Thách thức từ ĐCSTQ nghiêm trọng tới mức không chỉ một chính phủ hay một đảng nào đó có thể tự mình đối phó. Vấn đề này phải được nhìn từ góc độ dài hạn, vượt qua đảng phái và biên giới, kèm theo các chiến lược tương ứng. Kết luận này rất đúng.
Phương Tây cùng nhau thành lập ‘Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc’
Vào ngày 4/6, "Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc" đã chính thức được công bố thành lập. Video dài gần 2 phút do đại diện của 8 quốc gia dân chủ và thành viên của Nghị viện châu âu cùng sản xuất được tổ chức này đã đăng lên Twitter trong vòng chưa đầy một ngày đã nhận được hơn 300.000 lượt xem. Đồng thời, đại diện của Cộng hòa Litva, một quốc gia vùng Baltic nằm ở phía đông bắc châu âu, cũng ngay lập tức tuyên bố gia nhập liên minh.Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc, bao gồm đại diện của Nghị viện châu u và 8 quốc gia sáng lập: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Canada, Đức, Na Uy và Thụy Điển. (Ảnh: VOA)
"Tổ chức này được thành lập và tồn tại để thực sự đại diện cho dân ý, các nhà lập pháp từ các nước dân chủ trên thế giới, có thể trình bày một cách rõ ràng với các chính phủ nước sở tại của họ rằng hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới tự do và các nước dân chủ cần đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để đối phó với vấn đề này", ông Sam Armstrong, phát ngôn viên của ‘Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc’, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với VOA từ London.
Trong một tuyên bố, tổ chức này đã chỉ ra rằng trước những thách thức từ ĐCSTQ, nhiều quốc gia đã từng chiến đấu một mình, thường là vì lợi ích quốc gia của họ, mà mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc đã phát triển trong nhiều năm qua, các giá trị và nguyên tắc dân chủ thường bị đặt sang một bên. Hiện nay, chính quyền ĐCSTQ trong đối nội không ngừng kiểm soát, đối ngoại thì không che giấu việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn cầu, đồng thời nó cũng là mối uy hiếp ngày càng nghiêm trọng đối với thể chế và các giá trị của các quốc gia dân chủ. Vì vậy, tất cả các nước phải cùng nhau chống lại ĐCSTQ và phối hợp các bước đi chiến lược. Thách thức từ ĐCSTQ nghiêm trọng tới mức không chỉ một chính phủ hay một đảng nào đó có thể tự mình đối phó. Vấn đề này phải được nhìn từ góc độ dài hạn, vượt qua đảng phái và biên giới, kèm theo các chiến lược tương ứng.
Ông Michael Brand, đại diện của quốc hội Đức, cho biết: "Thách thức này đã động chạm đến mọi người trong chúng ta và mọi quốc gia".
Nghị sĩ Shiori Yamao của Nhật Bản nói: "Viễn cảnh về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong tương lai mà chúng tôi từng nhận định so với thực tế đã đi quá xa".
"Chúng tôi nghĩ rằng thời gian trôi qua Trung Quốc sẽ trở nên cởi mở hơn, nhưng hiện thực không phải như vậy", bà Elisabet Lann, một nghị sĩ Thụy Điển nói.
Ông John McKay, đại biểu Quốc hội Canada, đã chỉ ra: "Thế giới hy vọng và cũng muốn Trung Quốc trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế; Trung Quốc dù sao cũng là một quốc gia có truyền thống và văn hóa cổ xưa sâu sắc cùng với tinh thần công nghiệp".
Tuy nhiên, ‘Liên minh nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc’ tuyên bố rằng không cho phép bất kỳ quốc gia nào được phép dùng chế độ độc tài độc đảng đàn áp nhân quyền của người dân chính quốc gia đó và người dân thế giới.
Ông Armstrong, phát ngôn viên của tổ chức, nói với VOA hôm 5/6 rằng các thành viên của liên minh và các thành viên từ các quốc gia khác nhau trên thế giới có rất nhiều mối gắn kết. Khoảng sáu tuần trước, họ bắt đầu xúc tiến chính thức thành lập Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc. Ông nói rằng điều trực tiếp thúc đẩy các đại diện của nhiều nghị viện quốc gia đưa ra quyết định này, là do hành động của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng đại dịch viêm phổi Vũ Hán và chính sách tăng cường kiểm soát của chính quyền này đối với Hong Kong.
Ông Armstrong nói rằng miễn là thành viên của quốc gia dân chủ, đều có thể đăng ký tham gia Liên minh này, với điều kiện quốc hội của đất nước phải có các đảng chính khác nhau đứng đầu, nghĩa là mỗi "quốc gia tham gia liên minh" phải có hai thành viên đại diện đảng đến làm "lãnh đạo".
Nhóm lãnh đạo Hoa Kỳ là Thượng nghị sĩ Bob Menendez từ Đảng Dân chủ và Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ Đảng Cộng hòa.
Ông Rubio đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Làm thế nào để đối phó với ĐCSTQ và dã tâm một lần nữa thực hiện kế hoạch quy hoạch thế giới của nó, là thách thức của chính sách đối ngoại mà chúng ta phải đối mặt trong cả thời đại”.
Ông Menandez cho biết: “Dựa trên khái niệm tôn trọng nhân quyền phổ quát, tôi mong muốn có những biện pháp đối phó cụ thể đối với các thách thức do Bắc Kinh đặt ra và thúc đẩy việc này”.
Ông Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng), một nhà bất đồng chính kiến với ĐCSTQ, nói với VOA rằng: "Trong nhiều năm, chúng tôi đã hy vọng rằng sẽ có một liên minh xuyên quốc gia, xuyên đảng để chống lại ĐCSTQ".
Ông Ngụy cho biết đã từng thảo luận về chủ đề này từ nhiều năm trước với Chủ tịch hiện tại của Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, và Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Chris Smith.
Đối mặt với vấn đề ĐCSTQ bỏ tiền để không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thúc đẩy các lập trường và quan điểm của mình trên quốc tế, bao gồm len lỏi vào Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, thì việc thành lập Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc có ý nghĩa sâu rộng, chắc chắn sẽ có lợi cho quá trình dân chủ của Trung Quốc.
Vì bảo vệ và thúc đẩy thực hiện dân chủ của Trung Quốc, ông Ngụy đã trở thành tù nhân chính trị trong một nhà tù Trung Quốc gần 20 năm và lưu vong ở Hoa Kỳ vào năm 1997. "Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc" đã mời ông làm cố vấn nhân quyền.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, bà June Teufel Dreyer - giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami ở Hoa Kỳ, vốn từ lâu đã lo ngại về tình hình ở Trung Quốc, cho biết: Liên minh nghị viện xuyên quốc gia "về lý thuyết có tiềm năng rất lớn".
Tuy nhiên, để thực sự phát huy tầm ảnh hưởng của mình, chính phủ của tất cả các quốc gia phải khiến chính phủ Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế. Bà nói rằng cho đến nay, nhiều chính phủ rất mong muốn làm ăn với Trung Quốc mà nhắm mắt làm lơ về vấn đề nhân quyền, và những "chuyên gia" ở các nước này đưa ra những phát ngôn bừa bãi, ví như nói rằng hành xử cứng rắn đối với Trung Quốc "sẽ gây hại cho chính chúng ta nhiều hơn Trung Quốc".
Ông George Iain Duncan-Smith là một trong những người sáng lập chính của ‘Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc’, và là cựu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Anh, người đã quan tâm đến nền dân chủ Trung Quốc từ những năm 1990. Ông chỉ ra rằng chống lại thế lực ĐCSTQ là một sứ mệnh gian nan và là một con đường dài. Chỉ có đồng lòng đoàn kết, chúng ta mới có thể đương đầu với thử thách.
Minh Thanh
Theo secretchina
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét