Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Lợi và hại khi Mỹ "xù nợ" nghìn tỷ USD với TQ

Bài này phân tích đúng; đây là điều tôi vẫn dạy sinh viên. Có một số nguyên lý hài hòa giữa các thị trường tài chính quốc tế trong đó có hai nguyên lý rất quan trọng là hài hòa về giá cả và hài hòa về lãi suất. Hài hòa về giá cả xảy ra khi các nhà đầu cơ nhận thấy có sự chênh lệch giá của cùng một loại tài sản tài chính giữa hai thị trường chứng khoán tại hai địa điểm khác nhau. Ví dụ, nếu các nhà đầu cơ nhận thấy có sự chênh lệch tỷ giá giữa đồng euro và đồng đô la tại hai thị trường nào đó, ví dụ tại thị trường Francfort và tại New York. Khi đó họ sẽ ngay lập tức mua đồng euro nơi rẻ và bán đồng euro nơi đắt để thu lợi vì chênh lệch giá chính là chỗ có thể sinh ra lợi nhuận cho các nhà đầu cơ. Nhờ các giao dịch có thể thực hiện ngay lập tức, quá trình mua đi bán lại rất nhanh nên chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, tỷ giá giữa hai nơi sẽ trở nên cân bằng. Tương tự, nguyên lý hài hòa về lãi suất khẳng định đối với hai loại tài sản tài chính có cùng độ rủi ro như nhau thì tỷ suất sinh lợi phải như nhau. Với các trái phiếu chính phủ Mỹ và chính phủ các nước như trong bài này; nếu có sự chênh lệch lãi suất (giả sử độ rủi ro như nhau), các nhà đầu cơ sẽ mua trên thị trường nơi có lãi suất thấp nhất để bán ở thị trường có lãi suất cao nhất; do đó chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, lãi suất giữa hai trái phiếu sẽ trở nên cân bằng. Mỹ là nước có lợi thế nhất thế giới về an toàn tài chính vì là nơi dường như không bao giờ có chiến tranh và nền kinh tế Mỹ hùng mạnh nhất thế giới nên Mỹ không thể phá sản. Do rủi ro thấp nhất thế giới nên lãi suất ở Mỹ thấp nhất thế giới và người Mỹ rất có lợi. Bây giờ nếu Mỹ chủ động xù nợ Trung Quốc, thì lợi thế này sẽ biến mất. Từ nay các nhà đầu tư quốc tế sẽ lo sợ Mỹ cũng xù nợ với họ. Họ sẽ phải yêu cầu tỉ lệ lãi suất cao hơn trước vì rủi ro đã tăng lên. Khi đó thiệt hại của Mỹ sẽ dài hạn và vô cùng khủng khiếp.
Lợi và hại khi Mỹ "xù nợ" trái phiếu 1 nghìn tỷ USD với TQ để "đền tiền" COVID-19 
Nhiều nhà phân tích bối rối khi nghị sĩ đề xuất Mỹ "xù nợ" trái phiếu 1 nghìn tỷ USD Bắc Kinh đang giữ. Họ cho rằng mặc dù đây là ý tưởng thú vị, nhưng sẽ rất nguy hiểm đối với nền kinh tế vốn đang bị suy thoái do đại dịch và sẽ làm gia tăng một khoản khổng lồ nợ quốc gia Mỹ. "Họ [Trung Quốc] phải là người trả tiền cho chúng ta, chứ không phải chúng ta trả tiền cho Trung Quốc," một thượng nghị sĩ Mỹ nói.
Why You Should Look At Investing In Bonds
Ý tưởng mới
Gần đây, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những động thái cứng rắn với Trung Quốc, bao gồm hàng loạt chính sách mới từ xem xét cấm visa của du học sinh Trung Quốc cho tới việc cân nhắc lại các hợp đồng mua bán đậu nành. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp cánh hữu đang đề xuất một ý tưởng "đột phá" hơn là Mỹ từ chối thanh toán khoản nợ trái phiếu gần 1,1 nghìn tỉ USD mà Trung Quốc đang nắm giữ.



Đề xuất này đã khiến nhiều nhà phân tích bối rối. Họ cho rằng mặc dù đây là ý tưởng thú vị, nhưng sẽ rất nguy hiểm đối với nền kinh tế vốn đang bị suy thoái do đại dịch và sẽ làm gia tăng một khoản khổng lồ nợ quốc gia Mỹ.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của ông Trump, nói trên Fox News: "Họ [Trung Quốc] phải là người trả tiền cho chúng ta, chứ không phải chúng ta trả tiền cho Trung Quốc". Sau đó, ông Graham nhắc tới đề xuất của Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn rằng Mỹ có thể hủy thanh toán các khoản nợ trái phiếu mà Trung Quốc đang nắm giữ.

John Yoo, một giáo sư luật tại Đại học California, cho biết Mỹ "có thể bắt Trung Quốc đền bù cho đại dịch COVID-19" bằng cách hủy bỏ cam kết đối với các khoản trái phiếu. "Washington thậm chí có thể hủy giá trị của các trái phiếu do Trung Quốc nắm giữ và tạo ra một khoản quỹ để đền bù cho những người Mỹ bị ảnh hưởng do đại dịch," ông viết.

Mặc dù ông Yoo thừa nhận rằng việc này sẽ làm đảo lộn thị trường tài chính, những người khác cho rằng hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều.



Tính khả thi của ý tưởng

"Chúng ta là thị trường nợ công lớn nhất thế giới, và đồng USD thường được coi là loại tiền tệ dự trữ của thế giới. Thách thức đằng sau ý tưởng nói trên là nó sẽ đẩy mạnh lãi suất, làm hạ giá đồng USD và nói chung sẽ gây ra biến động mạnh đối thị trường tài chính thế giới," Rob Haworth, một nhà chiến lược đầu tư cấp cao tại U.S. Bank Wealth Management cho biết.

Jamie Cox, nhà quản lý tại Tập đoàn Tài chính Harris, nói: "Mối quan ngại của tôi là nếu chúng ta tiếp tục đưa ra quan điểm như vậy, nền kinh tế sẽ gặp nhiều điều tồi tệ hơn. Chúng ta đã có đủ những thứ tồi tệ và không cần những thứ khiến tình hình xấu thêm nữa".

Mark Zandi, một nhà kinh tế học cấp cao tại Moody's Analytics, nói: "Một trong những lợi thế lớn của Mỹ là Mỹ có chi phí vay mượn rẻ nhất trên thế giới. Nguyên nhân then chốt là chúng ta thanh toán các khoản nợ và đó là lợi ích đối với nền kinh tế và những người trả thuế tại Mỹ".

"Nếu Mỹ chủ động tìm cách rũ bỏ các điều khoản ràng buộc đó, thì lợi thế này sẽ biến mất. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ thận trọng trước nguy cơ rằng chính phủ Mỹ sẽ tức giận với họ vì một số lí do bất kì... và quyết định 'xù nợ'. Họ sẽ yêu cầu tỉ lệ lãi suất cao hơn trước rủi ro cao như vậy."

"Không ai hài lòng với cách Trung Quốc cư xử trong thương mại và quan hệ quốc tế, nhưng chiến lược mà Mỹ đang theo đuổi sẽ không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, trên thực tế, việc xóa bỏ các khoản trái phiếu do Trung Quốc nắm giữ là điều không khả thi," ông Zandi nói.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết ông không hi vọng Trung Quốc sẽ bán các khoản nợ Mỹ bởi làm như vậy sẽ "làm chính phủ Trung Quốc phá sản". Nhưng Trung Quốc đã cắt giảm một lượng trái phiếu dài hạn trị giá 36 tỉ USD vào 3 tháng đầu năm 2020.

"Tôi nghĩ Trung Quốc đã trở nên cẩn trọng hơn khi mua thêm trái phiếu," ông Kudlow nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét