Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Phê chuẩn Hiệp định EVFTA với số phiếu tuyệt đối

VN sắp chết đuối thì bất ngờ vớ được cọc. Tuy nhiên cái cọc này không mạnh nên nếu VN cứ tiếp tục sống dựa dẫm, ăn bám thế này thì trước sau gì cũng sẽ chết đuối.
Quốc hội VN phê chuẩn Hiệp định EVFTA với số phiếu tuyệt đối
Sáng nay, 8/6, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA với số phiếu tuyệt đối 457/457, và dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng Tám, theo Nikkei Asian Review. Đây là kết cục của thương thảo kéo dài nhiều năm. Hai bên bắt đầu đàm phán về EVFTA vào đầu năm 2010 và lễ ký kết diễn ra tại Hà Nội vào tháng 6 năm ngoái. Nghị viện châu Âu ngày 12/2 chính thức thông qua hiệp định.

Với Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) vừa được quốc hội phê chuẩn, người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng giá tốt hơn khi mua hàng hóa sản xuất tại Liên minh châu Âu (EU).



Theo thỏa thuận, 65% hàng hóa xuất khẩu từ các thành viên EU vào Việt Nam sẽ được miễn thuế, và 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam cho liên minh châu Âu cũng không phải đóng thuế. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.



Ý nghĩa kinh tế của thỏa thuận lịch sử này có thể còn hơi trừu tượng đối với giới tiêu dùng, nhưng người dân Việt Nam sẽ có thể mua nhiều sản phẩm - bao gồm mỹ phẩm, sản phẩm tươi sống và nhiều thứ khác - từ châu Âu với giá cả hợp lý hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần mua máy móc và sản phẩm kỹ thuật do EU sản xuất cũng sẽ được hưởng quyền lợi tương tự.

Tại một hội nghị dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh chia sẻ rằng khối lượng nhập khẩu của Việt Nam từ EU dự kiến sẽ tăng 33,1% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Hiệp định EVFTA cũng dự kiến sẽ tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam trong năm năm đầu tiên thêm từ 2.2-3.3%. Con số này có thể tăng lên 4,6-5,3% trong năm năm sau đó.

Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ khiến khối liên minh châu Âu trở thành khách hàng lớn hơn của Việt Nam, tăng khoảng 15% từ thị phần hiện tại.

Đặc biệt, kỹ nghệ may mặc và giày dép, hiện chiếm khoảng 20% ​​tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, dự trù sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam được xếp hạng là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh.

Các công ty dệt may Việt Nam đã chuẩn bị gia nhập thị trường EU. Sau khi thỏa thuận có hiệu lực, khối này sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 77,3% xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau năm năm và 22,7% còn lại sau bảy năm.

Nhiều công ty trong ngành công nghiệp địa phương tuyên bố hợp đồng của họ với các đối tác ở EU và Hoa Kỳ gần đây đã bị hủy bỏ, trì hoãn hoặc thu nhỏ. Ngành may mặc Việt Nam báo cáo rằng tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nói rằng 70% thành viên đã được khuyến khích cắt giảm lao động vào tháng Ba và sẽ phải giảm lao động nhiều hơn nữa vào tháng Tư và tháng Năm.

Hy vọng đang gia tăng rằng thỏa thuận thương mại sẽ mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam, chắc chắn sẽ chịu sự chậm lại từ mức tăng trưởng 7% trước đại dịch virus corona. Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 34 tỷ đôla trong năm nay, giảm từ 39 tỷ đôla năm ngoái.

Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ ba Đông Nam Á và là nước thứ hai, sau Singapore, đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét