Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Không sử dụng tiền NN đúc tượng vua Lý Thái Tông

Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi sát với Quảng Nam nên được coi như đồng hương với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông là thiếu tướng công an, 2 khóa ủy viên trung ương (XI và XII), 1 khóa Bí thư trung ương (XII)... Tiểu sử lý lịch đỏ chói như thế, đồng hương vĩ đại như thế nên tương lai ông còn lên chức to hơn. Vậy mà tự nhiên đang yên đang lành lại làm ra cú đúc tượng này đúng là ngu xuẩn. Đâm lao đành phải theo lao; ông đành làm dịu dư luận phản đối bằng cách hứa "sẽ chưa xây dựng tượng vào thời điểm này", tức là có thể cứ để đó, chờ sau đại hội ông lên chức to hơn, làm trưởng ban nào đó của Đảng, khi đó TAND Tối cao có Chánh án mới trong khi tượng đài để lâu không làm thì cũng giống như cứt trâu sẽ hóa bùn, coi như biến việc lớn thành nhỏ, rồi từ nhỏ thành không có gì. Đúng là kế sách vẹn toàn. Nhưng ông vẫn ngu ở chỗ lại đèo thêm câu “Việc xây dựng tượng sẽ không sử dụng ngân sách Nhà nước mà bằng sự đóng góp của cán bộ ngành Toà án". Trời ơi, ở cái nước này tiền lương cán bộ công chức may lắm là đủ sống, quanh năm lại góp nọ góp kia, vừa góp cho Covid xong, rồi họ lấy đâu ra tiền mà đóng góp ? Đóng góp phải theo nguyên tắc tự nguyện; nếu ông cưỡng ép họ đóng thì chắc họ sẽ phải xoay sở, sẽ phải ăn hối lộ... Số án oan sai sẽ tăng lên. Liệu các mục đích của việc đúc tượng có đạt được không ? Lại nhớ Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nhận xét: Việt Nam hiện đang mắc lỗi hệ thống. Tòa án là nhánh yếu nhất trong ba cơ quan quyền lực nhà nước. Mặc dù "Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ thị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng". Điều này trái với nguyên tắc Tam quyền phân lập, tức hành pháp, tư pháp và lập pháp là bình đẳng và giám sát lẫn nhau. Thủ tướng Phan Văn Khải có lần cũng nói giữa mấy anh em cán bộ với nhau sau cuộc họp chính phủ: Án ở ta toàn là án bỏ túi. Tôi không ghét gì ông Bình nhưng trộm nghĩ giá mà ông Bình biết tập trung giải quyết những yếu kém này của ngành tòa án thì tốt biết bao...
Không sử dụng ngân sách Nhà nước đúc tượng vua Lý Thái Tông
28/04/2020 (VTC News) - Tòa án nhân dân Tối cao sẽ không sử dụng ngân sách trong việc đúc tượng vua Lý Thái Tông, nguồn vốn được huy động từ cán bộ, viên chức trong đơn vị. Ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND Tối cao - cho biết, đơn vị sẽ chưa xây dựng tượng vào thời điểm này, sau này có xây sẽ sử dụng nguồn vốn huy động từ cán bộ, công chức trong nghành. “Việc xây dựng tượng sẽ không sử dụng ngân sách Nhà nước mà bằng sự đóng góp của cán bộ ngành Toà án".

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chiều 28/4, Tòa án nhân dân Tối cao (TAND) tổ chức cuộc họp hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông, với sự có mặt nhiều chuyên gia đầu ngành về lịch sử, văn hóa như GS.TSKH Vũ Minh Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc...

Ông Ngô Tiến Hùng - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn TAND Tối cao cho hay, 2 năm qua, cơ quan này khảo sát ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học về việc chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho hoạt động xét xử của Việt Nam.



3 mẫu tượng vua Lý Thái Tông được phác họa để lấy ý kiến.

Hôm nay (28/4) là ngày lấy ý kiến (lần thứ 3) của cán bộ, công chức trong hệ thống toà án đối với 15 nhân vật lịch sử. Qua thăm dò, có 82% số ý kiến lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.

Tại buổi họp chiều nay, 75% số chuyên gia, nhà khoa học, nhà sử học cũng đồng thuận với lựa chọn này.

Ông Hùng cho rằng, xây tượng vua Lý Thái Tông là hành động thiết thực, ý nghĩa để tri ân và tôn vinh những cống hiến to lớn của tiền nhân, đặc biệt là những công trạng trong lĩnh vực xét xử và tư pháp. Đơn vị sẽ đặt bức tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở mới của TAND Tối Cao ở 43 Hai Bà Trưng (Hà Nội).

"Chúng tôi chỉ có kế hoạch xây dựng 1 bức tượng đặt tại Quảng trường Công lý - Trụ sở mới của TAND Tối cao tại 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội", ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND Tối cao - cho biết, đơn vị sẽ chưa xây dựng tượng vào thời điểm này, sau này có xây sẽ sử dụng nguồn vốn huy động từ cán bộ, công chức trong nghành.

“Việc xây dựng tượng sẽ không sử dụng ngân sách Nhà nước mà bằng sự đóng góp của cán bộ ngành Toà án, ông Bình nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét