Bình luận về Quyết định tăng thuế sốc của Tổng thống D. Trump
Tôi vừa đăng bài GS Gabriel Felbermayr trả lời phỏng vấn biên tập viên Michael Sauga của tờ báo Đức Spiegel. Nhiều phân tích của GS Gabriel Felbermayr trong bài này rất đúng và rất đáng quan tâm. Tuy nhiên tôi cũng không tán thành một số ý kiến của GS.


Một số nhận xét của GS mà tôi không tán thành là:
"Chính Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại lớn nhất. Tôi dự đoán rằng sản xuất tại Mỹ có thể giảm tới 2% do các mức thuế quan này, thậm chí có thể xóa sạch mức tăng trưởng kinh tế dự báo của Mỹ trong năm nay";
"Không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh rằng EU thật sự có các thực hành thương mại không công bằng đối với Mỹ";
"Lợi nhuận thu được có thể lên đến 600 tỷ đô la Mỹ. Nhưng con số này có vẻ bị thổi phồng";
"Bắc Kinh hiện có thể đứng ra bảo vệ thương mại theo quy định".
Ý kiến của tôi là ngược lại.
Tôi cho rằng mọi chính sách đều phụ thuộc vào hai vấn đề. Một là chính sách có đúng không, có phù hợp với hoàn cảnh không; và hai là tổ chức thực hiện có khoa học, hợp lý và kiên định không.
Chính sách thuế của Trump có thể được coi là "tốt" nếu nó đạt được mục tiêu dài hạn về bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ và giảm phụ thuộc vào nước ngoài, qua đó tái cơ cấu nền kinh tế Mỹ, chuyển dịch từ phụ thuộc vào nhập khẩu sang tự chủ sản xuất.
Mặt khác, chính sách thuế cần được áp dụng một cách có chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây tổn hại lớn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Chính sách thuế cũng phải được thực hiện mạnh tay thì mới phá bỏ được những xiềng xích lâu nay trói buộc nền kinh tế Mỹ.
Có thể nhìn lại lịch sử của chính nước Mỹ để ủng hộ quyết định tăng thuế sốc của TT D. Trump hiện nay: Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố xóa bỏ hệ thống tỷ giá cố định (hay còn gọi là hệ thống Bretton Woods). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại và cũng là cú sốc trăm năm chỉ có 1 lần.
Chúng ta đều biết Hệ thống Bretton Woods được thiết lập sau Thế chiến II. Hệ thống này neo đồng đô la Mỹ vào vàng ở mức 35 USD/ounce và các đồng tiền khác được neo vào đồng đô la. Điều này tạo ra một hệ thống tỷ giá cố định toàn cầu.
Trong suốt thập niên 1960, do chi tiêu quân sự trong Chiến tranh Việt Nam và các chương trình xã hội trong nước tăng vọt, nước Mỹ liên tục thâm hụt thương mại và tài khóa (giống tình hình hiện nay), dẫn tới đồng đô la Mỹ phải mất giá. Nhưng nó đã không thể mất giá vì bị hệ thống tỷ giá cố định chặn lại.
Hậu quả phát sinh là các quốc gia khác mất niềm tin vào khả năng duy trì tỷ giá cố định của Mỹ, dẫn đến việc họ yêu cầu đổi đô la lấy vàng. Anh, Đức, Pháp cùng nhiều nước khác đã đua nhau tiến hành chuyển đổi USD thành vàng. Dự trữ vàng của Bộ Tài chính Mỹ giảm từ 20.000 tấn năm 1950 xuống còn 9.000 tấn vào thời điểm Tổng thống Nixon đưa ra quyết định lịch sử năm 1971. Dự trữ vàng của Mỹ suy giảm mạnh, khiến hệ thống Bretton Woods trở nên không bền vững.
Để đối phó, Nixon đã đưa ra một loạt biện pháp vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, bao gồm: (i) Tạm ngừng khả năng chuyển đổi đô la sang vàng. (ii) Áp đặt thuế nhập khẩu tạm thời 10% để bảo vệ ngành sản xuất Mỹ. (iii) Chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi.
“Cú sốc Nixon” trên thực tế đã kết liễu chế độ bản vị vàng cùng với hệ thống Bretton Woods. Thế nhưng, điều khiến cả châu Âu và Nhật Bản choáng váng và hoảng loạn không phải là việc Mỹ từ bỏ bản vị vàng và chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi (điều này ai cũng dự báo được) mà là mức thuế 10% với mọi hàng hóa nhập khẩu, vốn tương đương với sự phá giá 10% USD trên thực tế.
Quyết định của Nixon bị xem là vi phạm Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) cũng giống như các quyết định gần đây của ông D. Trump, nhưng chẳng ai làm gì được. Tât cả đều phải chấp nhận và đầu hàng.
Thực tế, với những ký ức về cuộc chiến tiền tệ lần thứ nhất cùng vai trò của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản và Tây Âu về mặt quân sự cũng như là chủ công đối trọng với Liên Xô, những đối tác Nhật Bản và Tây Âu của Mỹ đã chùn bước trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Nhật Bản và châu Âu tự nguyện chấp nhận việc áp đặt thuế và phá giá USD (như tình hình hiện nay). Vấn đề còn lại chỉ là các nước tìm cách đàm phán với Mỹ để giảm nhẹ thiệt hại cho nước mình.
Kết quả là chính sách của Tổng thống Richard Nixon toàn thắng. Về ngắn hạn, nó đã giảm mạnh những áp lực lên nền kinh tế Mỹ trong suốt thập kỷ 1960. Mỹ bảo vệ được vàng dự trữ vì việc ngừng chuyển đổi đô la sang vàng giúp Mỹ giữ lại lượng vàng còn lại, tránh nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Mỹ đã nhanh chóng khôi phục và tăng cường mạnh mẽ năng lực và tính linh hoạt của chính sách tiền tệ. Với tỷ giá thả nổi, Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất và cung tiền hoàn toàn tự do để đối phó với lạm phát hoặc suy thoái mà không bị ràng buộc bởi cam kết tỷ giá cố định. Đồng thời Mỹ cũng cải thiện mạnh mẽ cán cân thương mại. Thuế nhập khẩu 10% đã thực sự có công bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài, thúc đẩy sản xuất nội địa, gia tăng việc làm...
"Chính Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại lớn nhất. Tôi dự đoán rằng sản xuất tại Mỹ có thể giảm tới 2% do các mức thuế quan này, thậm chí có thể xóa sạch mức tăng trưởng kinh tế dự báo của Mỹ trong năm nay";
"Không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh rằng EU thật sự có các thực hành thương mại không công bằng đối với Mỹ";
"Lợi nhuận thu được có thể lên đến 600 tỷ đô la Mỹ. Nhưng con số này có vẻ bị thổi phồng";
"Bắc Kinh hiện có thể đứng ra bảo vệ thương mại theo quy định".
Ý kiến của tôi là ngược lại.
Tôi cho rằng mọi chính sách đều phụ thuộc vào hai vấn đề. Một là chính sách có đúng không, có phù hợp với hoàn cảnh không; và hai là tổ chức thực hiện có khoa học, hợp lý và kiên định không.
Chính sách thuế của Trump có thể được coi là "tốt" nếu nó đạt được mục tiêu dài hạn về bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ và giảm phụ thuộc vào nước ngoài, qua đó tái cơ cấu nền kinh tế Mỹ, chuyển dịch từ phụ thuộc vào nhập khẩu sang tự chủ sản xuất.
Mặt khác, chính sách thuế cần được áp dụng một cách có chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây tổn hại lớn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Chính sách thuế cũng phải được thực hiện mạnh tay thì mới phá bỏ được những xiềng xích lâu nay trói buộc nền kinh tế Mỹ.
Có thể nhìn lại lịch sử của chính nước Mỹ để ủng hộ quyết định tăng thuế sốc của TT D. Trump hiện nay: Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố xóa bỏ hệ thống tỷ giá cố định (hay còn gọi là hệ thống Bretton Woods). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại và cũng là cú sốc trăm năm chỉ có 1 lần.
Chúng ta đều biết Hệ thống Bretton Woods được thiết lập sau Thế chiến II. Hệ thống này neo đồng đô la Mỹ vào vàng ở mức 35 USD/ounce và các đồng tiền khác được neo vào đồng đô la. Điều này tạo ra một hệ thống tỷ giá cố định toàn cầu.
Trong suốt thập niên 1960, do chi tiêu quân sự trong Chiến tranh Việt Nam và các chương trình xã hội trong nước tăng vọt, nước Mỹ liên tục thâm hụt thương mại và tài khóa (giống tình hình hiện nay), dẫn tới đồng đô la Mỹ phải mất giá. Nhưng nó đã không thể mất giá vì bị hệ thống tỷ giá cố định chặn lại.
Hậu quả phát sinh là các quốc gia khác mất niềm tin vào khả năng duy trì tỷ giá cố định của Mỹ, dẫn đến việc họ yêu cầu đổi đô la lấy vàng. Anh, Đức, Pháp cùng nhiều nước khác đã đua nhau tiến hành chuyển đổi USD thành vàng. Dự trữ vàng của Bộ Tài chính Mỹ giảm từ 20.000 tấn năm 1950 xuống còn 9.000 tấn vào thời điểm Tổng thống Nixon đưa ra quyết định lịch sử năm 1971. Dự trữ vàng của Mỹ suy giảm mạnh, khiến hệ thống Bretton Woods trở nên không bền vững.
Để đối phó, Nixon đã đưa ra một loạt biện pháp vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, bao gồm: (i) Tạm ngừng khả năng chuyển đổi đô la sang vàng. (ii) Áp đặt thuế nhập khẩu tạm thời 10% để bảo vệ ngành sản xuất Mỹ. (iii) Chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi.
“Cú sốc Nixon” trên thực tế đã kết liễu chế độ bản vị vàng cùng với hệ thống Bretton Woods. Thế nhưng, điều khiến cả châu Âu và Nhật Bản choáng váng và hoảng loạn không phải là việc Mỹ từ bỏ bản vị vàng và chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi (điều này ai cũng dự báo được) mà là mức thuế 10% với mọi hàng hóa nhập khẩu, vốn tương đương với sự phá giá 10% USD trên thực tế.
Quyết định của Nixon bị xem là vi phạm Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) cũng giống như các quyết định gần đây của ông D. Trump, nhưng chẳng ai làm gì được. Tât cả đều phải chấp nhận và đầu hàng.
Thực tế, với những ký ức về cuộc chiến tiền tệ lần thứ nhất cùng vai trò của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản và Tây Âu về mặt quân sự cũng như là chủ công đối trọng với Liên Xô, những đối tác Nhật Bản và Tây Âu của Mỹ đã chùn bước trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Nhật Bản và châu Âu tự nguyện chấp nhận việc áp đặt thuế và phá giá USD (như tình hình hiện nay). Vấn đề còn lại chỉ là các nước tìm cách đàm phán với Mỹ để giảm nhẹ thiệt hại cho nước mình.
Kết quả là chính sách của Tổng thống Richard Nixon toàn thắng. Về ngắn hạn, nó đã giảm mạnh những áp lực lên nền kinh tế Mỹ trong suốt thập kỷ 1960. Mỹ bảo vệ được vàng dự trữ vì việc ngừng chuyển đổi đô la sang vàng giúp Mỹ giữ lại lượng vàng còn lại, tránh nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Mỹ đã nhanh chóng khôi phục và tăng cường mạnh mẽ năng lực và tính linh hoạt của chính sách tiền tệ. Với tỷ giá thả nổi, Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất và cung tiền hoàn toàn tự do để đối phó với lạm phát hoặc suy thoái mà không bị ràng buộc bởi cam kết tỷ giá cố định. Đồng thời Mỹ cũng cải thiện mạnh mẽ cán cân thương mại. Thuế nhập khẩu 10% đã thực sự có công bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài, thúc đẩy sản xuất nội địa, gia tăng việc làm...
Đặc biệt, chính sách thuế sốc của Tổng thống Richard Nixon còn góp phần thúc đẩy sự thống trị của đồng đô la. Đồng đô la chính thức vượt qua đồng bảng Anh, trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu và giữ vai trò là đồng tiền chủ đạo trong thương mại và dự trữ quốc tế nhờ sức mạnh kinh tế và tài chính của Mỹ tăng vọt. Một điều bất ngờ khác là nó cũng góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa : Hệ thống tỷ giá thả nổi cho phép các quốc gia điều chỉnh tỷ giá theo điều kiện kinh tế riêng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại quốc tế và đầu tư xuyên biên giới.
Như vậy bài học lịch sử của chính nước Mỹ giúp người Mỹ yên tâm hơn về những chính sách kinh tế sốc hiện nay của Tổng thống D. Trump.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chính sách đúng là phải mạnh mẽ, nhưng cũng phải có liều lượng hợp lý. Nếu chính sách thuế của ông D. Trump quá mạnh tay, dẫn đến căng thẳng thương mại kéo dài, làm tổn hại hàng loạt mối quan hệ quốc tế và gây bất ổn kinh tế toàn cầu, làm cho các đối tác trên thế giới nổi điên, đoàn kết chống lại, thì hậu quả có thể rất khó lường. Các đối tác của Mỹ bây giờ không phải là Nhật Bản và các nước Tây Âu yếu ớt trong thập kỷ 1960, 1970, mà đều là những khối kinh tế hùng mạnh, như EU, BRICS, nhất là vai trò của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặt khác, nếu chính sách thuế quá mạnh tay, làm giá cả ở Mỹ tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ tức giận, thì cũng có nguy cơ thất bại. Cần lưu ý một điểm GS Gabriel Felbermayr nói rất đúng: "Mỹ gần như đã đạt mức toàn dụng lao động trong nền kinh tế rồi, có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, nên việc tìm lao động cho các ngành sản xuất sẽ khó khăn, đẩy lương và giá cả lên cao".
Kết luận
Nếu đứng dưới góc độ một người Mỹ, một nhà lãnh đạo nước Mỹ, thì có thể thấy Quyết định tăng thuế sốc của Tổng thống D. Trump hôm 2/4 là cần thiết và hợp lý trong bối cảnh Mỹ muốn cải thiện cán cân thương mại và ngân sách (ngắn hạn) và tái khởi động chương trình lấy lại vị thế siêu cường thống trị kinh tế thế giới đã bị lu mờ trong 3 thập kỷ qua (từ khi thành lập Tổ chức Thương mại thế giới năm 1995).
Chính sách này nếu tổ chức thực hiện tốt, hoàn toàn có thể mang lại lợi ích cả ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế Mỹ. Nếu người dân và doanh nghiệp Mỹ hiểu được điều này, chấp nhận bên cạnh mặt được, cũng chấp nhận cả một số mặt trái tạm thời, kiên định ủng hộ ông D. Trump, ủng hộ đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử Quốc hội cuối năm 2016, thì các mục tiêu, mục đích làm cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại (MAGA) của ông Trump sẽ thành công.
Tuy nhiên, nhìn rộng ra toàn cầu, Quyết định tăng thuế sốc của Tổng thống D. Trump sẽ gây một số hậu quả tiêu cực ngắn hạn và có thể dài hạn cho nhiều nước.
Nếu các nước bị ảnh hưởng không chủ động thay đổi mô hình phát triển (đang dựa quá nhiều vào thị trường Mỹ), điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chống lạm phát, thực hiện các chính sách an sinh xã hội để thích nghi với Quyết định tăng thuế sốc của Tổng thống D. Trump, thì hậu quả tiêu cực ngắn hạn sẽ trở thành dài hạn cho các nước.
Đây cũng chính là khuyến nghị cho trường hợp Việt Nam.
Tôi rất thích câu của Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trong nguy có cơ". Đây chính là cơ hội biến nguy thành cơ, tức dưới sức ép của chính sách thuế của Mỹ, Việt Nam bặt buộc và đành dũng cảm tiến hành Công cuộc đổi mới đất nước lần 2 như chúng tôi đã đề nghị nhiều lần từ năm 2000 (xem bộ sách 3 tập "Đánh thức con rồng ngủ quên: Kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ XXI" của chúng tôi, xuất bản ở Việt Nam và ở Mỹ trong 4 năm 2001-2004) để phá bỏ hoàn toàn tư duy định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chuyển sang thực hiện đúng quy luật phát triển của xã hội loài người: nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật; kinh tế thị trường thuận mua vừa bán và xã hội dân sự tự do, bình đẳng, bác ái.
Tuy nhiên, nhìn rộng ra toàn cầu, Quyết định tăng thuế sốc của Tổng thống D. Trump sẽ gây một số hậu quả tiêu cực ngắn hạn và có thể dài hạn cho nhiều nước.
Nếu các nước bị ảnh hưởng không chủ động thay đổi mô hình phát triển (đang dựa quá nhiều vào thị trường Mỹ), điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chống lạm phát, thực hiện các chính sách an sinh xã hội để thích nghi với Quyết định tăng thuế sốc của Tổng thống D. Trump, thì hậu quả tiêu cực ngắn hạn sẽ trở thành dài hạn cho các nước.
Đây cũng chính là khuyến nghị cho trường hợp Việt Nam.
Tôi rất thích câu của Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trong nguy có cơ". Đây chính là cơ hội biến nguy thành cơ, tức dưới sức ép của chính sách thuế của Mỹ, Việt Nam bặt buộc và đành dũng cảm tiến hành Công cuộc đổi mới đất nước lần 2 như chúng tôi đã đề nghị nhiều lần từ năm 2000 (xem bộ sách 3 tập "Đánh thức con rồng ngủ quên: Kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ XXI" của chúng tôi, xuất bản ở Việt Nam và ở Mỹ trong 4 năm 2001-2004) để phá bỏ hoàn toàn tư duy định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chuyển sang thực hiện đúng quy luật phát triển của xã hội loài người: nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật; kinh tế thị trường thuận mua vừa bán và xã hội dân sự tự do, bình đẳng, bác ái.
Cũng cần phải nhắc lại là sự khủng hoảng và tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trong nửa cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 chính là sức ép bên ngoài buộc Đảng và Nhà nước Việt Nam phải dũng cảm đổi mới kinh tế lần 1 và chính nó đã mang lại 35 năm (1991-2025) phát triển vinh quang vừa qua cho đất nước Việt Nam.
Nếu lần này, đổi mới không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà còn cả trong các lĩnh vực thể chế, chính trị, xã hội..., thì mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thập kỷ tới, đưa đất nước trở thành nước giầu mạnh và vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu của Tổng bí thư Tô Lâm sẽ không phải là khó, càng không phải là ảo tưởng mơ mộng hão huyền như nhiều người đánh giá.
Ảnh tôi được đồng chí Thongloun Sisoulith (hiện là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) trao tặng Huân chương Lao động hạng 2 của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Ảnh tôi được đồng chí Thongloun Sisoulith (hiện là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) trao tặng Huân chương Lao động hạng 2 của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét