Xây tượng đài: Nguyện vọng của ai?
Ngô Anh Tuấn 6-6-2020 - nếu một ngày đẹp trời nào đó, có một ai đó hỏi rằng ông có đồng tình với việc bỏ ngân sách ra xây tượng đài không, thì tôi sẽ nhẹ nhàng ghé tai mà rằng: “Đồng ý ccc ấy!”
Tượng ông Hồ Chí Minh có mặt khắp nơi. Photo Courtesy
Cuộc đua chưa dứtCho tới thời điểm này chưa có một số liệu thống kê nào đủ tin cậy chứng minh số lượng tượng đài, phù điêu mà các địa phương trong cả nước đã xây dựng và số tiền ngân sách mà nhà nước phải bỏ ra để có được nó là bao nhiêu. Chỉ biết gần như chắc chắn rằng, hầu như không có tỉnh nào là không tạc phù điêu, tượng đài cả! Việc xây dựng tượng đài như một cuộc thi đua ngấm ngầm giữa các địa phương về mức độ hoành tráng và đi kèm là số tiền chi ra cũng hoành tráng không kém.
Mặc dù được cư dân mạng nhiều lần “bóc phốt” những sai phạm trong quá trình thực hiện các công trình này nhưng cuộc thi đua vẫn ngấm ngầm diễn ra với hình thức thể hiện tinh vi, khoa học hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tượng đài để làm gì?
Ghi công? Tưởng nhớ? Giáo dục và gì nữa?
Ghi nhận đóng góp cho đất nước của tiền nhân có nhiều cách, mà hay nhất, đi vào lòng nhất lâu nay các quốc gia vẫn sử dụng, đó là ghi chép vào lịch sử, thơ văn, dựng phim. Dựng tượng cũng là một trong một cách tái hiện lịch sử nhưng nó chiếm tỷ lệ nhỏ so với những cách khác vì nó gắn liền với việc sử dụng quỹ đất xung quanh nó. Nói cách khác, dựng tượng, dù đơn giản hay phức tạp thì việc này tốn kém hơn so với những cách khác và việc làm này không có nguồn thu để duy trì, bảo tồn.
Ở Việt Nam, việc dựng tượng luôn gắn liền với việc sử dụng một quỹ đất vô cùng lớn và giá trị của mỗi công trình đơn giản cũng lên tới hàng chục tỷ đồng. Không biết cái tượng vô tri kia khiến dân có tưởng nhớ nhiều hơn về nhân vật được dựng, có học thêm được gì từ người đó hay không nhưng số tiền mà người dân phải gánh chịu để làm cái tượng đó là không hề nhỏ.
Một số người nghĩ, mình có phải nộp thuế đâu nên người ta muốn làm gì thì mặc; họ đâu biết rằng người thân của họ có thể đang oằn mình gánh thuế và nếu như không làm cái tượng kia thì con cháu họ có cơ hội được học tại một ngôi trường khang trang, sạch sẽ hơn…
Phần lớn người dân không biết được mình được, mất những gì (hoặc không quan tâm/ không thèm quan tâm) nhưng các quan bác thì biết chắc rằng, khi dựng tượng, chắc chắn các cụ sẽ “có ăn”. Cát, đá, sỏi, xi măng dù cứng, khó nuốt nhưng các cụ đều xơi được tất!
Ý tưởng của ai, định hướng của ai?
Dân không biết gì hay không quan tâm gì nên họ không phải là người đưa ra ý tưởng, họ cũng không phải là người đưa ra yêu cầu và rõ ràng họ không có quyền đưa ra định hướng. Vài người lớn tuổi giơ tay trong hội trường tại các cuộc họp giơ tay đề xuất dựng tượng nếu không phải là người thân dấu mình của các quan chức đương nhiệm thì cũng là người đã được họ mua chuộc, thu phục để làm quân xanh, làm diễn viên cho kịch bản được lên sẵn, phục vụ cho mục tiêu của mình.
Ai biểu quyết, người quyết định thức chất là ai?
Các mục tiêu, kế hoạch quan trên thường không hỏi trực tiếp dân mà thông qua những người đại diện cho dân – đó là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu quốc hội. Tiếc rằng, các vị đại diện cho dân đó chủ yếu lại là “người nhà” của các quan cả, đại diện cho dân chỉ là “chân phụ” của họ mà thôi. Do vậy, phục vụ cho dân sẽ ít hơn phục vụ cho các quan bác là lẽ thường tình.
Thế nên, về mặt pháp lý, người ta nói các quyết sách đưa ra phần lớn dân đồng tình không có gì là sai cả, vì rõ ràng những vị đại diện của dân đã thay mặt họ đồng tình với quyết sách đó rồi mà. Nếu tìm người để đổ lỗi trong việc này thì người đó chính là dân thôi. Dân nên tự trách mình ngu, đừng đổ lỗi cho ai cả! Dân ngu nên bầu cho một bọn ngu đại diện cho mình nhưng nó đi làm việc cho người khác và tè lên trên đầu mình…
Thế nên, tượng xây dựng nơi nơi, dân có đói khổ thì ra đó ngắm cho đời lên hương thôi… Ta hèn kém thì tự ta nhận cái xấu về cho mình không có gì là bất công mà đó là sự trả giá công bằng.
Làm gì?
Giải pháp thì nhiều lắm, nhưng cái hiệu quả nhất chắc chắn là: Cấm hoàn toàn việc bỏ tiền ngân sách nhà nước cho hành động vô bổ này! Tỉnh nào có doanh nghiệp/ cá nhân nào thiện nguyện xây dựng thì xem xét tính lịch sử, khoa học và thẩm mỹ (cấm luôn việc đổi đất đai, tài nguyên cho doanh nghiệp để lấy tượng…).
Không có lý do để các cụ xơ múi thì việc xây tượng sẽ tự khắc chấm dứt và câu cửa miệng “thể theo nguyện vọng, tình cảm chính đáng của nhân dân…” mà quan trên hay sử dụng sẽ mất dần theo thời gian. Các cao kiến các cụ cứ thi nhau góp ý, tôi chỉ có thấp kiến vậy.
Và, nếu một ngày đẹp trời nào đó, có một ai đó hỏi rằng ông có đồng tình với việc bỏ ngân sách ra xây tượng đài không, thì tôi sẽ nhẹ nhàng ghé tai mà rằng: “Đồng ý ccc ấy!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét