TỰ DO TƯ TƯỞNG VÀ VẬN MỆNH QUỐC GIA
FB Sơn Bùi - Ngày 1/7/2017 học giả, nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Trương Duy Nghênh đã có một bài phát biểu gây bão cộng đồng mạng và làm sửng sốt giới chính khách Trung Hoa. Bài phát biểu của ông xoay quanh chủ đề tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Ông cho rằng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, người Trung Quốc đã có những phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới như la bàn, giấy viết, thuốc súng... Nhưng trong khoảng 500 năm nay người Trung Quốc không có nổi một phát minh nào cho nhân loại mặc dù dân số Trung Quốc nhiều gấp 4 Mỹ, gấp 10 lần Nhật, gấp 20 lần Anh và gấp 165 lần Thụy Sĩ. Tất cả những phát minh làm thay đổi thế giới hiện đại đều đến từ các quốc gia như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ...và đây cũng là những quốc gia sở hữu các công nghệ dẫn dắt kinh tế, quân sự, y học toàn cầu.
Học giả Trương Duy Nghênh cho rằng sự tự do trong tư tưởng của những nền văn hóa phương tây đã tạo điều kiện cho tự do sáng tạo và đây chính là nền tảng của những phát minh khoa học vĩ đại. Ông cũng ngầm ám chỉ rằng, mặc dù dân số đông nhưng người Trung Quốc không có sự tự do tư tưởng cần thiết để cho ra những phát minh để đời. Ông cho rằng muốn có tự do tư tưởng thì phải có tự do ngôn luận bởi vì không được nói thì sẽ không dám nghĩ.
Bài phát biểu của Trương Duy Nghênh đã thức tỉnh một bộ phận người Trung Quốc bao gồm cả những chính trị gia của nước này nhưng có lẽ tại thời điểm đó người Trung Quốc chưa hiểu hết tự do tư tưởng quan trọng đến mức nào với nền kinh tế cho đến khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra. Tại thời điểm đó người Trung Quốc vẫn tự hào họ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang vươn lên trở thành vị trí siêu cường số 1.
Bài phát biểu của Trương Duy Nghênh đã thức tỉnh một bộ phận người Trung Quốc bao gồm cả những chính trị gia của nước này nhưng có lẽ tại thời điểm đó người Trung Quốc chưa hiểu hết tự do tư tưởng quan trọng đến mức nào với nền kinh tế cho đến khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra. Tại thời điểm đó người Trung Quốc vẫn tự hào họ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang vươn lên trở thành vị trí siêu cường số 1.
Đến nay thì họ đã ngộ ra một điều rằng một nền kinh tế chỉ dựa vào sao chép cũng giống như người khổng lồ có đôi chân đất sét. Người khổng lồ này sẽ sụp đổ trong vòng 3 năm nếu như bị cấm vận kinh tế: các chuyến bay thương mại sẽ phải dừng lại vì máy bay không có phụ tùng thay thế, ngành điện tử sẽ hoàn toàn phá sản khi không được cấp quyền sản xuất những con chip, ngành viễn thông sẽ tê liệt khi không được mua những thiết bị bán dẫn, các chuyến tàu điện sẽ phải ngừng chạy khi không có phần mềm điều khiển... đó thật sự là một thảm họa.
Chưa cần nói đến viễn cảnh bị cấm vận toàn bộ chỉ cần nhìn vào hiện tại đã thấy hàng ngàn tỷ Mỹ kim đã bốc hơi khỏi Hoa Lục; ZTE, Huawei và hàng loạt các đầu tàu kinh tế đang lao đao khốn khó; hàng triệu lao động đang rơi vào cảnh thất nghiệp... Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm tỉnh Giang Tây vừa qua đã có những bài phát biểu mang hàm ý rằng có thể người Trung Quốc sẽ phải bắt đầu lại. Bắt đầu lại ở đây được hiểu là phải tự phát minh ra các công nghệ mà phương tây đang sở hữu để không bị ảnh hưởng bởi cấm vận công nghệ. Nhưng quá trình này chắc hẳn sẽ rất lâu và không biết những tập đoàn công nghệ của nước này liệu có thể tồn tại được trong thời gian "bắt đầu lại".
Nhìn lại kinh tế Việt Nam chúng ta dễ dàng thấy một điều rằng chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài thậm chí là chúng ta còn đang phải sao chép lại của những người đi sao chép (mà cũng không xong). Những năm qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhờ bán sức lao động rẻ mạt, bán tài nguyên quý hiếm, cho thuê đất làm khu công nghiệp, tăng trưởng bằng đi vay ODA... Bằng chứng là chúng ta chưa chế tạo nổi một con ốc vít, các nhà máy phân bón, nhiệt điện, luyện kim... đa phần là công nghệ cũ lạc hậu mà mỗi lần hỏng hóc lại phải mời các chuyên gia Trung Quốc sang sửa chữa bảo dưỡng.
Nhìn lại kinh tế Việt Nam chúng ta dễ dàng thấy một điều rằng chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài thậm chí là chúng ta còn đang phải sao chép lại của những người đi sao chép (mà cũng không xong). Những năm qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhờ bán sức lao động rẻ mạt, bán tài nguyên quý hiếm, cho thuê đất làm khu công nghiệp, tăng trưởng bằng đi vay ODA... Bằng chứng là chúng ta chưa chế tạo nổi một con ốc vít, các nhà máy phân bón, nhiệt điện, luyện kim... đa phần là công nghệ cũ lạc hậu mà mỗi lần hỏng hóc lại phải mời các chuyên gia Trung Quốc sang sửa chữa bảo dưỡng.
Những nhà máy mà chúng ta đang sản xuất tiêu hao năng lượng khủng khiếp, ô nhiễm môi trường đến mức hủy diệt và đòi hỏi quá nhiều nhân công. Các tỷ phú Việt Nam phần đông là giàu có nhờ bất động sản. Khối kinh tế tư nhân thì nhỏ bé, èo uột; khối kinh tế nhà nước thì thua lỗ và tham nhũng tràn lan. Khối doanh nghiệp FDI thì vẫn sống khỏe nhưng lợi nhuận sẽ đổ về nước ngoài và chúng ta chỉ được hưởng chút tiền thuê đất + tiền thuê nhân công rẻ mạt. Vậy nếu cấm vận kinh tế xảy ra (xin đừng bao giờ xảy ra) thì 90 triệu người dân sẽ lấy gì để sống?
Chưa có thống kê đầy đủ nhưng tôi cho rằng Việt Nam là 1 trong những quốc gia sở hữu nhiều tiến sỹ, giáo sư nhất nếu tính bình quân trên đầu dân. Chưa có thống kê (hoặc không có) nhưng tôi biết rằng chúng ta chẳng có phát minh gì đáng kể từ lực lượng những nhà khoa học khổng lồ này.
Chưa có thống kê đầy đủ nhưng tôi cho rằng Việt Nam là 1 trong những quốc gia sở hữu nhiều tiến sỹ, giáo sư nhất nếu tính bình quân trên đầu dân. Chưa có thống kê (hoặc không có) nhưng tôi biết rằng chúng ta chẳng có phát minh gì đáng kể từ lực lượng những nhà khoa học khổng lồ này.
Vậy sẽ phải lý giải những điều này ra sao? Sẽ phải xoay chuyển nền kinh tế như thế nào? Và tự do tư tưởng có liên quan đến kinh tế như lời ông Trương Duy Nghênh hay không? Những câu hỏi này xin gửi tới những người có trách nhiệm với tương lai dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét