Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Đập Tam Hiệp nguy hiểm và không có đường thoát

Ông Vương Duy Lạc, một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp hiện đang sống ở Đức, nói: "Trung Quốc có khoảng 100.000 đập chứa nước, nhưng ít nhất hơn 40% trong số đó là không an toàn. Việc xả lũ sẽ gây hiệu ứng vỡ đập như Tam Hiệp. Bạn nói xem phải chạy đi đâu? Không có nơi nào để tránh cả!". Đọc này nghĩ tới hàng nghìn đập thủy điện kém chất lượng đã mọc lên khắp nơi ở nước ta trong khoảng 2 thập kỷ gần đây. Không phải nguy cơ mà thực tế nhiều đập đã vỡ. Các hồ thủy điện lớn nhất là Sơn La và Hòa Bình đều chứa tới xấp xỉ chục tỉ mét khối nước, treo ngay phía trên đầu người dân đồng bằng Bắc Bộ. Trang wiki cho biết "Nếu vỡ đập thuỷ điện Hoà Bình thì toàn bộ 6 tỉnh đồng bằng Bắc bộ ven sông Hồng sẽ bị cuốn trôi ra biển chỉ trong một ngày, và Hà Nội sẽ ngập dưới 30 mét nước tính từ chỗ cao nhất của nhà ga Hàng Cỏ". Do đó lo cho người dân Trung Quốc 1 thì chắc phải lo cho bản thân mình gấp 10.
Đập Tam Hiệp gây nguy hiểm cho nửa tỷ dân, chuyên gia nói: 'Không có đường thoát'
Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc, lũ lụt ở lưu vực sông Trường Giang cộng với những trận mưa không ngớt ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang vào cuối tháng 6, khiến dự ngôn về việc 'đập Tam Hiệp nổ tung' càng trở thành tâm điểm chú ý. Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp, nói rằng nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp vẫn luôn tồn tại và 500 triệu người sẽ không có nơi nào để có thể tháo chạy, lối thoát duy nhất là phá bỏ con đập.
Đập Tam Hiệp ngàn cân treo sợi tóc, thảm họa Tam Hiệp không chỉ là ...

Mực nước của 148 con sông ở miền nam Trung Quốc vượt quá mức cảnh báo. Bộ Tài nguyên nước yêu cầu tất cả mọi người phải làm tốt công tác chuẩn bị cho trận “đại hồng thuỷ”. Có không ít người cảnh báo rằng đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm! (STR/AFP/Getty Images)

Kể từ đầu tháng 6 đến nay, miền nam Trung Quốc đã liên tiếp phải hứng chịu những trận mưa lớn, gây ra tai hoạ cho 8,52 triệu người dân của 24 tỉnh. Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc mới đây đã tổ chức một cuộc họp báo thông báo rằng năm nay họ sẽ tập trung vào "ba rủi ro lớn" là mực nước lũ vượt mức, sự cố hồ chứa và lũ quét.

Theo Bộ Tài nguyên nước, tính đến ngày 11/6, 148 con sông đã có mực nước vượt quá mức cảnh báo và một số con sông đã vượt quá mức lũ lịch sử được ghi nhận. Họ thông báo rằng "Tình hình phòng chống lũ lụt rất là nghiêm trọng". Các công trình phòng chống lũ lụt đã phòng ngự được các trận lũ chạm mức báo động tính từ năm 1949 đến nay, nhưng trận lũ vượt mức cảnh báo lần này có thể sẽ vượt quá khả năng phòng thủ hiện có, có thể được coi là sự kiện "thiên nga đen". Nghĩa là năm nay có khả năng sẽ xảy ra trận lũ lụt lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp quản Trung Quốc.

Một học giả kinh tế có kênh Youtube là "caijinglengyan" (Tài Chính Lãnh Nhãn) đã đăng một đoạn video nói rằng Vũ Hán cũng đã đưa ra cảnh báo đỏ do mưa lớn kéo dài. Những trận mưa không ngừng ở khu vực trung du và hạ du sông Trường Giang vào trung tuần tháng 6 khiến cho lượng mưa ở Vũ Hán đạt đến đỉnh điểm. Việc đập Tam Hiệp xả lũ kết hợp với lũ lụt ở vùng hạ lưu sẽ tạo thành dòng thác lũ quét xuống toàn bộ lưu vực. Đập Tam Hiệp sẽ phải chịu thử thách lớn.

Vào sáng sớm ngày 17/6, trạm phát điện ở huyện Đan Ba (Danba), khu tự trị Cam Tư (Ganzi), tỉnh Tứ Xuyên nằm ở thượng du đập Tam Hiệp đã bị cuốn trôi và kéo theo sạt lở đất đá. Đoạn video cho thấy một dòng chảy khổng lồ đang ào ào đổ từ thượng nguồn xuống. Bất cứ nơi nào nó đi qua, các ngôi làng đều đã hoàn toàn biến mất và một trận sạt lở đất đá bất ngờ từ đỉnh núi đã ngay lập tức nhấn chìm và chôn vùi nhiều ngôi làng.

Học giả kinh tế "caijinglengyan" đã đăng Twitter rằng: “Thượng lưu của Tam Hiệp - khu vực tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ngập lụt nặng, các hồ chứa nhỏ bị vỡ và đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm!”

三峽上游川渝洪水泛濫,小水库潰壩,三峽大壩危矣!
四川丹巴堰塞水庫潰壩後的場景,整個村庄被毀!pic.twitter.com/OLsGA5KTlX

— 财经冷眼 (@caijinglengyan) June 17, 2020

Hoàng Tiểu Khôn (Huang Xiaokun), giáo sư hướng dẫn luận án tiến sĩ của Học viện nghiên cứu xây dựng Trung Quốc, cũng đưa ra một cảnh báo với bạn bè của ông trên Wechat rằng "Tôi nói lần cuối cùng đấy, ai ở Nghi Xương (Yichang) và các khu vực phía dưới thì mau chạy đi".

(Ảnh chụp màn hình trên mạng)

Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp hiện đang sống ở Đức, nói rằng nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp vẫn luôn tồn tại. Những người sống ở khu vực từ thành phố Nghi Xương đến thành phố Thượng Hải (Shanghai) đều phải chạy đi mau, nhưng họ biết đi đâu bây giờ? Ngay cả bây giờ, ngay cả khi họ đã có visa nước ngoài, có hộ chiếu nước ngoài thì họ cũng không thể xuất ngoại được nữa (vì đại dịch COVID-19), không còn nơi nào để đi nữa thì biết chạy về đâu?

Ông Vương Duy Lạc nói: "Trung Quốc có khoảng 100.000 đập chứa nước, nhưng ít nhất hơn 40% trong số đó là không an toàn. Việc xả lũ sẽ gây hiệu ứng vỡ đập như Tam Hiệp. Bạn nói xem phải chạy đi đâu? Không có nơi nào để tránh cả!".

Các quan chức Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc cũng thừa nhận tại một cuộc họp báo vào ngày 11/6 rằng một số trong số 98.000 đập chứa nước của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm ở các mức độ khác nhau. Tình hình phòng chống lũ năm nay rất cam go và toàn dân phải làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống lũ lụt.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc nói rằng người dân Trung Quốc không an toàn chút nào, và chính phủ cũng sẽ không quan tâm đến sự an toàn của người dân, còn những dư luận viên “50 xu” và “20 xu” của ĐCSTQ sống từ khu vực Nghi Xương đổ xuống, liệu họ có tháo chạy không?

Ông Vương Duy Lạc bày tỏ: "Năm đó các người đã ủng hộ nghị quyết của ĐCSTQ để xây dựng đập Tam Hiệp, vậy giờ các người phải chịu hậu quả. Trừ khi phá bỏ cái đập Tam Hiệp này đi, nếu không nó mà nổ tung thì biết làm sao đây, sự việc chính là như vậy đấy. Các anh nói chính phủ có biện pháp sao, họ chẳng có biện pháp nào cả. Chạy đi đâu bây giờ, không còn đường nào để thoát?"

Ông cũng đề cập đến sự việc vào sáng sớm ngày 17/6, khu vực Mai Long Câu (Meilonggou) ở thị trấn Bán Phiến Môn (Banfanmen), huyện Đan Ba (Danba), khu tự trị Cam Tư (Ganzi), tỉnh Tứ Xuyên thuộc thượng nguồn của đập Tam Hiệp, đã hình thành một hồ ngập úng do dòng chảy bùn đá chặn đứng dòng sông Tiểu Kim Xuyên (Xiaojinchuan).

Tiến sĩ Vương Duy Lạc cho biết, hồ ngập úng là do các tảng đá lớn và cát bùn lăn từ trên núi xuống, tạo thành một con đập tự nhiên ngăn dòng lũ trên sông. Đập chắn càng tích tụ càng cao, sau đó sẽ bắt đầu bị rò rỉ, lượng rò rỉ lớn dần sẽ khiến cho con đập tự nhiên này bị cuốn trôi và sẽ hình thành lũ do vỡ đập.

Ông nói rằng tác động và sức tàn phá của lũ do vỡ đập mạnh gấp hàng chục lần lũ tự nhiên. Nó tiến về phía trước như một cơn sóng thần, vì vậy bất cứ nơi nào nó đi qua, những ngôi nhà bên bờ sông ngay lập tức bị đổ xuống và san phẳng. Hơn nữa, cây cầu mà Tứ Xuyên đang chi 140 triệu nhân dân tệ để xây dựng cũng đã bị cuốn trôi. Điều này hoàn toàn là do bộ phận xây dựng cầu đã không áp dụng các biện pháp phòng chống lũ lụt đúng cách.

6月17号 四川巴中
暴雨致投资1.4亿在建大桥发生坍塌,洪水瞬间吞没桥体 
pic.twitter.com/wjXm4JGHAh

— 刘妞妞2 (@niuniu_Liu2) June 17, 2020

Ông Vương Duy Lạc cũng nói rằng những nhà dân bị lũ cuốn trôi là những ngôi nhà được xây dựng trên bãi sông. Đó là địa phận của nước, là nơi con người và nước giành đất với nhau. Nước yếu mềm nhất nhưng lại bền bỉ và mạnh mẽ nhất, con người tranh giành với nước nên nước nhấn chìm con người. Trong 70 năm kể từ khi ĐCSTQ giành được chính quyền, họ muốn kiểm soát điều gì thì đều kiểm soát rất tàn bạo, nhưng duy chỉ có nước là không thể khống chế được, việc trị thuỷ của họ là một đống nát bét. Đây đều là do chính sách của họ gây nên.

Ông tiết lộ rằng thượng nguồn của đập Tam Hiệp nguy hiểm hơn khu vực hạ lưu. ĐCSTQ tuyên bố rằng việc tái định cư của người dân vùng thượng nguồn đã hoàn thành, nhưng các thành phố mà chính phủ mới xây dựng đều nên được xây dựng lại, vì tất cả đều không an toàn. Bởi trong trường hợp lũ lụt tới, tất cả các thành phố mới này sẽ bị đổ sập xuống sông.

Ông cũng đưa ra một vài ví dụ về các thành phố tái định cư mới được xây dựng trên các vị trí dễ bị lở đất ở khu vực hồ chứa Tam Hiệp, như huyện Vu Sơn (Wushan), huyện Tỷ Quy (Zigui), huyện Ba Đông (Badong), huyện Phụng Tiết (Fengjie), huyện Khai Châu (Kaizhou) và các khu vực thành thị khác có địa hình trũng thấp hơn mực trữ nước của đập Tam Hiệp, những nơi này cực kỳ nguy hiểm.

Ông Vương Duy Lạc nhấn mạnh: "Đây không phải nói chuyện giật gân! Phải tìm giải pháp thay vì bỏ chạy. Chạy đi đâu được chứ? Hơn 400 - 500 triệu người dân ở trung du và hạ du sông Trường Giang chạy đi đâu được? Không có nơi nào để trốn cả! Nhưng chẳng nhẽ không còn cách nào khác? So với việc bỏ chạy, chi bằng phá bỏ cái con đập ấy đi. Mỗi người dỡ một ít thì sẽ không còn con đập nữa, cũng sẽ không còn hoảng loạn và nguy hiểm nữa".

Tiền Vĩ Trường (Qian Weichang), giáo sư vật lý học của Trung Quốc, cũng đã xuất bản một bài báo từ những năm đầu khi xây đập rằng, nguy cơ vỡ đập hồ chứa Tam Hiệp sẽ khiến sáu tỉnh và thành phố ở hạ lưu sông Trường Giang trở thành vùng ngập nước, hàng trăm triệu người sẽ rơi vào cảnh tuyệt vọng. Ông cũng cho rằng Đập Tam Hiệp sẽ là mục tiêu bị đe dọa bởi kẻ thù bên ngoài. Đối mặt với công nghệ tên lửa đạn đạo hiện nay, đập Tam Hiệp không có khả năng phòng thủ.

Khi bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp, Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli), chuyên gia về công trình thuỷ lợi ở Trung Quốc và là giáo sư tại Khoa Thuỷ lợi của Đại học Thanh Hoa, đã đưa ra cảnh báo về các mối nguy hiểm do công trình Tam Hiệp mang lại trên các phương diện địa chất, môi trường, sinh thái và quân sự, v.v.

Ông đã cảnh báo về mức chi phí khổng lồ để xây dựng công trình; về việc sau khi hồ chứa Tam Hiệp bị vỡ, đá cuội sẽ làm tắc nghẽn dòng lũ ở Trùng Khánh, Tứ Xuyên, và cũng tiềm ẩn khủng hoảng di dân. Ông dự đoán rằng nếu Đập Tam Hiệp được xây dựng thì cuối cùng nó sẽ buộc bị nổ tung.

Đông Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét