Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

Bình luận về ý kiến của GS Jeffrey Sachs

Bình luận về ý kiến trong bài "Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế" của GS Jeffrey Sachs
Tôi vừa đăng bài "Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế" của GS Jeffrey Sachs, trong đó giáo sư phê phán rất nặng chính sách thuế của ông D. Trump. Tôi không tán thành hầu hết các nhận xét của GS, nên viết mấy lời bình luận dưới đây. Theo tôi, bài viết này của GS Sachs thực chất là bài viết chính trị để kiếm tiền, có thể vừa phục vụ thế giới ngầm ở Washington, vừa làm vừa lòng nhà tài trợ Trung Quốc.
1. Giới thiệu về GS Jeffrey Sachs
Theo wiki, Jeffrey David Sachs sinh năm 1954, là một nhà kinh tế học và nhà phân tích chính sách công người Mỹ, là giáo sư tại Đại học Columbia. Từ năm 2001 đến năm 2018, Sachs là cố vấn đặc biệt cho các đời Tổng thư ký Liên hợp quốc về Chính sách Phát triển Bền vững. Ông đã viết một số cuốn sách và nhận được hàng chục giải thưởng. 

Đặc biệt, năm 2004 và 2005, Sachs được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 Người có ảnh hưởng nhất thế giới . Ông cũng được Hội đồng các vấn đề thế giới của Hoa Kỳ vinh danh là một trong "500 Người có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Chính sách đối ngoại". Năm 1993, tờ New York Times gọi Sachs là "có lẽ là nhà kinh tế quan trọng nhất thế giới". Vào tháng 9 năm 2008, Vanity Fair xếp hạng Sachs ở vị trí thứ 98 trong danh sách 100 thành viên của New Establishment...

2. Năm động cơ của chính sách thương mại của Trump đúng hay sai ?

2.1. Theo bài báo, Sachs cho rằng, "động lực đầu tiên của chính sách thương mại của Trump là loại bỏ thâm hụt thương mại". “Nhưng tôi đã giảng dạy trong 45 năm rồi. Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại lớn, điều đó có nghĩa chi tiêu của quốc gia đó lớn hơn sản lượng của nó. Điều này không liên quan đến thương mại, mà liên quan đến chi tiêu của quốc gia đó”.

 Tôi cho rằng Sachs phát biểu cực đoan như vậy không đúng. Về lý thuyết, Sachs hoàn toàn đúng và chúng tôi cũng luôn luôn dạy sinh viên như thế. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế có khoảng cách vô cùng xa. Khi xây dựng lý thuyết để dạy cho sinh viên, người ta phải đặt ra hàng loạt các giả thuyết, điều kiện làm cơ sở cho lý thuyết trong khi hầu hết các giả thuyết không đúng với thực tế.

Ví dụ một cách đơn giản, tất cả các lý thuyết đều giả định nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Nhưng thực tế không bao giờ có thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này quá rõ trên thị trường thế giới.

Mặt khác, lý thuyết khẳng định chính sách thương mại không cho phép loại bỏ thâm hụt thương mại chỉ trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, nhờ đó khi bảo hộ một loại hàng hóa này (ví dụ bảo hộ ô tô), dẫn tới người sản xuất hàng hóa đó có lợi vì tăng được sức cạnh tranh nhờ giá giảm, nhưng bảo hộ dẫn tới nội tệ bị đánh giá cao, làm cho những loại hàng hóa khác giảm sức cạnh tranh, tính chung chính sách thương mại không cho phép loại bỏ thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, thực tế không bao giờ có tỷ giá thả nổi hoàn toàn.

Thêm nữa, lý thuyết khẳng định chính sách thương mại không cho phép loại bỏ thâm hụt thương mại trong điều kiện chỉ bảo hộ một số mặt hàng giới hạn, không bảo hộ những mặt hàng khác. Nhưng chính sách bảo hộ của D. Trump là đánh thuế vào tất cả các mặt hàng và đánh thuế vào tất cả các nước xuất khẩu vào Mỹ (khoảng 180 nước). Điều này không khác gì chính sách phá giá nội tệ, do đó sẽ có tác dụng hỗ trợ tất cả các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu, từ đó giúp giảm mạnh  thâm hụt thương mại.

2.2. Điểm thứ hai, Sachs cho rằng “Bơm tiền sẽ không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách của chúng tôi”, Sachs nói, thâm hụt ngân sách của Mỹ chiếm 7% GDP và sẽ còn tăng lên. “Mong muốn lớn nhất của chính quyền này là cắt giảm thuế cho những người giàu nhất nước Mỹ. Họ muốn bù đắp khoản tiền cắt giảm thuế bằng cách thu thuế quan, điều này là không thể thực hiện được. Nếu tính toán thì thuế quan không thể bù đắp được việc cắt giảm thuế cho người giàu, nó sẽ làm ảnh hưởng đến người nghèo ở Mỹ. Ông ấy nói rằng thuế quan chính là cắt giảm thuế, đó là tư duy của một chính phủ hủ bại.”

Nhận xét trên của Sachs cũng không đúng. Rõ ràng ai cũng biết một trong những cách phổ biến nhất của các chính phủ là bơm tiền bù đắp thâm hụt ngân sách (ngoài hai các khác là vay dân trong nước và và nước ngoài). Hầu như mọi chính phủ ít nhiều đều dùng công cụ này để tài chính cho thâm hụt ngân sách, chỉ có điều ở các nước công nghiệp, các chính phủ hiểu rõ tác hại lạm phát của nó nên ít dám sử dụng, vì sử dụng nhiều, lạm phát tăng cao thì chắc chắn chính quyền sẽ sụp đổ. 

Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nhiều nước thường xuyên sử dụng công cụ bơm tiền bù đắp thâm hụt ngân sách và gây ra những cuộc khủng hoảng lạm phát. Rất may cho tầng lớp lãnh đạo là đa số các nước đang phát triển không có chế độ tự do dân chủ, tiếng nói phản kháng của người dâ rất yếu, nên chính quyền ở đó không sụp đổ.

Sachs nói "thâm hụt ngân sách của Mỹ chiếm 7% GDP và sẽ còn tăng lên". “Mong muốn lớn nhất của chính quyền này là cắt giảm thuế cho những người giàu nhất nước Mỹ. Họ muốn bù đắp khoản tiền cắt giảm thuế bằng cách thu thuế quan, điều này là không thể thực hiện được". 

Tôi thì cho rằng ông D. Trump đang tìm mọi cách để giảm thâm hụt ngân sách của Mỹ và tôi tin ông làm được. Có điều cần phải có thời gian. Chúng ta đều biết, quá trình cải cách, đổi mới luôn luôn cho kết quả theo đường cong J, có nghĩa là trong khoảng 18-24 tháng đầu mới áp dụng, nền kinh tế sẽ phải cơ cấu lại, tỷ lệ tăng trưởng phải giảm xuất, nhiều khó khăn phát sinh như thất nghiệp, lạm phát... Nhưng về trung và dài hạn, sau quá trình sắp xếp lại, mọi thứ đi vào đúng trật tự, quỹ đạo, thì các khó khăn sẽ biến mất, nền kinh tế đi vào một kỷ nguyên mới phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trước rất nhiều.

Tôi cho rằng mong muốn lớn nhất của chính quyền Trump là cắt giảm thuế cho những người nghèo nhất nước Mỹ chứ không phải cho những người giầu nhất nước Mỹ. Và Trump có thể bù đắp khoản tiền cắt giảm thuế bằng cách thu thuế quan, giảm bớt số nhân viên nhà nước, giảm bớt chức năng hành chính của nhà nước, giảm bớt số bộ ngành, giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp... Thực tế ông D. Trump đã tuyên bố giảm thuế cho 93% người lao động.

2.3 Thứ ba, Sachs chỉ ra rằng, Trump nói muốn bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ. “Khi Mỹ tuyên bố đánh thuế ô tô, điều này sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô của Mỹ mất đi khả năng cạnh tranh vĩnh viễn.” Sachs nói, “Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc thực sự đang thống trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Cảm ơn, người Mỹ sẽ không thể cạnh tranh được, hãy tận hưởng chiếc xe của các bạn – BYD.”

Điều này tôi nghĩ Sachs cũng không đúng. Thực tế cho thấy lúc khởi đầu, tất cả các nước đều phải bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, kể cả Nhật và Hàn Quốc cũng vậy. Tác dụng của chính sách bảo hộ đối với các ngành công nghiệp rất rõ ràng và mang tính phổ biến khắp nơi. Nói tới ngành công nghiệp Mỹ bây giờ là nói tới ô tô điện, ô tô tự động... Chúng đều là các ngành công nghiệp tiên phong và non trẻ; rất cần sự ủng hộ, chăm sóc ban đầu của nhà nước.

Mặt khác, chúng ta đều biết công nghiệp Trung Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh nhờ chi phí đầu vào rất thấp, ví dụ giá nguyên liệu thô (raw material) đầu vào được bao cấp, tiền lương rất thấp, giảm thiểu chi phí bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc cho công nhân, chi phí bảo vệ môi trường... Do vậy, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang không bình đẳng, thực chất là Trung Quốc bán phá giá để chiếm thị trường. Trong bối cảnh này, nếu đúng là ngành công nghiệp Mỹ vẫn đang yếu so với Trung Quốc mà ông Trump không bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ bằng thuế đánh vào ô tô Trung Quốc thì người Mỹ sẽ không thể cạnh tranh được, và công nghiệp Mỹ sẽ sụp đổ. Chính vì thế việc Trump muốn bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ là đúng.

2.4. Thứ tư, Sachs cho biết, Trump gọi chính sách thương mại là “đòn bẩy của chính sách đối ngoại”, nhưng “Trung Quốc sẽ không bị tác động bởi điều này. Thị trường Mỹ chỉ chiếm 12% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và sẽ còn thu hẹp. Vậy thì sao? Vẫn còn một thế giới rộng lớn ngoài kia.” Sachs cho rằng Trung Quốc không nên chỉ nghĩ đến thị trường Mỹ. “Đó không phải là thị trường của các bạn, và kiểu can thiệp này đã xuất hiện trong suốt nhiều năm qua. Lối tư duy theo chủ nghĩa bảo hộ đã tồn tại ở Mỹ trong cả thập kỷ và xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong giai đoạn này. Thị trường Mỹ không còn là nguồn tăng trưởng cho thị trường Trung Quốc nữa.”

Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Trung Quốc hụt hơi trong những năm qua chính là do chính sách chống Trung Quốc của các chính quyền D. Trump 2016-2020 và J. Biden 2021-2024 vừa qua. Sachs cho "Vẫn còn một thế giới rộng lớn ngoài kia. Trung Quốc không nên chỉ nghĩ đến thị trường Mỹ'. Xin lỗi ông, đúng là còn một thế giới rộng lớn ngoài kia, nhưng vấn đề là thế giới rộng lớn ngoài kia không có tiền mua hàng. Trung Quốc đã nhìn sang Việt Nam, có thể chèn ép Việt Nam để xuất siêu tới 80 tỷ USD với Việt Nam, những đây đã là mức giới hạn và bị dư luận Việt Nam phản đối mạnh mẽ. Còn ở đâu, còn thị trường nào nữa Trung Quốc có thể áp đặt để Trung Quốc bán được 500-600 tỷ đô la Mỹ lâu dài và cho phép Trung Quốc bỏ được thị trường Mỹ ?

2.5. Thứ năm, Sachs cho biết Nghiệp đoàn Công nhân ngành Ô tô Mỹ ủng hộ Trump. Đây là chiến lược của Mỹ, nhưng chiến lược này sẽ không hiệu quả. “Mọi người sẽ nhận ra rằng họ sẽ không còn đủ khả năng mua ô tô trong tương lai nữa. Đây là một thất bại, và chính quyền này sẽ là một chính quyền thất bại.”

Tôi cho rằng điều này GS. Sachs cũng sai. Không phải vô cớ Nghiệp đoàn Công nhân ngành Ô tô Mỹ ủng hộ Trump. Họ cũng có các nhà kinh tế riêng của họ, và họ tin tưởng chắc chính chính sách thuế của ông Trump có lợi cho họ. Tôi cũng đồng quan điểm với họ. Lý thuyết đã chứng minh rõ, ngành nào được bảo hộ thì ngành đó sẽ gia tăng được lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối, và do đó sẽ có lợi hơn trong cạnh tranh. 

3. Bốn kiến nghị của Sachs dành cho Trung Quốc đúng hay sai ?

Sau khi đưa ra 5 lý lẽ phê phán 
chính sách thương mại của Trump, GS Jeffrey David Sachs đặt câu hỏi: Vậy Trung Quốc có thể làm gì? Ông có 4 khuyến nghị sau.

3.1. Sachs tin rằng, trước tiên hãy phớt lờ Mỹ.

Tôi đố Trung Quốc dám phớt lờ Mỹ, chổng mông vào mặt Mỹ theo lời khuyên của giáo sư.

3.2. Thứ hai, đừng mong đợi những giao dịch lớn, đừng hy vọng mở rộng thị trường Mỹ hay dựa vào thị trường Mỹ. “Thế giới ngoài kia rất rộng lớn, và Trung Quốc là nước có khả năng cạnh tranh nhất thế giới. Đừng trông chờ vào thị trường Mỹ, vì nó đã không còn nữa.”

Điều này tôi đã phân tích ở trên. Nghe theo GS chỉ có dại. Hoan hô Tổng bí thư Tô Lâm đã rất nhanh chóng điện đàm, gửi thư cho Tổng thống Mỹ và cử Phó thủ tướng cùng hơn 200 doanh nghiệp lớn của VN bay ngay sang Mỹ để gặp và đàm phán trực tiếp, thực chất là giãi bày khó khăn và xin Mỹ thông cảm cho hoàn cảnh một nước VN nghèo và do hoàn cảnh địa lý phải nằm cạnh anh láng giềng xấu tính....

3.3. Thứ ba, mở rộng sang các thị trường khác. Toàn thế giới cần công nghệ xanh và công nghệ số, và Trung Quốc đang dẫn đầu trong tất cả các ngành công nghệ này, bao gồm năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng hạt nhân, pin, xe điện, năng lượng hydro… “Đây là những gì toàn thế giới cần, mà Mỹ thì không sản xuất được vì họ không có trên sân chơi. Trên thực tế, nước Mỹ chúng tôi hiện không quan tâm đến công nghệ chút nào. Chúng tôi là công nghệ ‘nâu’. Chúng tôi đã chiến thắng thế kỷ 20 và Trung Quốc sẽ chiến thắng thế kỷ 21.”

Tôi nghĩ khuyến nghị thứ 3 này thực chất là GS chém gió cho vui. Đâu phải "Trung Quốc đang dẫn đầu trong tất cả các ngành công nghệ xanh và công nghệ số" và Đâu phải "Toàn thế giới cần công nghệ xanh và công nghệ số". Cũng Đâu phải "những gì toàn thế giới cần, mà Mỹ thì không sản xuất được vì họ không có trên sân chơi"...

Công ông nghệ xanh và công nghệ số đều là những ngành đắt đỏ, tốn kém. Các nước đều cần thật, nhưng họ làm gì có nhiều tiền. Họ chỉ có thể mua một chút giúp Trung Quốc thôi. Nước cần nhất và có tiền nhất là Mỹ, vì Mỹ mới là nước thực tâm quan tâm đến công nghệ xanh và công nghệ số; hoàn toàn không giống như GS phán xanh rờn: "Trên thực tế, nước Mỹ chúng tôi hiện không quan tâm đến công nghệ chút nào. Chúng tôi là công nghệ ‘nâu’".

3.4. Thứ tư, phải duy trì chủ nghĩa đa phương. “Liên Hợp Quốc có 193 quốc gia thành viên, trong đó có 190 quốc gia muốn chủ nghĩa đa phương và Trung Quốc có thể đảm bảo rằng chủ nghĩa đa phương sẽ được bảo vệ.”

Lý thuyết kinh tế dạy chúng ta "hợp tác thương mại có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta". Lưu ý 2 từ "CÓ THỂ". 

Hợp tác thương mại hay chủ nghĩa đa phương, chủ nghĩa toàn cầu hóa chỉ có thể mang lại lợi ích cho cho tất cả chúng ta nếu đó là thương mại hoàn toàn tự do, hoàn toàn bình đẳng, hoàn toàn thuận mua vừa bán.

Thực tế làm gì có loại thương mại lý tưởng đó. Thực tế là ở tất cả các nhóm nước và ở các tổ chức quốc tế toàn cầu, bao giờ cũng có những ông lớn, những bè phái lớn; họ áp đặt luật chơi cho tất cả những người còn lại. Và dĩ nhiên, kẻ nào đề ra luật và cũng chính là trọng tài, là quan tòa xét xử... thì bao giờ kẻ đó cũng thắng.

Đơn cử là đồng đô la Mỹ. Mỹ áp đặt lấy đô la Mỹ là đồng tiền chung; hầu hết các giao dịch thương mại quan trọng bắt buộc phải thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Và Mỹ quá lợi. Các nước BRICS định dùng đồng tiền thay thế, lập tức bị Mỹ đe dọa đánh thuế 100%, thậm chí cấm xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thế là im bặt.

Do đó tôi không ủng hộ chủ nghĩa đa phương hay chủ nghĩa toàn cầu. Tôi ủng hộ chủ nghĩa đơn phương của D. Trump. Mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi nền kinh tế... đều có những đặc trưng, tính chất, sắc thái riêng. Đa phương hóa hay toàn cầu hóa là vứt bỏ hết bản sắc của mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi nền kinh tế để theo một nước, một dân tộc hay một nền kinh tế nào đó. Khi đó sự đa dạng biến mất, thế giới thui chột dần. Mặt khác, trong quá trình thui chột, xung đột, chiến tranh giữa các nước, các dân tộc, các nền kinh tế trong nội bộ mỗi khối và trên toàn thế giới sẽ liên tục xảy ra, thế giới sẽ không có bình yên để phát triển. Suy thoái, thụt lùi và mâu thuẫn trong nội bộ khối EU là minh họa rất điển hình. Việt Nam và các nước ASEAN rất may đã kịp dừng quá trình nhất thể hóa kinh tế và nhất thể hóa tiền tệ ngay từ năm 2016; ngày 31/12/2016 Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời nhưng chết ngay khi vừa mới lọt lòng.

4. Tại sao Sachs phát biểu quan điểm trên ?

4.1. Tại sao Sachs lại phê phán D. Trump một cách cực đoan quá mức như vậy ?

Tôi cứ băn khoăn tại sao là một nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng, GS Jeffrey Sachs lại dùng những lời lẽ cay nghiệt như vậy để lên án Tổng thống của chính nước ông là D. Trump, trong khi lại hết lời ca ngợi Trung Quốc, tin tưởng "Trung Quốc sẽ chiến thắng thế kỷ 21" ?

Sachs là một giáo sư và là một nhà giáo. Thông thường khi công kích quan điểm, chính sách của ai đó, các giáo sư, nhà giáo thường nói năng rất nhẹ nhàng và khiêm ngường, không dùng những lời đao to búa lớn và những ngôn từ gây sốc.

Ví dụ GS viết:

"Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế";
"Chính sách thương mại của Trump là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu năng lực";
"Chính sách này là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu năng lực. Nó có nền tảng là nhiều nhận thức sai lầm và cực kỳ sơ khai”;

"Trump hoàn toàn thiếu hiểu biết về kinh tế.”
"Trump nói rằng thuế quan chính là cắt giảm thuế, đó là tư duy của một chính phủ hủ bại.”
"Chính quyền này sẽ là một chính quyền thất bại.”

"Chúng tôi đã chiến thắng thế kỷ 20 và Trung Quốc sẽ chiến thắng thế kỷ 21.”
“Liên Hợp Quốc có 193 quốc gia thành viên, trong đó có 190 quốc gia muốn chủ nghĩa đa phương và Trung Quốc có thể đảm bảo rằng chủ nghĩa đa phương sẽ được bảo vệ.”

"Ẩo tưởng của Trump là, ông ấy nghĩ rằng mối đe dọa từ thị trường Mỹ là rất lớn, đến mức Trump có thể đe dọa bất kỳ ai mình muốn";
.....

Tôi tin rằng D. Trump là một tỷ phú tự mình xây dựng cơ nghiệp cho mình, tự mình chống trời che mưa cho hàng triệu đệ tử và người hâm mộ MAGA, tự mình viết ra những quyển sách best selle..., thì ông không thể ngu dốt như GS Sachs phát biểu được. 

4.2. Một số lý do có thể

Đọc lại bài báo trên, tôi mới chú ý chi tiết GS phát biểu tại diễn đàn phụ “Phương hướng chính sách đối ngoại của Mỹ và tác động của nó đối với hợp tác châu Á-Thái Bình Dương” nằm trong hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2025, Trung Quốc, và mới nghĩ ra có thể GS muốn lấy lòng Trung Quốc.

Quả thật toàn bộ 4 mục cuối cùng của bài hoàn toàn là quan điểm của Trung Quốc được GS nhắc lại trong phát biểu của mình.

Tìm tiểu sử GS trên wiki, thì sự thật trên càng rõ. Như vậy, bài viết này của GS Sachs thực chất là bài viết chính trị để kiếm tiền, có thể vừa phục vụ thế giới ngầm ở Washington, vừa làm vừa lòng nhà tài trợ Trung Quốc.

Dưới đây là toàn văn trích phần cuối trong tiểu sử của GS trên Wiki:

Trung Quốc

biên tập ]

Theo Stuart Lau và Luanna Muniz viết trên Politico , Sachs là "người ủng hộ lâu năm việc phá bỏ bá quyền của Mỹ và chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc". [ 56 ] Ông cho biết thuật ngữ " diệt chủng " là sai lầm khi liên quan đến sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc . [ 26 ] Ông đã tranh luận về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và cảnh báo về nguy cơ căng thẳng giữa họ. [ 57 [ 58 ]

Venezuela

biên tập ]

Một báo cáo năm 2019 do Sachs và Mark Weisbrot biên soạn , do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách công bố , nêu rằng số ca tử vong tăng 31% trong giai đoạn 2017-2018 là do lệnh trừng phạt áp đặt đối với Venezuela vào năm 2017 và 40.000 người ở Venezuela có thể đã tử vong do hậu quả này. [ 61 ] Báo cáo nêu rõ: "Các lệnh trừng phạt đang tước đoạt của người dân Venezuela các loại thuốc cứu sinh, thiết bị y tế, thực phẩm và các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu khác." [ 61 ] Weisbrot tuyên bố rằng các tác giả "không thể chứng minh được số ca tử vong quá mức đó là kết quả của lệnh trừng phạt, nhưng cho biết sự gia tăng này diễn ra song song với việc áp dụng các biện pháp và sự sụt giảm sản lượng dầu mỏ đi kèm." [ 61 ]

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết "như chính những người viết bài thừa nhận, báo cáo này dựa trên suy đoán và phỏng đoán". [ 61 ] Ricardo Hausmann , một nhà kinh tế học tại Harvard, cố vấn cho nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela khi đó, Juan Guaidó , tuyên bố rằng phân tích này có sai sót vì đưa ra những giả định không hợp lệ về Venezuela dựa trên một quốc gia khác, Colombia, nói rằng "việc coi những gì đã xảy ra ở Colombia kể từ năm 2017 là phản chứng cho những gì sẽ xảy ra ở Venezuela nếu không có lệnh trừng phạt tài chính là vô nghĩa". Gọi đó là "lập luận cẩu thả", Hausmann cũng tuyên bố rằng phân tích này đã không loại trừ những lời giải thích khác và không tính đến chính xác tài chính của PDVSA . [ 62 ]

COVID-19

biên tập ]

Vào đầu đại dịch COVID-19 , Sachs cho biết thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm COVID-19 , cho rằng virus SARS-CoV-2 được phát tán từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, là "thiếu thận trọng và nguy hiểm", và cho biết các chính trị gia cánh hữu chỉ trích Viện Virus học Vũ Hán có thể "đẩy thế giới vào xung đột... Cả sinh học lẫn niên đại đều không ủng hộ câu chuyện phát tán từ phòng thí nghiệm". [ 42 ]

Vào mùa xuân năm 2020, Richard Horton , biên tập viên của The Lancet , đã bổ nhiệm Sachs làm chủ tịch Ủy ban COVID-19 , có mục tiêu là đưa ra các khuyến nghị cho chính sách y tế công cộng và cải thiện hoạt động y tế. [ 63 [ 64 [ 65 ] Sachs đã thành lập một số lực lượng đặc nhiệm, bao gồm một lực lượng về nguồn gốc của vi-rút . Sachs đã bổ nhiệm nhà sinh thái học về bệnh tật người Mỹ gốc Anh Peter Daszak , một đồng nghiệp của Sachs tại Columbia, làm người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm này, hai tuần sau khi chính quyền Trump chấm dứt sớm khoản tài trợ của liên bang hỗ trợ cho một dự án do Daszak đứng đầu, EcoHealth Alliance , hợp tác với Viện Virus học Vũ Hán. [ 42 ] Sau đó, Sachs tin rằng Daszak có xung đột lợi ích do mối liên hệ của ông với phòng thí nghiệm Vũ Hán và bản chất nghiên cứu của phòng thí nghiệm. Richard Ebright , nhà sinh học hóa học tại Đại học Rutgers , đã gọi ủy ban này là " ủy ban Potemkin hoàn toàn " trên tờ National Review bảo thủ . Khi Sachs ngày càng bị thu hút bởi lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, ông đã xung đột với Daszak và lực lượng đặc nhiệm của ông. Daszak rời khỏi vị trí chủ tịch lực lượng đặc nhiệm vào tháng 6 năm 2021 và Sachs giải tán nhóm vào tháng 9 năm đó. [ 42 ]

Vào tháng 7 năm 2022, Sachs cho biết ông "khá tin chắc", mặc dù "không chắc chắn" rằng COVID-19 xuất phát từ "công nghệ sinh học trong phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ", được Liên minh Châu Âu coi là thông tin sai lệch về COVID-19 của Trung Quốc . Trong khi Sachs có xu hướng nghiêng về khả năng rò rỉ vi-rút từ "chương trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn", ông đã tuyên bố rằng "Tất nhiên, cũng có thể xảy ra sự lan truyền tự nhiên. Cả hai giả thuyết đều khả thi ở giai đoạn này." [ 66 ]

Vào tháng 8 năm 2022, Sachs đã xuất hiện trên podcast của Robert F. Kennedy Jr. , người ủng hộ thông tin sai lệch về vắc-xin COVID-19 , trong đó ông nói rằng các quan chức như Anthony Fauci đã không trung thực về nguồn gốc của COVID. [ 67 ]

Vào tháng 9 năm 2022, ủy ban Lancet đã công bố một báo cáo toàn diện về đại dịch, nêu rằng nguồn gốc của loại vi-rút này vẫn chưa được biết. "Có hai giả thuyết chính: vi-rút này xuất hiện như một loại vi-rút lây lan từ động vật hoang dã hoặc động vật trang trại, có thể thông qua một khu chợ ẩm ướt, ở một địa điểm vẫn chưa xác định được; hoặc vi-rút này xuất hiện từ một sự cố liên quan đến nghiên cứu, trong quá trình thu thập vi-rút tại thực địa hoặc thông qua một vụ rò rỉ liên quan đến phòng thí nghiệm. Các ủy viên có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng xảy ra tương đối của hai lời giải thích này và cả hai khả năng đều cần được điều tra khoa học sâu hơn." [ 68 ] Nhà virus học David Robertson cho biết gợi ý về sự tham gia của phòng thí nghiệm Hoa Kỳ là "suy đoán hoang đường" và "thật đáng thất vọng khi thấy một báo cáo có khả năng ảnh hưởng như vậy lại góp phần gây ra thêm thông tin sai lệch về một chủ đề quan trọng như vậy." Trong cùng một bài báo, Angela Rasmussen của Tổ chức Vắc-xin và Bệnh truyền nhiễm Canada cho biết việc công bố báo cáo có thể là "một trong những khoảnh khắc đáng xấu hổ nhất của The Lancet liên quan đến vai trò của tạp chí này với tư cách là người quản lý và lãnh đạo trong việc truyền đạt những phát hiện quan trọng về khoa học và y học." [ 69 ]

Chiến tranh ở Ukraina

biên tập ]
Tại Diễn đàn Hòa bình MCC Budapest 2023

Vào tháng 5 năm 2022, Sachs cho biết cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022 sẽ khó có thể bị đánh bại và động thái gia nhập NATO của Phần Lan sẽ làm suy yếu nền hòa bình đã được đàm phán: "Theo tôi, tất cả những lời bàn tán về việc đánh bại Nga đều là liều lĩnh". [ 70 ] Vào tháng 6 năm 2022, ông đã đồng ký một bức thư ngỏ kêu gọi "ngừng bắn" trong chiến tranh, đặt câu hỏi về việc các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine . [ 71 ]

Sachs đã gợi ý rằng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cho vụ phá hoại đường ống Nord Stream . Vào tháng 2 năm 2023, ông được chính phủ Nga mời đến phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chủ đề này. [ 72 [ 26 ]

Sự tiếp nhận quan trọng

biên tập ]

Kinh tế

biên tập ]

Các chính sách của Sachs nhằm xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực trên toàn cầu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. [ 73 ] Nina Munk , tác giả của cuốn sách The Idealist: Jeffrey Sachs and the Quest to End Poverty xuất bản năm 2013 , cho biết "đôi khi những ý định tốt đã khiến mọi người thậm chí còn tệ hơn trước". [ 74 [ 75 ] Stephan Richter, tổng biên tập của The Globalist và James D. Bindenagel , cựu đại sứ Hoa Kỳ, đã viết rằng "Trong các cuốn sách và bài viết của mình, Jeff Sachs đã làm rất nhiều để định hình và phổ biến ngôn ngữ và tư duy nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự phát triển bền vững trên trường thế giới. Đó là một thành tựu mà ông có thể tự hào một cách chính đáng". [ 76 ]

William Easterly , một giáo sư kinh tế tại Đại học New York , đã đánh giá The End of Poverty cho tờ Washington Post , gọi kế hoạch xóa đói giảm nghèo của Sachs là "một dạng Đại nhảy vọt ". [ 77 ] Theo phân tích thống kê xuyên quốc gia của Easterly trong cuốn sách The White Man's Burden của ông, từ năm 1985 đến năm 2006, "Khi chúng ta kiểm soát cả tình trạng nghèo đói ban đầu và chính quyền tồi, thì chính quyền tồi là nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng chậm hơn. Chúng ta không thể phân biệt được bất kỳ tác động nào của tình trạng nghèo đói ban đầu đối với sự tăng trưởng sau đó khi chúng ta kiểm soát được chính quyền tồi. Điều này vẫn đúng nếu chúng ta giới hạn định nghĩa về chính quyền tồi chỉ trong tham nhũng". Easterly coi khoản viện trợ khổng lồ do Sachs đề xuất là không hiệu quả, vì tác động của nó sẽ bị cản trở bởi tình trạng quản trị tồi và/hoặc tham nhũng . [ 78 ]

Bình luận về nỗ lực 120 triệu đô la của Sachs nhằm hỗ trợ Châu Phi, nhà văn và tiểu thuyết gia du lịch người Mỹ Paul Theroux cho biết những biện pháp tạm thời này đã không tạo ra được những cải thiện bền vững. Theroux tập trung vào một dự án tại một cộng đồng dân cư thưa thớt của những người chăn lạc đà du mục ở Dertu, Kenya , được tài trợ bởi Dự án Làng Thiên niên kỷ của Sachs, với chi phí 2,5 triệu đô la Mỹ trong ba năm. Theroux cho biết các nhà vệ sinh của dự án bị tắc nghẽn và tràn, các ký túc xá mà dự án xây dựng nhanh chóng trở nên xuống cấp, và thị trường gia súc mà dự án thành lập đã phớt lờ các phong tục địa phương và bị đóng cửa trong vòng vài tháng. Ông cho biết một công dân Dertu tức giận đã nộp đơn khiếu nại bằng văn bản gồm 15 điểm chống lại hoạt động của Sachs, tuyên bố rằng nó "tạo ra sự phụ thuộc" và rằng "dự án được cho là tiếp cận từ dưới lên nhưng thực tế lại ngược lại". [ 79 ]

Theo nhà báo người Canada Naomi Klein , Jeffrey Sachs là một trong những kiến ​​trúc sư của "chủ nghĩa tư bản thảm họa" sau khi những khuyến nghị của ông ở Bolivia, Ba Lan và Nga khiến hàng triệu người phải ra đường. [ 80 ]

Trung Quốc

biên tập ]

Vào tháng 12 năm 2018, Mạnh Vãn Châu , Giám đốc tài chính của Huawei , đã bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nơi đang tìm cách dẫn độ bà để đối mặt với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran . Ngay sau khi Mạnh bị bắt, Sachs đã viết một bài báo trong đó ông nói rằng vụ bắt giữ bà là một phần trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc và cáo buộc Hoa Kỳ đạo đức giả khi tìm cách dẫn độ bà. Ông viết rằng không có giám đốc điều hành nào của một số công ty Hoa Kỳ đã bị phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt bị bắt giữ. Sau khi bị chỉ trích vì bài báo, Sachs đã đóng tài khoản Twitter của mình , nơi có 260.000 người theo dõi. [ 81 ] Isaac Stone Fish, một thành viên cấp cao tại Asia Society , đã viết rằng Sachs đã viết lời tựa cho một bài báo lập trường của Huawei và hỏi liệu Sachs có được Huawei trả tiền không. Sachs cho biết ông không được trả tiền cho công việc này. [ 81 [ 82 ]

Vào tháng 6 năm 2020, Sachs cho biết việc Hoa Kỳ nhắm mục tiêu vào Huawei không chỉ vì lý do an ninh. [ 83 ] Trong cuốn sách Hidden Hand năm 2020 của họ , Clive Hamilton và Mareike Ohlberg đã bình luận về một trong những bài báo của Sachs trong đó ông cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đã nói xấu Huawei dưới những lý do đạo đức giả. Hamilton và Ohlberg đã viết rằng bài báo của Sachs sẽ có ý nghĩa và có ảnh hưởng hơn nếu ông không có mối quan hệ chặt chẽ với Huawei, bao gồm cả việc ông trước đây chứng thực cho "tầm nhìn về tương lai kỹ thuật số chung của chúng ta" của công ty. Các tác giả cũng cáo buộc rằng Sachs có quan hệ với một số cơ quan nhà nước Trung Quốc và tập đoàn năng lượng tư nhân CEFC China Energy mà ông đã phát biểu. [ 84 ]

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 2021, bất chấp sự thúc giục liên tục của người phỏng vấn, Sachs đã không trả lời các câu hỏi về việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và thay vào đó, ông nhắc đến câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jesus về Mote và Beam , ám chỉ " những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do Hoa Kỳ gây ra ". [ 85 ] Sau đó, 19 nhóm vận động và nhân quyền đã cùng nhau viết một lá thư gửi đến Đại học Columbia để đặt câu hỏi về những bình luận của Sachs. [ 85 ] Những người ký tên vào lá thư viết rằng Sachs có cùng lập trường với Bộ Ngoại giao Trung Quốc , một sự lạc đề về lịch sử vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ như một cách để tránh thảo luận về việc Trung Quốc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Các nhóm nhân quyền tiếp tục nói rằng Sachs "đã phản bội sứ mệnh của tổ chức mình" bằng cách tầm thường hóa quan điểm của những người bị chính phủ Trung Quốc áp bức . [ 85 ] Stephan Richter, tổng biên tập của The Globalist và JD Bindenagel , cựu đại sứ Hoa Kỳ, đã viết rằng Sachs "đang tích cực vận động(!) cho một chiêu trò tuyên truyền cổ điển của Cộng sản". [ 76 ]

Chiến tranh ở Ukraina

biên tập ]

Vào tháng 3 năm 2023, một nhóm gồm 340 nhà kinh tế đã công bố một bức thư ngỏ, chỉ trích quan điểm của Sachs về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. [ 86 [ 14 ]

https://en.wikipedia.org/wiki/Jeffrey_Sachs

Nguồn: Jeffrey Sachs, 薩克斯:美貿易政策是無能表現 東亞應團結, CRNTT, 01/04/2025.
Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét