Không biết cơ quan công an điều tra thế nào, nhưng nhìn vào số dao và chai xăng của những người dân làng Đồng Tâm bị điều tra thì thật khó tin họ có ý định và thậm chí dám "tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể từng đối tượng; khi thấy lực lượng công an, các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”. Tôi cũng thấy khó tin một ông già 58 năm tuổi đảng, rất hiểu biết, bị gãy chân phải ngồi xe lăn..., dám " sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn, 1 quả lựu đạn tấn công lực lượng làm nhiệm vụ”. Chờ thông tin tiếp theo xem thế nào vậy.
Ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình, trong một bản tin "thú tội" phát trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 14/1, vài ngày sau khi diễn ra vụ đụng độ chết người.
Trong bản kết luận điều tra mà một số luật sư nói rằng “nhanh hơn mức dự kiến”, công an Hà Nội cho rằng các bị can, đều là người dân làng ở Đồng Tâm, đã “lên kế hoạch và thực hiện hành vi chống đối, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”.
Bản kết luận điều tra dài 47 trang nói trong vụ đụng độ vào ban đêm, rạng sáng 9/1, người dân Đồng Tâm “đã có sự chuẩn bị từ trước từ việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể từng đối tượng. Khi thấy lực lượng công an, các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”.
Bản kết luận cho rằng ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người đại diện cho dân Đồng Tâm và đã bị thiệt mạng trong vụ bố ráp hôm 9/1, “có vai trò chủ mưu, cầm đầu, thường xuyên tổ chức xuyên tạc nguồn gốc đất Đồng Sênh, kích động lôi kéo người dân tham gia khiếu kiện”.
Kết luận của công an nói rằng khi lực lượng này “ngăn chặn, bắt giữ những người vi phạm đang ẩn nấp trong nhà ông Kình, ông Kình đã sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn, 1 quả lựu đạn tấn công lực lượng làm nhiệm vụ”, và hành vi của ông Kình cấu thành tội "giết người". Tuy nhiên do ông Kình đã chết trong vụ đụng độ hôm đó nên cơ quan điều tra không đề cập đến việc xử lý.
Vẫn theo bản kết luận điều tra này, người dân Đồng Tâm đã “nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt, là nguyên nhân trực tiếp làm 3 chiến sĩ công an hi sinh”.
“Đây là hành vi man rợ, có tính côn đồ, giết chết nhiều người cần phải được xử lý nghiêm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, kết luận của cơ quan công an nói.
Trao đổi với VOA sau khi nhận được bản kết luận điều tra của cơ quan công an, các luật sư nhận tham gia bào chữa trong vụ án ở Đồng Tâm nói rằng họ hơi bất ngờ vì “kết luận điều tra được đưa ra quá nhanh”. Theo LS. Ngô Anh Tuấn, mặc dù thời điểm đưa ra kết luận điều tra vẫn nằm trong khoảng thời gian quy định, nhưng trên thực tế, thông thường phải mất khoảng một năm để đưa bản kết luận này đối với một vụ án có tới 29 người bị truy tố như ở Đồng Tâm.
LS. Ngô Anh Tuấn cho rằng bản kết luận này “có rất nhiều vấn đề cần bàn cãi”. Ông đơn cử kết luận nêu rõ việc một số người, trong đó có vợ cụ Lê Đình Kình, có đơn tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án giết người là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, LS. Tuấn nói ông chưa thể đưa ra quan điểm về bản kết luận điều tra trước khi có sự thống nhất của các luật sư cùng tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Trong khi đó, một luật sư khác tham gia bào chữa vụ án này, LS. Đặng Đình Mạnh, cho VOA biết ông và các luật sư khác đã được tiếp xúc với các bị cáo nhưng không được tiếp xúc trực tiếp và trong điều kiện “rất hạn chế”.
“Có một số buổi làm việc của họ, giữa điều tra viên với những người bị truy tố, họ cũng mời chúng tôi tham gia, nhưng chỉ với tính cách dự khán, tức là chỉ để nghe để biết thôi chứ chúng tôi cũng chưa tiếp cận được hồ sơ là họ đã làm như thế nào, diễn biến hồ sơ như thế nào, chúng tôi gần như không được phép tiếp cận những việc đó”, LS. Đặng Đình Mạnh cho biết.
Cùng với kết luận điều tra, cơ quan công an đề nghị truy tố 29 người dân Đồng Tâm, trong đó có 25 người bị đề nghị truy tố tội “Giết người” và 4 người khác bị đề nghị truy tố tội “Chống người thi hành công vụ”.
Hà Nội kết thúc điều tra, kết luận dân Đồng Tâm ‘tấn công nhằm tiêu diệt’ công an
12/06/2020 - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra vụ tranh chấp đất đai dẫn đến bố ráp gây chết người ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, vào ngày 9/1. Cùng với kết luận điều tra, cơ quan công an đề nghị truy tố 29 người dân Đồng Tâm, trong đó có 25 người bị đề nghị truy tố tội “Giết người” và 4 người khác bị đề nghị truy tố tội “Chống người thi hành công vụ”.Ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình, trong một bản tin "thú tội" phát trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 14/1, vài ngày sau khi diễn ra vụ đụng độ chết người.
Trong bản kết luận điều tra mà một số luật sư nói rằng “nhanh hơn mức dự kiến”, công an Hà Nội cho rằng các bị can, đều là người dân làng ở Đồng Tâm, đã “lên kế hoạch và thực hiện hành vi chống đối, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”.
Bản kết luận điều tra dài 47 trang nói trong vụ đụng độ vào ban đêm, rạng sáng 9/1, người dân Đồng Tâm “đã có sự chuẩn bị từ trước từ việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể từng đối tượng. Khi thấy lực lượng công an, các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”.
Bản kết luận cho rằng ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người đại diện cho dân Đồng Tâm và đã bị thiệt mạng trong vụ bố ráp hôm 9/1, “có vai trò chủ mưu, cầm đầu, thường xuyên tổ chức xuyên tạc nguồn gốc đất Đồng Sênh, kích động lôi kéo người dân tham gia khiếu kiện”.
Kết luận của công an nói rằng khi lực lượng này “ngăn chặn, bắt giữ những người vi phạm đang ẩn nấp trong nhà ông Kình, ông Kình đã sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn, 1 quả lựu đạn tấn công lực lượng làm nhiệm vụ”, và hành vi của ông Kình cấu thành tội "giết người". Tuy nhiên do ông Kình đã chết trong vụ đụng độ hôm đó nên cơ quan điều tra không đề cập đến việc xử lý.
Vẫn theo bản kết luận điều tra này, người dân Đồng Tâm đã “nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt, là nguyên nhân trực tiếp làm 3 chiến sĩ công an hi sinh”.
“Đây là hành vi man rợ, có tính côn đồ, giết chết nhiều người cần phải được xử lý nghiêm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, kết luận của cơ quan công an nói.
Trao đổi với VOA sau khi nhận được bản kết luận điều tra của cơ quan công an, các luật sư nhận tham gia bào chữa trong vụ án ở Đồng Tâm nói rằng họ hơi bất ngờ vì “kết luận điều tra được đưa ra quá nhanh”. Theo LS. Ngô Anh Tuấn, mặc dù thời điểm đưa ra kết luận điều tra vẫn nằm trong khoảng thời gian quy định, nhưng trên thực tế, thông thường phải mất khoảng một năm để đưa bản kết luận này đối với một vụ án có tới 29 người bị truy tố như ở Đồng Tâm.
LS. Ngô Anh Tuấn cho rằng bản kết luận này “có rất nhiều vấn đề cần bàn cãi”. Ông đơn cử kết luận nêu rõ việc một số người, trong đó có vợ cụ Lê Đình Kình, có đơn tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án giết người là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, LS. Tuấn nói ông chưa thể đưa ra quan điểm về bản kết luận điều tra trước khi có sự thống nhất của các luật sư cùng tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Trong khi đó, một luật sư khác tham gia bào chữa vụ án này, LS. Đặng Đình Mạnh, cho VOA biết ông và các luật sư khác đã được tiếp xúc với các bị cáo nhưng không được tiếp xúc trực tiếp và trong điều kiện “rất hạn chế”.
“Có một số buổi làm việc của họ, giữa điều tra viên với những người bị truy tố, họ cũng mời chúng tôi tham gia, nhưng chỉ với tính cách dự khán, tức là chỉ để nghe để biết thôi chứ chúng tôi cũng chưa tiếp cận được hồ sơ là họ đã làm như thế nào, diễn biến hồ sơ như thế nào, chúng tôi gần như không được phép tiếp cận những việc đó”, LS. Đặng Đình Mạnh cho biết.
Cùng với kết luận điều tra, cơ quan công an đề nghị truy tố 29 người dân Đồng Tâm, trong đó có 25 người bị đề nghị truy tố tội “Giết người” và 4 người khác bị đề nghị truy tố tội “Chống người thi hành công vụ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét