Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Ai bảo kê để nhiều dự án bị điều chỉnh quy hoạch ?

Rõ ràng trách nhiệm để lượng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới tăng lên gấp đôi trong mấy năm qua thuộc về ông Phúc Nghẹo, còn trách nhiệm để tỷ trọng công trình cao tầng ở khu vực nội đô Hà Nội lên tới 80% thuộc về Chung Con. Hai ông đều có trách nhiệm trong việc để phần lớn dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là chỉ định thầu.
Nhiều dự án bị điều chỉnh quy hoạch, gây hệ lụy lớn về hạ tầng đô thị
27/5/2019 - Cả nước có gần 1.400 dự án điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, phần lớn là cơi nới tầng, chia nhỏ diện tích căn hộ. Nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của chủ đầu tư, gây hệ lụy lớn về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích người dân. Chủ đầu tư không làm theo giấy phép xây dựng, tự ý tăng chiều cao các tầng. Quy hoạch là đất cây xanh, nhưng thực tế lại "mọc" lên các khu dân cư. Tỷ trọng công trình cao tầng ở khu vực nội đô Hà Nội lên tới 80%, trong khi thiếu liên kết về hạ tầng. Địa phương không dành đủ quỹ đất cho giao thông, khiến vấn đề ách tắc càng thêm trầm trọng. Phần lớn dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là chỉ định thầu. "Việc thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là chưa phù hợp Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước
Dự án 8B Lê Trực mắc sai phạm khi xây dựng 
khác với giấy phép được phê duyệt. Ảnh: Bá Đô
Sáng 27/5, Quốc hội đã nghe ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất ở đô thị (2013 - 2018). Theo đó, lượng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2017. Nếu giai đoạn 2006 - 2011, cả nước có khoảng 2.500 dự án thì con số này tăng lên gần gấp đôi trong hơn 5 năm qua với 4.438 dự án, trong đó 284 dự án có quy mô sử dụng đất trên 50 ha.

Làm việc với 7 bộ, ngành, 12 địa phương và 40 dự án sử dụng đất đô thị, đoàn giám sát của Quốc hội chỉ ra nhiều bất cập trong sử dụng đất "vàng"; quy hoạch các dự án nhà ở, khu đô thị và cách xác định giá đất ... dẫn tới khiếu kiện về đất đai kéo dài.

Nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của chủ đầu tư, gây hệ lụy lớn về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích người dân. Dự án 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) được nhắc tới như một điển hình của sai phạm trong xây dựng, khi chủ đầu tư không làm theo giấy phép xây dựng, không giật cấp ở một số tầng, mà tự ý tăng chiều cao các tầng.


Hiện cả nước có 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ một đến 6 lần, có dự án tới 9 lần. Trong đó phần lớn là cơi nới tầng, chia nhỏ diện tích căn hộ, giảm diện tích cây xanh hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại... làm tăng mật độ dân số, gây hệ luỵ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

Hiện tượng tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội, TP HCM là dẫn chứng điển hình cho sự thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa quy hoạch xây dựng đô thị với hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt 9%, tỷ lệ đất bãi đỗ xe trên đất xây dựng đô thị dưới 1%...

Ông Thanh dẫn chứng, tỷ trọng công trình cao tầng ở khu vực nội đô Hà Nội lên tới 80%, trong khi thiếu liên kết về hạ tầng. Việc co cụm các dự án nhà ở cao tầng đã gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật, xã hội; địa phương không dành đủ quỹ đất cho giao thông, khiến vấn đề ách tắc càng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, tình trạng xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng diễn biến phức tạp. Một số khu vực như Đầm Bông, Đầm Sòi (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được quy hoạch là đất cây xanh, nhưng thực tế lại "mọc" lên các khu dân cư. Nhiều dự án đô thị chậm tiến độ; một số nhà đầu tư có biểu hiện giữ đất, trì hoãn bằng cách xin điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư để chờ đủ điều kiện mới thực hiện hoặc chờ chuyển nhượng dự án.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.

Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, phần lớn dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là chỉ định thầu. "Việc thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là chưa phù hợp Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước", ông Thanh nói.

Ngoài ra, số liệu tổng hợp từ 53 địa phương cho thấy một nửa số dự án BT được thanh toán bằng quỹ đất nhưng lại chưa rõ ràng trong phương pháp, thời điểm xác định giá trị quỹ đất. Thực tế này dẫn đến chênh lệch giá trị quỹ đất được sử dụng để thanh toán tại thời điểm tạm tính làm cơ sở đấu thầu dự án và khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.

Việc quản lý quỹ đất của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa còn hạn chế, có trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất tại một số vị trí đắc địa. Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, còn có trường hợp không tính hoặc tính thiếu giá trị quyền sử dụng đất, dẫn đến giá đất xác định thấp hơn giá thị trường.

Bên cạnh đó, quản lý, sử dụng đất quốc phòng vẫn xảy ra tình trạng lấn, chiếm, xây dựng công trình trái phép, sử dụng đất sai mục đích như tại một số khu đất tại quận Hải An (Hải Phòng), thành phố Nha Trang (Khánh Hoà)...

Điểm nghẽn nữa được nêu tại báo cáo giám sát là giá đất. Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, cơ bản phù hợp với giá đất trên thị trường, song lại vướng ở khâu xác định giá.

"Giá đất xác định chưa phù hợp với giá thị trường gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dẫn đến khiếu nại của người có đất thu hồi"
, báo cáo nêu.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho một số dự án chậm, làm chưa đúng quy định, mở rộng phạm vi thu hồi đất như tại dự án khu đô thị mới Thủ thiêm (quận 2, TPHCM). Vai trò của Quỹ Phát triển đất trong ứng vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch theo phê duyệt... chưa rõ rệt.

Mặt khác, việc điều chỉnh địa giới hành chính dẫn đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khác biệt giữa hai địa phương, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án đang dở dang, ví dụ như một số dự án ở huyện Mê Linh (Hà Nội). Cơ chế tự thỏa thuận để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều vướng mắc...

Trước thực tế và những bất cập trên, đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Quốc hội sớm xem xét, sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan tới quy hoạch. Cùng đó, hàng năm Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các nội dung liên quan tới quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai ở đô thị.

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị, để làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan. Giải pháp xử lý khắc phục cần được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2019.

"Chính phủ cần có cơ chế kiểm soát, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai thông qua chính sách thuế bất động sản, theo hướng người sử dụng nhiều nhà, đất đã bàn giao nhưng chậm đưa vào sử dụng... thì phải chịu mức thuế cao hơn", ông Vũ Hồng Thanh nói.

Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 được Quốc hội thành lập tháng 6/2018 với hơn 27 thành viên và các chuyên gia, do Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn.

Sau nhiều tháng làm việc với phương thức tổ chức các cuộc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại trung ương; tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở..., đoàn xây dựng báo cáo giám sát trình Quốc hội trong phiên làm việc sáng 27/5 và các đại biểu sẽ thảo luận về báo cáo này.

Anh Minh

https://vnexpress.net/thoi-su/nhieu-du-an-bi-dieu-chinh-quy-hoach-gay-he-luy-lon-ve-ha-tang-do-thi-3929332.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét