Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Trần Đăng Khoa: Nhớ một thời giáo dục thanh khiết

Trần Đăng Khoa: Nhớ một thời giáo dục thanh khiết


(VOV)-Những nan giải của giáo dục ngày nay, các thầy cô ở trường quê Nam Sách đã giải quyết ổn thỏa từ những năm 60, 70 của … thế kỷ trước.
Trong Blog tuần trước, tôi cùng với nhà khoa học Trần Thanh Thu bàn về việc dạy và học ở Bỉ. Có bạn đọc bảo: Quả là một Thiên đường Giáo dục. Không biết tới bao giờ, chúng ta mới lên tới đó? Xin thưa, cái Thiên đường đó không xa. Đã có thời, chúng ta cũng đã đi qua ngõ cái Thiên đường ấy rồi đấy. Ngay trong mái trường quê của tôi. Bởi vậy, trước khi bàn tiếp về việc dạy và học ở Bỉ, tôi muốn cùng bạn đọc ngoái lại gần nửa thế kỷ, nhìn lại ngành giáo dục quê nhà, ở một góc rất hẹp. Những năm tháng đẹp nhất của tuổi thơ tôi trôi qua trong mái trường quê đó.
Lớp học ban đêm (Ảnh: http://hoabinh.edu.vn/vn)
Đấy là Trường cấp III Nam Sách, nay là Trường THPT Nam Sách. Trường được thành lập từ năm 1962. Mười năm sau, tôi vinh hạnh được là học sinh của trường. Học sinh lớp 8G.

VĂN HÓA BỊ VÀ ĐƯỢC TỪ CHỨC



BS Hồ Hải: Thời buổi khó khăn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp nợ đầy đầu, không đủ tiêu chuẩn để được phép kê khai phá sản. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp của đảng và nhà nước, lâu nay, là miếng mồi béo bở cho các giám đốc và tổng giám đốc để kiếm ăn bằng những công ty con của gia đình mình, nhưng khi bất động sản đóng băng thì, mọi việc phúc ngày xưa hôm nay thành họa. Và câu chuyện văn hóa từ chức ở nước Việt hôm nay là vấn đề đáng để lưu tâm.
Tôi có anh bạn, có cổ đông và là thành viên hội đồng quản trị ở một công ty chi nhánh ở một tỉnh, là công ty con của một tập đoàn nhà nước núp bóng tư nhân để đầu tư, kinh doanh bất động sản mà, thủ tướng chính phủ mới vừa ký quyết định xóa tập đoàn này trong tháng 10/2012. Ở công ty con này có một vị giám đốc, lâu nay, mọi hợp đồng xây dựng, thiết kế, mua bán về bất động sản thì ông giám đốc đưa về công ty con của gia đình để làm ăn. Bây giờ tổng công ty được chính phủ quyết định xóa và ngưng hoạt động. Công ty con kiểm toán lại thì, nợ ngập đầu, số nợ hơn cả trăm lần vốn pháp định. Mọi vay nợ ngân hàng hầu như là thế chấp bằng chữ ký của các quan đầu tỉnh và những sấp giấy lộn mà người ta vẫn gọi nhau là "dự án khả thi". Bây giờ phá sản thì không được, mà làm việc thì không lương, vì nợ bảo hiểm xã hội còn không có tiền để mà trả.

Phi công hạ B-52 Vũ Đình Rạng từ chối danh hiệu anh hùng LLVT


VŨ ĐÌNH RẠNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN BẮN RƠI B 52: SỐNG SÓT ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC, BÙI NGÙI CHI MỘT CHÚT DANH

-Dù ngay lần đầu tiên phi công Vũ Đình Rạng đối mặt đã bắn trọng thương B-52 vào ngày 20/11/1971, tuy nhiên chiến công này đã không được ghi nhận ngay và khiến cho ông suýt bị khép vào tội “nhụt ý chí, không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêu chuẩn đảng viên.”
- Anh hùng Vũ Đình Rạng sợ cái gì nhất?! “Sợ lịch sử ghi không đúng người đúng việc” – ông nói. Để những sự sai trái đừng làm méo mó suy nghĩ của các thế hệ sau. Còn thế hệ sau đánh giá thế nào, đó là việc mà lớp đi trước không thể nào can thiệp...
- Với Vũ Đình Rạng: “Hạnh phúc là đã sống sót, chiến công là của chung đồng đội và toàn dân tộc. Còn danh không toại cũng là chuyện xưa cũ rồi”?!
- Được biết, ông Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt cuối của lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối. Nghe đâu vì chi phí ăn đứt cả năm tiền cho thuê cửa hàng ???

Người đầu tiên bắn rơi B-52 là phi công Vũ Đình Rạng, 

đúng một năm trước cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không”

Người đầu tiên bắn rơi B-52 là phi công Vũ Đình Rạng, đúng một năm trước cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không”. Năm 1971, hạ gục B-52 là mục tiêu hàng đầu của Quân chủng Phòng không – Không quân nhằm ngăn chặn các bước leo thang của Mỹ khi sử dụng sức tàn phá ghê gớm của mẫu máy bay ném bom chiến lược này đổ vào tuyến đường huyết mạch Trường Sơn tại Quảng Bình, Vĩnh Linh…

Sau khi chúng tôi xuất hiện ở Việt Nam, phi công Mỹ đã từ chối bay

Sau khi chúng tôi xuất hiện ở Việt Nam, phi công Mỹ đã từ chối bay

После нашего появления во Вьетнаме американские летчики отказывались летать
Nguồn: topwar.ru / Kichbu posted on 31.12.2012
Họ có hàng nghìn - nhưng chính thức chưa bao giờ việc binh lính Liên Xô tham gia chiến tranh Việt Nam được công bố. "Tiếng nói Nước Nga" chỉ phỏng vấn  được một trong số những người bảo vệ bầu trời Việt Nam khỏi các cuộc không kích của Không quân Mỹ.
Ngày 30 tháng một, lễ kỷ niệm thường niên xác lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên Xô. Một trong những trang rực rỡ trong lịch sử quan hệ của hai nước là sự giúp đỡ quân sự cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ xâm lược. "Tiếng nói Nước Nga" đã kể về những ngày này của những người đã tham gia trực tiếp nhất trong các sự kiện của chiến tranh Việt Nam. Nicolai Kolesnhik, chủ tịch tổ chức xã hội liên khu các cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, cho biết bắt đầu từ năm 1965 đã tham gia vào các cuộc chiến đấu, ở đó binh lính tên lửa Xô Viết tiến hành chống không quân Hoa Kỳ.

Chúc mừng năm mới 2013 - Happy New Year 3013

Happy New Year 3013

.

Kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường

Kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường

Ảnh:
Ảnh: heath.com.

Tôi năm nay 51 tuổi, bị bệnh tiểu đường cách đây 7 năm, khi khám tỷ lệ đường huyết lúc đói là 15ml, khi thử tets lượng chịu đường lên đến 21ml. Đã có biểu hiện các biến chứng như tê bì đầu các ngón chân, ngứa nhiều, và mắt đã có hiện tượng mờ.

Khi mới phát hiện bệnh tư tưởng của tôi cũng rất hoang mang, lại chưa có nhiều kiến thức về bệnh nên ăn uống kiêng khem dẫn đến sức khỏe giảm sút. Cao 1,65m nhưng tôi chỉ nặng 52 kg, người thường mệt mỏi.
Sau khi tìm đọc các sách, tài liệu về bệnh tiểu đường kết hợp với lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, tôi dần làm chủ các sinh hoạt của mình.
Trong ăn uống tôi chỉ kiêng hẳn đường tinh luyện còn các loại hoa quả ít ngọt tôi vẫn ăn nhưng mỗi lần ăn không nhiều. Do còn đang công tác, để đảm bảo sức khỏe mỗi bữa ăn tôi dùng 2 bát cơm nhỏ ăn với nhiều rau, ăn thêm cá và hải sản, ít thịt nạc, dùng dầu ăn thực vật, không ăn mỡ động vật. Khi đi làm giữa hai bữa ăn chính nếu có cảm giác đói phải ăn ngay vài cái bánh mặn dành cho người tiểu đường, tuyệt đối không để hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Có cần tập thể dục hằng ngày?


Nhiều người băn khoăn không biết họ có thể dồn tất cả các buổi tập thể dục trong tuần vào hai ngày nghỉ cuối tuần được không? Cách làm như vậy có đem lại hiệu quả tương đương hay nhất thiết cần phải tập thể dục mỗi ngày?

Giải đáp của chuyên gia sức khoẻ của website MSNBC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.


Bất cứ sự tập luyện nào cũng tốt, vì vậy, nếu bạn chỉ có thể tập luyện hai ngày thay vì bảy ngày trong tuần thì vẫn sẽ tốt hơn là bạn chỉ tập trong một ngày hoặc không tập gì. Tất nhiên, nếu bạn chỉ có thời gian vận động cơ thể hai ngày trong một tuần thì càng tập nhiều càng tốt.

Nhìn chung, các khuyến nghị phổ biến về bài tập thể dục để nâng cao sức khoẻ là bạn nên tập hầu như tất cả các ngày trong tuần (từ 5 đến 6 ngày gì đó) với ít nhất 30 phút các bài tập có cường độ vừa phải, như đi bộ chẳng hạn. Nếu bạn đang cố giảm cân hoặc duy trì trọng lượng giảm của cơ thể, hiển nhiên bạn cần tập nhiều hơn, khoảng 60 đến 90 phút hàng ngày với các bài tập có cường độ trung bình.

BA KHUYNH HƯỚNG SAI LẦM VỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH TẾ TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BA KHUYNH HƯỚNG SAI LẦM VỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH T TRUNG QUC

Theo trang tin “Đa Chiều”, sự tăng trưởng nhanh trong hơn 30 năm qua đã đưa nền kinh tế Trung Quốc lên một tầm cao mới. Tính theo tổng lượng kinh tế, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; tính theo mức thu nhập, Trung Quốc đã bước vào hàng ngũ các quốc gia thu nhập trên trung bình. Theo như viễn cảnh được đưa ra trong Báo cáo chính trị Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến năm 2020, tổng lượng GDP và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đều phải tăng lên gấp đôi. Lúc đó, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, dựa vào cái gì để thực hiện mục tiêu to lớn như vậy? Đối với vấn đề này, dường như mọi người đều không do dự đưa ra đáp án đã được tiêu chuẩn hóa: cải cách, chuyển đổi mô hình phát triển. Vậy thì, cải cách cái gì và chuyển đổi về đâu? Rất nhiều người vẫn có thể tiếp tục câu trả lời được tiêu chuẩn hóa: đô thị hóa, chuyển đổi kết cấu kinh tế, cải cách phân phối thu nhập… Tuy nhiên, Ân Kiếm Phong, Phó giám đốc Trung tâm Tiền tệ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cho rằng nếu tỉnh táo phân tích, trong những câu trả lời được tiêu chuẩn hóa này có ba khuynh hướng sai lầm.
Khuynh hướng sai lầm thứ nhất: Quá nhấn mạnh đô thị hóa
Lâu nay, giới kinh tế học trong và ngoài Trung Quốc đều tiếp thu một quan điểm “tưởng đúng mà sai”: đô thị hóa của Trung Quốc lạc hậu so với công nghiệp hóa (xét về nghĩa rộng). Tác giả cũng từng luôn rao giảng về quan điểm này, lý do là bởi chỉ quan sát tới hai chỉ tiêu thường dùng: tỷ trọng việc làm phi nông nghiệp của Trung Quốc chiếm tới trên 60%, song tỉ trọng dân số thành thị mới vừa vượt ngưỡng 50%. Do đó, trực quan rất dễ khiến chủng ta cho rằng đô thị hóa chậm tới 10% so với công nghiệp hóa. Tuy nhiên, đây là một sai lầm.

Chúc mừng năm mới 2013 của Chương trình "Cơm có Thịt"

Chúc mừng năm mới 2013 của Chương trình "Cơm có Thịt"


Nhân năm mới 2013
Xin chuyển đến các Cô Bác, Anh Chị, Các Bạn, Các Em, Các Cháu nhỏ đã góp phần ủng hộ chương trình " Cơm Có Thịt" lời cảm ơn của 7360 học sinh , trên một ngàn giáo viên Mầm Non, Tiểu Học, Trung học tại những nơi khó khăn nhất của vùng cao phía Bắc đã và đang được "phủ sóng" chương trình "Cơm Có Thịt" !
Chúng ta thuộc Đại Gia đình ủng hộ viên của " Cơm có thịt". 
Xin gửi đến tất cả lời chúc mừng năm mới  thân thiết nhất.
Sức khoẻ, An Khang, Hạnh Phúc cho mỗi người !
Lớn mạnh và Thành công cho " Cơm Có Thịt" !

TRẦN ĐĂNG TUẤN.

(3) Du lịch chủ nhật: Lâu đài Coppet

Du lịch chủ nhật:
Lâu đài Coppet

Mặt trước lâu đài

(2) Du lịch chủ nhật: Phố cổ ở Coppet

Du lịch chủ nhật:
Phố cổ ở Coppet

(1) Du lịch chủ nhật: Coppet ven hồ Leman

Du lịch chủ nhật:
Coppet ven hồ Leman

Coppet là một thị trấn thuộc thành phố Nyon bang Vaud của Thụy Sĩ. Tên này được dùng từ rất xa xưa, lần đầu tiên vào năm 1294. Thị trấn này có diện tích chỉ 1,86km2 với dân số 2873 người vào ngày 31.12.2011. .....

Bản đồ thị trấn Coppet

Cơn đói của Trung Quốc và mối lo ngại cạn kiệt nguồn hải sản đại dương


Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012. REUTERS/Stringer

Đức Tâm
Nhu cầu ngày càng lớn về hải sản của Trung Quốc là một trắc nghiệm về quan hệ của Bắc Kinh với các nước. Đồng thời, việc gia tăng số lượng tàu cá của Trung Quốc gây lo ngại về mức độ khai thác cạn kiệt nguồn hải sản của đại dương.
Hôm thứ Tư, 26/12/2012, chính quyền Buenos Aires thông báo đã bắt giữ hai tầu cá của Trung Quốc trước đó hai ngày, vì các tàu này hoạt động trái phép trong vùng lãnh hải của Achentina. Để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc chạy ra vùng biển quốc tế, lực lượng tuần duyên Achentina đã phải nổ súng cảnh cáo. Qua kiểm tra, hai tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt hơn 10 tấn hải sản tại đây.

Những nền kinh tế lớn nhất thế giới 2012



Mỹ vẫn giữ vị trí quán quân Anh giành lại thứ hạng 6, Indonesia có thể lọt top 10 vào năm 2022… là những kết quả và dự báo mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR).
Dưới đây là danh sách 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới năm 2012 và một số dự báo trong thập niên tới theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh đưa ra vào ngày 26/12

1. Mỹ


GDP năm 2012: 15.643 tỷ USDGDP năm 2022 (dự báo): 23.496 tỷ USD
Vị trí xếp hạng năm 2022 (dự báo): 1
Mỹ vẫn duy trì vị thế dẫn đầu của mình trên bảng xếp hạng 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới kể từ năm 2000 và có thể giữ vứng thứ hạng này trong 10 năm tới, theo dự báo của CEBR.

(2) Du lịch chủ nhật: Cảnh đẹp Tannay

Du lịch chủ nhật: 
Cảnh đẹp Tannay

Tannay là một thị trấn ngoại vi của thành phố Nyon, thuộc bang Vaud, Thụy Sĩ. Đây là một thị trấn nhỏ, nằm giữa Nyon và Genève, diện tích chỉ 1,82 km2 với dân số xấp xỉ 1600 người. Thị trấn này nằm sát bên hồ Leman, cách Nyon khoảng 10km và Genève khoảng 20kmTrước đây Tannay là một làng nông nghiệp, nhưng từ hơn 4 chục năm gần đây đã trở thành một thị trấn để cư trú. Đại bộ phận dân cư ở đây đang làm việc ở Nyon và Genève, các buổi sáng họ sang hai thành phố lớn kề bên để đi làm, tối lại trở về thị trấn nghỉ ngơi. Điểm nổi bật về du lịch của thị trấn là vẻ đẹp thanh bình, các cánh đồng xanh mướt, một số tòa nhà khá đẹp và nhất là lâu đài - biệt thự Tannay.

Blason de Tannay
Biểu tượng của thị trấn Tannay

Tannay nhìn từ trên cao (ảnh internet)

(1) Du lịch chủ nhật: Biệt thự Tannay (Chateau de Tannay)

Du lịch chủ nhật: 
Lâu đài - Biệt thự Tannay

Lâu đài - biệt thự Tannay (chateau de Tannay):

Lâu đài Tannay có niên đại từ giữa thế kỷ thứ XVII, thoạt đầu là nơi sinh sống của ông Jacques Duvillard và cô con gái Alice. Sau cái chết của cha, cô Alice Duvillard đã quyết định sống ổn định lâu dài tại biệt thự ven hồ này. Thế hệ tiếp theo, ông Ernest Duvillard đã mua lại toàn bộ cánh đồng xung quanh trong giai đoạn trước thế chiến 1914-1918. Sau khi ông chết vào năm 1918, vợ ông đã phá trang trại và chuồng ngựa để xây dựng thêm một khu mới, gọi là "New Tannay" bên cạnh Tannay cũ, tạo thành một khu biệt thự hoàn chỉnh ngày nay.

Nguy cơ chiến tranh tiền tệ trong năm 2013

Nguy cơ chiến tranh tiền tệ trong năm 2013

Báo chí Canađa dẫn ý kiến của hai chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Hoàng gia Canađa (CIBC) cho rằng, một năm sau khi các nước đang phát triển như Braxin cáo buộc Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác thao túng tỷ giá thông qua làn sóng nới lỏng định lượng, các ngân hàng trung ương thuộc nhóm 10 quốc gia thành viên của Hiệp ước những dàn xếp chung về cho vay (G-10) cũng nỗ lực hơn nhằm ghìm giá nội tệ.

Các thành viên G-10 gồm Bỉ, Canađa, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đã phát ra những tín hiệu rằng họ sẽ can thiệp thị trường nhằm ghìm giá nội tệ trước làn sóng nới lỏng định lượng toàn cầu.

Hai nhà kinh tế thuộc CIBC là Adam Cole và Elsa Lignos cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ giá hối đoái đóng vai trò lớn hơn trong quyết định chính sách của các Ngân hàng Trung ương. G-10 nhiều khả năng sẽ theo chân các nước mới nổi tăng cường can thiệp thị trường tiền tệ hoặc ít nhất điều chỉnh chính sách hối đoái.

Các Ngân hàng Trung ương G-10 đã phát tín hiệu rằng họ có thể can thiệp vào thị trường này. Để đo mức độ sẵn sàng can thiệp thị trường, các chuyên gia đã lập ra một chỉ số “can thiệp” với thang điểm từ 0-10. Nếu chỉ số này càng thấp nghĩa là can thiệp chỉ ở mức "phát biểu", nhưng chỉ số càng cao cho thấy sự sẵn sàng đưa ra chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu tỷ giá hối đoái nào đó.

Thống đốc và định hướng điều hành tiền tệ 2013


2012 là một năm nhiều thử thách đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

MINH ĐỨC
“Trong thời gian tới, khi hoạt động thị trường tiền tệ ổn định bền vững và điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét dần tháo gỡ các biện pháp hành chính”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời phỏng vấn VnEconomy về kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 và định hướng cho năm 2013.

Có thời điểm dư luận đưa thông tin thiếu chính xác
Ở góc độ cá nhân, đâu là những điểm mà ông hài lòng và chưa hài lòng trong kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012?
Nhìn lại một năm qua, có thể thấy rằng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng, giúp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm chế, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện rõ nét được vai trò chủ động dẫn dắt và định hướng thị trường, ứng phó linh hoạt và kịp thời với những biến chuyển trên thị trường tiền tệ.

Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam mạnh mức nào?


 
(VnMedia) - Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương.
Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận trước máy bay tấn công của kẻ thù của Nga.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thị trường. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước muốn sở hữu để bảo vệ vùng trời lãnh thổ của mình.
Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đang sở hữu hai phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa này, đó là S-300PMU-1.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Quà tặng Nô-en và Năm mới qua lăng kính kinh tế học hành vi

Ngắm Ông già Nô-en qua lăng kính kinh tế học hành vi

George Loewenstein và Cass R. Sunstein
giftingMỘT SỐ nhà kinh tế học không ưa lễ Giáng sinh. Theo họ, lễ Nô-en “hủy diệt giá trị”, mà ở cái Xứ sở Kinh tế học, giá trị lại là tội lỗi đầu tiên và duy nhất. Nhà kinh tế học Joel Waldfogel, tác giả của cuốnScroogenomics (tạm dịch là Kinh tế học của kẻ keo kiệt),[1] còn sa đà đến mức khẳng định rằng kỳ lễ tết mùa đông này là “một cuộc say sưa hủy diệt giá trị”.
Mối quan tâm chính của Waldfogel là giá trị của quà tặng đối với người nhận thường thấp hơn nhiều số tiền dùng để mua quà. Theo phát hiện của ông, trong số 65 tỉ đô-la chi tiêu cho quà tặng trong kỳ lễ mùa đông vào năm 2009, khoảng 20 phần trăm bị lãng phí, hiểu theo nghĩa là giá trị quà tặng đối với người nhận thấp hơn hơn nhiều so với chi phí của quà. Mà đời đúng là như vậy; có một thực tế tất yếu là người nhận quà tặng trong dịp lễ thường không mấy thích thú món mình được cho. Nếu bạn từng được tặng một cái áo ấm mà bạn chẳng dám diện ra đường hoặc đồ điện tử mà chẳng hiểu mục đích để làm gì, bạn hiểu ngay ý Waldfogel muốn nói gì.
Vào thời buổi kinh tế khó khăn, khi cả chính phủ lẫn người dân đang vẫy vùng cố gắng tiết kiệm, phân tích như vậy quả là phải đạo. Chúng tôi không đề nghị Quốc hội nên cố gắng giải quyết khủng hoảng nợ bằng cách bắt buộc người dân gởi tiền dành cho mùa lễ tết cho Bộ Tài chính thay vì dùng để mua quà tặng cho nhau. Nhưng tặng quà không đúng cách chẳng có lợi cho ai cả, và chúng tôi xin góp vài ý về chuyện làm sao vượt qua mùa lễ tết này một cách dễ dàng hơn.

Gorbachev phải chịu trách nhiệm về sự tan vỡ của Liên bang Xô Viết


Ivan Gladilin, Nguồn: km.ru / Kichbu posted on 30.12.2012

E. Fedorov và M. Gorbachev

Đại biểu Duma quốc gia Evgeni Fedorov đã gửi đến Tổng công tố LB Nga chất vấn của đại biểu về đánh giá pháp lý những hành động của Mikhail Gorbachev trong thời kỳ tan rã của Liên bang Xô Viết. Đồng thời đại biểu đã gửi thư với sự giải thích chất vấn của mình cho cá nhân Tổng công tố viên LB Nga Yuri Chaika. 

"Kính thưa Yuri Yakovlev!
Vào tháng tám-chín năm 1991, các nhà chức trách của Liên bang Xô Viết, trong đó có những quan chức cấp cao nhất, đã phạm những hành động dẫn đến sự sụp đổ của đất nước. Họ đã không đưa ra được những giải pháp pháp lý để bảo vệ thiết chế nhà nước và toàn vẹ lãnh thổ của Liên bang Xô Viết.
Vào đầu năm 1991 vấn đề về thay đổi những cơ sở căn bản của chế độ hiến pháp của Liên bang Xô Viết (theo đó, của các nước cộng hòa tham gia vào Liên bang) đã được đưa ra trưng cầu ý dân diễn ra vào ngày 17 tháng Ba năm 1991. Tại cuộc trưng cầu ý dân đã thông qua quyết định bảo vệ Liên bang Xô Viết trong tư cách là quốc gia thống nhất (Nghị quyết № 2041-I của Xô Viết Tối cao Liên bang Xô Viết ngày 21 tháng Ba năm 1991 "Về những kết quả của trưng cầu ý dân Liên bang Xô Viết ngày 17 tháng Ba năm 1991").

Cảnh đóng băng kỳ thú

Cảnh đóng băng kỳ thú

Những thác nước tuôn chảy cuồn cuộn trong mùa hè, hay những cành cây từng đung đưa trước gió, nay biến thành những kiệt tác điêu khắc bằng băng rất đẹp mắt của tự nhiên.

Cảnh tượng thác nước đóng thành băng trắng xóa tại vùng núi Thái Hành, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, những ngày cuối tháng 12. Ảnh: Xinhua

Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Ba Sàm: Cho tới hôm nay (...) khó có thể phủ nhận tài năng của những người cộng sản một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”. Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết. Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. (xin lỗi phải cắt bỏ 1 đoạn nhạy cảm).

Anh hùng Vũ Xuân Thiều

Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.

Không quân Việt Nam đã bắn hạ bao nhiêu pháo đài bay B52 ?

Không quân Việt Nam đã bắn hạ bao nhiêu pháo đài bay B52 ?

Hình chiếu đứng của Mikoyan-Gurevich MiG-21.

Ngay sau chiến dịch Mỹ ném bom B52 tại Hà Nội dịp Noel năm 1972 và hòa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam đầu năm 1973, đã có nhiều thông tin khác nhau về số pháo đài bay B52 Mỹ bị Không quân Việt Nam bắn rụng và ai là tác giả của những chiến công thần kỳ  đó. Dư luận về chuyện này kéo dài đến khoảng năm 1976 thì chấm dứt vì sau đó là chuyện khủng hoảng kinh tế, xã hội, cuộc chiến biên giới phía Nam và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là 3 trường hợp MiG-21 bị Không quân Việt Nam bắn hạ B52 do trang wikipedia tổng hợp.

Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:

Anh hùng Phạm Tuân và giây phút hạ gục 'pháo đài bay'

Anh hùng Phạm Tuân và giây phút hạ gục 'pháo đài bay'

"21h tôi được lệnh xuất kích, bay lên thì gặp F4 trên đầu nhưng không được bắn, phải vòng qua. Một lúc sau phát hiện B52, tôi bám theo, khi cách 4 km thì phóng hai quả tên lửa", anh hùng Phạm Tuân kể lại lúc bắn rơi B52.

Trung tướng Phạm Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi B52 trong trận Điện Biên Phủ trên không.
Dáng nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng, anh hùng Phạm Tuân (65 tuổi) kể, khoảng 17h ngày 27/12/1972, ông được lệnh bay đến sân bay Yên Bái. 9 ngày kể từ khi Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, không quân chưa hạ được chiếc B52 nào trong khi lực lượng phòng không bắn rơi vài chiếc khiến đội phi công bay đêm cảm thấy rất căng thẳng.
"Mỗi lần tôi xuất kích, tất cả mọi người đều động viên. Anh em bay ngày nói 'mày bắn rơi B52 tao cõng mày đi học', rồi chỉ huy, thợ máy, dẫn đường... dặn cố bắn một chiếc nhé", trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.
Ông cho biết, thực tế không quân bay lên phá đội hình địch, làm tản nhiễu để lực lượng phòng không dưới đất đánh tốt hơn. Nhưng không quân chưa đánh được B52 thì vẫn là cái nợ.

Tin lạ: Phạm Tuân không bắn rơi B52

Tin này lạ nhưng không lạ vì trước đây đã có dư luận về chuyện này. Như người ta thường nói, ở VN thông tin là chính trị nên chuyện gì cũng có thể xảy ra. Từ chuyện ai đã cắm cờ lên hầm tướng Christian de Castries năm 1954, xe tăng nào đã húc đổ cổng dinh Độc Lập năm 1975, ai cắm cờ trên nắp dinh, ai thảo tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, cây đuốc sống Lê Văn Tám có thực hay không... đến vô vàn chuyện thường ngày khác. Đáng nói là hầu như tất cả các nhân chứng có mặt lúc xảy ra sự kiện đều vẫn đang sống khỏe.

Chiến dịch Linebacker và số máy bay Mỹ bị hạ trên bầu trời Miền Bắc

Chiến dịch Linebacker và số máy bay Mỹ bị hạ trên bầu trời Miền Bắc

VNDCCH tuyên bố: 674 máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, 125 chiếc bị hư hại,[1] 80 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm hoặc hư hại[2]
Hoa Kỳ tuyên bố: 134 máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, 10 máy bay VNCH bị bắn hạ
Để giải tỏa áp lực tiến công của Quân giải phóng trong Chiến dịch hè 1972Hoa Kỳ quyết định mở Chiến dịch Linebacker, ném bom miền bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, nhằm làm kiệt quệ miền Bắc, ngăn chặn sự chi việc cho miền Nam. Phía Bắc Việt Nam gọi chiến dịch này là Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
Chiến dịch Linebacker bắt đầu ngày 16 tháng 4 năm 1972, thực sự là một đòn bất ngờ đối với miền Bắc, vì phần lớn lực lượng phòng không đã được điều động bảo vệ hậu phương của Chiến dịch hè 1972. Mặt khác, lần này Hoa Kỳ đã tung ra những loại máy bay và những đòn tiến công mạnh mẽ, ác liệt hơn so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964-1968). Ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến, Hà Nội bị đánh phá ác liệt. Tổng kho xăng dầu Đức Giang bốc cháy hơn 1 tuần lễ liền. Lần đầu tiên Hải Phòng bị B-52 rải thảm. Các cuộc oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam, do Tổng thống Nixon ra lệnh vào tháng 5 để trả đũa Chiến dịch Xuân Hè 1972, đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.[3] Hoạt động vận chuyển hàng hóa từ bên ngoài vào miền Bắc, cũng như hoạt động tiếp tế của miền Bắc cho các chiến trường miền Nam Việt Nam bị suy giảm rõ rệt, dẫn đến những thay đổi lớn trong chiến cục năm 1972 tại Việt Nam.

Chiến dịch "Sấm rền" và số máy bay Mỹ bị hạ trên bầu trời Miền Bắc


Trong Chiến dịch "Sấm rền" VNDCCH công bố đán bắn rơi 
3.243 máy bay trong khi Mỹ chỉ nhận mất 2.251 chiếc
Chiến dịch Sấm Rền (tiếng AnhOperation Rolling Thunder) hay Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (theo cách gọi ở Bắc Việt Nam) là chiến dịch ném bom trong Chiến tranh Việt Nam do Sư đoàn 2 Không quân (sau là Seventh Air Force), Hải quân Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiến dịch này kéo dài từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 đến 1 tháng 11 năm 1968.

New Year/Osyougatu và TẾT

Tâm sự cuối năm của người Việt xa xứ:




New Year/Osyougatu và TẾT

2012/12/29 Hà Linh – Nhật Bản.
Lại gần tới New Year( Tết Dương lịch- Tết Tây) hay là osyougatu( tiếng Nhật). Càng sống lâu thêm, càng thấy thời gian trôi nhanh. Mi mắt vừa chạm nhau đã hết một năm, đã lại thêm môt New Year,một osyougatu . Chẳng bù cho ngày xưa, chờ cho qua 12 tháng để được manh áo mới cảm giác lâu đến độ như có lẽ sẽ chẳng bao giờ đến.
Mâm cỗ Osechi ngày Tết của Nhật. Ảnh: Hà Linh
Nhớ mãi New Year-osyougatsu đầu tiên ở quê hương mới. Tâm trạng đã thật là trống rỗng, ngơ ngác, pha lẫn chút buồn tủi, cô đơn. Đường phố vắng lặng, ngay cả trong khu dân cư cũng chỉ lác đác người qua lại, nếu thi thoảng gặp hàng xóm hay người quen mới nhỏ nhẹ” Akamashite omedeto gozaimasu ..”mà hồi đó mình đã nghĩ là rất đỗi công thức, khuôn sáo thiếu tình cảm. Những món ăn cho ngày truyền thống chưa kịp quen mùi vị thấy sao nhạt nhẽo. Chẳng phải tíu tít ghé thăm nhà này, tới chúc Năm mới người kia... ” Ớ, osyougatu là thế này sao?”.