị giam cầm, tạm giữ, đánh đập, đôi khi bị đánh đập quá dã man, mình hay nghi đến câu một bác PGS TS toán học nói với mình từ năm 1983: Công an là ngành vô văn hoá nhất. Đáng nói là bố mẹ bác đều là công an từ năm 1945, được cấp một ngôi biệt thự rất đẹp phố Nguyễn Gia Thiều, gần hồ Thuyền Quang, đối diện đại sứ quán Lào, vợ và em vợ đều là công an.Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Anh CA đứng phơi nắng giữa giờ làm việc
Nhưng ở đâu cũng có người tốt, người xấu. Ngay trong những ngành nhiều người xấu nhất như công an cũng không thiếu các anh chị công an tốt. Nhiều lúc nhìn các anh làm việc vất vả, kể cả đứng đường hít bụi giữa trưa hè hay lúc mưa to bão lớn, mình cũng thấy rất thương...

Siêu thị ngoại tháo lui: Do cạnh tranh hay cơ chế?

Siêu thị ngoại tháo lui khỏi Việt Nam: Áp lực cạnh tranh hay cơ chế?
28/05/2019 VOV.VN - Dù được hưởng nhiều ưu đãi trên thị trường bán lẻ nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp nước ngoài kêu lỗ và rút khỏi Việt Nam. Nhiều tuần nay dư luận đang bàn tán, bình luận về cuộc rút lui của siêu thị Auchan khỏi thị trường Việt Nam do bị thua lỗ kéo dài. Cũng như các đơn vị trước đây ở lĩnh vực bán lẻ như Metro, BigC, Fivimart... cũng rút lui bằng nhiều cách khỏi thị trường Việt Nam. Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại để làm rõ hơn về vấn đề này.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
PV: Thưa ông, ông có nhận xét gì khi Auchan cùng với rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thời gian qua liên tiếp đầu tư xong lại rút lui khỏi thị trường Việt Nam?
Ông Vũ Vinh Phú: Auchan là một tập đoàn lớn về bán lẻ thực phẩm trên thế giới, với mạng lưới 4.000 điểm ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, Auchan có 18 điểm bán hàng chủ yếu ở Hà Nội, TP HCM và Tây Ninh. Auchan mới bước vào thị trường Việt Nam được 5 năm, song họ đã phải rời khỏi cuộc chơi ở một thị trường đầy tiềm năng của châu Á và thế giới như Việt Nam là một điều đáng tiếc.

Trung Quốc và 3 thách thức lớn trong thế kỷ 21

Mỹ liên tục tấn công Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, không chỉ thương mại hay công nghệ mà còn cả quốc phòng an ninh và dân chủ nhân quyền, thì mới hy vọng Trung Quốc sụp đổ. Dù khi Trung Quốc sụp đổ, dân Trung Quốc sẽ khổ, nhưng chỉ có như vậy, đất nước Việt Nam mới thoát được nguy cơ trở thành một tỉnh của Tàu. Bưới dưới đây dự báo cả thế kỷ 21 là quá xa, độ chính xác sẽ không cao.
Trung Quốc và 3 thách thức lớn trong thế kỷ 21 
Nguyễn Quang Dy - Nếu 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển tiếp (transition) đầy biến số (như Brexit và Trumpism) làm trật tự thế giới đảo lộn và bất ổn, thì các thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến việc định hình một bức tranh mới về thế giới. Tác nhân chính của quá trình đó là đối đầu Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với 3 thách thức lớn. Thứ nhất, người Mỹ đã tỉnh ngộ và liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, Trung Quốc đang suy thoái do đối đầu chiến lược với Mỹ và đồng minh. Thứ ba, người dân Trung Quốc sẽ bất bình và phản kháng. Trước bức tranh lớn màu xám, lúc này còn quá sớm để phỏng đoán và hình dung được tương lai của Trung Quốc và thế giới. Image result for Trung Quốc và 3 thách thức lá»›n
Mỹ đã tỉnh ngộ
Năm 1989 khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Trung Quốc. Bill Clinton và nhiều người khác (như Robert Zoellick) vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ cải cách và dân chủ hóa để “trỗi dậy hòa bình”, nên đã theo đuổi quá đà chủ trương tham dự (constructive engagement). Đó là một sự ngộ nhận tai hại mà Trung Quốc đã lợi dụng để trỗi dậy (không hòa bình). Gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và coi Trung Quốc là kẻ thù và “đối thủ chiến lược”.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Trump và những cú đấm làm hoa mắt Tập Cận Bình

Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật ngày 27/5/2019, ông Trump nói "thuế với hàng Tàu cộng có thể tăng, tăng rất nhanh. Tôi nghĩ ở một lúc nào đó trong tương lai Tàu cộng và Mỹ chắc chắn sẽ có một thỏa thuận thương mại và chúng tôi đang chờ điều đó. Bởi vì tôi không tin Tàu cộng sẽ có thể tiếp tục duy trì việc nộp hàng trăm tỉ USD tiền thuế cho Mỹ. Tôi không tin vào điều đó”. Trước kiểu dí súng vào gáy quát bằng tiếng Pháp "Haut les mains - giơ tay lên" của ông Trump liệu Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao? Có lẽ chỉ còn đường: "Xin hàng. Xin cải tà quy chính".
TÀU CỘNG RÃ RỜI CHÂN TAY KHI NHẬN TIN NÀY
FB Tran Hung - Mỹ sẽ bị thiệt hại chút ít do hàng hóa nhập vào Trung Quốc chịu thuế cao nhưng bù lại Mỹ sẽ mang về nước những xấp đô la đầy ắp trong va ly nhờ các hợp đồng bán vũ khí. Ngược lại, Trung Quốc vừa chật vật lo cho hơn 1,4 tỷ cái miệng háu ăn, lo bình định nội loạn và căng nhất là lo "chống lại sự trỗi dậy vũ trang" của các nước lân bang bằng cách dốc tiền mua sắm vũ khí để giữ vững "cái uy" của mình. Trung Quốc sẽ chẳng khác gì một gã trọc phú trúng mùa ba năm tích cóp sắm vàng giờ phải bán vàng mua nhà đất ở trung tâm để con cái ăn học, số tiền trúng mùa ba năm kia sẽ chẳng thấm tháp vào đâu so với căn nhà mặt phố. Chiến tranh thương mại là những cú đấm làm hoa mắt Tập Cận Bình, chạy đua vũ trang mới chính thức là loạt đấm knock - out con cọp giấy Trung Quốc. Tập Cận Bình ngon cố cũng chết mà nuốt nhục luồn trôn như Hàn Tín cũng tiêu. Đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam khẩn trương khởi kiện Trung Quốc lên PCA để lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa và hàng tấn đô la Mỹ mà Trung Quốc phải bồi thường vì đã cướp đoạt và chiếm đóng trái phép Hoàng Sa và Trường Sa suốt mấy chục năm qua.

Ông Trump và ông Abe đã đồng ý "bán - mua" 105 chiếc Lockheed Martin F - 35 Lightning II. Nếu lô tiêm kích này là dòng F - 35A bao gồm vũ khí thì nước Mỹ sẽ thu về khoảng 176,5 triệu USD/chiếc × 105 chiếc = 18,53 tỉ USD. Theo chuyên gia quân sự Tàu cộng Zhou Chenming vào năm 2018 loan tin Mỹ sẽ triển khai từ 200 - 300 chiếc F-35, mẫu tiêm kích tàng hình hiện đại nhứt của Mỹ tới châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2025 thì Tàu cộng buộc phải cần số lượng J - 20 tương đương, ít nhất 200 chiếc vào cùng khoảng thời gian. Như vậy nếu Mỹ bán cho Nhựt 105 tiêm kích tàng hình F - 35A thì Tàu cộng cần có thêm 100 chiếc J - 20 để cân bằng với Nhựt Bổn.

Soha.vn khóc thương Trung Quốc như thế nào ?

Có lẽ Ban biên tập Soha .vn cũng biết đăng bài này sẽ đụng chạm tới lợi ích của nhiều người nên cuối bài phải thêm dòng chữ: "Bài viết không thể hiện quan điểm của tòa soạn". Tuy nhiên, đã là do Soha .vn công bố thì Soha .vn vẫn phải chịu trách nhiệm. Người dân Việt đang rất ủng hộ D. Trump ngăn chặn cộng sản Tàu.
Hàng trăm năm bị "vùi dập": Các cường quốc phương Tây có đang quá "ác" với Trung Quốc?
Tất Đạt 27/05/2019 
Trung Quốc ngày nay đang bị đem ra làm "vật tế thần" cho sự bất công đang ngày càng cao tại Mỹ. Trung Quốc đã phát triển theo hướng gần giống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Từ quan điểm kinh tế, Trung Quốc không có động thái nào khác thường so với những quốc gia mong muốn trở nên giàu có khác. Phát triển công nghệ là một trong những yếu tố then chốt nhất. Ông Trump đang tấn công thương mại Trung Quốc dữ dội và tin rằng Trung Quốc sẽ lại một lần nữa cúi đầu trước phương Tây. Mỹ đang tìm cách bóp nghẹt những công ty Trung Quốc thành công như Huawei bằng cách thay đổi luật thương mại một cách đột ngột và đơn phương.

Ảnh minh họa: WPA POOL/GETTY
Ngày nay, các lãnh đạo Trung Quốc mong muốn sửa chữa mọi sai lầm, và điều đó đồng nghĩa rằng họ sẽ không cúi đầu trước Mỹ hay bất kì quốc gia phương Tây nào khác. Jeffery Sachs là giáo sư và giám đốc của Trung tâm Phát triển Bền vững tại Đại học Columbia. Dưới đây là ý kiến của ông về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Bài viết được đăng tải trên CNN.

SOHA, TRANG BÁO KHÓC MƯỚN CHO TÀU

SOHA, TRANG BÁO KHÓC MƯỚN CHO TÀU
FB Nguyễn Đức Khang - Đây là trang báo của Trung Quốc ư? Không phải, đây chính là trang báo của Việt Nam. Nhưng tại sao một trang báo lớn lại có thể viết báo kiểu định hướng như thế? "Hàng trăm năm bị vùi dập" ư? Ác với TQ ư? Viết báo đâu thể định hướng người dân một cách tùy tiện như vậy được.
Này bọn đĩ bút! Các ông cúi đầu phò giặc mà quên đi 1000 năm bắc thuộc sao? Các ông quên linh hồn các tử sĩ Hoàng Sa vẫn còn nằm dưới biển sâu sao? Các ông quên năm 1979 giặc Tầu đã tràn qua Biên giới giết hại đồng bào mình; các ông cũng quên đi đất đai, biển đảo mình đang nằm trong tay giặc sao?

Báo chí- nghề mà được nhiều người mệnh danh là "quyền lực thứ tư" (đứng sau Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) trong một thể chế nhà nước nhất định. Với tính chất nghề nghiệp, những người cầm bút viết lên những tiếng nói công bằng, sự thật; truyền tải thông tin, lật mặt những cái sai, cái xấu trước những vấn nạn xã hội. Đó mới thực sự là những nhà báo chân chính, công tâm.

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ và PHI DÂN CHỦ

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ và PHI DÂN CHỦ
Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Dân chủ cũng để chỉ một hình thức nhà nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của mình, thường bằng cách bỏ phiếu. Có ba hình thức dân chủ chính: Dân chủ Trực tiếp (DCTT – Direct Democracy), Dân chủ Đại diện (DCĐD – Representative Democracy), và Dân chủ Hiến định (DCHĐ – Consitutional Democracy). Ngày nay, các nước dân chủ tiên tiến thường áp dụng một hỗn hợp của 3 hình thức vừa nói – tuỳ theo tính cách của vấn đề quốc sự. Còn ‘Dân chủ Tập trung’ là một phát minh kỳ lạ, mâu thuẫn nên chỉ được dùng ở vài nước.
Image result for DÂN CHỦ
Dân chủ Trực tiếp (DCTT): mọi công dân đều có thể trực tiếp tham gia vào tiến trình quyết định các chính sách qua việc bầu phiếu hay trưng cầu dân ý. Nguyên tắc đa số tương đối được áp dụng. Hình thức này từng được áp dụng trong các cổ thị-quốc (city-state) Hy Lạp và La Mã nhưng nay thì khó có thể được áp dụng trong những quốc gia lớn. Ngày nay, DCTT thường hiện hữu như là một phương sách trong các nền dân chủ để thu thập dân ý khi đối diện với một quyết định liên quan tới vận mạng quốc gia.

Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?

Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?
Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về « Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ », đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ? 
Đối mặt với Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn tái khẳng định vị thế đại cường số một. Tất nhiên thế giới không còn đơn cực như trong suốt một thập niên, từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 cho đến khi tòa tháp đôi ở Manhattan bị tấn công năm 2001. Nhưng nước Mỹ không thể chấp nhận ý tưởng đang được phố biến rộng rãi, rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Mỹ, còn thế kỷ 21 là của Trung Quốc.

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Preble (DDG 88)
 của Mỹ đi qua Ấn Độ Dương ngày 29/03/2018.
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. Còn ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một hình thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, thì như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, còn trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?

Tiếng Anh và tương lai của Bạn

Tiếng Anh và tương lai
Đặng Hoàng Hải Anh Kinh tế gia 27/5/2019 - Mỗi lần Quốc hội bàn tới các vấn đề giáo dục, tôi lại băn khoăn về một điều mà theo tôi, rất quan trọng với tương lai Việt Nam, là tiếng Anh. Tôi vẫn nhớ những ngày đầu nhọc nhằn luyện tiếng Anh ở cuối cấp hai để chuẩn bị thi vào lớp chuyên Anh cấp ba. Sau khi hoàn thành mấy năm chuyên toán cấp tiểu học ở Hải Phòng, nơi bố mẹ tôi được phân công công tác, tôi cùng gia đình quay về Hà Nội và học cấp hai ở một trường đúng tuyến không chuyên gần nhà. Vì tôi chỉ có thời gian ôn luyện ngắn để thi vào trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, mẹ tôi bảo tập trung cho tiếng Anh sẽ dễ có cơ hội hơn là đua vào chuyên toán. Mẹ đã đúng.Image result for Tiếng Anh và tÆ°Æ¡ng lai
Mấy năm cấp ba của tôi sau đó bình lặng trôi qua mà không có kết quả học tập nào đáng kể so với bạn bè. Nhưng điều rất quan trọng tôi nhận được là sự say mê tiếng Anh. Ngoài giờ học ở trường, tôi dành hết thời gian rảnh rỗi cho ngôn ngữ này, đến mức gần như chẳng mấy khi tham gia đá bóng hay các hoạt động khác với bạn bè.

TQ dồn dập rót vốn vào VN, nguy lắm bà con ơi...

Toàn dân tẩy chay vốn ODA, FDI... từ Trung Quốc, bà con ơi
Tăng đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc rót tiền vào đâu?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: vốn Trung Quốc không đem lại sự cách mạng nào cho phương thức sản xuất của nước nhận vốn, thậm chí còn làm yếu đi"Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn báo chí chỉ ra rằng: "Hiện nay, cái mà Việt Nam thiếu không phải là vốn, trong thời gian vừa qua rất nhiều nhưng chúng ta sử dụng rất kém, những cái đau của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thế thôi mà gần lên đến 900 triệu USD. Chất lượng cũng đặt ra câu hỏi, nhiều người còn nói đùa có làm xong cũng không dám đi. Kéo dài bao nhiêu năm như vậy, bài học quá rõ, vay ODA hay gì thì họ cũng chủ động, tiến độ, thiết bị cũng của họ. Tiến độ kéo dài ra bao lâu từ đó đội vốn gấp 3 lần so với trước. Tất cả cái đó đặt ra nhiều vấn đề. Các điều kiện ràng buộc vô lý của họ cũng là đấu thầu nhưng lại chọn giá rẻ, ngoài giá rẻ không biết có chuyện đi đêm hay không? Tôi rất nghi ngờ điều đó".

Trung Quốc dồn dập rót vốn vào Việt Nam
Trong 7 dự án lớn của 5 tháng đầu năm 2019 được Cục Đầu tư nước ngoài thống kê có tới 5 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây.

Phá nát quy hoạch vì dùng cơ chế thời bao cấp ???

Trời ơi, 33 năm (1986-2019) đổi mới xóa bỏ bao cấp đã trôi qua mà đến giờ ông Bộ trưởng Xây dựng còn đổ tội cho nó: “Hệ thống, phương pháp xây dựng từ rất lâu, thậm chí là từ thời bao cấp, sau nhiều thời gian đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Tôi cho đây mới là mấu chốt". Vậy 33 năm qua các ông ăn lương ngồi chơi mà không xây dựng hệ thống, phương pháp của kinh tế thị trường à ? Đến bây giờ lý luận chưa có thì biết bao giờ mới có hướng xử lý ??? Cần cho tất cả các ông thôi chức ngay. Cần thu hồi tiền lương và bổng lộc của các quan chức Bộ Xây dựng đã nhận trong suốt 33 năm qua vì chúng đã không làm gì cho đất nước. Nói thẳng không phải các ông đã và đang phá nát quy hoạch vì áp dụng cơ chế thời bao cấp, mà vì các ông tham nhũng, ăn chia với các chủ đầu tư. Không có lợi ích thì không bao giờ các ông để chủ đầu tư trình và các ông vô tư ký các quyết định điều chỉnh quy hoạch.
Bộ trưởng Xây dựng nói gì về việc phá nát quy hoạch?
27/05/2019 Giải thích bất cập quy hoạch chủ yếu do phương pháp lỗi thời, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng thừa nhận tình trạng vận dụng tùy tiện việc cấp phép cho chủ đầu tư, làm phá vỡ hệ thống. Chiều 27.5, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng phát biểu giải trình một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm. Bộ trưởng Hà nêu ra 4 nhóm vấn đề liên quan đến việc quản lý sử dụng đất đô thị và lĩnh vực bất động sản.

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Ảnh: Ngọc Duy
'Vận dụng tùy tiện'
Bộ trưởng Xây dựng dành phần lớn thời gian để giải trình về vấn đề quy hoạch và phá vỡ quy hoạch. Đây là chủ đề được nhiều đại biểu bức xúc khi thảo luận vào phiên sáng. Bộ trưởng Xây dựng cho rằng lý luận, phương pháp luận về lĩnh vực quy hoạch đô thị đã lỗi thời, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng như báo cáo. “Hệ thống, phương pháp xây dựng từ rất lâu, thậm chí là từ thời bao cấp, sau nhiều thời gian đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Tôi cho đây mới là mấu chốt. Từ lý luận mới có hướng xử lý”, ông nói.

Tại sao quy hoạch bị bẻ cong theo ý chủ đầu tư?

Người dân nói đúng: "Ngu như ĐBQH". Đến giờ này mà chúng còn "nghi vấn có lợi ích nhóm, sân trước sân sau". Thế thì làm được cái gì cho dân ? Đến giờ này mà vẫn còn "đề nghị thực hiện giao đất và cho thuê đất phải thông qua đấu giá"; đề nghị "người dân có quyền khởi kiện chính quyền khi để quy hoạch treo kéo dài"... Kính lạy các ông Nghị của dân ạ. Có ông Nghị còn hùng dũng tố cáo "đã có nơi xin tăng mật độ từ 24,6% lên 40%". Xin thưa khắp nơi ông ạ. Khu Đoàn Ngoại giao nhà tôi Chung Con còn nâng mật độ xây dựng mấy khu đất từ 20,5% lên 40% đấy ông Con ạ. Chưa kể chúng tôi đã chục lần thuê luật sư gửi đơn ra Tòa án Hà Nội kiện Chung Con, nhưng vì không thể để quân ta (tòa án) xử kiện quân mình (Chung Con), cấp dưới xử kiện cấp trên, nên Tòa án Hà Nội toàn từ chối nhận đơn với những lý do vu vơ như cho rằng việc Chung Con điều chỉnh quy hoạch không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người dân... Đúng là một lũ Đại biểu vì ghế quên thân, vì thân phục vụ. Họp hành đóng kịch lừa dân mãi không được đâu các ông Nghị ơi.
Tại sao quy hoạch bị bẻ cong theo đề xuất của chủ đầu tư?
27/05/2019 - Thảo luận tại Quốc hội sáng 27.5, nhiều đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những vấn đề bức xúc hiện nay trong công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai. Dẫn ra việc các dự án chung cư bị tăng tầng, nâng mật độ, các đại biểu nghi vấn có lợi ích nhóm, sân trước sân sau, khiến quy hoạch bị nhà đầu tư dẫn dắt, chi phối, phá nát.

Nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc việc phá nát 
quy hoạch đô thị hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà
Tư duy quản lý tùy tiện
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đặt câu hỏi các sai phạm như tại 8B Lê Trực có thể chỉ là “tảng băng chìm” của nhiều sai phạm chưa được phát hiện ra. Ông chỉ ra nguyên nhân chính là tư duy quản lý tùy tiện, thay vì sử dụng tài nguyên đất đúng mục đích thì lại tạo kẽ hở. Ông Nhân cũng đặt câu hỏi công tác quy hoạch tại nhiều địa phương có phải đang điều chỉnh theo đề xuất của các chủ đầu tư. Ông chỉ ra, trong 1.390 dự án xin điều chỉnh quy hoạch, đã có nơi xin tăng mật độ từ 24,6% lên 40%. Một số dự án xin điều chỉnh từ 20-30 tầng lên 40 tầng. “Thay vì thuyết phục các nhà đầu tư chấp hành quy hoạch, tại sao nó bị bẻ cong theo đề xuất các nhà đầu tư?”, đại biểu Nhân đặt câu hỏi.

Ai bảo kê để nhiều dự án bị điều chỉnh quy hoạch ?

Rõ ràng trách nhiệm để lượng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới tăng lên gấp đôi trong mấy năm qua thuộc về ông Phúc Nghẹo, còn trách nhiệm để tỷ trọng công trình cao tầng ở khu vực nội đô Hà Nội lên tới 80% thuộc về Chung Con. Hai ông đều có trách nhiệm trong việc để phần lớn dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là chỉ định thầu.
Nhiều dự án bị điều chỉnh quy hoạch, gây hệ lụy lớn về hạ tầng đô thị
27/5/2019 - Cả nước có gần 1.400 dự án điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, phần lớn là cơi nới tầng, chia nhỏ diện tích căn hộ. Nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của chủ đầu tư, gây hệ lụy lớn về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích người dân. Chủ đầu tư không làm theo giấy phép xây dựng, tự ý tăng chiều cao các tầng. Quy hoạch là đất cây xanh, nhưng thực tế lại "mọc" lên các khu dân cư. Tỷ trọng công trình cao tầng ở khu vực nội đô Hà Nội lên tới 80%, trong khi thiếu liên kết về hạ tầng. Địa phương không dành đủ quỹ đất cho giao thông, khiến vấn đề ách tắc càng thêm trầm trọng. Phần lớn dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là chỉ định thầu. "Việc thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là chưa phù hợp Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước
Dự án 8B Lê Trực mắc sai phạm khi xây dựng 
khác với giấy phép được phê duyệt. Ảnh: Bá Đô
Sáng 27/5, Quốc hội đã nghe ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất ở đô thị (2013 - 2018). Theo đó, lượng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2017. Nếu giai đoạn 2006 - 2011, cả nước có khoảng 2.500 dự án thì con số này tăng lên gần gấp đôi trong hơn 5 năm qua với 4.438 dự án, trong đó 284 dự án có quy mô sử dụng đất trên 50 ha.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Việc ô tô treo băng rôn phản đối nhà đầu tư BOT

Việc xe ô tô treo băng rôn phản đối nhà đầu tư BOT
Thưa Bà Con ATK Thân Mến!
Việc xe ô tô treo băng rôn phản đối (nhà đầu tư) thu phí tại trạm BOT Bờ Đậu đúng hay sai?
THỨ NHẤT: Công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định nội dung này tại Điều 15. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định (cụ thể).
THỨ HAI: Chỉ những băng rôn, biểu ngữ có nội dung vi phạm pháp luật mới bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính, hình sự.
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời
Một số quy định thường thấy đối với cá nhân như sau:
- Điểm l, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử lý hành vi phạm quy định về trật tự công cộng:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ... Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;”
=> Không bịa đặt, không vu cáo thì không bị xử phạt.