Chia buồn cùng giáo sư Chu Hảo và gia quyến. Đoạn tiếng Pháp quá cảm động.
Chère Simone, nous sommes tous réunis ici autour de toi, tes enfants, tes petits-fils et petites-filles, tes amis les plus chers, pour te dire nos derniers adieux. Ton image, tes souvenirs, ton exemple seront à jamais avec nous. Nous vivrons comme toi tu avais vécu, avec amour et fidélite, courage et honnêteté. Que ton âme se repose dans ton sommeil éternel!
Kính thưa toàn thể gia đình và họ hàng,
Kính thưa quý vị và các bạn,
Bà Simone Nguyễn Thị Minh Tâm, mẹ của chúng tôi, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1929 tại Quảng Bình. Bà là con gái duy nhất của cụ Nguyễn thị Mít, giáo viên tiểu học, và cụ Le Bris lúc đó là Đốc học Trung kỳ. Từ bé bà theo học chương trình Pháp – Việt cho đến hế bậc phổ thông trung học tại Trường Quốc học Huế. Sau ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946, cụ Le Bris về Pháp, bà theo mẹ tản cư ra vùng tự do ở Bồng Sơn - Quảng Ngãi. Tại đây bà gặp cha chúng tôi – ông Chu Đình Xương, lúc ấy mới 34 tuổi, làm Giám đốc Công An Miền Nam Trung Bộ, là người đã tuyển mộ bà làm thư ký cơ quan do nhu cầu giao dịch tiếng Pháp, chứ không phải chỉ vì nhan sắc rực rỡ của một thiếu nữ mang hai giòng máu Á-Âu. Mối tình của ông bà bắt đầu từ đấy, nó hết sức lãng mạn nhưng cũng đầy gian truân…
Hôn lễ của ông bà được tổ chức tại cơ quan giữa năm 1949 thì ngay cuối năm ấy ông phải ra Bắc nhận công tác khác, để lại người vợ trẻ đang mang thai đứa con đầu lòng. Ba năm sau bà theo một đoàn công tác đi bộ sáu tháng trời ra tìm chồng ở chiến khu Việt Bắc.
Mấy ngày sau khi gặp lại nhau bà đã đề nghị cha chúng tôi đưa về nhà để chào bà Cả – tức bà vợ đầu của ông Xương. Sau những giờ phút nặng nề ban đầu bà Simone đã trần tinh rằng ông Xương không có lỗi gì cả, ông không giấu bà bất cứ điều gì. Chỉ vì họ yêu nhau nên mới ra nông nỗi này, và rằng bà đã có gan đi từ trong đó ra đây, giờ nếu bà cả không chấp nhận, thì bà sẽ lại có gan quay về. Nghe vậy bà cả cảm động nói : “ Thôi cô đừng khóc nữa ! Từ nay chị giao anh Xương cho cô chăm sóc.”
Từ đó bà Simone theo cha chúng tôi đi qua hai cuộc chiến tranh với đầy đủ trách nhiệm của một công dân yêu nước, và chăm sóc chồng con trong muôn vàn khó khăn.
Cha chúng tôi là một người vô cùng nhân hậu, hai bà mẹ của chúng tôi cũng như vậy. Họ là những bậc Cha mẹ Vĩ đại. Giờ chúng tôi chỉ còn bà mẹ cả, năm nay bà đã 109 tuổi mà vẫn vui vẻ sống cùng đại gia đình.
Bà Simone có 4 người con với ông Xương, nhưng cả tám người con của ông Xương đều là con bà. Cha chúng tôi là con một nhà Nho truyền thống xứ Kinh Bắc. Ông thông thạo Hán văn và Pháp văn. Bà Simone đã làm cho gia đình chúng tôi thấm đượm thêm tinh thần văn hóa Pháp, bên cạnh văn hóa Việt truyền thống. Đó là di sản quan trọng và trân quý nhất mà ông bà để lại cho chúng tôi.
Simone kính yêu ơi ! Các con cháu của Bà đang quây quần tại đây, cùng với các bạn bè thân thiết của Bà và của cả gia đình, tiễn Bà về nơi an nghỉ cuối cùng. Nơi chín suối Bà hãy yên giấc ngàn thu với niềm tin chắc chắn rằng các con cháu của ông bà còn ngày nào sống trên trần gian thì còn cố gắng sống tử tế như những người có nhân cách. Cầu mong hương hồn bà mau siêu thoát về nơi vình hằng !
Chère Simone, nous sommes tous réunis ici autour de toi, tes enfants, tes petits-fils et petites-filles, tes amis les plus chers, pour te dire nos derniers adieux. Ton image, tes souvenirs, ton exemple seront à jamais avec nous. Nous vivrons comme toi tu avais vécu, avec amour et fidélite, courage et honnêteté. Que ton âme se repose dans ton sommeil éternel!
Chu Hảo
Tiễn đưa Simone kính yêu
Tạp chí Diễn Đàn - Chu Hảo - Simone kính yêu ơi ! Các con cháu của Bà đang quây quần tại đây, cùng với các bạn bè thân thiết của Bà và của cả gia đình, tiễn Bà về nơi an nghỉ cuối cùng. Nơi chín suối Bà hãy yên giấc ngàn thu với niềm tin chắc chắn rằng các con cháu của ông bà còn ngày nào sống trên trần gian thì còn cố gắng sống tử tế như những người có nhân cách. Cầu mong hương hồn bà mau siêu thoát về nơi vình hằng !Chère Simone, nous sommes tous réunis ici autour de toi, tes enfants, tes petits-fils et petites-filles, tes amis les plus chers, pour te dire nos derniers adieux. Ton image, tes souvenirs, ton exemple seront à jamais avec nous. Nous vivrons comme toi tu avais vécu, avec amour et fidélite, courage et honnêteté. Que ton âme se repose dans ton sommeil éternel!
giáo sư Chu Hảo
Diễn Đàn - Chúng tôi được tin cụ bà Simone Nguyễn Thị Minh Tâm, quả phụ Chu Đình Xương, đã từ trần ngày 16-5-2019 tại Hà Nội, thọ 90 tuổi. Lễ truy điệu và hoả táng đã cử hành ngày 19-5 tại Hà Nội, lễ an táng ngày 21-5 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Diễn Đàn xin thành thực chia buồn cùng anh chị Chu Hảo và toàn thể tang quyến. Dưới đây, chúng tôi mạn phép tác giả đăng lại bài điếu văn đọc tại lễ truy điệu người quá cố.Kính thưa toàn thể gia đình và họ hàng,
Kính thưa quý vị và các bạn,
Bà Simone Nguyễn Thị Minh Tâm, mẹ của chúng tôi, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1929 tại Quảng Bình. Bà là con gái duy nhất của cụ Nguyễn thị Mít, giáo viên tiểu học, và cụ Le Bris lúc đó là Đốc học Trung kỳ. Từ bé bà theo học chương trình Pháp – Việt cho đến hế bậc phổ thông trung học tại Trường Quốc học Huế. Sau ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946, cụ Le Bris về Pháp, bà theo mẹ tản cư ra vùng tự do ở Bồng Sơn - Quảng Ngãi. Tại đây bà gặp cha chúng tôi – ông Chu Đình Xương, lúc ấy mới 34 tuổi, làm Giám đốc Công An Miền Nam Trung Bộ, là người đã tuyển mộ bà làm thư ký cơ quan do nhu cầu giao dịch tiếng Pháp, chứ không phải chỉ vì nhan sắc rực rỡ của một thiếu nữ mang hai giòng máu Á-Âu. Mối tình của ông bà bắt đầu từ đấy, nó hết sức lãng mạn nhưng cũng đầy gian truân…
Hôn lễ của ông bà được tổ chức tại cơ quan giữa năm 1949 thì ngay cuối năm ấy ông phải ra Bắc nhận công tác khác, để lại người vợ trẻ đang mang thai đứa con đầu lòng. Ba năm sau bà theo một đoàn công tác đi bộ sáu tháng trời ra tìm chồng ở chiến khu Việt Bắc.
Mấy ngày sau khi gặp lại nhau bà đã đề nghị cha chúng tôi đưa về nhà để chào bà Cả – tức bà vợ đầu của ông Xương. Sau những giờ phút nặng nề ban đầu bà Simone đã trần tinh rằng ông Xương không có lỗi gì cả, ông không giấu bà bất cứ điều gì. Chỉ vì họ yêu nhau nên mới ra nông nỗi này, và rằng bà đã có gan đi từ trong đó ra đây, giờ nếu bà cả không chấp nhận, thì bà sẽ lại có gan quay về. Nghe vậy bà cả cảm động nói : “ Thôi cô đừng khóc nữa ! Từ nay chị giao anh Xương cho cô chăm sóc.”
Từ đó bà Simone theo cha chúng tôi đi qua hai cuộc chiến tranh với đầy đủ trách nhiệm của một công dân yêu nước, và chăm sóc chồng con trong muôn vàn khó khăn.
Cha chúng tôi là một người vô cùng nhân hậu, hai bà mẹ của chúng tôi cũng như vậy. Họ là những bậc Cha mẹ Vĩ đại. Giờ chúng tôi chỉ còn bà mẹ cả, năm nay bà đã 109 tuổi mà vẫn vui vẻ sống cùng đại gia đình.
Bà Simone có 4 người con với ông Xương, nhưng cả tám người con của ông Xương đều là con bà. Cha chúng tôi là con một nhà Nho truyền thống xứ Kinh Bắc. Ông thông thạo Hán văn và Pháp văn. Bà Simone đã làm cho gia đình chúng tôi thấm đượm thêm tinh thần văn hóa Pháp, bên cạnh văn hóa Việt truyền thống. Đó là di sản quan trọng và trân quý nhất mà ông bà để lại cho chúng tôi.
Simone kính yêu ơi ! Các con cháu của Bà đang quây quần tại đây, cùng với các bạn bè thân thiết của Bà và của cả gia đình, tiễn Bà về nơi an nghỉ cuối cùng. Nơi chín suối Bà hãy yên giấc ngàn thu với niềm tin chắc chắn rằng các con cháu của ông bà còn ngày nào sống trên trần gian thì còn cố gắng sống tử tế như những người có nhân cách. Cầu mong hương hồn bà mau siêu thoát về nơi vình hằng !
Chère Simone, nous sommes tous réunis ici autour de toi, tes enfants, tes petits-fils et petites-filles, tes amis les plus chers, pour te dire nos derniers adieux. Ton image, tes souvenirs, ton exemple seront à jamais avec nous. Nous vivrons comme toi tu avais vécu, avec amour et fidélite, courage et honnêteté. Que ton âme se repose dans ton sommeil éternel!
Chu Hảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét