Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Đào 200 cái hố để tìm xác vụ "CHA GIẾT CON"

Đọc bài này càng thấy khốn khổ cho người dân nước tôi. Oan trái khắp nơi, tưởng chừng như đất nước đang nằm dưới chế độ nô lệ của triều Minh Trung Quốc được Nguyễn Trãi mô tả trong "Đại cáo Bình Ngô": "Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế, Gây thù kết oán trải mấy mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi... Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần dân chịu được?...".
ĐÀO 200 CÁI HỐ ĐỂ TÌM XÁC VỤ "CHA GIẾT CON"
Trương Châu Hữu Danh - Mặc dù công lý đã được trả lại, nhưng theo ông Thành, từ khi ông bị bắt tạm giam, người dân khu vực chiếm của ông 29.600m2 đất. Ngoài ra, năm 1989, UBND xã Hòa Tịnh kí biên nhận thu giữ tài sản của ông gồm: 200 con dê mẹ và 40 con dê con (dê mẹ trị giá 5 chỉ vàng/con, dê con trị giá 1 chỉ vàng/con, một máy tuốt lúa trị giá 1 lượng vàng, một máy cole 4 trị giá 5 chỉ vàng, một bình xịt trị giá 1 chỉ vàng. Toàn bộ tài sản này đều mất sạch!
Chuồng dê năm xưa như một chứng tích buồn nhất đời ông. Ông giữ lại nó, để luôn nhớ đi đòi công lý, buộc các cán bộ xã năm xưa phải có trách nhiệm với oan khuất của ông.

Chuyện bắt đầu từ khi Phạm Thanh Tuyền (con trai ông Thành, SN 1973, lúc đó 16 tuổi) mất tích. Nghi vấn ông Thành giết con rồi chôn xác phi tang, cơ quan chức năng xã Hòa Tịnh và huyện Chợ Gạo cho đào gần 200 cái hố lớn nhỏ quanh vườn để tìm chứng cứ. Trước cáo buộc về tội “giết người”, ông Thành “xin chính quyền một tuần” đi tìm con. Tìm không có kết quả, về nhà ông Thành bị bắt về tội “giết con, vu khống, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản công dân”.

Khi bắt ông Thành, các cán bộ thực thi pháp luật không có lệnh bắt hay quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bởi chưa có bằng chứng chứng minh ông Thành phạm tội, nhưng tại trại tạm giam công an huyện Chợ Gạo, ông Thành bị giam như một trọng phạm.

Theo lời ông Thành, suốt 13 tháng tại trại giam, ông chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Mỗi khi lấy lời khai, các điều tra viên đều dùng nhục hình buộc ông nhận tội “giết con”. Thời gian này, sức khỏe của ông bị giảm sút trầm trọng. Tháng 8/1990, công an huyện Chợ Gạo đưa ông Thành vào bệnh viện đa khoa huyện để điều trị và đánh tiếng với người thân đến bảo lãnh về. Trước khi bị bắt, ông Thành là người khỏe mạnh, nhưng khi về nhà sút gần 30 kg, hai chân bị liệt...

Ngày 25/8/1990, Công an huyện Chợ Gạo đình chỉ điều tra với ông Thành. Thời gian này ông đem không biết bao nhiêu lá đơn đến gõ cửa các cơ quan chức năng từ huyện tới tỉnh để khiếu nại về việc mình bị bắt oan sai, nhưng không cơ quan nào hồi đáp.

“Người chết” trở về

Khoảng 10 giờ sáng 27/12/1992, người dân ở ấp Hòa Ninh giật mình khi thấy Tuyền đi bộ từ ngoài đường lộ vào làng. Thông tin đứa con trai bị người cha “giết, chôn xác trong vườn” bỗng dưng xuất hiện nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Lúc này người dân vây lấy Tuyền, họ kể lại câu chuyện anh bỏ nhà ra đi khiến người cha khổ tâm phải gánh chịu cảnh tù tội, bệnh tật.

Nghe tin con trở về, ông Thành với đôi chân teo tóp cố lết ra bậc thềm đợi con. Thấy người cha gầy guộc, Tuyền quỳ xuống lạy ông Thành từ đầu ngõ vào, hai cha con ôm nhau khóc dưới sự chứng kiến của hàng trăm người dân.

Theo lời Tuyền, lúc đó có một số người lạ rỉ tai, “nếu xuống Mộc Hóa, Long An làm việc một thời gian ngắn là được chủ trả vàng, trâu và gả cho vợ xinh đẹp”, mừng quá nên Tuyền đi theo nhóm người này mà quên báo cho gia đình biết. Gần 4 năm miệt mài làm việc, Tuyền không thấy chủ trả vàng, trâu và gả vợ đẹp, trong lúc nghĩ quẩn, Tuyền đập đầu vào tường tự tử nhưng không chết, sau đó lại tiếp tục dùng dây thừng cột vào đọt cây tre tự tử. Một phụ nữ phát hiện, dùng dao chặt đứt dây cứu sống Tuyền rồi cho tiền để đón xe trở về nhà.

Tuyền trở về, ông Thành dắt con đến chính quyền địa phương trình báo, chứng minh mình vô tội.

Năm 2003, Bộ Công an phản hồi sẽ minh oan cho ông. Ngày 7/6/2004, công an tỉnh Tiền Giang ra Quyết định số 662/QĐGQ-KN ghi rõ: “Việc công an huyện Chợ Gạo bắt ông Phạm Văn Thành về hành vi vu khống, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản công dân là oan sai, do nóng vội, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật. Công an huyện Chợ Gạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân và có hình thức xử lý cụ thể đối với số cán bộ có liên quan đến việc bắt oan ông Thành. Đồng thời công an tỉnh xem xét giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông Thành”. Tháng 7/2004, ông Thành được cơ quan sở tại xin lỗi và bồi thường gần 85 triệu đồng.

Mặc dù công lý đã được trả lại, nhưng theo ông Thành, từ khi ông bị bắt tạm giam, người dân khu vực chiếm của ông 29.600m2 đất. Ngoài ra, năm 1989, UBND xã Hòa Tịnh kí biên nhận thu giữ tài sản của ông gồm: 200 con dê mẹ và 40 con dê con (dê mẹ trị giá 5 chỉ vàng/con, dê con trị giá 1 chỉ vàng/con, một máy tuốt lúa trị giá 1 lượng vàng, một máy cole 4 trị giá 5 chỉ vàng, một bình xịt trị giá 1 chỉ vàng.

Toàn bộ tài sản này đều mất sạch!
--------------

Nỗi đau của người cha vừa mang án oan giết con, vừa "mất trắng" cả trăm cây vàng

Thứ ba, ngày 16/09/2014 - 
Chính quyền xã phát loa nói người cha giết con, giấu xác. Công an đào tung mảnh vườn tìm thi thể nhưng không thấy, đồng thời bắt người cha ấy nhốt tù gần 2 năm. Đất đai và đàn dê của người dân khốn khổ này bị tịch thu gần hết. Trớ trêu là sau đó đứa con trở về, công an xin lỗi công khai, còn chính quyền ỉm chuyện tài sản vì đã lỡ chia cho người khác. Hơn 10 năm qua, ông tiếp tục đi đòi tài sản của mình trong nỗi vô vọng cùng cực.

Trong cơn tuyệt vọng kêu trời không thấu, ông Phạm Văn Thành, người cha tội nghiệp kể trên ở xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang gửi đơn cầu cứu tới Báo Dòng Đời.

Những chứng tích đau buồn

Có khách ghé thăm, ông Phạm Văn Thành đuổi mấy con chó sủa ran rồi chậm rãi mở cổng. Ông luôn miệng giải thích về sự có mặt của bầy chó vì đã sống trong cảnh lo sợ nhiều năm.

“Tui 67 tuổi rồi, sống nay, chết mai nhưng giữ mạng sống ngày nào thì vẫn đi khiếu nại. Thậm chí nếu có kiếp sau, tôi cũng không bỏ con đường đòi công lý và những người gây ra nỗi oan cho tôi phải chịu trách nhiệm”, ông Thành ôm ngực, húng hắng nói trong cơn ho sặc sụa.


Trên khung ảnh lớn này có ảnh lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang xin lỗi ông Thành, có hoa chúc mừng của bà con. (Ảnh: Thanh Nhã)

Gần 25 năm trước, cán bộ xã Hòa Tịnh nói ông giết con rồi giấu xác. Trong khi vụ án đang được điều tra, thì cán bộ xã này lập biên nhận thu giữ toàn bộ tài sản của ông Phạm Văn Thành, dù không liên quan đến tình tiết vụ án. Văn bản của xã Hòa Tịnh ký ngày 17.8.1989 nêu rõ, thực hiện theo chỉ đạo của Bí thư Lê Văn Trung, vì nghi ông Thành giết con nên phải thu giữ 200 con dê nái, mỗi con trị giá 5 chỉ vàng, 40 con dê cái con trị giá 1 chỉ vàng/con, một máy cole trị giá 5 chỉ vàng, 1 bình xịt trị giá 1 chỉ vàng. Tính sơ bộ, tổng số tài sản đó lên đến hàng trăm lượng vàng. Người thực hiện chỉ đạo đó là Chủ tịch xã Cao Văn On.

Chưa hết, gần 3ha đất của ông bị cán bộ chia ra cấp cho người khác như đẩy oan khiên lên đến đỉnh điểm. “Ba người được xã bán đất là các ông Ngô Văn Danh, ông Phạm Văn Thảo và bà Lê Thị Nhàn. Bà Nhàn và ông Danh là em của ông Lê Văn Trung, Bí thư xã. Còn ông Thảo là em ruột tôi tranh thủ “té nước theo mưa” lấy đất của anh mình. Hiện nay, họ đang trồng lúa trên đất của tôi” - ông Thành nói.

Ngày 26.7.2004, lãnh đạo Công an Tiền Giang công khai xin lỗi ông, trước sự chứng kiến của hơn 200 người dân địa phương. Trước mặt thằng con trai còn sờ sờ sống, người ta kết luận ông bị kết án oan rồi kỷ luật cán bộ.

Nhờ đó, ông đã vượt nỗi sợ hãi mà đi tiếp hành trình đòi công lý. Nhưng, phần tài sản tạo lập gần suốt một đời người vẫn chưa thể nào đòi lại được, chỉ vì sự chà đạp pháp luật trắng trợn của chính quyền xã Hòa Tịnh bấy giờ. Dạo một vòng ra sân, ông Thành chỉ tay vào trại dê còn sót lại từ năm 1989 và mấy cái hố do công an đào tìm xác người, nay đã thành ao cá. Một chứng tích đau thương khác của kỷ niệm buồn trong đời ông. Hố dài, ông làm mương. Hố nhỏ, ông nối lại thành ao để kiếm cái ăn trong lay lắt khổ nghèo.

Nương nhờ gió trời từ vườn dừa lão

Kể từ khi bị thu gần hết đất đai, tài sản, ông Thành may mắn giữ được mảnh vườn hơn 7.000m2 để sinh nhai với vợ chồng người con trai út đang thất nghiệp. Sau năm 1975, ông Thành là một thợ bạc giỏi nức xứ Tiền Giang. Thấy đất đai ở vùng Chợ Gạo giá rẻ vì hoang hóa, ông bỏ tiền ra mua rồi kéo vợ con về, dựng cái nhà, nai lưng ra cải tạo. Ngoài hoa màu, ông chăm chút đàn dê giống. Chẳng mấy chốc trang trại dê của ông lớn nhất nhì tỉnh.



Chuồng dê năm xưa như một chứng tích buồn nhất đời ông. Ông giữ lại nó, để luôn nhớ đi đòi công lý, buộc các cán bộ xã năm xưa phải có trách nhiệm với oan khuất của ông. (Ảnh: Thanh Nhã)

Vậy mà chỉ sau một đêm giữa tháng 8.1989 bị vu oan, ông mất hết. Di chứng của hai lần ở tù, bị đánh đập bức cung là sức khỏe của ông sa sút. Không còn sức để trồng trọt, chăn nuôi, cả nhà ông chờ gió thổi qua vườn dừa, lấy trái khô rụng đem bán. Mấy tháng gần đây, thương lái Trung Quốc không mua nữa, dừa khô chỉ còn 120 trái thì được 40 ngàn đồng. Gom 3 ngày gió thổi thì mới được chừng ấy tiền...

Một phần thu nhập ít ỏi đó, ông xếp riêng cho việc mua tem, photo tài liệu gửi các nơi cầu cứu, đòi lại mảnh đất cũ giờ đứng tên những người quen của cán bộ xã.

“Bất hạnh lớn nhất đời tôi là muốn làm giàu bằng sức mình, nhưng đã bị người ta nhẫn tâm tước đoạt. Giờ, tui phải sống trong tận cùng khốn khó vì liên tục những cơn đau khắp người và thiếu trước hụt sau” - ông Thành nghẹn giọng.

“Ông Thành nên kiện vụ án tranh chấp đất đai”


Đó là ý kiến của luật sư Lê Quang Vũ, Văn phòng Luật sư Người Nghèo. Theo đó, vụ án hình sự giết người của ông Thành đã được minh oan, công an đã xin lỗi và bồi thường thì xem như xong. Vấn đề còn lại là chính quyền xã lấy đất của ông để trao cho người khác thì vẫn có thể hủy quyết định cấp đất đó để trả đất lại cho ông Thành. Người được cấp đất trước đây có thể kiện xã để đòi quyền lợi trong một vụ án khác. Văn phòng Luật sư Người Nghèo sẵn sàng trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Thành.

Theo đến cùng công lý

Ngày 24.5.2005, sau rất nhiều lần khiếu nại rồi khởi kiện, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm vụ án hành chính đã buộc công an tỉnh này bồi thường cho ông hơn 84 triệu đồng. Án oan giết con của ông một lần nữa được gột sạch. Tuy nhiên phần tài sản thì suốt gần 25 năm qua, ông vẫn gửi đơn khắp nơi để khiếu nại vì nộp đơn kiện tòa không thụ lý. Hỏi chuyện, có gặp lại những người gây hàm oan cho mình không, ông Thành nói “gặp thường xuyên”. Đó là những khi xóm giềng có đám tiệc, giỗ chạp, ông gặp lại các cán bộ xã. Chẳng ai đề cập đến câu chuyện từ một phần tư thế kỷ trước.

Thấy ông gửi đơn khắp nơi, có người còn khuyên ông thôi để tránh hậu quả không hay. Ông Thành thẳng thừng từ chối. Kết cục của việc đó là thỉnh thoảng nhà ông lại có mấy tay say rượu ào vào đập phá, đánh người. Để tự vệ, ông nuôi đàn chó cảnh giới mỗi đêm. Chó con đẻ ra, ông Thành để lại thành bầy.

“Mấy ông cán bộ đẩy tui vào đường cùng vẫn nhởn nhơ công tác. Việc của tui bây giờ là tiếp tục khiếu nại. Nếu phải chết trước khi đòi lại được tài sản mồ hôi, xương máu thì kiếp sau tôi cũng phải làm bằng được” - ông Thành nói.

Oan án giết con, xã lấy tài sản

Ông Phạm Văn Thành, ông có 4 người con. Năm 1989, anh Phạm Thanh Tuyền, 16 tuổi thường ngỗ nghịch nên cha hay rầy ra, đánh mắng. Một ngày, người ta phát hiện Tuyền không còn ở nhà. Có người vu ông Thành giết con, chôn xác trong vườn. Sáng 17.8.1989, Bí thư xã Hòa Tịnh Lê Văn Trung cùng Chủ tịch Cao Văn On dẫn theo lực lượng vây nhà ông Thành.

Loa phát thanh phát đi thông tin ông giết con mình. Hàng ngàn người dân từ khắp nơi đổ về xem mặt người cha độc ác. Công an đào tung vườn nhà ông với khoảng hơn 200 hố để tìm xác Tuyền. Không tìm được gì, công an cho ông đi tìm Tuyền về. Tìm không được, ông Thành bị bắt đưa vào nhà giam huyện Chợ Gạo 13 tháng.

Trong khi bị giam, ông bị đánh nên được đưa đi cấp cứu rồi thả về. Hai đôi chân đau, ông nằm một chỗ suốt 5 năm thì đứa con trai Phạm Thanh Tuyền trở về. Cán bộ xã đến xem rồi lẳng lặng quay đi. Một lần sau khi hết đau chân, ông Thành đạp xe ngang ủy ban xã, cán bộ nói ông phải ở tù 5 tháng nữa thì sẽ trả đất. Thiệt bụng, ông Thành gật đầu và phải chịu tội mới: Vu khống với thời hạn tù vừa khớp là 18 tháng. Dù rằng chính cơ quan điều tra cũng không biết ông vu khống ai, vu khống cái gì...

Hiện nay, người con Phạm Thanh Tuyền năm xưa của ông đang ở Mộc Hóa cùng vợ con. Bí thư xã Lê Văn Trung đã nghỉ hưu, còn Chủ tịch xã Cao Văn On thì bỏ đi biệt tích. Có người nói ông On hiện đang sống ở huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét