Bài này hay. Trình độ Bí thư trung ương đảng với hàng vạn quan chức tòa án cả nước tư vấn mà thua kiến thức quan lại phong kiến châu Âu cách đây 600 năm. Đây là minh chứng rõ ràng hậu quả của việc thế giới đi đằng đông, còn VN nhất quyết đi đằng tây. Vua là cũng là người, mà là con người khó lòng thoát khỏi tư ý, thiên vị. Cho nên ở các nước phương Tây ngay trong thời phong kiến, người ta đã không chọn vua mà phải sáng tạo ra Nữ thần Công lý để lo việc phán xử. Kể cả dùng thần thánh, người ta cũng cho bà bịt mắt để xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ chứ không bị chi phối bởi tình cảm, bởi những những nhầm lẫn do các giác quan đưa lại. Nếu cứ là vua không lẽ lại phải bịt mắt vua?
Từ góc độ chuyên môn, một người nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, tôi xin nói về sự lẫn lộn lâu nay trong một số khái niệm cơ bản. Thực chất đây là loại hình monumental sculpture trang trí kiến trúc. Tượng vua Lý Thái Tông được ngành Tòa án chọn làm biểu tượng của công lý theo công văn 141/TANDTC-VP ngày 23/4/2020 có kích thước cao 5,3m cho nên chắc chắn đó là monumental sculpture -điêu khắc tưởng niệm.
Mục 'monumental' trong Từ điển nghệ thuật và nghệ sĩ (A Dictionary of Art and Artists) của Peter và Linda Murray mô tả nó như sau, nhấn mạnh đến nội hàm tư tưởng của tác phẩm như: để truyền đạt những phẩm chất vĩ đại, cao quý.
Các tác giả khẳng định 'monumental' không phải là từ đồng nghĩa với 'Lớn'.
Cũng theo phối cảnh thuyết minh về vị trí thì tác phẩm đặt ở lối sảnh chính vào trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nên tượng này cũng thuộc dạng điêu khắc trang trí kiến trúc (decorative sculptures). Căn cứ hai điểm không thể phủ định để bàn về chuyện LẦM và LẪN ở đây.
Những ý kiến của tôi sẽ đi từ góc độ lịch sử văn hóa Việt Nam sau đó đến lịch sử nghệ thuật.
Bây giờ xin đi vào từng cái Nhầm cụ thể.
Chọn nhầm người
Không nên chọn vua và càng không nên chọn vua Lý Thái Tông. Trước tiên, chọn vua là biểu tượng công lý hay biểu tượng ngành xét xử thì không phù hợp với bối cảnh chính trị hiện đại. Vua là cũng là người, mà là con người khó lòng thoát khỏi tư ý, thiên vị. Cho nên ở các nước phương Tây ngay trong thời phong kiến, người ta không chọn vua mà phải sáng tạo nên Nữ thần Công lý để lo việc phán xử.
Mà ngay cả khi đã là thần thánh, người ta cũng cho bà bịt mắt để xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ chứ không bị chi phối bởi tình cảm, bởi những những nhầm lẫn do các giác quan đưa lại. Nếu cứ là vua không lẽ lại phải bịt mắt vua? Thực tế phân quyền, vua lo việc đại sự, không mấy khi xử án.
Dù vô cùng khâm phục tài đức của vị vua anh minh lỗi lạc Lý Thái Tông nhưng tôi không đồng tình việc chọn ngài là biểu tượng công lý cũng như là biểu tượng ngành Tòa án Việt Nam. Việt Nam là đất nước đa sắc tộc. Nên việc lựa chọn các nhân vật phải tính đến những vấn đề phức tạp của lịch sử Việt Nam.
Chọn nhầm chỗ
Nếu vẫn kiên quyết phải là vua Lý Thái Tông vì người là vị vua anh minh đã soạn ra bộ luật đầu tiên ở Việt Nam, hay bất cứ vị vua nào khác, thì tượng đó phải đặt ở bên Quốc hội – cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân, chuyên trách việc soạn thảo luật, ban hành luật tức lập pháp. Chứ không phải ở đây, trụ sở Tòa án của ngành tư pháp.
Nhầm cách hiểu thế nào là tượng đài ở Việt Nam
Theo tôi đánh giá, lối tạo hình danh nhân bằng 'tượng + đài', nghĩa là một tượng đứng trên một cái bệ cao, một các bục cũng do lỗi nhầm lẫn mà ra. Ở Việt Nam lâu nay vẫn dịch 'monumental sculpture' là điêu khắc hoành tráng. Vì đã trót dịch là hoành tráng với ý nghĩa về sự chiếm dụng không gian. Do vậy phần lớn các tượng đài danh nhân không phân biệt vua quan hay lãnh tụ cách mạng, cứ ra ngoài quảng trường là phải đứng. Vì đứng thì nó dễ gây cảm giác hoành tráng hơn ngồi.
Thật không may cho một vị lãnh tụ cách mạng của ta vốn người không cao nên khi dựng tượng lên trở thành điều đàm tiếu trong xã hội tới mức địa phương đã lên phương án làm lại pho tượng khác. Thời của loại tượng này rất phổ biến ở Việt Nam từ thế kỷ trước, nhưng xem ra kém duyên rồi.
Tượng vua đứng ở Việt Nam đầu tiên được làm là vua Lê Thái Tổ được làm năm 1894 do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng ở phía tây hồ Gươm. Nhưng tượng vua đứng trả gươm cũng hợp lý, dẫu rằng ảnh hưởng tư duy phương Tây của pho tượng này rất rõ.
Vì pho tượng vua Lý Thánh Tông được đặt trong một không gian kiến trúc hiện đại rất Tây phương, thì lối phong cách điêu khắc chân phương này không ăn nhập với tổng thể, thậm chí là lạc lõng, không tương đồng về lịch đại. Theo bức ảnh phối cảnh mặt chính tòa nhà thì bên con đường chính đi vào còn có tượng của nhiều vị chánh án thời nay mặc âu phục, vô tình sự xuất hiện của vua Lý Thái Tông với mũ mão cân đai y phục của ngàn năm trước há chẳng nhầm thời đó sao.
Nhầm cách tư duy biểu tượng
Trong truyền thống Á Đông, ở khu vực ngôn ngữ ảnh hưởng chữ Hán có liên quan đến mỹ thuật lễ nghi, đó là chữ trọng – nghĩa cơ bản đầu tiên là trọng lượng, sức nặng của một vật. Một tần suất khá lớn những từ như Tôn trọng, Quan trọng, Quí trọng, Nghiêm trọng, Đức trọng, Thận trọng, Long trọng, Hậu trọng, Chú trọng, Bảo trọng, Trọng trách, Trọng vọng, Trọng thể, Trọng thị, Trọng tâm, Trọng điểm, Trọng khí...và Trọng đại.
Như vậy với người ở khu vực Viễn Đông, TRỌNG thực là một phạm trù tuy không phải là cái có thể cảm thấy trực tiếp bằng thị giác như ĐẠI ( to lớn), nhưng chắc chắn trong nhiều trường hợp, trọng khiến ta phải để tâm nhiều hơn đại.
Chẳng hạn trong tiếng Anh các từ như respect, importantly, cherish, serious, cautious, solemn, focus, take care, responsibility, solemn không có gì chung, liên quan với nhau. Nhưng trong tiếng Hán ( Hán Việt) thì điểm chung trong cấu tạo từ là tất cả các chữ này trong tiếng Việt đều xuất hiện từ [TRỌNG]. Cửu đình ở Huế chính là đỉnh cao điêu khắc “hoành tráng” ở Việt Nam. Lưu ý, trên từng đỉnh đều ghi rõ số trọng lượng.
Nhưng quan trọng hơn, tư duy biểu tượng phương Đông và phương Tây có điểm gặp gỡ ở việc chọn các vật làm tượng trưng. Chẳng hạn trang trí cung đình Huế thường chạm khắc đồ pháp khí của bát tiên như quạt ba tiêu, ngư cổ, kiếm báu, thiết trượng, hồ lô chứ không chạm cụ thể các vị tiên như Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Lã Động Tân, Lý Thiết Quải…
Trong cuộc gặp gỡ Đông Tây thì mẫu logo biểu trưng Hà Nội là ví dụ tiêu biểu cho cách tư duy biểu tượng. Trung tâm của logo chính là thanh gươm mà Lê Lợi đã hoàn trả ở hồ Hoàn Kiếm. Sự tích này được người Pháp sử dụng như một biểu tượng của hòa bình, hai con rồng hai bên là linh vật của thành phố Thăng Long. Hiện nay hình mẫu logo này vẫn còn trên trán nhà của Trường THCS Trưng Vương.
Tượng vua Lý Thái Tông ở Tòa tối cao 'nhầm vua, nhầm biểu tượng'
Trần Hậu Yên Thế 29 tháng 4 2020 - Hiện dư luận Việt Nam, nhất là trên mạng xã hội, vừa có khá nhiều ý kiến về đề xuất của Tòa án Tối cao dựng tượng vua Lý Thánh Thông làm biểu tượng của công lý. Trong việc dựng tượng vua Lý Thái Tông ở trụ sở Tòa án tối cao có đôi chút nhầm lẫn. Nhầm ở đây là chọn không đúng người, đặt tượng không đúng chỗ, phong cách tượng không cũng không đúng thời, tư duy biểu tượng không đúng cách.
Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế trong một chuyến nghiên cứu
Trước khi đi vào việc NHẦM tôi xin được bàn về sự LẪN của việc này.Từ góc độ chuyên môn, một người nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, tôi xin nói về sự lẫn lộn lâu nay trong một số khái niệm cơ bản. Thực chất đây là loại hình monumental sculpture trang trí kiến trúc. Tượng vua Lý Thái Tông được ngành Tòa án chọn làm biểu tượng của công lý theo công văn 141/TANDTC-VP ngày 23/4/2020 có kích thước cao 5,3m cho nên chắc chắn đó là monumental sculpture -điêu khắc tưởng niệm.
Mục 'monumental' trong Từ điển nghệ thuật và nghệ sĩ (A Dictionary of Art and Artists) của Peter và Linda Murray mô tả nó như sau, nhấn mạnh đến nội hàm tư tưởng của tác phẩm như: để truyền đạt những phẩm chất vĩ đại, cao quý.
Các tác giả khẳng định 'monumental' không phải là từ đồng nghĩa với 'Lớn'.
Cũng theo phối cảnh thuyết minh về vị trí thì tác phẩm đặt ở lối sảnh chính vào trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nên tượng này cũng thuộc dạng điêu khắc trang trí kiến trúc (decorative sculptures). Căn cứ hai điểm không thể phủ định để bàn về chuyện LẦM và LẪN ở đây.
Những ý kiến của tôi sẽ đi từ góc độ lịch sử văn hóa Việt Nam sau đó đến lịch sử nghệ thuật.
Bây giờ xin đi vào từng cái Nhầm cụ thể.
Bản quyền hình ảnhTRAN HAU YEN THE
Mô hình TAND Tối cao với tượng Lý Thái Tông
Không nên chọn vua và càng không nên chọn vua Lý Thái Tông. Trước tiên, chọn vua là biểu tượng công lý hay biểu tượng ngành xét xử thì không phù hợp với bối cảnh chính trị hiện đại. Vua là cũng là người, mà là con người khó lòng thoát khỏi tư ý, thiên vị. Cho nên ở các nước phương Tây ngay trong thời phong kiến, người ta không chọn vua mà phải sáng tạo nên Nữ thần Công lý để lo việc phán xử.
Mà ngay cả khi đã là thần thánh, người ta cũng cho bà bịt mắt để xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ chứ không bị chi phối bởi tình cảm, bởi những những nhầm lẫn do các giác quan đưa lại. Nếu cứ là vua không lẽ lại phải bịt mắt vua? Thực tế phân quyền, vua lo việc đại sự, không mấy khi xử án.
Dù vô cùng khâm phục tài đức của vị vua anh minh lỗi lạc Lý Thái Tông nhưng tôi không đồng tình việc chọn ngài là biểu tượng công lý cũng như là biểu tượng ngành Tòa án Việt Nam. Việt Nam là đất nước đa sắc tộc. Nên việc lựa chọn các nhân vật phải tính đến những vấn đề phức tạp của lịch sử Việt Nam.
Nữ thần công lý thường được dùng làm biểu tượng của ngành Tòa án ở phương Tây
Vua Lý Thái Tông có một vết nhơ mà sử chép lại liên quan đến nàng Mỵ Ê, chính phi của vua Sạ Đẩu (tức Jaya Sinhavarman II). Vua sau khi bình định Chiêm Thành, giết vua Sạ Đẩu, có bắt về hàng trăm cung nữ, ca kỹ, thợ giỏi. Trong đó có bà Mỵ Ê vợ vua Jaya Sinhavarman II. Khi về tới đến Lý Nhân, vua triệu bà sang hầu thì Mỵ Ê lấy chiên trắng quấn quanh mình rồi nhảy xuống sông Châu Giang tuẫn tiết.
Nhà thơ Tản Đà có làm bài thơ Tâm sự nàng Mỵ Ê nói về bà:
Châu giang một giải sông dài,
Thuyền ai than thở, một người cung phi!
Đồ Bàn thành phá hủy,
Ngọa Phật tháp thiên di.
Thành tan, tháp đổ
Chàng tử biệt,
Thiếp sinh ly.
Đó là nỗi đau ngàn năm nay của đồng bào Chăm mà chúng ta không bao giờ được quên.
Vua Lý Thái Tông có một vết nhơ mà sử chép lại liên quan đến nàng Mỵ Ê, chính phi của vua Sạ Đẩu (tức Jaya Sinhavarman II). Vua sau khi bình định Chiêm Thành, giết vua Sạ Đẩu, có bắt về hàng trăm cung nữ, ca kỹ, thợ giỏi. Trong đó có bà Mỵ Ê vợ vua Jaya Sinhavarman II. Khi về tới đến Lý Nhân, vua triệu bà sang hầu thì Mỵ Ê lấy chiên trắng quấn quanh mình rồi nhảy xuống sông Châu Giang tuẫn tiết.
Nhà thơ Tản Đà có làm bài thơ Tâm sự nàng Mỵ Ê nói về bà:
Châu giang một giải sông dài,
Thuyền ai than thở, một người cung phi!
Đồ Bàn thành phá hủy,
Ngọa Phật tháp thiên di.
Thành tan, tháp đổ
Chàng tử biệt,
Thiếp sinh ly.
Đó là nỗi đau ngàn năm nay của đồng bào Chăm mà chúng ta không bao giờ được quên.
Chọn nhầm chỗ
Nếu vẫn kiên quyết phải là vua Lý Thái Tông vì người là vị vua anh minh đã soạn ra bộ luật đầu tiên ở Việt Nam, hay bất cứ vị vua nào khác, thì tượng đó phải đặt ở bên Quốc hội – cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân, chuyên trách việc soạn thảo luật, ban hành luật tức lập pháp. Chứ không phải ở đây, trụ sở Tòa án của ngành tư pháp.
Logo biểu trưng của Hà Nội
Theo tôi đánh giá, lối tạo hình danh nhân bằng 'tượng + đài', nghĩa là một tượng đứng trên một cái bệ cao, một các bục cũng do lỗi nhầm lẫn mà ra. Ở Việt Nam lâu nay vẫn dịch 'monumental sculpture' là điêu khắc hoành tráng. Vì đã trót dịch là hoành tráng với ý nghĩa về sự chiếm dụng không gian. Do vậy phần lớn các tượng đài danh nhân không phân biệt vua quan hay lãnh tụ cách mạng, cứ ra ngoài quảng trường là phải đứng. Vì đứng thì nó dễ gây cảm giác hoành tráng hơn ngồi.
Thật không may cho một vị lãnh tụ cách mạng của ta vốn người không cao nên khi dựng tượng lên trở thành điều đàm tiếu trong xã hội tới mức địa phương đã lên phương án làm lại pho tượng khác. Thời của loại tượng này rất phổ biến ở Việt Nam từ thế kỷ trước, nhưng xem ra kém duyên rồi.
Tượng vua đứng ở Việt Nam đầu tiên được làm là vua Lê Thái Tổ được làm năm 1894 do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng ở phía tây hồ Gươm. Nhưng tượng vua đứng trả gươm cũng hợp lý, dẫu rằng ảnh hưởng tư duy phương Tây của pho tượng này rất rõ.
Vì pho tượng vua Lý Thánh Tông được đặt trong một không gian kiến trúc hiện đại rất Tây phương, thì lối phong cách điêu khắc chân phương này không ăn nhập với tổng thể, thậm chí là lạc lõng, không tương đồng về lịch đại. Theo bức ảnh phối cảnh mặt chính tòa nhà thì bên con đường chính đi vào còn có tượng của nhiều vị chánh án thời nay mặc âu phục, vô tình sự xuất hiện của vua Lý Thái Tông với mũ mão cân đai y phục của ngàn năm trước há chẳng nhầm thời đó sao.
Tượng đài vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội
Trong truyền thống Á Đông, ở khu vực ngôn ngữ ảnh hưởng chữ Hán có liên quan đến mỹ thuật lễ nghi, đó là chữ trọng – nghĩa cơ bản đầu tiên là trọng lượng, sức nặng của một vật. Một tần suất khá lớn những từ như Tôn trọng, Quan trọng, Quí trọng, Nghiêm trọng, Đức trọng, Thận trọng, Long trọng, Hậu trọng, Chú trọng, Bảo trọng, Trọng trách, Trọng vọng, Trọng thể, Trọng thị, Trọng tâm, Trọng điểm, Trọng khí...và Trọng đại.
Như vậy với người ở khu vực Viễn Đông, TRỌNG thực là một phạm trù tuy không phải là cái có thể cảm thấy trực tiếp bằng thị giác như ĐẠI ( to lớn), nhưng chắc chắn trong nhiều trường hợp, trọng khiến ta phải để tâm nhiều hơn đại.
Chẳng hạn trong tiếng Anh các từ như respect, importantly, cherish, serious, cautious, solemn, focus, take care, responsibility, solemn không có gì chung, liên quan với nhau. Nhưng trong tiếng Hán ( Hán Việt) thì điểm chung trong cấu tạo từ là tất cả các chữ này trong tiếng Việt đều xuất hiện từ [TRỌNG]. Cửu đình ở Huế chính là đỉnh cao điêu khắc “hoành tráng” ở Việt Nam. Lưu ý, trên từng đỉnh đều ghi rõ số trọng lượng.
Nhưng quan trọng hơn, tư duy biểu tượng phương Đông và phương Tây có điểm gặp gỡ ở việc chọn các vật làm tượng trưng. Chẳng hạn trang trí cung đình Huế thường chạm khắc đồ pháp khí của bát tiên như quạt ba tiêu, ngư cổ, kiếm báu, thiết trượng, hồ lô chứ không chạm cụ thể các vị tiên như Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Lã Động Tân, Lý Thiết Quải…
Trong cuộc gặp gỡ Đông Tây thì mẫu logo biểu trưng Hà Nội là ví dụ tiêu biểu cho cách tư duy biểu tượng. Trung tâm của logo chính là thanh gươm mà Lê Lợi đã hoàn trả ở hồ Hoàn Kiếm. Sự tích này được người Pháp sử dụng như một biểu tượng của hòa bình, hai con rồng hai bên là linh vật của thành phố Thăng Long. Hiện nay hình mẫu logo này vẫn còn trên trán nhà của Trường THCS Trưng Vương.
Cái Trống có thể được dùng làm biểu tượng cho ngành Tòa án, theo TS Trần Hậu Yên Thế
Cuối cùng, để thay lời kết, tôi xin nêu quan điểm như sau. Nếu cần thiết phải có một biểu tượng, và nhất thiết phải liên quan đến ngành Tòa án tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Thị Hậu là sử dụng hình tượng cái Trống. Đời vua Tự Đức, nhà vua đã cho dựng trống Đăng Văn. Trống Đăng Văn treo ở Ty Tam Pháp. Vua Tự Đức học theo vua Lê Thánh Tông treo cái trống ở Quảng Văn đình để dân oan khẩn báo cho vua biết. Ngoài trống thì chuông cũng có giá trị biểu tượng và lịch sử. Vua Lý Thái Tông đã cho đặt chuông ở sân Long Trì để dân tới đánh kêu oan.
Ngành Tòa án có thể đặt hàng các nghệ sỹ đưa ra phương án sử dụng hình ảnh trống hay chuông làm tác phẩm nghệ thuật mang hơi thở Đương đại đặt ở trụ sở trung ương. Còn ở cấp địa phương thì tốt nhất là đặt trống trước mỗi công đường, vừa ý nghĩa lại vừa kinh tế.
Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế là giảng viên môn lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội. Tác phẩm gần đây nhất do ông chủ biên là cuốn 'Phác họa nghê - gã linh vật bên rìa'; cùng Nguyễn Đức Hòa và Hồ Hữu Long, phân tích, giải nghĩa hình tượng con Nghê của Việt Nam khác sư tử và linh vật Trung Hoa ra sao.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52470899
Cuối cùng, để thay lời kết, tôi xin nêu quan điểm như sau. Nếu cần thiết phải có một biểu tượng, và nhất thiết phải liên quan đến ngành Tòa án tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Thị Hậu là sử dụng hình tượng cái Trống. Đời vua Tự Đức, nhà vua đã cho dựng trống Đăng Văn. Trống Đăng Văn treo ở Ty Tam Pháp. Vua Tự Đức học theo vua Lê Thánh Tông treo cái trống ở Quảng Văn đình để dân oan khẩn báo cho vua biết. Ngoài trống thì chuông cũng có giá trị biểu tượng và lịch sử. Vua Lý Thái Tông đã cho đặt chuông ở sân Long Trì để dân tới đánh kêu oan.
Ngành Tòa án có thể đặt hàng các nghệ sỹ đưa ra phương án sử dụng hình ảnh trống hay chuông làm tác phẩm nghệ thuật mang hơi thở Đương đại đặt ở trụ sở trung ương. Còn ở cấp địa phương thì tốt nhất là đặt trống trước mỗi công đường, vừa ý nghĩa lại vừa kinh tế.
Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế là giảng viên môn lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội. Tác phẩm gần đây nhất do ông chủ biên là cuốn 'Phác họa nghê - gã linh vật bên rìa'; cùng Nguyễn Đức Hòa và Hồ Hữu Long, phân tích, giải nghĩa hình tượng con Nghê của Việt Nam khác sư tử và linh vật Trung Hoa ra sao.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52470899
Theo tôi thì biểu tượng của tòa án nên là cái "vồ" bằng gỗ mà chánh tòa dùng để đập xuống mặt bàn.
Trả lờiXóa