Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Bí thư, Chủ tịch Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật
RFA 2020-06-26 - Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên (Vụ Trưởng) ban Dân vận Trung ương cho rằng quyết định xin thôi chức của hai ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi là một hành động “chạy tội” vì sỹ diện. “Tội của hai ông này thì khá rõ và họ đang đứng trước tình huống liệu rằng có thể được bầu chọn lại trong Đại hội XIII sắp tới không. Do đó, họ phải cân nhắc và làm chuyện như kiểu mình biết trước là xin thôi giữ chức để khi bị gạt ra thì bảo rằng đã ‘từ chối’ trước rồi. Đấy là cái cách họ làm để chạy bớt tội. Thế còn trong Đảng CSVN thì không có văn hóa từ chức đâu.

Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ.
“Từ chức” hay “Thôi giữ chức vụ”?
Truyền thông quốc nội, trong vài ngày vừa qua, liên tục đăng tải những ý kiến của một số những người quan tâm đến việc cả hai lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh Quảng Ngãi đồng loạt gửi đơn đến Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ.

Đo tốc độ ‘giàu’ và khối lượng tài sản của cán bộ lãnh đạo?

Độ này bác Cả hay nói đùa thật, toàn những chuyện trên trời. Chắc để dân mải nhìn lên trời mà quên đi bao nhiêu sự kiện đau lòng dưới đất.
Sao định được tốc độ ‘giàu’ và khối lượng tài sản của cán bộ lãnh đạo?
RFA 2020-06-25 - 
Để chuẩn bị cho Đại hội 13 sắp tới, công tác nhân sự đang là vấn đề mà lãnh đạo đảng cộng sản cho là ưu tiên hiện nay. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi nói về vấn đề nhân sự khẳng định quyết tâm không để lọt vào Ban Chấp hành TƯ khóa 13 những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc.
Vẫn theo người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, không ai bắt cán bộ, đảng viên phải nghèo nhưng ông Trọng cho rằng với mức lương nhà nước hiện nay mà “giàu nhanh” là bất thường, cần phải loại ra khỏi quy hoạch nhân sự khóa mới.

Ăn vạ đợi lúc, ăn xin chờ thời?

Ăn vạ đợi lúc, ăn xin chờ thời?
Cỗ nhân có câu: “Đi buôn gặp chầu đi câu gặp vịnh”. Quả vậy, nếu buôn bán gặp chầu, có mối hàng tốt… mua nhanh bán lẹ, mua rẻ bán mắc… Chẳng mấy chốc lên đời. Ngược lại, nếu buôn bán không gặp chầu, xấu mối hàng… buôn bán ế ẩm, thì lỗ vốn là khó tránh. Cũng vậy, nếu đi câu không gặp vịnh, tức không trúng chỗ có nhiều cá, nhiều cá thèm mồi… Thì sáng vác cần câu đi chiều mang giỏ không về là bình thường.
Cùng một trật như vậy, trong bình diện quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển, thì “ăn xin” viện trợ, viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại, đều tối cần để xóa đói giảm nghèo, để vượt qua cái bẫy thu nhập trung bình.

Hồ Duy Hải có bằng chứng hoàn toàn vô tội

Không được bình luận về vụ Đồng Tâm thì quan tâm đến vụ Hồ Duy Hải vậy.
Hồ Duy Hải có bằng chứng hoàn toàn vô tội
fb Trần Đăng Khoa - 27-6-2020 - Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa.
Không có mô tả ảnh.
Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội.

Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em

Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em
fb Vũ Hữu Sự 27-6-2020 - Một nền tư pháp bệnh hoạn, hay nói thẳng ra là một nền tư pháp dựng tội, đổ tội, ra ánh sáng. Nền tư pháp đó vận hành một cách hêt sức nhịp nhàng, chặt chẽ, ăn khớp với nhau. Trước hết là bắt người, rồi dùng nắm đấm, dùng mánh khóe lừa đảo để bắt người bị bắt nhận tội. Những ngày bị hỏi cung trong thời kỳ ở trại tạm giam do Nguyễn Thanh Chấn kể lại, không ai là không rùng mình. Không những bị dùng nhục hình để bắt khai, ông Chấn còn phải “diễn tập” cho đến khi thành thạo việc đâm chị Hoan do các điều tra viên “hướng dẫn” để đến lúc thực nghiệm hiện trường thì làm cho đúng. 
Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em.
Đúng vậy, Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em để làm hai nhiệm vụ. 
Nhiệm vụ thứ nhất: Là phơi bày ra trước toàn thể nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế bộ mặt ghê tởm của tên chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình. Làm chánh án của một tòa án có quyền điều hành ngành tòa án cả nước nhưng lại ngang nhiên ngồi xổm lên pháp luật, và không chỉ một mà hai lần có những phát ngôn ngu nhất trong lịch sử tố tụng từ khi lập nước đến nay, cùng với bộ mặt của 16 con cừu cả đực lẫn cái đi bằng hai chân.

Khách sạn, nhà hàng Ấn Độ "cấm" du khách TQ

Bao giờ chính phủ VN cho phép các khách sạn, nhà hàng VN "cấm cửa" du khách Trung Quốc nhỉ ? Chắc dưới chế độ này thì không bao giờ.
Khách sạn, nhà hàng ở Ấn Độ "cấm cửa" du khách Trung Quốc
Khoảng hơn 75.000 phòng khách sạn, hàng loạt các chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô Ấn Độ cho biết không tiếp nhận du khách Trung Quốc sau đụng độ đẫm máu xảy ra ở biên giới giữa hai nước. Động thái của hiệp hội khách sạn Delhi cho thấy không khí bài Trung Quốc tại Ấn Độ - vốn chủ yếu diễn ra trên mạng xã hội, đã bắt đầu chuyển hoá thành các hành động cụ thể, trong đó có việc tẩy chay hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc.

Người dân Ấn Độ đồng loạt kêu gọi tẩy chay hàng “Made in China”, tức giận đốt ảnh Chủ tịch nước Trung Quốc - Tập Cận Bình trên đường phố. Ảnh: Reuters

Hàng triệu người có thể chết trong đợt dịch thứ 2

Hàng triệu người có thể chết trong đợt bùng phát dịch thứ 2
Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hàng triệu người có thể chết nếu dịch Covid-19 bước sang giai đoạn bùng phát thứ 2. So sánh với dịch cúm Tây Ban Nha, mọi thứ diễn ra chính xác như dịch Covid: giảm xuống vào mùa hè và bùng phát mạnh mẽ trở lại vào tháng 9 và tháng 10, khiến 50 triệu người chết trong đợt bùng phát thứ 2”, Ranieri Guerra, trợ lý tổng giám đốc WHO về các sáng kiến chiến lược nói với kênh Rai TV của Italia.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm 
Covid-19 tại New York, Mỹ ngày 25/6. (Ảnh: AFP)
“Đại dịch đang diễn biến đúng như chúng tôi giả định”, ông Guerra cho biết. Theo thống kê của Worldometers, thế giới hiện ghi nhận hơn 9,6 triệu ca mắc Covid-19, trong đó gần 500.000 người đã tử vong. Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 126.000 người chết và hơn 2,5 triệu ca nhiễm.

Tượng Thương Tiếc

Tôi đăng lại bài "Tượng Thương Tiếc" dưới đây không vì ủng hộ phe nào trong cả 2 phe thắng cuộc và thua cuộc, mà chỉ có ý lưu lại lịch sử và cách điều khắc gia Nguyễn Thanh Thu suy nghĩ và sáng tạo ra mô hình tượng như thế nào, cũng như cách tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quan tâm làm tượng, chọn điêu khắc gia và chọn tượng để làm như thế nào. Theo wiki, nghĩa trang Quân đội Biên Hòa từng là nơi chôn cất hàng vạn tử sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như các quan chức, sĩ quan cao cấp của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Mặt tiền nghĩa trang có một bức tượng mang tên Thương Tiếc cao 5 m và được đặt trên bệ cao 3 m, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu sáng tạo, khắc họa hình ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng hòa cầm súng ngồi canh gác, được dựng vào năm 1966. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghĩa trang này được đặt dưới của quản lý của Quân khu 7, Bộ Quốc phòng; nhiều năm bị bỏ hoang phế do không có người trông coi và chịu trách nhiệm. Ngày 27 tháng 11 năm 2006, không lâu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QĐ-TTg "đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương" và "chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật". Đây là một quyết định được dư luận đánh giá như một bước đi đầy ý nghĩa của chính phủ trong công cuộc hòa giải, hoà hợp dân tộc. Trước đây tôi chỉ nghe tên chứ không để ý đến nghĩa trang này. Nhưng trong một cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, tự nhiên nghe Thủ tướng tâm sự dài dòng về nghĩa trang này nên tôi mới quan tâm. Hôm đó Thủ tướng cũng nói về phát triển mối quan hệ với Tòa thánh Vatican, một vấn đề trước đây tôi cũng ít quan tâm. Quan hệ VN với Tòa thánh rất phức tạp. Từ khi ông Dũng làm Thủ tướng đến nay, VN đã có ít nhất 6 vòng đàm phán với Vatican để thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng đến nay hai bên vẫn chưa thiết lập được quan hệ chính thức mặc dù Việt Nam là một quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo lớn ở châu Á. Cho tới hiện nay, cấp bậc cao nhất trong mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam mới chỉ là Khâm sứ Tòa Thánh nhưng chỉ tới năm 1975. Theo cảm nhận của tôi trong cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ chân thành muốn hòa giải, hoà hợp dân tộc và cũng muốn sớm nâng cấp quan hệ ngoại giao với Vatican. 
Tượng Thương Tiếc
Đây vốn là bức tượng đặt trước nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nghĩa trang lớn nhất của các tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên sau khi Sài Gòn thất thủ, chính quyền mới CHXHCNVN đã giật sập và phá bỏ bức tượng Thương Tiếc trên. Còn nghĩa trang Biên Hòa được giao cho QK7 quân quản như khu vực quân sự và bị ngăn cấm không cho ai vãng lai, thăm viếng mộ phần, khiến nghĩa trang trở nên đổ nát và hư hỏng rất nhiều. Thậm chí còn có dấu hiệu phá hoại mộ phần ở đó.
THƯƠNG TIẾC - - -: Tượng THƯƠNG TIẾC & Lịch Sử Nghĩa Trang Quân ...

Hùng ơi tao lạy mày

Hùng ơi tao lạy mày
Làm như nó có cái huông, hể thằng nào giữ chức Bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông cũng đều phải có 2 đặc tính cần thiết, đó là tính lưu manh và trình độ nói dóc thượng hảo hạng. Nguyễn Bắc Son cũng thế, Trương Minh Tuấn cũng thế, và bây giờ là Nguyễn Mạnh Hùng còn ác liệt hơn.

Chỉ là một anh học hành dang dở, đâm đầu vào bộ đội, ăn cơm tập thể mòn răng, nhưng nhờ có nét mặt gian xảo trời cho, cộng thêm tài nịnh hót hay như chim Vành Khuyên, Hùng dần dần leo lên được lon Thiếu tướng và giữ chức Tổng giám Đốc Công ty viễn thông Viettel. Công ty này năm nào cũng khai lỗ hàng trăm tỷ nhưng túi của Hùng và các đồng chí cấp trên cứ phình to ra. Đến độ cấp trên khoái quá, thừa lúc Son và Tuấn âu yếm dắt tay nhau đi tù, bèn thưởng luôn cho Hùng cái ghế bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông.

Vui tê tái, buồn tưng bừng

Vui tê tái, buồn tưng bừng
Ở Việt Nam có nhiều chuyện vô cùng ngược đời, đến mức một ông bộ trưởng truyền thông phải thốt lên: "Người Việt có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm". Tất nhiên, ông nói với hàm ý người Việt quá giỏi, hơn đứt toàn dân thiên hạ. Cũng với tư duy như trên, cả dân tộc như lên đồng khi mở mồm là kêu: "Việt Nam vô địch"...
lộ trình xe buýt 45 hà nội tuyến time city đi bến xe nam thăng long
Nhưng câu chuyện tôi muốn nói hôm nay lại theo nghĩa khác. Có nhiều chuyện như bây giờ còn quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang trên xe buýt hay không ? Tại thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 8/5/2020, có quy định: "Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng". Nếu hiểu đúng tiếng Việt thì có nghĩa là không bắt buộc đeo khẩu trang tại công sở, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng; vì dù các nơi đó đều là nơi công cộng nhưng trước đó lại có từ "ngoài", tức là "trừ ra" các nơi đó. Thực tế từ đầu tháng 5/2020, trường đại học nơi tôi dạy và tất cả các trường đại học lớn khác đều không yêu cầu sinh viên giãn cách và đeo khẩu trang.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Thùy Dương: THƯ GỬI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Thùy Dương: THƯ GỬI TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
fb Nguyễn Thùy Dương 23-6-2020
Thư Gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2020
Kính chào Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư – Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Đầu thư, con xin chúc ông mạnh khỏe, minh mẫn và làm được nhiều điều tốt đẹp.
Con nghĩ ông vẫn quen nghe mọi người gọi bằng Bác. Trước kia, con cũng vậy nhưng suy nghĩ về độ tuổi thì vẫn nên gọi Ông cho đúng ạ!

Vụ Repsol: VN đền bù hàng trăm triệu đôla...

Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?
Mỹ Hằng, BBC 25 tháng 6 2020
Ngoài việc phải đền bù công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol một khoản tiền khổng lồ, chính phủ VN đang đứng trước thách thức đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong nước và sự e dè của các đối tác năng lượng nước ngoài. Repsol mới đây đã chính thức nhượng lại cho PetrolVietnam cổ phần ba lô dầu, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN vốn đã bị đình trệ ba năm nay, do sức ép từ Trung Quốc.
Hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc tại
 một cảng quân sự của Trung Quốc năm 2018
Bình luận về động thái này với BBC News Tiếng Việt, TS Bill Hayton, nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên BBC News từ Anh quốc, cho hay: "Việc này chứng tỏ TQ đã thành công trong việc đe dọa VN để gây áp lực buộc Repsol ngừng khoan dầu." "Việt Nam duy trì các quyền của mình về lý thuyết nhưng không thể thực hiện các quyền ấy trên thực tế."

Trung Quốc với thông tin nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp

Trung Quốc với thông tin nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp
Mưa lũ kỷ lục ở phía nam Trung Quốc đã khiến đập Tam Hiệp (lớn nhất thế giới) có nguy cơ vỡ và hàng trăm nghìn người dân phải vội vã sơ tán nhưng Trung Quốc phủ nhận phủ nhận thông tin này. Theo truyền thông phương Tây, tính mạng của 400 triệu người có thể bị đe dọa nếu đập Tam Hiệp xảy ra sự cố. Đầu tuần này, thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam, đã ban hành báo động đỏ về lũ lụt lần đầu tiên kể từ năm 1940, cảnh báo về "trận lụt siêu lịch sử". 

Hình ảnh khu vực đập Tam Hiệp (trái) và 
lũ lụt tại Trùng Khánh. Ảnh: Getty/Twitter.

Xả lũ tại đập Tam Hiệp năm 2012. Ảnh: TPG/Getty.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia trong nước nói rằng đập thủy điện khổng lồ vẫn nguyên vẹn và có đủ khả năng để dung nạp lượng nước đổ vào hồ chứa hiện tại, sau khi lưu vực sông Trường Giang bước vào mùa mưa lũ năm nay.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

NGUYỄN HÒA BÌNH CHẠY ĐÂU CHO THOÁT?

Trong chế độ cộng sản VN, tất cả là do ý vua quyết định. Vụ này theo mình, vua làm ngơ cho Bình xử án. Nếu Bình xử kiểu "quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án" rồi kết y án tử hình Hồ Duy Hải, mà dư luận nhân dân không phản đối thì vua cũng vui vẻ tử hình Hồ Duy Hải. Ngược lại, nếu Bình bị phản đối vừa phải thì vua sẽ tìm cách bao che cho Bình, cấm dư luận phán xét lung tung và xử lại để giảm nhẹ án cho Hải. Bình cũng đã từng tuyên bố tại hội trường Quốc hội Việt Nam ngày 13 tháng 8 năm 2015 là "Nếu không có đủ căn cứ chứng minh là tội nặng thì phải quyết có tội nhưng tội nhẹ. Nếu không đủ ở khoản cao thì phải xử ở khoản thấp". Nhiều vụ án khác đã có hiện tượng này. Tuy nhiên, trong vụ này, tình huống thứ ba đã bất ngờ xảy ra. Bình bị dư luận phản đối dữ dội trong khi không hề có báo chí nào đưa tin giải thích, bao che cho Bình. Điều này có nghĩa là có những thế lực rất mạnh muốn làm mất uy tín Bình để hạ bệ Bình, đưa người phe mình chiếm chiếc ghế định để cho Bình đồng thời cũng để chứng tỏ họ mạnh không kém gì vua; dám đối đầu vua.
NGUYỄN HÒA BÌNH CHẠY ĐÂU CHO THOÁT?
fb Thao Ngoc 24/6 - Cử tri cả nước chất vấn các vị ĐBQH về vụ Hồ Duy Hải. Không chỉ tại các buổi tiếp xúc cử tri của các ĐBQH trước Kỳ họp thứ 9, theo đó cử tri đề nghị các ĐBQH cần có ý kiến về vụ án Hồ Duy Hải để tránh oan sai, kết án tử hình người vô tội, khi vụ án này có nhiều vi phạm nghiêm trong trong quá trình tố tụng. Ngay sau khi Kỳ họp QH kết thúc, các ĐBQH đã trở về đơn vị bầu cử của mình. Tại đây các cử tri lại tiếp tục lên tiếng về vụ Bưu điện Câu Voi, làm chết 2 nhân viên bưu điện tại đây.
Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải - Ảnh 1.
Ngày 22/06/2020, tổ ĐBQH đơn vị số 4, gồm: ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện KSND tối cao, ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM và ông Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty phát triển Tân Thuận tiếp xúc cử tri Q.5, Q.10 và Q.11 sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.

Tình yêu nước Mỹ trong tôi

Tình yêu nước Mỹ trong tôi
Lê Học Lãnh Vân - Cuộc đời làm việc đưa tôi đi rất nhiều châu trên thế giới, Á, Mỹ, Âu… với một lịch trình rất dày đặc khiến đôi khi tôi có cảm giác trái đất chỉ như một hòn giả sơn! Trong các nước đã sống, làm việc và đi qua, đọng lại sâu sắc nhất trong tôi là ba nước, nước Việt của tổ tiên, nước Pháp nơi tôi xem như cái nôi khoa học của mình, và nước Mỹ. Với tôi, tình yêu nước Mỹ thật kỳ lạ. Mãnh liệt và êm đềm, rõ rệt và phân vân, tất cả đến với tôi một cách tự nhiên khó phai mờ.

Sau nhiều năm suy xét, phân tích, tổng hợp, tôi có thể nói mình yêu nước Mỹ vì hai lý do chính: tính thực dụng của nó và tính đa chiều trong tính cách của nó. Xin nêu dưới đây vài thí dụ.

Cạnh tranh Mỹ - Trung đã diễn ra như thế nào ?

Cạnh tranh Mỹ - Trung đã diễn ra như thế nào ?
Trong những ngày qua, báo chí Pháp nói nhiều đến mối đe dọa của Trung Quốc đối với thế giới. Vậy quá trình vươn mình của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là cuộc đọ sức với Mỹ diễn ra như thế nào trong những thập kỷ qua ? RFI Việt ngữ lược dịch bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nadège Rolland, chuyên gia về chính trị và an ninh châu Á, thuộc Văn phòng quốc gia về nghiên cứu châu Á, trụ sở tại Seattle và Washington. Bài viết được đăng trên báo Pháp Libération ngày 26/05/2020.

Sự cạnh tranh giữa chế độ Cộng Sản Trung Quốc và Hoa Kỳ có từ khi nào?
Vào năm 1949, khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, Mỹ cạnh tranh với Nga nhiều hơn là với Bắc Kinh. Đối với Washington, sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã đánh dấu chiến thắng của chủ nghĩa tự do. Sau ba mươi năm theo chủ nghĩa Mao, Trung Quốc là một « chú lùn » về kinh tế, nên thực sự không nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Trái lại, Bắc Kinh coi Hoa Kỳ là đối thủ, vì Mỹ là đại diện của tự do hóa và dân chủ hóa trên toàn thế giới. Trung Quốc quyết định kín đáo củng cố sức mạnh để chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai. Cải cách được đưa ra, với các yếu tố tư bản, nhưng chế độ vẫn giữ quyền kiểm soát.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Chuyện VN "đón đại bàng" chạy khỏi Trung Quốc

Chuyện VN "đón đại bàng" chạy khỏi Trung Quốc
Tổ công tác "đón đại bàng" của Việt Nam và 3 câu chuyện "nói thẳng" về làn sóng rời Trung Quốc từ đại diện doanh nghiệp Hoa Kỳ. "Không phải các nhà đầu tư cứ rời Trung Quốc là chọn ngay Việt Nam", Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết. Nằm kế bên Trung Quốc, Ấn Độ là một thị trường có tính cạnh tranh rất cao...

Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam năm 2020 lấy nhan đề "Thời cơ vàng trong vận hội mới", khi Covid-19 đẩy nhanh quá trình dịch chuyển dòng vốn và chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc, vốn đã manh nha xuất hiện khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Đập Tam Hiệp nguy hiểm và không có đường thoát

Ông Vương Duy Lạc, một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp hiện đang sống ở Đức, nói: "Trung Quốc có khoảng 100.000 đập chứa nước, nhưng ít nhất hơn 40% trong số đó là không an toàn. Việc xả lũ sẽ gây hiệu ứng vỡ đập như Tam Hiệp. Bạn nói xem phải chạy đi đâu? Không có nơi nào để tránh cả!". Đọc này nghĩ tới hàng nghìn đập thủy điện kém chất lượng đã mọc lên khắp nơi ở nước ta trong khoảng 2 thập kỷ gần đây. Không phải nguy cơ mà thực tế nhiều đập đã vỡ. Các hồ thủy điện lớn nhất là Sơn La và Hòa Bình đều chứa tới xấp xỉ chục tỉ mét khối nước, treo ngay phía trên đầu người dân đồng bằng Bắc Bộ. Trang wiki cho biết "Nếu vỡ đập thuỷ điện Hoà Bình thì toàn bộ 6 tỉnh đồng bằng Bắc bộ ven sông Hồng sẽ bị cuốn trôi ra biển chỉ trong một ngày, và Hà Nội sẽ ngập dưới 30 mét nước tính từ chỗ cao nhất của nhà ga Hàng Cỏ". Do đó lo cho người dân Trung Quốc 1 thì chắc phải lo cho bản thân mình gấp 10.
Đập Tam Hiệp gây nguy hiểm cho nửa tỷ dân, chuyên gia nói: 'Không có đường thoát'
Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc, lũ lụt ở lưu vực sông Trường Giang cộng với những trận mưa không ngớt ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang vào cuối tháng 6, khiến dự ngôn về việc 'đập Tam Hiệp nổ tung' càng trở thành tâm điểm chú ý. Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp, nói rằng nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp vẫn luôn tồn tại và 500 triệu người sẽ không có nơi nào để có thể tháo chạy, lối thoát duy nhất là phá bỏ con đập.
Đập Tam Hiệp ngàn cân treo sợi tóc, thảm họa Tam Hiệp không chỉ là ...

Mực nước của 148 con sông ở miền nam Trung Quốc vượt quá mức cảnh báo. Bộ Tài nguyên nước yêu cầu tất cả mọi người phải làm tốt công tác chuẩn bị cho trận “đại hồng thuỷ”. Có không ít người cảnh báo rằng đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm! (STR/AFP/Getty Images)

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

(2) Thịnh vượng & Dân chủ

Thịnh vượng & Dân chủ
III. Dân chủ dẫn đến thịnh vượng
Năm 2012, Daron Acemoglu (Gs. Kinh tế tại M.I.T.), và James A. Robinson (nhà Khoa học Chính trị và Gs. Kinh tế tại Harvard) xuất bản cuốn Why Nations Fail, gây tiếng vang khá lớn trong cách nhà khoa bảng về kinh tế và xã hội. Trong tập sách dày hơn 400 trang, một công trình khảo cứu trong 15 năm, hai giáo sư dẫn chứng những số liệu và sự kiện lịch sử nhằm chứng minh tương quan nhân quả giữa dân chủ và thịnh vượng. Trước hết, hai ông bẻ gãy những lập luận trước đây giải thích tình trạng kinh tế của các nước nghèo chậm tiến. 
Hai giáo sư khẳng định, “Đối với những nước nghèo, họ nghèo không phải vì (1) hoàn cảnh địa lý hay vì (2) nền văn hóa, hoặc vì (3) những nhà lãnh đạo không biết dùng chính sách nào để làm cho dân giàu nước mạnh.”

(1) Thịnh vượng & Dân chủ

Thể chế độc tài tập trung quyền lực trong tay một số người, và hầu hết của cải vật chất xã hội cũng bị bòn rút vào tay của nhóm này. Trái lại, thể chế dân chủ bảo đảm các quyền tự do cho người dân, khống chế lòng tham của một vài cá nhân hay một nhóm người có quyền lực, và giúp người dân thăng hoa. Sức sáng tạo của người dân chỉ được phát triển dưới chế độ dân chủ, khi hiến pháp bảo đảm các quyền tự do căn bản trong xã hội và nền kinh tế. Nói đơn giản và dễ hiểu, nếu hai quốc gia có nguồn tài nguyên như nhau nhưng luật lệ khác nhau, người dân của quốc gia có luật lệ hỗ trợ sẽ phát triển tốt hơn người dân của quốc gia có luật lệ cản trở.
Thịnh vượng & Dân chủ
Sơn Nghị - ...Thể chế chính trị quyết định tất cả mọi lãnh vực trong xã hội, kể cả sự sống còn của người dân. Tuy một vài thể chế độc tài bòn rút vẫn thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhưng chỉ trong ngắn hạn. Thể chế dân chủ bảo đảm một nền kinh tế bền vững - điểm then chốt ở đây là sự bền vững, lâu dài, và mãi mãi. Quyền lợi của nhóm bòn rút sẽ làm thui chột sức sáng tạo của người dân, gây bất bình và mâu thuẫn trong quần chúng. Một khi quần chúng bất mãn, nền kinh tế sẽ dẫn đến ba giai đoạn: chậm lại, ngưng trệ, và sụp đổ...
Trong một nền dân chủ, người nghèo sẽ có nhiều quyền lực hơn người giàu, bởi vì người nghèo chiếm đa số, và ý chí của đa số là tối thượng. Aristotle (385 BC - 323 BC)
Danh từ “Dân Chủ” bắt nguồn từ thời cổ Hy-lạp. Khái niệm “dân chủ” được khởi xướng bắt đầu năm 507 trước Công nguyên do Cleisthenes, một thủ lãnh của thành phố Athens. Cleisthenes đề nghị cải cách một hệ thống chính trị mới mẻ mang tên “demokratia,” bao gồm “demos” là dân, và “kratos” là quyền lực; gộp chung có nghĩa là “quyền lực của dân.” Nền dân chủ kéo dài được hai thế kỷ rồi chết yểu, và được thay thế bằng các thể chế khác.