Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Vì sao người bán dầu phải trả tiền cho người mua?

Bài này đưa thêm lý do đối với một số nhà sản xuất, nếu phải ngưng khai thác dầu thì có thể gây ra hư hại cho máy móc, thiết bị, gây thiệt hại kinh tế trong tương lai. Vì thế, việc bán dầu và trả tiền cho người mua, thay vì nhận tiền thì khoản chi phí này về lâu về dài sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải ngừng sản xuất hay tìm kiếm kho bãi mới để tích trữ lượng dầu dư thừa trên mặt đất.
Vì sao giá dầu lại rơi về mức âm, người bán phải trả tiền cho người mua?
21/04/2020 TTO - Đại dịch COVID-19 đã kết hợp "hoàn hảo" với cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia - Nga gần đây để dẫn tới việc giá dầu WTI của Mỹ rơi xuống mức âm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu WTI của Mỹ rơi xuống âm vào ngày 20-4. Ngày 20-4 (rạng sáng 21-4 giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63 USD/thùng. Giá dầu WTI ban đầu rơi xuống tận -40,32 USD/thùng rồi quay đầu tăng lên -37,63 USD/thùng khi chốt phiên giao dịch.

Tuy nhiên, sáng nay 21-4 (giờ Việt Nam) tại thị trường New York, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5 đã tăng trở lại, lên mức 1,1 USD/thùng. Trong khi đó, dầu thô Brent giao tháng 6 hiện được giao dịch ở mức 25,61 USD/thùng, tăng 0,15%.

Vì sao giá dầu lại ở mức âm?

Giá dầu rớt về mức âm là việc xảy ra khi người bán phải trả tiền để người mua lấy dầu vì giá đã giảm quá sâu.

Vì sao người bán phải trả tiền cho người mua?

Đối với một số nhà sản xuất, nếu phải ngưng khai thác dầu thì có thể gây ra hư hại cho máy móc, thiết bị, gây thiệt hại kinh tế trong tương lai. Vì thế, việc bán dầu và trả tiền cho người mua, thay vì nhận tiền thì khoản chi phí này về lâu về dài sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải ngừng sản xuất hay tìm kiếm kho bãi mới để tích trữ lượng dầu dư thừa trên mặt đất.

Không ít thương nhân hiện không có ý định nhận dầu vì đã chọn mua theo hợp đồng tương lai, nhằm tránh ảnh hưởng của biến động giá và mắc kẹt giữa việc giá dầu giảm quá sâu và buộc phải lựa chọn tìm kiếm kho chứa hay bán lỗ.

Vậy là không ít người đã phải lựa chọn đưa ra quyết định trả tiền cho người mua, trong bối cảnh kho chứa ngày càng hiếm hoi vì sản lượng dầu mỏ tăng mạnh.

Vì đâu nên nỗi?

Cả đại dịch lẫn cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia đều góp phần khuynh đảo thị trường năng lượng toàn cầu.

Ban đầu, dịch bệnh COVID-19 khiến cho các hoạt động vận tải trên toàn thế giới đình trệ, kéo nhu cầu đối với dầu mỏ xuống thấp.

Khi tác động của đại dịch bắt đầu vượt qua khỏi vấn đề y tế và tấn công đến các nền kinh tế, Saudi Arabia và Nga lại khơi mào cuộc chiến tranh giá dầu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cùng liên hiệp lại mới đạt được thỏa thuận cắt giảm năng lượng lịch sử, nhưng lượng dầu đổ ra thị trường đã "quá sức" chịu đựng của thị trường, dẫn đến tình huống vừa thiếu người mua vừa không có kho chứa hàng tồn.

Giới chuyên gia nhận định giá dầu âm đã chứng minh thỏa thuận cắt giảm 10% sản lượng dầu của OPEC+ quá muộn màng.

Giá dầu đầu tiên có thể rớt xuống mức âm ở một số góc nhỏ tại thị trường Mỹ, ví dụ như tiểu bang Wyoming, nơi có ít kho chứa. Thế nhưng, những thị trường lớn hơn bắt đầu xác lập mức giá âm đối với một số dòng dầu thô nhỏ.

Đến ngày 20-4, giá đã rớt xuống mức âm trên thị trường toàn cầu.

Người tiêu dùng có bị ảnh hưởng?

Tại Mỹ, giá xăng dầu trung bình đã giảm hơn 1 USD/gallon (0,26 USD/lít) trong năm 2019 xuống còn 1,81 USD/gallon (0,48 USD/lít). Giá xăng vẫn tiếp tục giảm mỗi ngày kể từ cuối tháng 2-2020, theo Bloomberg.

Giới quan sát dự báo sẽ mất thêm nhiều tuần để sự kiện mới nhất thật sự ảnh hưởng đến giá xăng, nếu tính đến cả các loại thuế đánh lên mặt hàng này.


Biến động giá dầu đẩy giá cổ phiếu tại các thị trường châu Á như Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc xuống thấp hơn vào đầu phiên giao dịch ngày 21-4.

Tính tới 9h sáng 21-4 theo giờ Tokyo, chỉ số Topix giảm 0,9%, trong khi S&P/ASX 200 (Úc) và Kospi (Hàn Quốc) lần lượt giảm 1,1% và 0,7%.

Sau khi giảm 1,8% khỏi mức cao trong 6 tuần, hợp đồng tương lai S&P 500 đã tăng 0,5% trờ lại. Giới đầu tư đang phải cân đong giữa tác động của giá dầu sụt giảm và những dấu hiệu cho thấy số ca tử vong vì COVID-19 ở một số nơi trên thế giới, bao gồm New York (Mỹ), đã giảm xuống và các lệnh hạn chế đi lại có thể được nới lỏng.

Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang gần tung ra gói chi mới để giảm nhẹ thiệt hại do đại dịch gây ra.
Ngày lịch sử: giá dầu thô thế giới rớt thê thảm dưới 0 USD/thùng

TTO - "Trời ơi! Tôi không nghĩ lại giảm quá nhanh như vậy" - một nhà nghiên cứu năng lượng bình luận khi biết tin giá dầu thô WTI lần đầu rơi xuống mức -37,63 USD/thùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét