Trong bài này có đoạn người "chây ì" giữ nhà công vụ để "chờ mua hóa giá". Theo Tuổi Trẻ Online, "nhiều cựu quan chức có nhà ở rồi vẫn muốn giữ nhà công vụ để cho thuê và chờ để được mua hóa giá nhà ở công vụ với giá rẻ như một đặc quyền". Đây là một trong những chính sách chia chác, thực chất là tham nhũng hợp pháp, của quan chức lãnh đạo. Thời bao cấp đã qua lâu rồi, những tên quan tham cao cấp này mới được thuê nhà công vụ 1-2 chục năm, đã được hưởng quá nhiều bổng lộc, nhưng về hưu rồi vẫn muốn được mua rẻ và nghe chừng đã, đang và sẽ còn có nhiều tên được mua vì như trong bài này viết "cán bộ của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản không thông tin việc đang trình Thủ tướng đề án hóa giá nhà ở công vụ cho các cán bộ nghỉ hưu". Tham nhũng nhà đất thứ hai là quan chức lãnh đạo lập ra chế độ, tiêu chuẩn cho cán bộ cấp cao từ thứ trưởng trở lên được chia 1-2-3 trăm mét đất xây nhà. Mình đã trực tiếp nghe vài ông như thế khoe tớ cũng được mấy trăm mét. Mỗi khi nghe như thế, mình chỉ muốn chửi vào mặt chúng. Đất ở đâu ra ? Không phải là từ xương máu khai phá, dựng nước và hy sinh bảo vệ đất nước của hàng triệu thế hệ người Việt mà ra à ? Hay từ chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ra ? Giờ chúng thản nhiên chia chác nhau bằng các văn bản ngấm ngầm dân không ai biết... Nhưng trời đất biết, chúng đã, đang và sẽ phải trả giá. Mình đã chứng kiến rất nhiều quan chức rất giầu vì tham nhũng nhưng cuộc đời bất hạnh, con cái bất hạnh. Đứa thì đột tử, đứa thì nghiện hút, đứa thì cờ bạc, đứa thì tù tội... Rất mong xuất hiện nhà lãnh đạo nào đó có tâm xóa bỏ tất cả những chế độ bao cấp, chia nhau đất đai, bổng lộc đó đi cho dân nhờ.
Việt Nam: Một số cựu cán bộ lãnh đạo 'xin trả lại' nhà công vụ
Nhà công vụ loại 2 (100 - 115m2) thuộc diện được phân theo một quyết định về tiêu chuẩn nhà công vụ vào năm 2015. 12 cựu quan chức các cơ quan nhà nước Việt Nam có vẻ đồng ý trả lại nhà công vụ sau "nhiều lần bị đòi". Báo Vietnamnet ngày 21/04 đưa tin 12 cựu lãnh đạo đã "liên hệ xin trả lại" nhà công vụ sau khi lãnh đạo Bộ Xây dựng ký loạt thông báo gửi họ "2-3 lần" và sau khi báo chí vào cuộc. Những nhà được phân khi họ đang đương chức này là nhà công vụ tại chung cư thuộc khu đô thị Yên Hòa (quận Cầu Giấy); chung cư CT7, khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), khu nhà ở Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội).
Danh sách 12 cựu lãnh đạo này gồm nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động, nguyên phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ và nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp và nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản.
Báo này cho biết thông báo yêu cầu trả lại nhà công vụ nói trên đã được Bộ Xây dựng gửi tới 12 cựu lãnh đạo "từ 2-3 lần".
Luật Nhà ở năm 2014, việc trả lại nhà công vụ được thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ.
Được biết các nhà công vụ loại 2 (100 - 115m2) thuộc diện được phân và đang phải trả lại được Nhà nước trang bị nội thất và các loại đồ đạc, tủ lạnh, giường, đệm, máy giặt… theo một quyết định về tiêu chuẩn nhà công vụ vào năm 2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Quyết định này cũng nói đối tượng được phân nhà công vụ phải thuộc diện như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội...
Báo này cho biết thông báo yêu cầu trả lại nhà công vụ nói trên đã được Bộ Xây dựng gửi tới 12 cựu lãnh đạo "từ 2-3 lần".
Luật Nhà ở năm 2014, việc trả lại nhà công vụ được thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ.
Được biết các nhà công vụ loại 2 (100 - 115m2) thuộc diện được phân và đang phải trả lại được Nhà nước trang bị nội thất và các loại đồ đạc, tủ lạnh, giường, đệm, máy giặt… theo một quyết định về tiêu chuẩn nhà công vụ vào năm 2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Quyết định này cũng nói đối tượng được phân nhà công vụ phải thuộc diện như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội...
Cũng có cựu cán bộ lãnh đạo của Quốc hội thuộc diện phải trả nhà công vụ.
Báo Tuổi Trẻ ngày 21/04 dẫn lời một số cựu quan chức cho biết "họ không có ý chiếm dụng nhà công vụ, một số người đang làm thủ tục trả lại nhà, có người chờ hoàn thiện nhà mới và có người chờ nhà nước hóa giá nhà ở công vụ để mua với giá rẻ như một đặc quyền".
Một số người nói lý do chưa trả lại nhà công vụ là bị vướng vào dịp dịch bệnh Covid-19 bùng phát và sẽ bàn giao lại nhà công vụ sớm.
Bài báo cũng nói về một trường hợp đã chuyển vào phía Nam sinh sống và để lại căn nhà công vụ "cho các cháu họ" để ở.
Người này nói không cố tình "chây ì" giữ nhà công vụ và "chờ mua hóa giá". Và nếu cán bộ của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản không thông tin việc đang trình Thủ tướng đề án hóa giá nhà ở công vụ cho các cán bộ nghỉ hưu thì gia đình bà đã trả nhà công vụ cho nhà nước từ lâu rồi.
"Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, không phải 12 cựu quan chức "chây ì" không bàn giao nhà ở công vụ tại tòa CT1-CT2 Yên Hòa đều thiếu nhà ở.
"Ngoài một số ít trường hợp thực sự thiếu nhà ở, nhiều cựu quan chức có nhà ở rồi vẫn muốn giữ nhà công vụ để cho thuê và chờ để được mua hóa giá nhà ở công vụ với giá rẻ như một đặc quyền," báo này cho biết.
Báo Tuổi Trẻ ngày 21/04 dẫn lời một số cựu quan chức cho biết "họ không có ý chiếm dụng nhà công vụ, một số người đang làm thủ tục trả lại nhà, có người chờ hoàn thiện nhà mới và có người chờ nhà nước hóa giá nhà ở công vụ để mua với giá rẻ như một đặc quyền".
Một số người nói lý do chưa trả lại nhà công vụ là bị vướng vào dịp dịch bệnh Covid-19 bùng phát và sẽ bàn giao lại nhà công vụ sớm.
Bài báo cũng nói về một trường hợp đã chuyển vào phía Nam sinh sống và để lại căn nhà công vụ "cho các cháu họ" để ở.
Người này nói không cố tình "chây ì" giữ nhà công vụ và "chờ mua hóa giá". Và nếu cán bộ của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản không thông tin việc đang trình Thủ tướng đề án hóa giá nhà ở công vụ cho các cán bộ nghỉ hưu thì gia đình bà đã trả nhà công vụ cho nhà nước từ lâu rồi.
"Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, không phải 12 cựu quan chức "chây ì" không bàn giao nhà ở công vụ tại tòa CT1-CT2 Yên Hòa đều thiếu nhà ở.
"Ngoài một số ít trường hợp thực sự thiếu nhà ở, nhiều cựu quan chức có nhà ở rồi vẫn muốn giữ nhà công vụ để cho thuê và chờ để được mua hóa giá nhà ở công vụ với giá rẻ như một đặc quyền," báo này cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét