Liêm chính AI
FB Dương Quốc Chính 19-4-2025 - Mấy hôm rồi mình nghiên cứu thử các tính năng của AI trong việc viết lách thì thấy rằng chính ra nghề nghiên cứu trong tương lai lại dễ chết nhất bởi AI.Như vậy, trong thời gian tới, khả năng là tất cả các tai nghe bluetooth sẽ được tích hợp AI dịch thuật. Vậy thì học ngoại ngữ làm gì nữa? Liệu có còn cần IELTS để nghe giảng bằng ngoại ngữ? Lưu ý là tốc độ phát triển của AI bây giờ tính theo tuần, chứ không phải theo năm như các công nghệ khác.
Mình dùng thử tính năng Deep Research của Gemini 2.5 (có trả phí). Để trả lời một câu hỏi, nó nghiên cứu từ khoảng 50-150 link, bao gồm cả link video (YouTube…) bằng tiếng Anh và Việt (do mình hỏi tiếng Việt). Nó nghiên cứu trong vòng 5-10 phút để trả lời một câu hỏi, thành khoảng 3-5 trang A4, trình bày như luận văn.
Như vậy, các “nhà nghiên cứu” hàn lâm học thuật còn việc gì để làm nữa đâu. Với công việc đó, họ phải mất cả tuần để tổng hợp thông tin rồi mà viết chưa chắc hay bằng AI.
Một thực tế đau lòng nữa là một số KOL đã tận dụng AI để chém status Facebook nhưng không có chú thích. Bằng các biện pháp nghiệp vụ của thợ đọc, mình soi ra đến tầm 80% các status của một thày KOL (tiến sĩ) là dùng AI và thày chỉ tự viết độ chục câu, chủ yếu mang tính giới thiệu và tổng kết nội dung (mình ngửi được ngay đoạn nào thày tự viết).
Mình thấy trong comment, fan thầy vào ca ngợi ầm ĩ kiểu: “Bài viết công phu xuất sắc quá”. Tất nhiên là không biết thầy dùng AI là chính! Thầy lờ tịt đi, trong khi cái công phu kia AI nó làm chắc tối đa 3 phút bằng chatGPT! Việc thầy đặt câu hỏi thực ra là quá dễ.
Với sự phát triển của khả năng nghiên cứu bằng AI, nó sẽ khiến cho việc liêm chính khoa học dường là như không còn ý nghĩa nữa, bởi 100% các thầy sẽ dùng AI hết! Sẽ không còn phân biệt được đâu là người và đâu là AI viết. Nếu cực đoan hơn nữa, thì nuôi các thầy làm gì nữa?! Trí thức lúc này sẽ biến thành cục phân đúng như Lenin và Mao đã tiên đoán!
Sắp tới, thay vì đạo văn, các thầy sẽ chuyển sang đạo AI.
Mình thấy cái dở của AI bây giờ chủ yếu ở chỗ nó chưa thể nghiên cứu được trong sách chưa được số hóa (dạng text). Thế nên nó chỉ lấy được dữ liệu từ link các bài báo, video. Như trên YouTube bây giờ các kênh lịch sử chủ yếu là kiến thức dạng sách giáo khoa. Cái đó dùng để train AI thì rất lợi hại, bò hóa luôn cả AI.
Bây giờ dùng AI để đăng tút đối với nhiều anh em hàn lâm nó tương tự như chị em showbiz dùng app trước khi đăng ảnh. Đăng tút mà chưa dùng AI nó lo âu thấp thỏm, sợ bị ném đá, y chang chị em đăng ảnh lên Facebook mà không dùng app và để mặt mộc, còn sợ hơn là bị lộ hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét