Nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,1% trong năm nay thì đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1989 khi nền kinh tế bắt đầu thực sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Trước đó tốc độ tăng trưởng chậm nhất (4,7%) đã diễn ra vào năm 1999 do cơ chế kinh tế thụt lùi và do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á (bùng nổ tháng 8/1997). Cá nhân tôi không tin các số liệu tăng trưởng kinh tế do chính phủ VN công bố những năm thời ông Dũng và ông Phúc là Thủ tướng. Tôi cũng không tin tốc độ tăng trưởng năm nay có thể đạt tới 4,1% vì cầu trong nước và cầu nước ngoài rất trì trệ vì dân đang nghèo đi trông thấy trong khi giá cả liên tục tăng lên. Mặt khác, để phục hồi kinh tế, nhà nước phải có những gói kích thích kinh tế đáng kể và ngân hàng nhà nước phải mở rộng tiền tệ. Tuy nhiên, ngân sách đang trống rỗng thì nhà nước lấy tiền đâu để kích thích ? Thậm chí trong khi thế giới đang đua nhau tung ra những gói kích thích kinh tế khổng lồ thì nhà nước ta lại đang tìm cách tăng thuế và phí đánh vào túi tiền của người dân. Về tiền tệ, do đã trải qua quá nhiều khủng hoảng tiền tệ đau thương, thảm khốc nên người dân không có lòng tin vào chính sách tiền tệ của nhà nước. Nếu chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng mạnh mẽ thay cho chính sách ngân sách, thì lạm phát sẽ nhanh chóng trở lại, người dân sẽ tẩy chay tiền Việt, tình trạng đô la hóa nền kinh tế sẽ bùng phát... Tóm lại, nếu VN không nhanh chóng đổi mới theo hướng tự do dân chủ và kinh tế thị trường thì chắc chắn sẽ đến lúc phải rơi vào khủng hoảng.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,1% trong năm nay
RFA 2020-06-18 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,1% trong năm nay trong khi các nước khác trong khu vực đều bị mức tăng trưởng âm. Báo trong nước đưa tin ngày 18 tháng 6.
Theo ADB, dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 giảm mạnh do dịch bệnh song vẫn cao nhất châu Á và sẽ sớm phục hồi năm 2021 nhờ các nền tảng nhu cầu nội địa cao, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vững vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh.
Để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đầu tháng 3 năm 2020 Chính phủ đưa ra hai gói hỗ trợ ngân sách trị giá 1,3 tỷ USD bao gồm giảm các loại thuế, phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời cũng giãn thời hạn nộp thuế, và dự tính các hỗ trợ về mặt ngân sách của Chính phủ sẽ còn tăng lên.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cắt giảm các lãi suất chính sách từ 0,5 - 1%, hạ trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam với các kỳ hạn dưới 6 tháng và hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với những lĩnh vực ưu tiên.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/adb-forecasts-that-vn-eco-will-grow-by-4percent-this-year-06182020083309.html
Trụ sở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020 được công bố hồi tháng 4, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm mạnh trong năm 2020, xuống mức 4,8%, còn tăng trưởng kinh tế của khu vực là 0,1%, giảm với mức dự báo 2,2%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của khu vực kể từ năm 1961.Theo ADB, dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 giảm mạnh do dịch bệnh song vẫn cao nhất châu Á và sẽ sớm phục hồi năm 2021 nhờ các nền tảng nhu cầu nội địa cao, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vững vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh.
Để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đầu tháng 3 năm 2020 Chính phủ đưa ra hai gói hỗ trợ ngân sách trị giá 1,3 tỷ USD bao gồm giảm các loại thuế, phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời cũng giãn thời hạn nộp thuế, và dự tính các hỗ trợ về mặt ngân sách của Chính phủ sẽ còn tăng lên.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cắt giảm các lãi suất chính sách từ 0,5 - 1%, hạ trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam với các kỳ hạn dưới 6 tháng và hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với những lĩnh vực ưu tiên.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/adb-forecasts-that-vn-eco-will-grow-by-4percent-this-year-06182020083309.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét