Giá thịt lợn tăng thì giá thịt gà nó cũng tăng chứ có ở yên đó đâu mà đòi chuyển qua ăn thịt gà. Đúng là lão bộ trưởng này ngu thật. Thậm chí còn quá nhẫn tâm vì dám thản nhiên nói "Đắt thì không ăn nữa". Không khác gì so với nói "Đắt thì chết luôn đi" vì không ăn thì dân chỉ còn nước chết đói.
Lại có lần, đất nước khổ sở vì lâm vào nạn đói, dân tình chết như rạ, gạo không có nửa hạt để ăn. Hay tin, Huệ đế buột miệng hỏi: “Dân chúng không có cơm ăn, sao không ăn cháo thịt?”. Cháo thịt với nguyên liệu gạo tinh và thịt nạc vốn là món khoái khẩu của Tư Mã Trung. (Đoạn này chép trên báo cho nhanh).
Hôm qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã có kiến giải vĩ đại để giảm giá thịt heo là “người dân chuyển sang ăn thịt gà“. Sau một thời gian dài “thịt heo chỉ giảm trên tivi” dù cả hệ thống chính trị vào cuộc thì người đứng đầu ngành Nông nghiệp đã có phát kiến vĩ đại: Đắt thì không ăn nữa.
Tương tự với điện. Dù các lãnh đạo giải thích như nào cũng không thể xóa đi sự thật là hóa đơn tiền điện đang tăng một cách thần tốc (như tài sản một số quan tham). Nhưng nếu tiền điện tăng cao thì theo “định lý Nguyễn Xuân Cường” dân có thể thắp nến, mua quạt nan thậm chí quay tay để ra điện…
Tương tự với hôn nhân. Nếu vợ nói nhiều… (đoạn này không dám viết tiếp).
Trở nại với Bộ trưởng Cường (Thật lạ khi ông này cũng ngọng mà các báo cứ tập trung vào anh Nhạ tôi nào xao), ông có lẽ xuất thân là dân Toán nên nảy số rất nhanh. Năm 2017, cũng trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng từng phát biểu: Riêng tôm, thế giới có 7 tỷ người, mỗi người ăn một cân tôm là 7 triệu tấn. Trong khi nguồn cung mới có 5 triệu tấn. Như vậy là còn hơn 2 triệu tấn tôm, dư địa cho ngành thủy sản Việt Nam.
Nhưng tính toán dù là của Bộ trưởng đôi khi mang nhiều sự mơ mộng đậm chất thơ. Ba năm sau khi thốt ra “hằng đẳng thức 7 triệu tấn tôm”, vẫn ông Cường nói trong một hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ rằng, ngành tôm cũng có niềm tin sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt trên 3,5 tỷ USD (tức là tương đương với việc xuất được 830 nghìn tấn tôm, chưa nổi 1 triệu tấn).
Các cụ có câu “Miệng nhà quan có gang có thép”. Giờ cần thêm vào là: Mỗi lãnh đạo cần trở thành một cây tấu hài để người dân “mua vui cũng được một vài trống canh”.
“Tôi với tư cách là người đứng đầu ngành Văn hóa-Thể thao-Du lịch, những gì cố gắng rồi mà chưa đạt được, không đáp ứng nhu cầu thì tôi xin chịu trách nhiệm và trách nhiệm chúng tôi là truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp”. Bộ trưởng Bộ Văn hóa chả từng nói thế trước diễn đàn Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2015 hay sao.
Báo chí thời đó mô tả: Nghị trường lại vang tiếng cười sau khi kết thúc phần trả lời của Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch.
Người dân đọc báo cũng cười. Nhưng sau nụ cười, nhiều người cho rằng, nếu Bộ trưởng vẫn cứ tấu hài thì có lẽ nên thay cử tri chứ còn biết làm gì nữa.
Bộ trưởng tấu hài
fb Dương Tiêu 14-6-2020 Hôm qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã có kiến giải vĩ đại để giảm giá thịt heo là “người dân chuyển sang ăn thịt gà“. Sau một thời gian dài “thịt heo chỉ giảm trên tivi” dù cả hệ thống chính trị vào cuộc thì người đứng đầu ngành Nông nghiệp đã có phát kiến vĩ đại: Đắt thì không ăn nữa.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Ngọc Thắng/ VNE
Trong “Tư trị thông giám” còn liệt rõ câu chuyện chứng minh “trí tuệ” của Tư Mã Trung tức Tấn Huệ Đế, vua nhà Tây Tấn. Một hôm, khi đang dạo chơi trong Hoa Lâm viên của hoàng cung, vua bỗng nghe thấy tiếng kêu của ếch trong đầm bèn hỏi thị thần: “Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?”. Đám thị thần há hốc miệng, không biết trả lời thế nào.Lại có lần, đất nước khổ sở vì lâm vào nạn đói, dân tình chết như rạ, gạo không có nửa hạt để ăn. Hay tin, Huệ đế buột miệng hỏi: “Dân chúng không có cơm ăn, sao không ăn cháo thịt?”. Cháo thịt với nguyên liệu gạo tinh và thịt nạc vốn là món khoái khẩu của Tư Mã Trung. (Đoạn này chép trên báo cho nhanh).
Hôm qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã có kiến giải vĩ đại để giảm giá thịt heo là “người dân chuyển sang ăn thịt gà“. Sau một thời gian dài “thịt heo chỉ giảm trên tivi” dù cả hệ thống chính trị vào cuộc thì người đứng đầu ngành Nông nghiệp đã có phát kiến vĩ đại: Đắt thì không ăn nữa.
Tương tự với điện. Dù các lãnh đạo giải thích như nào cũng không thể xóa đi sự thật là hóa đơn tiền điện đang tăng một cách thần tốc (như tài sản một số quan tham). Nhưng nếu tiền điện tăng cao thì theo “định lý Nguyễn Xuân Cường” dân có thể thắp nến, mua quạt nan thậm chí quay tay để ra điện…
Tương tự với hôn nhân. Nếu vợ nói nhiều… (đoạn này không dám viết tiếp).
Trở nại với Bộ trưởng Cường (Thật lạ khi ông này cũng ngọng mà các báo cứ tập trung vào anh Nhạ tôi nào xao), ông có lẽ xuất thân là dân Toán nên nảy số rất nhanh. Năm 2017, cũng trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng từng phát biểu: Riêng tôm, thế giới có 7 tỷ người, mỗi người ăn một cân tôm là 7 triệu tấn. Trong khi nguồn cung mới có 5 triệu tấn. Như vậy là còn hơn 2 triệu tấn tôm, dư địa cho ngành thủy sản Việt Nam.
Nhưng tính toán dù là của Bộ trưởng đôi khi mang nhiều sự mơ mộng đậm chất thơ. Ba năm sau khi thốt ra “hằng đẳng thức 7 triệu tấn tôm”, vẫn ông Cường nói trong một hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ rằng, ngành tôm cũng có niềm tin sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt trên 3,5 tỷ USD (tức là tương đương với việc xuất được 830 nghìn tấn tôm, chưa nổi 1 triệu tấn).
Các cụ có câu “Miệng nhà quan có gang có thép”. Giờ cần thêm vào là: Mỗi lãnh đạo cần trở thành một cây tấu hài để người dân “mua vui cũng được một vài trống canh”.
“Tôi với tư cách là người đứng đầu ngành Văn hóa-Thể thao-Du lịch, những gì cố gắng rồi mà chưa đạt được, không đáp ứng nhu cầu thì tôi xin chịu trách nhiệm và trách nhiệm chúng tôi là truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp”. Bộ trưởng Bộ Văn hóa chả từng nói thế trước diễn đàn Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2015 hay sao.
Báo chí thời đó mô tả: Nghị trường lại vang tiếng cười sau khi kết thúc phần trả lời của Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch.
Người dân đọc báo cũng cười. Nhưng sau nụ cười, nhiều người cho rằng, nếu Bộ trưởng vẫn cứ tấu hài thì có lẽ nên thay cử tri chứ còn biết làm gì nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét