Mình hy vọng là cả thế giới sẽ đoàn kết làm tan rã Trung Quốc trong nhiệm kỳ 2 của tổng thống D. Trump. Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc có bạn bè, chưa bao giờ có bất kỳ đồng minh chiến lược hoặc các đối tác an ninh đáng tin cậy. Giống như thảm kịch hạt nhân Chernobyl năm 1986 dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô, đại dịch coronavirus và cách hành xử của Tập trong đại dịch cùng với tham vọng tân đế của TQ thì có lẽ TQ cũng sẽ có kết cục tương tự như Liên Xô cách đây 30 năm.
Đại dịch tê liệt toàn cầu đã tạo cơ hội cho Tập hành động để hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" vào năm 2049 của chế độ cộng sản Trung Quốc. Tập đã nói trong một bài phát biểu tại một trường đại học nước này vào tháng 4 rằng "những bước tiến vĩ đại trong lịch sử luôn luôn xuất hiện từ chảo lửa trong những thảm họa lớn".
Điều này có thể giải thích tại sao Trung Quốc đã tìm cách tận dụng tối đa đại dịch coronavirus. Từ việc phá vỡ cam kết ràng buộc của Bắc Kinh đối với quyền tự trị của Hồng Kông và cố gắng quấy nhiễu vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát đến cuộc chiến biên giới với Ấn Độ bằng cách xâm phạm lãnh thổ của nước này.
Hành động của Tập đang cố làm để chuyển sự chú ý từ sự vô trách nhiệm của Trung Quốc về việc lan rộng toàn cầu của COVID-19 sang mối đe dọa của chế độ độc tài tới an ninh thế giới. Nhưng sự tham lam vô độ này cũng sẽ làm tăng nguy cơ Trung Quốc dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ, giống như cách mà Liên Xô tan rã, như cách gọi sử gia Paul Kennedy "sự vói tay quá đà của đế quốc" (imperial overstretch).
Chủ nghĩa bành trướng của Tập đã tìm cách lập lại toàn cầu hóa theo các điều khoản của Trung Quốc. Minh họa rõ nhất qua dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI), nhằm mục đích đổi mới trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu bằng cách đưa hàng trăm tỷ đô la vào các dự án ở nước ngoài khi Trung Quốc vẫn cần vượt qua tình trạng nghèo đói và kém phát triển ở trong nước.
Đây là một dự án đế quốc tìm cách lôi kéo các quốc gia tuyệt vọng đầu tư cơ sở hạ tầng vào quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc. Nhưng thay vì "sự thịnh vượng chung" mà Tập hứa hẹn, BRI đã và đang buộc các quốc gia dễ bị tổn thương vào trong các bẫy nợ xói mòn chủ quyền. Khó khăn về kinh tế gia tăng trong đại dịch khiến các nước đối tác khó trả nợ hơn.
Việc Bắc Kinh từ chối hỗ trợ các quốc gia đối tác đang đối mặt với phá sản càng làm nổi bật ý đồ trong các hoạt động cho vay có chủ đích. Bằng cách gây ra sự tức giận hoặc phẫn nộ, cách tiếp cận cứng rắn có nguy cơ làm suy yếu hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và tạo ra một sự phản kháng chống lại các chính sách mới của họ.
Dưới thời Tập, mối quan hệ của Trung Quốc với siêu cường nước đã hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của họ là Hoa Kỳ, đã nhường chỗ cho sự thù địch, và một cuộc chiến tranh lạnh. Với Ấn Độ, Tập dường như rất muốn bắt đầu cuộc xung đột lớn tiếp theo của thế giới. Quan hệ và mối liên kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm hơn một phần ba dân số và hơn một phần năm nền kinh tế toàn cầu, có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quan hệ quốc tế.
Cùng lúc đó, chính quyền Tập đã tăng cường nỗ lực biến các nguồn nước sông thiên nhiên thành vũ khí chính trị bằng cách xây dựng các đập thủy điện lớn ở biên giới Trung Quốc. Việc chặn dòng, xây dựng điên cuồng nơi thượng nguồn sông Mê Kông đang gây ra hạn hán tái diễn ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trong khi Mao Trạch Đông phá hủy trật tự cũ và Đặng Tiểu Bình đặt nền móng cho một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, Tập quyết tâm biến Trung Quốc thành người chơi trung tâm trong quan hệ quốc tế. Tham vọng của Tập, cùng với sự sùng bái cá nhân có thể khiến Tập mù quáng trước những nguy cơ của cách tiếp cận là giàn trải nguồn lực của Trung Quốc ra nước ngoài trong khi nền kinh tế đang chậm lại và dân số trong độ tuổi lao động giảm.
Ngày nay, Trung Quốc vẫn là một cường quốc không có bạn bè, Không có bất kỳ đồng minh chiến lược hàng hải thực sự hoặc các đối tác an ninh đáng tin cậy. Và họ càng khó khăn hơn để có được những đồng minh chân chính.
Giống như thảm kịch hạt nhân Chernobyl năm 1986 - khúc dạo đầu cho sự sụp đổ của Liên Xô - đại dịch đã cho thấy một chế độ làm cho thảm họa tồi tệ hơn nhằm tìm cách che đậy sự thật về nó. Đại dịch coronavirus và cách hành xử của Tập trong đại dịch thì tham vọng tân-đế có lẽ cũng có kết cục như vậy.
Các nước đã đánh giá lại sự phụ thuộc kinh tế của họ vào Bắc Kinh và tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Ví dụ với quỹ 2,2 tỷ đô la của Nhật Bản để giúp định hình lại sản xuất. Hoa Kỳ đã mở đường cho các lệnh trừng phạt đối với các quan chức và công ty Trung Quốc.
Trong khi các cường quốc khác vẫn đang vật lộn với đại dịch và một nước Mỹ vật lộn với biểu tình và và đại dịch ngày càng gia tăng, Tập có thể có những hành động quyết liệt hơn. Tuy nhiên, rất có thể mọi sự sẽ vượt tầm kiểm soát của Tập điều này sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá đắt trong khi tạo ra một môi trường quốc tế thù địch.
Dien Vu lược dịch
Nguồn: https://asia.nikkei.com/Opinion/China-risks-imperial-overstretch-with-post-pandemic-aggression?
Nguyên văn: China risks imperial overstretch with post-pandemic aggression (Nikkei Asian Review, 10 June 2020)
Người dịch gửi cho viet-studies ngày 12-6-20
Trung Quốc đã đi quá xa?
Brahma Chellaney, Bản dịch của Diện Vũ
Trong khi các nước láng giềng đang bị phân tâm bởi đại dịch coronavirus, Tập Cận Bình đang tìm cách tạo lợi thế cho Trung Quốc, cụ thể là gần đây đã mở nhiều mặt trận trong chiến dịch để biến Trung Quốc thành cường quốc hàng đầu thế giới - từ mặt trận Hồng Kông, Đài Loan đến Biển Đông, biển Nhật Bản và biên giới Himalaya.
Điều này có thể giải thích tại sao Trung Quốc đã tìm cách tận dụng tối đa đại dịch coronavirus. Từ việc phá vỡ cam kết ràng buộc của Bắc Kinh đối với quyền tự trị của Hồng Kông và cố gắng quấy nhiễu vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát đến cuộc chiến biên giới với Ấn Độ bằng cách xâm phạm lãnh thổ của nước này.
Hành động của Tập đang cố làm để chuyển sự chú ý từ sự vô trách nhiệm của Trung Quốc về việc lan rộng toàn cầu của COVID-19 sang mối đe dọa của chế độ độc tài tới an ninh thế giới. Nhưng sự tham lam vô độ này cũng sẽ làm tăng nguy cơ Trung Quốc dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ, giống như cách mà Liên Xô tan rã, như cách gọi sử gia Paul Kennedy "sự vói tay quá đà của đế quốc" (imperial overstretch).
Chủ nghĩa bành trướng của Tập đã tìm cách lập lại toàn cầu hóa theo các điều khoản của Trung Quốc. Minh họa rõ nhất qua dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI), nhằm mục đích đổi mới trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu bằng cách đưa hàng trăm tỷ đô la vào các dự án ở nước ngoài khi Trung Quốc vẫn cần vượt qua tình trạng nghèo đói và kém phát triển ở trong nước.
Đây là một dự án đế quốc tìm cách lôi kéo các quốc gia tuyệt vọng đầu tư cơ sở hạ tầng vào quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc. Nhưng thay vì "sự thịnh vượng chung" mà Tập hứa hẹn, BRI đã và đang buộc các quốc gia dễ bị tổn thương vào trong các bẫy nợ xói mòn chủ quyền. Khó khăn về kinh tế gia tăng trong đại dịch khiến các nước đối tác khó trả nợ hơn.
Việc Bắc Kinh từ chối hỗ trợ các quốc gia đối tác đang đối mặt với phá sản càng làm nổi bật ý đồ trong các hoạt động cho vay có chủ đích. Bằng cách gây ra sự tức giận hoặc phẫn nộ, cách tiếp cận cứng rắn có nguy cơ làm suy yếu hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và tạo ra một sự phản kháng chống lại các chính sách mới của họ.
Dưới thời Tập, mối quan hệ của Trung Quốc với siêu cường nước đã hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của họ là Hoa Kỳ, đã nhường chỗ cho sự thù địch, và một cuộc chiến tranh lạnh. Với Ấn Độ, Tập dường như rất muốn bắt đầu cuộc xung đột lớn tiếp theo của thế giới. Quan hệ và mối liên kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm hơn một phần ba dân số và hơn một phần năm nền kinh tế toàn cầu, có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quan hệ quốc tế.
Cùng lúc đó, chính quyền Tập đã tăng cường nỗ lực biến các nguồn nước sông thiên nhiên thành vũ khí chính trị bằng cách xây dựng các đập thủy điện lớn ở biên giới Trung Quốc. Việc chặn dòng, xây dựng điên cuồng nơi thượng nguồn sông Mê Kông đang gây ra hạn hán tái diễn ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trong khi Mao Trạch Đông phá hủy trật tự cũ và Đặng Tiểu Bình đặt nền móng cho một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, Tập quyết tâm biến Trung Quốc thành người chơi trung tâm trong quan hệ quốc tế. Tham vọng của Tập, cùng với sự sùng bái cá nhân có thể khiến Tập mù quáng trước những nguy cơ của cách tiếp cận là giàn trải nguồn lực của Trung Quốc ra nước ngoài trong khi nền kinh tế đang chậm lại và dân số trong độ tuổi lao động giảm.
Ngày nay, Trung Quốc vẫn là một cường quốc không có bạn bè, Không có bất kỳ đồng minh chiến lược hàng hải thực sự hoặc các đối tác an ninh đáng tin cậy. Và họ càng khó khăn hơn để có được những đồng minh chân chính.
Giống như thảm kịch hạt nhân Chernobyl năm 1986 - khúc dạo đầu cho sự sụp đổ của Liên Xô - đại dịch đã cho thấy một chế độ làm cho thảm họa tồi tệ hơn nhằm tìm cách che đậy sự thật về nó. Đại dịch coronavirus và cách hành xử của Tập trong đại dịch thì tham vọng tân-đế có lẽ cũng có kết cục như vậy.
Các nước đã đánh giá lại sự phụ thuộc kinh tế của họ vào Bắc Kinh và tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Ví dụ với quỹ 2,2 tỷ đô la của Nhật Bản để giúp định hình lại sản xuất. Hoa Kỳ đã mở đường cho các lệnh trừng phạt đối với các quan chức và công ty Trung Quốc.
Trong khi các cường quốc khác vẫn đang vật lộn với đại dịch và một nước Mỹ vật lộn với biểu tình và và đại dịch ngày càng gia tăng, Tập có thể có những hành động quyết liệt hơn. Tuy nhiên, rất có thể mọi sự sẽ vượt tầm kiểm soát của Tập điều này sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá đắt trong khi tạo ra một môi trường quốc tế thù địch.
Dien Vu lược dịch
Nguồn: https://asia.nikkei.com/Opinion/China-risks-imperial-overstretch-with-post-pandemic-aggression?
Nguyên văn: China risks imperial overstretch with post-pandemic aggression (Nikkei Asian Review, 10 June 2020)
Người dịch gửi cho viet-studies ngày 12-6-20
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét