Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2025

VN sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?

Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?
Tác giả: Lê Hồng Hiệp - Phản ứng của Việt Nam có thể sẽ hướng tới việc tránh đối đầu. Xuất khẩu trực tiếp của Hoa Kỳ sang Việt Nam khá khiêm tốn, chỉ đạt 13,1 tỷ đô la Mỹ trong năm 2024. Điều này hạn chế đòn bẩy của Hà Nội trong việc áp dụng thuế quan trả đũa đánh vào hàng nhập khẩu từ Mỹ. Thay vào đó, Việt Nam có thể sẽ dựa vào ngoại giao để thuyết phục Tổng thống Trump thay đổi quyết định của mình.

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một loạt các mức thuế quan đối ứng toàn diện nhắm vào hơn 180 quốc gia, trong đó Việt Nam phải đối mặt với mức thuế suất cao 46%, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4. Thông báo này dựa trên mức thuế cơ sở 10% được áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại bắt đầu từ ngày 5 tháng 4, kèm mức thuế quan đối ứng bổ sung được điều chỉnh cho các quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ. 

Đối với Việt Nam, mức thuế quan 46% này — nằm trong số các mức cao nhất— áp dụng cho hầu hết hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ, một thị trường đã hấp thụ 142 tỷ đô la xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024, theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ.

Mức thuế này gây sốc cho Việt Nam, nhưng Hà Nội có thể sẽ dựa vào các biện pháp ngoại giao để ứng phó. Trong một thời gian, giới chức Việt Nam được cho là lạc quan thận trọng về khả năng tránh được những chính sách thương mại tồi tệ nhất của Trump. Hà Nội có thể đã cho rằng sự can dự tích cực và chủ động với chính quyền Trump sẽ làm dịu rủi ro. 

Ví dụ, trong chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên vào tháng trước, Việt Nam đã ký các thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ đô la Mỹ với các công ty Hoa Kỳ, bao gồm các thỏa thuận cung cấp LNG với Excelerate Energy và ConocoPhillips, như một phần của gói thương mại trị giá 90,3 tỷ đô la Mỹ cho giai đoạn 2025–2030. 

Cuộc gọi điện sớm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm nhằm chúc mừng ông Trump sau bầu cử là một ví dụ khác cho sự can dự ngoại giao tích cực của Hà Nội. 

Những nỗ lực này, cùng với việc Việt Nam cắt giảm thuế quan với nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 31 tháng 3, được coi là những động thái phòng ngừa để đáp ứng các yêu cầu của Trump về cân bằng thương mại.

Bản thân con số 46% khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam bối rối, đặc biệt là tuyên bố của chính quyền Trump rằng nó phản ánh mức thuế quan 90% mà Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm Hoa Kỳ, vốn là lý do mà giới chức Hoa Kỳ viện dẫn để biện minh cho mức thuế đối ứng. Theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, mức thuế quan áp dụng trung bình của Việt Nam là 9,4%, với mức trung bình có trọng số thương mại thậm chí còn thấp hơn, ở mức 5,1%. Ngay cả khi tính thêm thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%, điều mà Trump đã chỉ trích là rào cản thương mại ẩn, thì việc tính toán ra con số 90% vẫn thiếu cơ sở rõ ràng. Sự mơ hồ trong phương pháp luận của chính quyền Trump, khi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent lưu ý rằng mức thuế của mỗi quốc gia “đại diện cho mức thuế quan của họ”, càng làm Hà Nội bối rối và thất vọng hơn.

Có hai động cơ cốt lõi có thể là nền tảng cho mức thuế quan nặng nề này. Thứ nhất, nó nhắm vào thặng dư thương mại 123,5 tỷ đô la Mỹ của Việt Nam với Hoa Kỳ trong năm 2024, tăng 18,1% so với năm 2023. Trump từ lâu đã lên án đây là bằng chứng về các hoạt động thương mại “không công bằng”. Các tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh rằng các mức thặng dư như vậy làm xói mòn sản xuất và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Hơn nữa, trong tờ thông tin về thuế quan mới, Nhà Trắng tuyên bố rằng Việt Nam là một trong những quốc gia “hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hóa tái chế, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường đối với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ, đồng thời kìm hãm các nỗ lực thúc đẩy tính bền vững bằng cách ngăn cản thương mại các sản phẩm mới và tiết kiệm tài nguyên”. Phía Mỹ ước tính rằng nếu những rào cản này được gỡ bỏ, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam và các quốc gia này sẽ tăng ít nhất 18 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Thứ hai, Washington muốn hạn chế việc trung chuyển hàng hóa Trung Quốc qua Việt Nam để né hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, hiện ở mức 54% bao gồm cả các mức thuế quan trước đó. Nikkei Asia đưa tin rằng các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã cáo buộc cụ thể Việt Nam và Campuchia đóng vai trò là trung tâm trung chuyển để Trung Quốc trốn thuế của Hoa Kỳ. 

Một quan chức tuyên bố rằng Campuchia xuất khẩu 39 đô la Mỹ sang Hoa Kỳ cho mỗi đô la họ nhập khẩu, chủ yếu là do Trung Quốc biến nước này thành điểm trung chuyển quan trọng. Việt Nam cũng nằm chung nhóm, khi quan chức này cáo buộc rằng các cơ sở trông như các nhà máy sản xuất thực ra là các kho hàng nơi hàng hóa Trung Quốc được dán nhãn lại thành hàng Việt Nam trước khi được vận chuyển đến Hoa Kỳ. Do đó, mức thuế quan cao áp dụng cho Việt Nam có thể được coi là một công cụ để Hoa Kỳ gây sức ép buộc Việt Nam phải hành động mạnh tay hơn nhằm ngăn chặn hành vi gian lận này.

Nếu được duy trì, mức thuế 46% này sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam. Các nhà xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và dệt may, phải đối mặt với biên lợi nhuận bị giảm sút hoặc đánh mất thị phần tại Hoa Kỳ, đe dọa mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam trong năm 2025. Các hiệu ứng lan tỏa có thể làm đình trệ sự mở rộng sản xuất công nghiệp và tạo việc làm, vốn là những trụ cột chính trong quá trình phục hồi sau đại dịch của Việt Nam. Các nhà đầu tư đa quốc gia, vốn coi Việt Nam là một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất, có thể xem xét lại quyết định của mình, cảnh giác với chi phí cao hơn và bất ổn thương mại. Điều này sẽ làm suy yếu sức hấp dẫn của Việt Nam như một trung tâm đầu tư trong bối cảnh sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bất chấp cú sốc này, phản ứng của Việt Nam có thể sẽ hướng tới việc tránh đối đầu. Xuất khẩu trực tiếp của Hoa Kỳ sang Việt Nam khá khiêm tốn, chỉ đạt 13,1 tỷ đô la Mỹ trong năm 2024. Điều này hạn chế đòn bẩy của Hà Nội trong việc áp dụng thuế quan trả đũa. Thay vào đó, Việt Nam có thể sẽ dựa vào ngoại giao để thuyết phục Tổng thống Trump thay đổi quyết định của mình, bao gồm mua nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư của Hoa Kỳ, đẩy nhanh hợp tác về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm, bao gồm các khoáng sản quan trọng, và chủ động giải quyết vấn đề trung chuyển hàng hóa Trung Quốc. Việt Nam cũng sẽ cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ bằng cách đàm phán các hiệp định thương mại tự do mới và tận dụng tốt hơn các hiệp định hiện tại.

Những mức thuế quan này không chỉ gây rắc rối cho Việt Nam mà còn cho thương mại toàn cầu và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Chi phí cao hơn cho hàng hóa Việt Nam – chẳng hạn như điện thoại thông minh và hàng may mặc – sẽ ảnh hưởng đến ví tiền của người Mỹ, có thể thúc đẩy lạm phát đã được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự báo sẽ tăng. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn có thể gây ra sự suy thoái kinh tế rộng hơn, với Goldman Sachs ước tính rủi ro suy thoái ở Hoa Kỳ là 35%

Mục tiêu cắt giảm thâm hụt thương mại của Trump có thể thất bại, vì dữ liệu lịch sử từ nhiệm kỳ đầu của ông cho thấy thuế quan chỉ chuyển hướng dòng chảy thương mại. Điều này đã thúc đẩy (giảm ???) nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Mexico và Việt Nam mà không thu hẹp mức thâm hụt thương mại chung của Mỹ. 

Về mặt chính trị, điều này có thể phản tác dụng, khiến cử tri xa lánh chính quyền Trump nếu giá cả tăng vọt và việc làm không quay về Mỹ. Việt Nam sẽ nỗ lực xoa dịu các mối lo ngại của Trump, nhưng thành công phụ thuộc vào việc lý tính có quay lại với chính sách thương mại Hoa Kỳ hay không. Trước mắt, Việt Nam sẽ cần phải chuẩn bị cho một chặng đường đầy biến động phía trước.
---------
How Will Vietnam Deal With President Trump’s Shocking Tariffs?

Le Hong Hiep

Faced with 46 per cent US tariffs, Vietnam is unlikely to retaliate in kind. It is likely that Hanoi would avoid confrontation and lean on diplomacy instead.

On 2 April 2025, US President Donald Trump unveiled a sweeping set of reciprocal tariffs targeting over 180 countries, with Vietnam facing a steep 46 per cent duty on its exports to the US, effective 9 April. The announcement builds on a 10 per cent baseline tariff applied to most trading partners starting 5 April, with additional reciprocal rates tailored to countries with significant trade surpluses. For Vietnam, this 46 per cent tariff — among the highest imposed — applies to all goods entering the US, a market that absorbed US$142 billion of Vietnamese exports in 2024, according to US statistics.

This tariff comes as a shock to Vietnam, but Hanoi would likely lean on diplomacy instead. For a time, officials had reportedly nurtured cautious optimism about dodging the worst of Trump’s trade policies. Hanoi had assumed its proactive engagement with the Trump administration would soften any blows. For example, during Industry and Trade Minister Nguyen Hong Dien’s visit to Washington last month, Vietnam inked US$4.15 billion in deals with US firms, including LNG sourcing agreements with Excelerate Energy and ConocoPhillips, as part of a broader US$90.3 billion trade package for 2025–2030. CPV General Secretary To Lam’s swift post-election call to congratulate Trump further underscored Hanoi’s diplomatic outreach. These efforts, coupled with Vietnam’s tariff cuts on various US products announced on 31 March, were seen as pre-emptive moves to align with Trump’s demands for balanced trade.

The figure itself — 46 per cent — baffles Vietnamese leaders, particularly the Trump administration’s claim that it mirrors a supposed 90 per cent tariff Vietnam imposes on US products, which US officials have cited as justification for reciprocity. Vietnam’s average applied tariff rate, per World Trade Organization data, stands at 9.4 per cent, with trade-weighted averages even lower, at 5.1 per cent. Even accounting for value-added taxes (VAT) of 10 per cent, which Trump has criticised as hidden trade barriers, the computation of the 90 per cent lacks clear grounding. The opacity of the Trump team’s methodology, with Treasury Secretary Scott Bessent vaguely noting that each country’s rate “represents their tariffs,” only deepens Hanoi’s confusion and frustration.

Vietnam will strive to ease Trump’s concerns, but success depends on whether rationality returns to US trade policy. For now, Vietnam will need to brace for a turbulent road ahead.

Two core motives likely underpin this hefty tariff. First, it targets Vietnam’s US$123.5 billion trade surplus with the US in 2024, which is an 18.1 per cent rise from 2023. Trump has long decried this as evidence of “unfair” trade practices. White House statements emphasise that such surpluses erode US manufacturing and national security. Moreover, in its fact sheet on the new tariffs, the White House claims that Vietnam is one of the countries that “restrict or prohibit the importation of remanufactured goods, restricting market access for US exporters while also stifling efforts to promote sustainability by discouraging trade in like-new and resource-efficient products”. It is estimated that if these barriers were removed, US exports to Vietnam and these countries would increase by at least US$18 billion annually.

Second, Washington aims to curb the rerouting of Chinese goods through Vietnam to evade US tariffs on China, now at 54 per cent with prior duties included. Nikkei Asia reports that senior White House officials have specifically accused Vietnam and Cambodia of serving as transhipment hubs for China to evade US tariffs. An official stated that Cambodia exports US$39 to the US for every dollar imported, largely due to China making it a key rerouting point. Vietnam falls into the same category, with the official alleging that facilities appearing as manufacturing plants are merely warehouses where Chinese goods are relabelled as Vietnamese before being shipped to the US. The high tariffs imposed on Vietnam can, therefore, be seen as a tool for the US to pressure Vietnam into stronger actions to stop this fraud.

If sustained, this 46 per cent tariff will batter Vietnam’s export-driven economy. Exporters, particularly in electronics and textiles, face slashed profit margins or lost US market share, threatening Vietnam’s 8 per cent GDP growth target for 2025. The ripple effects could stall industrial expansion and job creation, which are the key pillars of Vietnam’s post-pandemic recovery. Multinational investors, drawn to Vietnam as a manufacturing alternative to China, may reconsider their decisions, wary of higher costs and trade instability. This would undermine Vietnam’s allure as an investment hub amid global supply chain realignments.

Vietnam’s response, despite the shock, will likely avoid confrontation. US direct exports to Vietnam, at US$13.1 billion in 2024, are modest. This limits Hanoi’s leverage for retaliatory tariffs. Instead, Vietnam will likely lean on diplomacy to persuade President Trump to change his decision, including buying more American products, further facilitating US investment, accelerating cooperation on issues of American interest, including critical minerals, and proactively addressing the transhipment issue. It will also try to diversify its export markets to reduce its reliance on the US by negotiating new free trade agreements and better utilising current ones.

These tariffs spell trouble not just for Vietnam but for global trade and US consumers. Higher costs for Vietnamese goods — such as smartphones and apparel — will hit American wallets, potentially fuelling inflation already forecast to rise by the US Federal Reserve. Disrupted supply chains could spark a broader economic slowdown, with Goldman Sachs pegging a 35 per cent US recession risk. Trump’s goal of slashing trade deficits may falter, as historical data from his first term shows tariffs merely redirected trade flows. This boosted US imports from Mexico and Vietnam without shrinking the overall gap. Politically, this could backfire, alienating US voters if prices soar and jobs do not materialise. Vietnam will strive to ease Trump’s concerns, but success depends on whether rationality returns to US trade policy. For now, Vietnam will need to brace for a turbulent road ahead.

2025/114

Le Hong Hiep is a Senior Fellow and Coordinator of the Vietnam Studies Programme at ISEAS – Yusof Ishak Institute.

https://fulcrum.sg/how-will-vietnam-deal-with-president-trumps-shocking-tariffs/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét