Bài này hay. Quan chức như bà Hiền còn có lương, có bổng lộc chia chác, còn người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đổ mồ hôi trán dán mồ hôi bướm... Mọi chi phí từ ăn uống, ốm đau, bệnh tật... cho đến tiền nộp thuế... đều chỉ trông vào lúc cây trái, rau củ được thu hái, bán nhặt từng xu, từng đồng... Vậy mà bà và biết bao quan chức lại nỡ xử nhẫn tâm với người nông dân như thế sao?
I. PHÂN TÍCH SỰ VIỆC
Theo một số LS và bạn trong ngành kiểm sát..., sau khi xem clip sự vụ bà Lê Thị Hiền xử lí người bán hàng rong trên đường, tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, thì họ có nhận xét: Bà Hiền xử lí sự việc có nhiều tình tiết vi phạm pháp luật. Cụ thể: "Điều 157 Bộ Luật Hình sự qui Định về Tội Bắt, Giữ hoặc Giam người trái pháp luật. Chi tiết Điều 157, Bộ Luật Hình sự- 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017." như sau:
1. Nếu người nông dân bán hàng rong, lấn chiếm lòng, lề đường như phản ánh trong clip thì bà Hiền và đội trật tự chỉ được phép LẬP BIÊN BẢN TẠI CHỖ, PHẠT VI CẢNH và yêu cầu cam kết không tái phạm. Đồng thời, phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn họ ngồi vào nơi qui định.
2. Mặt khác, nếu nói người bán hàng này vi phạm nghị quyết 16 của TT Chính phủ: "Hạn chế di chuyển và thực hiện cách li trong những ngày dịch bệnh lây lan..." thì người bán hàng này không phi phạm. Bởi rau, quả thuộc mặt hàng cho phép được lưu thông nhưng yêu cấu phải "đeo khẩu trang và giữ khoảng cách", việc này, người bán hàng đã thực hiện đúng. Chỉ cẩn yêu cầu họ ngồi đúng vị trí được qui định.
3. Bà Hiền đã không làm như vậy mà ngay tức khắc, yêu cầu thu giữ tài sản của người nông dân, đưa về phường giải quyết. Việc làm này không sai nhưng cứng nhắc, máy móc. Bởi lẽ đây không phải là thứ hàng hoá có thể giữ từ 7 ngày hoặc lâu hơn, mà nó là loại hàng hoá (rau, củ quả...) dễ thối nát, hư hỏng. Vậy, nếu bà Hiền thu giữ (như hôm trước đã thu giữ 01 lần và cả lần này) thì khi hàng hoá hư hỏng, ai sẽ đền bù cho người nông dân? Hay ai đã, sẽ lạm dụng nó?
4. Bà Hiền liên tục vu cáo người nông dân "cầm dao chém người thi hành công vụ... chống người thi hành công vụ" để lấy cớ hạ lệnh "khoá tay bắt về phường giải quyết", trong khi sự việc không phải là thế.
5. Sự việc diễn ra quá tàn nhẫn khi người nông dân quằn quại kêu van, con dao bị văng ra từ sọt rau bị đội trật tự xô đổ, bốc đồ vứt lên xe tải, theo phản xạ, chị cầm lên và hét "đừng lấy của cháu để cháu đi về". Khi chị bị bà Hiền cáo buộc "chém người... chống người..." thì chị đã gào lên thanh minh "không phải thế! Cháu thu để đi về mà...!" chứ chị không có hành vi đe doạ hay lời nói đe doạ, thách thức nào đối với những người thi hành công vụ cả.
6. Bà Hiền đã vu cáo người khác và mắc vào Khoản 2- Điều 157: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, bắt giữ người có tổ chức, khoá tay, vứt lên xe, đè lên người, trấn áp người phụ nữ như một tội phạm. Hành động quá thô bạo, phi nhân đạo. Bởi lẽ, người nông dân này "không phải là người phạm tội bị bắt quả tang"; việc chị ta cầm trên tay con dao cũng "không phải là căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó có hành vi phạm tội".
7. Việc bắt, cưỡng chế, "khoá tay, bẻ quặt" tay người phụ nữ một cách thô bạo, quá mức cho phép của bà Hiền còn phạm vào "Tội quyền bất khả xâm phạm vào thân thể" người khác, hạn chế quyền tự do" công dân. Còn nữa, khi thấy người phụ nữ cầm con dao lên tay, bà Hiền phải đấu dịu, hạ giọng và làm đúng: xử lí hành chính, chứ không vu lên, làm phức tạp, đẩy sự việc lên căng thẳng, quá khích, kích động cảm xúc, thái độ bất bình, xót của của chị ta, rất có thể dồn chị "tức nước vỡ bờ" mà phạm tội.
II. HẬU QUẢ NÀO KHI XỬ LÍ SAI SỰ VIỆC?
1. Gây tổn hại đến tinh thần, sức khoẻ và tài sản của người nông dân. Đặc biệt gây sợ hãi và càng làm mất đi lòng tin nơi nhân dân.
2. Gây dư luận không tốt, quần chúng công phẫn... Ảnh hưởng tới chính trị, uy tín của nhà nước (tóm tắt Khoản 3; Điều 157).
III. BÌNH LUẬN
- Sự việc tưởng như đơn giản, nhỏ bé nhưng nó đã gây ra công phẫn quá lớn trong nhân dân. Thiết nghĩ: mọi thông tư, chỉ thị... đều dưới Luật, nó cụ thể hoá hoặc bổ sung cho Luật hoàn thiện hơn và người thi hành vận dụng đúng, dễ hơn. Luật có LÝ = "khung hình" nhưng lại có TÌNH = các tình tiết "giảm tội". Thế nên, nếu cấm người nông dân thu hái, lưu thông hàng hoá trong những ngày dịch bệnh một cách cứng nhắc thì họ có chết đói không? Trong khi đó, gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ cho những hoàn cảnh khó khăn thì chưa thấy đâu. Vả lại, người ở thành thị lấy thực phẩm, rau xanh đâu để tiêu dùng?
- Là một cán bộ phường... cũng là một dân biểu, khi xử lí sự việc, bà Hiền có đứng vào vị trí của người nông dân để hiểu họ và có những cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của họ trong lúc này không? Lãnh đạo còn có lương, bổng lộc, còn ăn dơ với kế toán, gài cắm giá để chia chác nhau mỗi khi có dự án này, dự án nọ, dù nhỏ, dù to. Còn người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đổ mồ hôi trán dán mồ hôi bướm... trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm... Trông cho chân cứng đá mềm... dẻo thơm một hạt mà đắng cay muôn phần. Mọi chi phí từ ăn uống, ốm đau, bệnh tật... cho đến tiền nộp thuế... đều chỉ trông vào lúc cây trái, rau củ được thu hái, bán nhặt từng xu, từng đồng... Vậy mà bà và biết bao người nỡ xử tệ thế sao?
- Một người làm lãnh đạo (lớn hay bé) đều phải biết chăm lo cho dân, phải có lương tâm khi xử lí mọi tình huống. "Luật là ai? Luật là ta", Luật là do con người đặt ra nhưng LUẬT LÀ ĐẠO ĐỨC xã hội. Xử không đúng Luật là vi phạm đạo lí, đạo đức xã hội. Có câu: DÂN GIÀU - NƯỚC MẠNH. Dân bị chèn ép... lấy gì đóng thuế cho nhà nước đây? Nên chăng đây là một bài học đắt giá không chỉ với bà Hiền?
- Còn về phía người dân, phải tự học Luật, hiểu Luật để không vi phạm pháp luật. Đừng làm bừa, làm theo ý của mình! Có như vậy, mình mới có thể nói được người khác làm sai luật, xã hội mới văn minh, tiến bộ.
Lã Minh Luận
BÀ LÊ THỊ HIỀN CÓ VI PHẠM LUẬT KHI BẮT NGƯỜI?
fb Lã Minh Luận - Đó là câu hỏi của nhiều người dành cho bà Hiền, phó Chủ tịch phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long... cưỡng chế thô bạo người nông dân bán hàng rau, ngày 18/4 vừa qua. Một người làm lãnh đạo (lớn hay bé) đều phải biết chăm lo cho dân, phải có lương tâm khi xử lí mọi tình huống. "Luật là ai? Luật là ta", Luật là do con người đặt ra nhưng LUẬT LÀ ĐẠO ĐỨC xã hội. Xử không đúng Luật là vi phạm đạo lí, đạo đức xã hội. Có câu: DÂN GIÀU - NƯỚC MẠNH. Dân bị chèn ép... lấy gì đóng thuế cho nhà nước đây? Nên chăng đây là một bài học đắt giá không chỉ với bà Hiền?I. PHÂN TÍCH SỰ VIỆC
Theo một số LS và bạn trong ngành kiểm sát..., sau khi xem clip sự vụ bà Lê Thị Hiền xử lí người bán hàng rong trên đường, tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, thì họ có nhận xét: Bà Hiền xử lí sự việc có nhiều tình tiết vi phạm pháp luật. Cụ thể: "Điều 157 Bộ Luật Hình sự qui Định về Tội Bắt, Giữ hoặc Giam người trái pháp luật. Chi tiết Điều 157, Bộ Luật Hình sự- 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017." như sau:
1. Nếu người nông dân bán hàng rong, lấn chiếm lòng, lề đường như phản ánh trong clip thì bà Hiền và đội trật tự chỉ được phép LẬP BIÊN BẢN TẠI CHỖ, PHẠT VI CẢNH và yêu cầu cam kết không tái phạm. Đồng thời, phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn họ ngồi vào nơi qui định.
2. Mặt khác, nếu nói người bán hàng này vi phạm nghị quyết 16 của TT Chính phủ: "Hạn chế di chuyển và thực hiện cách li trong những ngày dịch bệnh lây lan..." thì người bán hàng này không phi phạm. Bởi rau, quả thuộc mặt hàng cho phép được lưu thông nhưng yêu cấu phải "đeo khẩu trang và giữ khoảng cách", việc này, người bán hàng đã thực hiện đúng. Chỉ cẩn yêu cầu họ ngồi đúng vị trí được qui định.
3. Bà Hiền đã không làm như vậy mà ngay tức khắc, yêu cầu thu giữ tài sản của người nông dân, đưa về phường giải quyết. Việc làm này không sai nhưng cứng nhắc, máy móc. Bởi lẽ đây không phải là thứ hàng hoá có thể giữ từ 7 ngày hoặc lâu hơn, mà nó là loại hàng hoá (rau, củ quả...) dễ thối nát, hư hỏng. Vậy, nếu bà Hiền thu giữ (như hôm trước đã thu giữ 01 lần và cả lần này) thì khi hàng hoá hư hỏng, ai sẽ đền bù cho người nông dân? Hay ai đã, sẽ lạm dụng nó?
4. Bà Hiền liên tục vu cáo người nông dân "cầm dao chém người thi hành công vụ... chống người thi hành công vụ" để lấy cớ hạ lệnh "khoá tay bắt về phường giải quyết", trong khi sự việc không phải là thế.
5. Sự việc diễn ra quá tàn nhẫn khi người nông dân quằn quại kêu van, con dao bị văng ra từ sọt rau bị đội trật tự xô đổ, bốc đồ vứt lên xe tải, theo phản xạ, chị cầm lên và hét "đừng lấy của cháu để cháu đi về". Khi chị bị bà Hiền cáo buộc "chém người... chống người..." thì chị đã gào lên thanh minh "không phải thế! Cháu thu để đi về mà...!" chứ chị không có hành vi đe doạ hay lời nói đe doạ, thách thức nào đối với những người thi hành công vụ cả.
6. Bà Hiền đã vu cáo người khác và mắc vào Khoản 2- Điều 157: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, bắt giữ người có tổ chức, khoá tay, vứt lên xe, đè lên người, trấn áp người phụ nữ như một tội phạm. Hành động quá thô bạo, phi nhân đạo. Bởi lẽ, người nông dân này "không phải là người phạm tội bị bắt quả tang"; việc chị ta cầm trên tay con dao cũng "không phải là căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó có hành vi phạm tội".
7. Việc bắt, cưỡng chế, "khoá tay, bẻ quặt" tay người phụ nữ một cách thô bạo, quá mức cho phép của bà Hiền còn phạm vào "Tội quyền bất khả xâm phạm vào thân thể" người khác, hạn chế quyền tự do" công dân. Còn nữa, khi thấy người phụ nữ cầm con dao lên tay, bà Hiền phải đấu dịu, hạ giọng và làm đúng: xử lí hành chính, chứ không vu lên, làm phức tạp, đẩy sự việc lên căng thẳng, quá khích, kích động cảm xúc, thái độ bất bình, xót của của chị ta, rất có thể dồn chị "tức nước vỡ bờ" mà phạm tội.
II. HẬU QUẢ NÀO KHI XỬ LÍ SAI SỰ VIỆC?
1. Gây tổn hại đến tinh thần, sức khoẻ và tài sản của người nông dân. Đặc biệt gây sợ hãi và càng làm mất đi lòng tin nơi nhân dân.
2. Gây dư luận không tốt, quần chúng công phẫn... Ảnh hưởng tới chính trị, uy tín của nhà nước (tóm tắt Khoản 3; Điều 157).
III. BÌNH LUẬN
- Sự việc tưởng như đơn giản, nhỏ bé nhưng nó đã gây ra công phẫn quá lớn trong nhân dân. Thiết nghĩ: mọi thông tư, chỉ thị... đều dưới Luật, nó cụ thể hoá hoặc bổ sung cho Luật hoàn thiện hơn và người thi hành vận dụng đúng, dễ hơn. Luật có LÝ = "khung hình" nhưng lại có TÌNH = các tình tiết "giảm tội". Thế nên, nếu cấm người nông dân thu hái, lưu thông hàng hoá trong những ngày dịch bệnh một cách cứng nhắc thì họ có chết đói không? Trong khi đó, gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ cho những hoàn cảnh khó khăn thì chưa thấy đâu. Vả lại, người ở thành thị lấy thực phẩm, rau xanh đâu để tiêu dùng?
- Là một cán bộ phường... cũng là một dân biểu, khi xử lí sự việc, bà Hiền có đứng vào vị trí của người nông dân để hiểu họ và có những cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của họ trong lúc này không? Lãnh đạo còn có lương, bổng lộc, còn ăn dơ với kế toán, gài cắm giá để chia chác nhau mỗi khi có dự án này, dự án nọ, dù nhỏ, dù to. Còn người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đổ mồ hôi trán dán mồ hôi bướm... trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm... Trông cho chân cứng đá mềm... dẻo thơm một hạt mà đắng cay muôn phần. Mọi chi phí từ ăn uống, ốm đau, bệnh tật... cho đến tiền nộp thuế... đều chỉ trông vào lúc cây trái, rau củ được thu hái, bán nhặt từng xu, từng đồng... Vậy mà bà và biết bao người nỡ xử tệ thế sao?
- Một người làm lãnh đạo (lớn hay bé) đều phải biết chăm lo cho dân, phải có lương tâm khi xử lí mọi tình huống. "Luật là ai? Luật là ta", Luật là do con người đặt ra nhưng LUẬT LÀ ĐẠO ĐỨC xã hội. Xử không đúng Luật là vi phạm đạo lí, đạo đức xã hội. Có câu: DÂN GIÀU - NƯỚC MẠNH. Dân bị chèn ép... lấy gì đóng thuế cho nhà nước đây? Nên chăng đây là một bài học đắt giá không chỉ với bà Hiền?
- Còn về phía người dân, phải tự học Luật, hiểu Luật để không vi phạm pháp luật. Đừng làm bừa, làm theo ý của mình! Có như vậy, mình mới có thể nói được người khác làm sai luật, xã hội mới văn minh, tiến bộ.
Lã Minh Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét