Giải nghĩa từ “kiss my ass” của Tổng thống D. Trump
Lê Việt Đức - Bài này phê phán cựu luật sư Trần Vũ Hải và giải thích cách dùng từ “kiss my ass” của Tổng thống D. Trump không có gì là thiếu văn hoá. Tương tự, nhiều người phê phán Tổng thống B. Obama thiếu văn hoá khi gác cả hai chân đi giày lên bàn làm việc. Thực tế ở Mỹ những việc này rất bình thường, không bị coi là kém văn hoá.Phố xá ở phương Tây rất sạch, không có bụi. Sàn nhà công sở, khách sạn..., thậm chí cả nhà tắm, nhà vệ sinh, nhiều khi còn được trải thảm, nên giầy rất sạch chứ không phải như ở Việt Nam.
Nghe nói luật sư Hải đã bị thu hồi bằng hay giấy phép hành nghề gì đó nên không còn là luật sư. Ông cũng đã rút bài mỉa mai TT D. Trump trên Facebook của mình sau khi bị bạn đọc ném đá.
Dưới đây là bài viết trên mạng:
Hỏi ra thì mới biết Trần Vũ Hải là 1 luật sư Vietnamese. Hình như cũng là Kol kủng gì đó trên FB.
Không nói về trình độ cảm nhận ngoại ngữ qua cách hiểu google translation của anh ta. Cũng không bàn về trình độ nghề luật.
Chỉ nói về tư cách chuyên nghiệp (professionality conduct) và ranh giới chuyên nghiệp (professional boundaries) của 1 luật sư.
Do công việc, tôi quen biết rất nhiều luật sư ở Mỹ, đủ mọi chuyên ngành kiện tụng từ hình sự, dân sự, di dân, đến thương tật, bảo hiểm ... tôi mang thân chủ (khách hàng) đến cho họ mà.
Thân chủ gọi điện có khi họ không nhấc máy chứ tôi mà gọi là họ nhấc máy hay gọi lại ngay khi có thể, nên thân chủ của họ cứ phải nhờ tôi gọi giùm.
Tôi khâm phục họ lắm.
Họ là những người rất cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi nói ra cái gì, họ trình bày điều gì thì cứ như chơi cờ tướng vậy, đi 1 nước cờ là đã nghĩ tới 10 nước tiếp theo, dự kiến tất cả mọi tình huống, phản ứng thuận nghịch...
Và rất rõ rệt, các luật sư Mỹ không bao giờ làm hay nói cái gì vượt ra khỏi phạm vi nghề nghiệp của mình, hay ra khỏi phạm vi công việc mà mình đang làm cho thân chủ. Ngay cả trong tình huống thân mật.
Ví dụ, bạn đang thuê một luật sư bào chữa cho mình trong 1 vi phạm giao thông, nhân tiện bạn hỏi về ly dị, hay kiện tụng thuê nhà thì sẽ không bao giờ luật sư trả lời chứ đừng nói là có legal advices.
Trong tòa, luật sư cần trao đổi riêng với thân chủ, cần dùng phiên dịch, ông ấy sẽ xin quan tòa cho sử dụng tôi chứ không nói trực tiếp với tôi kiểu "ê thằng kia, ra đây giúp tao cái".
Luật sư biết rằng, người duy nhất có quyền ra lệnh cho tôi là ông quan tòa, vì ông ấy là boss.
Nói sơ qua như vậy để hiểu về tư cách chuyên nghiệp và ranh giời chuyên nghiệp.
Một bài viết khác
Hiểu cho đúng về câu “Kiss my ass” của TT Trump
Bài của bạn Nguyên Tống: Bài trước mình nói vui vui về chuyện Kiss my ass của Trump. Nhưng thực ra thì đó là một thành ngữ rất thông dụng ở Mỹ và có rất nhiều cách hiểu khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh và ngữ cảnh nói. Nó không hề có nghĩa nào dung tục là “Hôn mông tao đi” như một số người nghĩ đâu. Mình cũng có chút lợi dụng điều đó, lái sang nghĩa “các ông phải nịnh tôi thì tôi mới mua hàng cho”, nhưng thiết nghĩ nên nói lại để mọi người hiểu cho đúng ngữ cảnh.
Bởi ngay cả trong tiếng Việt thôi mà nói cùng 1 từ trong các bối cảnh hoặc ngữ điệu khác nhau thôi đã có thể khác nghĩa 180 độ rồi: Ví dụ khi nói “thằng ấy tởm lắm”. Nếu không nghe trực tiếp cách lên giọng hay xuống giọng, kéo dài âm sắc nào, hay nhìn được sắc mặt của người nói thể hiện ra sao thì bạn sẽ không biết được chính xác kẻ được nói đến là “tởm lợm” hay “quá giỏi”. Đúng không?
Quay lại Kiss ass. Ví dụ khi mình bảo một người bạn là Sao mày cứ kiss ass sếp mày thế? Thì có nghĩa là Sao mày cứ nịnh sếp thế?! Còn dịch một cách thô tục nhất thì cũng chỉ có thể là “Sao mày cứ bưng bô (hay nâng bi) sếp thế?” Chứ không ai hiểu là Sao mày cứ hôn mông sếp mày thế cả.
Còn trong một ngữ cảnh khác (rất thông dụng): khi được / bị ai yêu cầu làm một việc gì đó mà mình muốn từ chối thì câu cửa miệng của người Mỹ nào cũng là Kiss my ass. Dịch dung tục nhất, nếu nói giọng hơi bực bội thì cũng chỉ là “Cứ đợi đấy, còn khuya tao mới làm cho mày điều ấy”. Hay “đừng có mơ”. Còn bình thường vui vẻ thì sẽ là “còn lâu nhé” hoặc “không, tôi không làm đâu”.
Như vậy, trong ngữ cảnh câu nói của Trump, phát biểu trong 1 bữa ăn tối, ông nói về 1 số nước gọi điện cho ông yêu cầu đàm phán này nọ. Trump kể lại là : "I’m telling you, these countries are calling us up, kiss my ass”. Dịch đúng nghĩa sẽ là "Tôi kể cho các bạn biết, những nước này đang gọi điện tới chúng ta, nhưng tôi sẽ không làm theo ý họ muốn”.
Báo thổ tả phương Tây xuyên tạc thành “These countries are calling to kiss my ass”. (Thiếu chữ us - chúng ta và dấu phẩy ngăn cách). Nghĩa là “Nhiều nước gọi điện để nịnh tôi”. Nhưng khi sang đến tiếng Việt, qua lời báo mạng cũng lại thổ tả nốt, thì lại thành “Nhiều nước xin đến quỳ gối hôn mông tôi”. Thậm chí có kẻ còn dịch là “xin đến liếm đít tôi”.
Đấy. Các bạn thấy nguy hiểm chưa. Cho nên mình mới nói, các bạn chưa rành tiếng Anh, chưa rành văn hoá Mỹ thì cũng đừng nên vội nghe lời dịch hay thuật lại mà đã hồ đồ kết luận. Hoặc cứ nghe chữ tác đánh chữ tộ trong các bài phát biểu của Trump, rồi lại tam sao thất bản qua một chút xuyên tạc của báo chí thổ tả phương tây (họ vẫn giữ nguyên từ nhưng thay đổi sắc thái như ví dụ về từ Tởm ở đầu bài). Rồi đến báo Tàu tiếng Việt nữa thì hỏng hẳn luôn…
Nguồn: Trên mạng
Dưới đây là bài viết trên mạng:
Hỏi ra thì mới biết Trần Vũ Hải là 1 luật sư Vietnamese. Hình như cũng là Kol kủng gì đó trên FB.
Không nói về trình độ cảm nhận ngoại ngữ qua cách hiểu google translation của anh ta. Cũng không bàn về trình độ nghề luật.
Chỉ nói về tư cách chuyên nghiệp (professionality conduct) và ranh giới chuyên nghiệp (professional boundaries) của 1 luật sư.
Do công việc, tôi quen biết rất nhiều luật sư ở Mỹ, đủ mọi chuyên ngành kiện tụng từ hình sự, dân sự, di dân, đến thương tật, bảo hiểm ... tôi mang thân chủ (khách hàng) đến cho họ mà.
Thân chủ gọi điện có khi họ không nhấc máy chứ tôi mà gọi là họ nhấc máy hay gọi lại ngay khi có thể, nên thân chủ của họ cứ phải nhờ tôi gọi giùm.
Tôi khâm phục họ lắm.
Họ là những người rất cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi nói ra cái gì, họ trình bày điều gì thì cứ như chơi cờ tướng vậy, đi 1 nước cờ là đã nghĩ tới 10 nước tiếp theo, dự kiến tất cả mọi tình huống, phản ứng thuận nghịch...
Và rất rõ rệt, các luật sư Mỹ không bao giờ làm hay nói cái gì vượt ra khỏi phạm vi nghề nghiệp của mình, hay ra khỏi phạm vi công việc mà mình đang làm cho thân chủ. Ngay cả trong tình huống thân mật.
Ví dụ, bạn đang thuê một luật sư bào chữa cho mình trong 1 vi phạm giao thông, nhân tiện bạn hỏi về ly dị, hay kiện tụng thuê nhà thì sẽ không bao giờ luật sư trả lời chứ đừng nói là có legal advices.
Trong tòa, luật sư cần trao đổi riêng với thân chủ, cần dùng phiên dịch, ông ấy sẽ xin quan tòa cho sử dụng tôi chứ không nói trực tiếp với tôi kiểu "ê thằng kia, ra đây giúp tao cái".
Luật sư biết rằng, người duy nhất có quyền ra lệnh cho tôi là ông quan tòa, vì ông ấy là boss.
Nói sơ qua như vậy để hiểu về tư cách chuyên nghiệp và ranh giời chuyên nghiệp.
Một bài viết khác
Hiểu cho đúng về câu “Kiss my ass” của TT Trump
Bài của bạn Nguyên Tống: Bài trước mình nói vui vui về chuyện Kiss my ass của Trump. Nhưng thực ra thì đó là một thành ngữ rất thông dụng ở Mỹ và có rất nhiều cách hiểu khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh và ngữ cảnh nói. Nó không hề có nghĩa nào dung tục là “Hôn mông tao đi” như một số người nghĩ đâu. Mình cũng có chút lợi dụng điều đó, lái sang nghĩa “các ông phải nịnh tôi thì tôi mới mua hàng cho”, nhưng thiết nghĩ nên nói lại để mọi người hiểu cho đúng ngữ cảnh.
Bởi ngay cả trong tiếng Việt thôi mà nói cùng 1 từ trong các bối cảnh hoặc ngữ điệu khác nhau thôi đã có thể khác nghĩa 180 độ rồi: Ví dụ khi nói “thằng ấy tởm lắm”. Nếu không nghe trực tiếp cách lên giọng hay xuống giọng, kéo dài âm sắc nào, hay nhìn được sắc mặt của người nói thể hiện ra sao thì bạn sẽ không biết được chính xác kẻ được nói đến là “tởm lợm” hay “quá giỏi”. Đúng không?
Quay lại Kiss ass. Ví dụ khi mình bảo một người bạn là Sao mày cứ kiss ass sếp mày thế? Thì có nghĩa là Sao mày cứ nịnh sếp thế?! Còn dịch một cách thô tục nhất thì cũng chỉ có thể là “Sao mày cứ bưng bô (hay nâng bi) sếp thế?” Chứ không ai hiểu là Sao mày cứ hôn mông sếp mày thế cả.
Còn trong một ngữ cảnh khác (rất thông dụng): khi được / bị ai yêu cầu làm một việc gì đó mà mình muốn từ chối thì câu cửa miệng của người Mỹ nào cũng là Kiss my ass. Dịch dung tục nhất, nếu nói giọng hơi bực bội thì cũng chỉ là “Cứ đợi đấy, còn khuya tao mới làm cho mày điều ấy”. Hay “đừng có mơ”. Còn bình thường vui vẻ thì sẽ là “còn lâu nhé” hoặc “không, tôi không làm đâu”.
Như vậy, trong ngữ cảnh câu nói của Trump, phát biểu trong 1 bữa ăn tối, ông nói về 1 số nước gọi điện cho ông yêu cầu đàm phán này nọ. Trump kể lại là : "I’m telling you, these countries are calling us up, kiss my ass”. Dịch đúng nghĩa sẽ là "Tôi kể cho các bạn biết, những nước này đang gọi điện tới chúng ta, nhưng tôi sẽ không làm theo ý họ muốn”.
Báo thổ tả phương Tây xuyên tạc thành “These countries are calling to kiss my ass”. (Thiếu chữ us - chúng ta và dấu phẩy ngăn cách). Nghĩa là “Nhiều nước gọi điện để nịnh tôi”. Nhưng khi sang đến tiếng Việt, qua lời báo mạng cũng lại thổ tả nốt, thì lại thành “Nhiều nước xin đến quỳ gối hôn mông tôi”. Thậm chí có kẻ còn dịch là “xin đến liếm đít tôi”.
Đấy. Các bạn thấy nguy hiểm chưa. Cho nên mình mới nói, các bạn chưa rành tiếng Anh, chưa rành văn hoá Mỹ thì cũng đừng nên vội nghe lời dịch hay thuật lại mà đã hồ đồ kết luận. Hoặc cứ nghe chữ tác đánh chữ tộ trong các bài phát biểu của Trump, rồi lại tam sao thất bản qua một chút xuyên tạc của báo chí thổ tả phương tây (họ vẫn giữ nguyên từ nhưng thay đổi sắc thái như ví dụ về từ Tởm ở đầu bài). Rồi đến báo Tàu tiếng Việt nữa thì hỏng hẳn luôn…
Nguồn: Trên mạng
Bac Duc giaithich rat tam bay ---kiss my ass -neu truc tiep noi voi nguoi doi dien thi coi nhu quan he se cham dut ---neu noi sau lung thi la cau chui the .dich dung ra la :liem dit cho tao ---rat mat lich su
Trả lờiXóa