Đọc hồi ký của những quân nhân chế độ Sài Gòn bị bắt giam cải tạo hàng chục năm trời thấy thương họ lắm. Nhìn ảnh Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh trong bài này cũng vậy. Từ một trung niên khỏe mạnh chỉ sau 13 năm tù đày đã trở thành một cụ già thực sự. Đọc và nghe họ kể chuyện trong tù mới thấy họ vô cùng căm phẫn chế độ cộng sản là đúng. Đúng vì chế độ này hoàn toàn có "lòng gỗ đá" không chỉ với những quân nhân chế độ cũ mà cả với đồng bào mình. Không chỉ họ mà cả người thân của họ cũng phải chịu vô cùng nhiều đắng cay, cực khổ trong chế độ cộng sản. Tôi khuyên các bạn nên đọc hồi ký của những quân nhân chế độ Sài Gòn, hồi kỳ của những người vượt biên, của những boat people. Mong sao đất nước mình không bao giờ còn những cảnh đau lòng như thế.
Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và anh trai (chứ không phải là con trai - theo một người thân của gia đình cho biết), ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này].
Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975, người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản".
Bao giờ nước mắt có thể “lay lòng gỗ đá”
Huy Đức - Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và anh trai (chứ không phải là con trai - theo một người thân của gia đình cho biết), ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này].