Suy ngẫm...
Những câu chuyện tâm sự sau đây của một ông bác sĩ trực phòng cấp cứu trong một bệnh viện ở Việt Nam đã nói lên nhiều điều. Nhưng điều nổi bật nhất là cái tâm trạng của con người ở Việt Nam hôm nay đối với nhau. Người bệnh dù trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh và đang cần đến người cứu mình là ông bác sĩ, nhưng họ vẫn chỉ biết có mình và sẵn sàng cư xử với bác sĩ như kẻ tôi tớ. Thử hỏi trong lúc bình thường, tức là cái lúc họ không cần đến ai, thì họ đối xử với người khác "lịch sự" tới mức nào ?!!! 1. Chuyện thứ nhất lúc 0 giờ:
Một người đàn ông đến cấp cứu vì đau quặn bụng. Khi mình đến khám, ông ta cứ luôn miệng nói:
- Tôi quen anh giám đốc A.
- Tôi có làm ăn với chị trưởng phòng B.
Có lẽ do ông ta nghĩ rằng, khi nói ra những mối quan hệ ấy thì mình sẽ làm việc chu đáo hơn (?).
Mình đã đáp lời rằng:
- Anh có thể thôi nói tên và chức vụ của người khác. Anh hãy nói về chính anh đi: tên, chức vụ và bệnh của anh.
Ông ta trố mắt ra nhìn mình. Phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.
Suy ngẫm: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay làm như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng: “Tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.”
Nhưng một người trưởng thành thật sự lại là người luôn tự đứng vững trên đôi chân mình, can đảm chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả.
2. Chuyện thứ hai lúc 0 giờ 30 phút:
Một người phụ nữ 70 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở ngáp như cá, toàn thân khai mùi phân, nước tiểu, dãi.
Khi mình xử trí cấp cứu xong, mình hỏi hai người con gái ăn mặc rất bảnh bao và thơm tho:
- Bệnh nhân bị bệnh gì trước đây, điều trị ở đâu, và diễn tiến nặng bao lâu rồi?
Mình đã ngỡ ngàng khi nhận được một câu trả lời:
- Bệnh tim mạch và u hạch gì đó không rõ… Mẹ tôi đã khó thở cả tháng nay rồi, nhưng tôi nghĩ không sao nên không đưa đi khám bệnh.
- Hai chị là con ruột của bác?
- Ừ con ruột.
Mình im lặng thở dài khi kết quả xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh “Lymphoma” ác tính di căn não, di căn phổi, đái đường, suy thận...
Làm sao mà cứu chữa? Mẹ thì chỉ có một trên đời...
Tuần trước mình có đi dự đám tang của một bệnh nhân rất thân, và đã chứng kiến những giọt nước mắt ăn năn của người con út.
- Bác sĩ biết sao không, cả bốn tháng nay tôi chưa gặp mẹ, dù nhà tôi và nhà mẹ cách có vài bước chân. Ai ngờ trưa hôm thứ 7, nhận điện thoại báo mẹ đã mất rồi... Giá như tôi ...
Suy ngẫm: Càng lớn tuổi, mình càng thấy sợ trực cấp cứu. Không phải vì sức khỏe kém, vì chuyên môn hay vì áp lực phải tiếp xúc phơi nhiễm với những bệnh lây nhiễm, hay vì có thể bị hành hung bất cứ lúc nào… Mà vì cứ phải chạm vào thật sâu bên trong tâm hồn của mỗi con người dù mình không muốn...
3. Chuyện thứ ba lúc 1 giờ sáng:
Bệnh nhân nam 23 tuổi, cơ thể gầy teo, nấm trắng đầy miệng đến cấp cứu vì tiêu chảy. Khi mình giải thích tình hình bệnh và đề nghị nhập viện thì bệnh nhân không chịu vì không có tiền.
- Sao em không điện thoại gọi ba mẹ em vào bệnh viện đi?
- Ba mẹ em ly dị hồi em còn nhỏ xíu. Em sống với bà, mà bà ở tuốt dưới Vĩnh Long. Em nói thiệt, em bị nghiện ma tuý đá và bị nhiễm HIV.
- Nhưng nếu em không nằm viện thì phải làm sao?
- Em cũng không biết nữa.
Nhìn cơ thể bệnh nhân chi chít những hình xăm, mái tóc nhuộm vàng khè... Sao mà khác quá với cách bệnh nhân trả lời.
- Em chỉ nghĩ mình đau đến đây để được bác sĩ cấp cứu...
Mình lại thở dài, dù tiếng thở dài chẳng làm đêm ngắn lại. Phần lớn những người sa ngã và lầm lạc thường được lớn lên trong gia đình không có hạnh phúc, cha mẹ ly dị, hay nghiện rượu, cờ bạc và thuốc lá.
Suy ngẫm: Có bao giờ mỗi bước chân đi, mỗi quyết định trong cuộc đời, chúng ta đều cẩn trọng? Sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Thật khó vô cùng.
4. Chuyện thứ tư lúc 2 giờ sáng:
Một thanh niên say xỉn rượu đến để khâu những vết thương vùng mặt và lưng do bị chém. Khi y tá điều dưỡng hỏi phần hành chính để làm thủ tục, anh ta liền nạt nộ đập bàn:
- Sao không khâu liền đi, cứ hỏi mấy cái vớ vẩn làm gì?
Ông ta trố mắt ra nhìn mình. Phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.
Suy ngẫm: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay làm như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng: “Tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.”
Nhưng một người trưởng thành thật sự lại là người luôn tự đứng vững trên đôi chân mình, can đảm chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả.
2. Chuyện thứ hai lúc 0 giờ 30 phút:
Một người phụ nữ 70 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở ngáp như cá, toàn thân khai mùi phân, nước tiểu, dãi.
Khi mình xử trí cấp cứu xong, mình hỏi hai người con gái ăn mặc rất bảnh bao và thơm tho:
- Bệnh nhân bị bệnh gì trước đây, điều trị ở đâu, và diễn tiến nặng bao lâu rồi?
Mình đã ngỡ ngàng khi nhận được một câu trả lời:
- Bệnh tim mạch và u hạch gì đó không rõ… Mẹ tôi đã khó thở cả tháng nay rồi, nhưng tôi nghĩ không sao nên không đưa đi khám bệnh.
- Hai chị là con ruột của bác?
- Ừ con ruột.
Mình im lặng thở dài khi kết quả xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh “Lymphoma” ác tính di căn não, di căn phổi, đái đường, suy thận...
Làm sao mà cứu chữa? Mẹ thì chỉ có một trên đời...
Tuần trước mình có đi dự đám tang của một bệnh nhân rất thân, và đã chứng kiến những giọt nước mắt ăn năn của người con út.
- Bác sĩ biết sao không, cả bốn tháng nay tôi chưa gặp mẹ, dù nhà tôi và nhà mẹ cách có vài bước chân. Ai ngờ trưa hôm thứ 7, nhận điện thoại báo mẹ đã mất rồi... Giá như tôi ...
Suy ngẫm: Càng lớn tuổi, mình càng thấy sợ trực cấp cứu. Không phải vì sức khỏe kém, vì chuyên môn hay vì áp lực phải tiếp xúc phơi nhiễm với những bệnh lây nhiễm, hay vì có thể bị hành hung bất cứ lúc nào… Mà vì cứ phải chạm vào thật sâu bên trong tâm hồn của mỗi con người dù mình không muốn...
3. Chuyện thứ ba lúc 1 giờ sáng:
Bệnh nhân nam 23 tuổi, cơ thể gầy teo, nấm trắng đầy miệng đến cấp cứu vì tiêu chảy. Khi mình giải thích tình hình bệnh và đề nghị nhập viện thì bệnh nhân không chịu vì không có tiền.
- Sao em không điện thoại gọi ba mẹ em vào bệnh viện đi?
- Ba mẹ em ly dị hồi em còn nhỏ xíu. Em sống với bà, mà bà ở tuốt dưới Vĩnh Long. Em nói thiệt, em bị nghiện ma tuý đá và bị nhiễm HIV.
- Nhưng nếu em không nằm viện thì phải làm sao?
- Em cũng không biết nữa.
Nhìn cơ thể bệnh nhân chi chít những hình xăm, mái tóc nhuộm vàng khè... Sao mà khác quá với cách bệnh nhân trả lời.
- Em chỉ nghĩ mình đau đến đây để được bác sĩ cấp cứu...
Mình lại thở dài, dù tiếng thở dài chẳng làm đêm ngắn lại. Phần lớn những người sa ngã và lầm lạc thường được lớn lên trong gia đình không có hạnh phúc, cha mẹ ly dị, hay nghiện rượu, cờ bạc và thuốc lá.
Suy ngẫm: Có bao giờ mỗi bước chân đi, mỗi quyết định trong cuộc đời, chúng ta đều cẩn trọng? Sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Thật khó vô cùng.
4. Chuyện thứ tư lúc 2 giờ sáng:
Một thanh niên say xỉn rượu đến để khâu những vết thương vùng mặt và lưng do bị chém. Khi y tá điều dưỡng hỏi phần hành chính để làm thủ tục, anh ta liền nạt nộ đập bàn:
- Sao không khâu liền đi, cứ hỏi mấy cái vớ vẩn làm gì?
- Muốn khâu thì phải làm hồ sơ khai tên tuổi bị đánh chém ở đâu? Rồi còn phải ký tên yêu cầu khâu chứ?
- Tao đ*o khai. Bây giờ tao hỏi tụi mày có khâu không thì bảo? Tụi mày có tin là tao sẽ chém tụi mày bây giờ không?
Mấy anh “bảo vệ” nghe tiếng ồn ào, báo ngay cho công an.
Anh thanh niên say rượu vừa thấy bóng công an lập tức bỏ chạy. Vậy mà mới trước đó còn hùng hổ đòi đâm đòi chém...
Suy ngẫm: Thật tình! Những người có xu hướng hung bạo và dễ bị kích động thường là những người sống trong sự sợ hãi và yếu đuối.
Vì sao khi đi trên phố mấy thanh niên trẻ hay “nẹt bô rồ ga”? Vì sao giữa đám đông mấy người trung niên kia ăn bận diêm dúa trang điểm cầu kỳ? Bởi vì trong sâu thẳm họ khát khao được chú ý, khát khao được công nhận... Nhưng họ chẳng có gì đặc biệt để được người khác chú ý nên họ phải hành động như thế, vì họ lạc loài...
5. Chuyện thứ năm lúc 3 giờ sáng:
Một người đàn ông 50 tuổi được đưa vào cấp cứu vì đau đớn vùng phía dưới sườn phải. Ông ta la hét inh ỏi:
- Bác sĩ đâu rồi? Tụi bây chết hết rồi hả? Tao vào bệnh viện cả tiếng rồi mà chẳng thấy tụi bây đâu?
- Bác sĩ đây, anh vừa mới vào mà… Y tá còn chưa kịp lấy dấu hiệu sinh tồn...
Người nhà vội nói bệnh nhân và quay qua nói với mình:
- Bác sĩ thông cảm, tại ảnh bệnh ung thư đường mật di căn gan, di căn hạch giai đoạn cuối rồi nên đau đớn và hay la hét. Bệnh Viện C đã cho về, khuyên gia đình, bệnh nhân muốn ăn gì thì cứ cho...
Đêm dường như sâu hơn với tiếng thở dài. Nỗi đau niềm thống khổ là có thật, luôn hiện diện bên trong mỗi con người.
Suy ngẫm: Ai cũng đau cũng khổ. Có người nhờ nỗi đau mà vượt lên được chính mình, tìm ra được con đường giải thoát và an lạc, nhưng cũng có người bị chết chìm trong đó.
Lẽ thường, khi người ta gần đến bên kia con dốc cuộc đời, cận kề cái chết, người ta sẽ buông bỏ hết những sân si, người ta sẽ chấp nhận và mỉm cười... Đằng này thỉ không (?)...
6. Chuyện thứ sáu lúc 4 giờ sáng:
Một người phụ nữ đến cấp cứu vì đau đầu ngủ không được. Trong khi mình đang viết bệnh án thì nghe bà ta kêu lên:
- Chú bác sĩ và cô y tá kia, mau trả điện thoại lại cho tôi.
- Xin bà coi xét lại cẩn thận đi. Tụi con đâu có lấy điện thoại của bà làm gì?
- Cô nói gì? Chỉ có cô và chú bác sĩ kia lại gần tôi thôi. Không phải cô thì chú kia lấy. Gọi báo cho "bảo vệ" hay công an ngay đi.
Bệnh nhân ngồi bật dậy, khác với lúc mới vào nhăn nhó, khó chịu mệt mỏi.
Đứa con gái vội nói:
- Ôi mẹ ơi! Mẹ nói cái gì kỳ lạ vậy? Con đang giữ điện thoại của mẹ đây mà. Tại con đi đóng tiền "tạm ứng nhập viện" nên mẹ không biết đấy thôi.
- Vậy hả? Tao tưởng hai đứa này nó ăn cắp điện thoại của tao.
Cô ý tá vừa định lên tiếng thì mình vội ngăn lại và nói nhỏ thì thầm:
- Thôi bỏ đi em.
Mình nhớ một câu chuyện trong Phúc Âm:
Có người hỏi Chúa “Nếu ai đó tát vào má con thì sao?” thì Chúa Giêsu đã trả lời: “Con hãy đưa luôn má còn lại cho người ta tát. Và nếu có ai xin con cái áo khoác bên ngoài, con cũng hãy cởi luôn cái áo khoác bên trong mà cho.”
Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn có mà chưa được... Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi.
Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng từng nói:
“Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp. 'Cái Tôi' của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông...”
Suy ngẫm: Hãy tha thứ. Hãy cho đi nhiều hơn là nhận vào. Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi... mới dùng đến bạo lực và đi xin.
- Tao đ*o khai. Bây giờ tao hỏi tụi mày có khâu không thì bảo? Tụi mày có tin là tao sẽ chém tụi mày bây giờ không?
Mấy anh “bảo vệ” nghe tiếng ồn ào, báo ngay cho công an.
Anh thanh niên say rượu vừa thấy bóng công an lập tức bỏ chạy. Vậy mà mới trước đó còn hùng hổ đòi đâm đòi chém...
Suy ngẫm: Thật tình! Những người có xu hướng hung bạo và dễ bị kích động thường là những người sống trong sự sợ hãi và yếu đuối.
Vì sao khi đi trên phố mấy thanh niên trẻ hay “nẹt bô rồ ga”? Vì sao giữa đám đông mấy người trung niên kia ăn bận diêm dúa trang điểm cầu kỳ? Bởi vì trong sâu thẳm họ khát khao được chú ý, khát khao được công nhận... Nhưng họ chẳng có gì đặc biệt để được người khác chú ý nên họ phải hành động như thế, vì họ lạc loài...
5. Chuyện thứ năm lúc 3 giờ sáng:
Một người đàn ông 50 tuổi được đưa vào cấp cứu vì đau đớn vùng phía dưới sườn phải. Ông ta la hét inh ỏi:
- Bác sĩ đâu rồi? Tụi bây chết hết rồi hả? Tao vào bệnh viện cả tiếng rồi mà chẳng thấy tụi bây đâu?
- Bác sĩ đây, anh vừa mới vào mà… Y tá còn chưa kịp lấy dấu hiệu sinh tồn...
Người nhà vội nói bệnh nhân và quay qua nói với mình:
- Bác sĩ thông cảm, tại ảnh bệnh ung thư đường mật di căn gan, di căn hạch giai đoạn cuối rồi nên đau đớn và hay la hét. Bệnh Viện C đã cho về, khuyên gia đình, bệnh nhân muốn ăn gì thì cứ cho...
Đêm dường như sâu hơn với tiếng thở dài. Nỗi đau niềm thống khổ là có thật, luôn hiện diện bên trong mỗi con người.
Suy ngẫm: Ai cũng đau cũng khổ. Có người nhờ nỗi đau mà vượt lên được chính mình, tìm ra được con đường giải thoát và an lạc, nhưng cũng có người bị chết chìm trong đó.
Lẽ thường, khi người ta gần đến bên kia con dốc cuộc đời, cận kề cái chết, người ta sẽ buông bỏ hết những sân si, người ta sẽ chấp nhận và mỉm cười... Đằng này thỉ không (?)...
6. Chuyện thứ sáu lúc 4 giờ sáng:
Một người phụ nữ đến cấp cứu vì đau đầu ngủ không được. Trong khi mình đang viết bệnh án thì nghe bà ta kêu lên:
- Chú bác sĩ và cô y tá kia, mau trả điện thoại lại cho tôi.
- Xin bà coi xét lại cẩn thận đi. Tụi con đâu có lấy điện thoại của bà làm gì?
- Cô nói gì? Chỉ có cô và chú bác sĩ kia lại gần tôi thôi. Không phải cô thì chú kia lấy. Gọi báo cho "bảo vệ" hay công an ngay đi.
Bệnh nhân ngồi bật dậy, khác với lúc mới vào nhăn nhó, khó chịu mệt mỏi.
Đứa con gái vội nói:
- Ôi mẹ ơi! Mẹ nói cái gì kỳ lạ vậy? Con đang giữ điện thoại của mẹ đây mà. Tại con đi đóng tiền "tạm ứng nhập viện" nên mẹ không biết đấy thôi.
- Vậy hả? Tao tưởng hai đứa này nó ăn cắp điện thoại của tao.
Cô ý tá vừa định lên tiếng thì mình vội ngăn lại và nói nhỏ thì thầm:
- Thôi bỏ đi em.
Mình nhớ một câu chuyện trong Phúc Âm:
Có người hỏi Chúa “Nếu ai đó tát vào má con thì sao?” thì Chúa Giêsu đã trả lời: “Con hãy đưa luôn má còn lại cho người ta tát. Và nếu có ai xin con cái áo khoác bên ngoài, con cũng hãy cởi luôn cái áo khoác bên trong mà cho.”
Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn có mà chưa được... Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi.
Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng từng nói:
“Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp. 'Cái Tôi' của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông...”
Suy ngẫm: Hãy tha thứ. Hãy cho đi nhiều hơn là nhận vào. Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi... mới dùng đến bạo lực và đi xin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét