Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Nhân phẩm bị lợi dụng - anh Mai Phụng Lưu...

Đọc bài này tôi nhớ tới lần tham gia ủng hộ anh Mai Phụng Lưu 5 triệu đồng năm 2011 (xem các ảnh dưới). Đến cuối năm 2011, anh đã bốn lần bị Trung Quốc bắt giữ, bị tịch thu tài sản, tán gia bại sản, nợ nần khắp nơi... nhưng “sói biển” Mai Phụng Lưu vẫn không nhụt chí. Hồi đó, nói chuyện với chúng tôi, anh luôn mơ ước lại có một con tàu của riêng mình để ra khơi bám biển, được vùng vẫy giữa mênh mông sóng nước Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thế mà nay, theo bài này, "anh Mai Phụng Lưu cũng đã quá mệt mỏi và sợ hãi, để có thể liên tục đi vào vùng biển đầy chết chóc đó, cho dù có được phát nhiều lá cờ, và các loại bằng cấp tán dương của bọn cầm quyền thích ngồi trên bờ. Ai rồi cũng nhận ra rằng mình đang bị lợi dụng, lòng yêu nước của mình đang bị lợi dụng." Tôi cũng chán cảnh tham gia các nhóm, hội từ thiện và bị lợi dụng trắng trợn rồi.
 
Nhân phẩm bị lợi dụng
Tuấn Khanh - Những năm tháng nguy nan nhất, đau đớn nhất cho ngư dân, truyền thông tay sai của Hà Nội đẩy mạnh việc lợi dụng con người bằng việc ca ngợi những gương sáng liều chết như anh Mai Phụng Lưu - con sói biển - đi vào Hoàng Sa. Yêu nước như một đơn thuốc liều chết, được phát một cách rộng rãi cho ngư dân, trong chính sách ngoại giao giữ gìn Hòa Bình của Hà Nội với Bắc Kinh. Giờ thì đến anh Mai Phụng Lưu cũng đã quá mệt mỏi và sợ hãi, để có thể liên tục đi vào vùng biển đầy chết chóc đó, cho dù có được phát nhiều lá cờ, và các loại bằng cấp tán dương của bọn cầm quyền thích ngồi trên bờ. Ai rồi cũng nhận ra rằng mình đang bị lợi dụng, lòng yêu nước của mình đang bị lợi dụng. Hình minh họa. Hình chụp hôm 19/1/2014: Người dân Việt Nam biểu tình ở tượng đài Lý Thái Tổ nhân kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc.
Anh bạn người Việt gốc Hoa kể lại cho tôi nghe chuyến đi "bán chính thức" kinh hoàng của anh vào đầu năm 80. Dù nhiều năm định cư và thành đạt ở Pháp, ký ức như chưa hề mờ nhạt trong lời kể của anh. Những năm tháng đó, người Việt gốc Hoa giật mình khi thấy mình không thuộc về nơi đâu trên thế giới này. Bắc Kinh mở chiến dịch nạn kiều để tạo làn sóng bất ổn trong Việt Nam. Còn Hà Nội thì cũng muốn tống khứ bớt đạo quân thứ năm của Trung Quốc - theo quan điểm của nhà cầm quyền - đồng thời cũng kiếm được không ít tiền của từ người bỏ ra đi.

Nội dung Đề án thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM

Theo tôi đề án này không phù hợp với VN hiện nay. Những con số dự báo kết quả tích cực đều là viển vông, bốc phét để được cấp có thẩm quyền và người dân thông qua, hoàn toàn không đáng tin cậy.
Đề án thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM học từ Thụy Điển, Singapore
29/7/2019 - Tác giả đề án làm 34 trạm thu phí cho rằng, TP HCM tiết kiệm khoảng 245.000 tỷ đồng trong 15 năm nhờ lợi ích từ giảm kẹt xe. Sau nhiều lần lấy ý kiến Hội đồng tư vấn giao thông đô thị và tìm hiểu thực tế ở nước ngoài, Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách làm 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường.
Khu vực thu phí được ITD đề xuất (bên trong 
đường màu đỏ). Đồ họa: Hoàng Khánh.
Đề xuất căn cứ trên đề án của Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) trước đó (1.500 tỷ đồng, do nhà đầu tư thực hiện theo hình thức BLT: xây dựng, thuê dịch vụ và chuyển giao) nhưng tổng mức đầu tư khái toán chỉ bằng 1/6 (chưa bao gồm chi phí vận hành, bảo trì..). Số tiền thu được sẽ dùng phục vụ trở lại cho việc phát triển hạ tầng và phương tiện giao thông công cộng như: đầu tư xe buýt mới, miễn phí đi xe buýt ở khu trung tâm... nhằm giảm xe cá nhân.

Tư Chính: TQ ngoan cố khiến VN phản ứng mạnh

Tư Chính: Trung Quốc ngoan cố khiến Việt Nam phản ứng mạnh
Trước sự kiện Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng với nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố về Biển Đông. Cho đến sáng hôm qua 29/07/2019 đã có 14 tổ chức và khoảng 750 người ký vào tuyên bố. RFI Việt ngữ đã trao đổi với phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc nhóm chủ trương bản tuyên bố trên, về vấn đề này.

Sơ đồ hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 (màu đỏ) sách nhiễu tàu Việt Nam ở bãi Tư Chính, thời gian từ 16/06-10/07/2019.

Miền Tây 'đói' lũ vì thiếu nước từ thượng nguồn xuống

Miền Tây 'đói' lũ vì nước ở thượng nguồn sông Mekong xuống thấp
Nông dân miền Tây lo ngại lũ không về thì đồng ruộng sẽ cằn cỗi, sâu bệnh, chuột bùng phát; nắng hạn, xâm nhập mặn khốc liệt hơn. Ra thăm cánh đồng 8 ha khô cằn, trơ gốc rạ của gia đình, lão nông Lê Văn Lam (69 tuổi) ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp tỏ ra lo lắng. Ông cho biết, mọi năm lũ nhỏ nhưng nước thượng nguồn vẫn đổ về tràn đồng lấp xấp. Nhưng nay, kênh nội đồng cạn kiệt như lúc cao điểm nắng hạn tháng 2, 3. "Sống ở đây mấy chục năm mới tôi thấy cảnh lạ lùng này", ông nói.

Nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng 
trên cánh đồng khô cằn. Ảnh: Thành Nguyễn.
Vụ hè thu này, nhiều diện tích lúa vùng Đồng Tháp Mười có năng suất thấp do thời tiết bất thường, sâu bệnh nhiều. Giá thành tăng 3.500 - 3.800 mỗi kg nhưng giá bán thấp, khiến nông dân hòa vốn hoặc lãi rất ít sau 3 tháng canh tác. "Mọi người tranh thủ mở đồng cho lũ vào để đón phù sa, tháo chua rửa phèn, tiêu diệt mầm bệnh nhưng ai nấy đều thất vọng", ông Lam than vãn và cho biết, nếu không có lũ, vụ sau chắc chắn chi phí sẽ tăng lên vì đồng ruộng càng bạc màu, mầm bệnh bùng phát, chuột sinh sôi tung hoành cắn phá lúa, hoa màu...

Mỹ cảnh báo 'VN phải giảm thâm hụt thương mại'

Mỹ cảnh báo 'Việt Nam phải có biện pháp giảm thâm hụt thương mại'
Không lâu sau khi Tổng thống Trump tố cáo Việt Nam “lạm dụng” thương mại với Hoa Kỳ còn tệ hơn cả Trung Quốc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cảnh báo Hà nội phải có biện pháp cắt giảm thặng dư thương mại của Việt Nam trong bối cảnh chính quyền Trump tiếp tục tăng áp lực lên quốc gia Đông Nam Á trong các trao đổi thương mại với Mỹ.Đại diện ThÆ°Æ¡ng mại Mỹ Robert Lighthizer bắt tay Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh tại má»™t buổi đón tiếp Tổng thống Donald Trump ở Hà Ná»™i hôm 12/11/2017. Ông Lighthizer vừa cảnh báo Việt Nam cần tiến hành các biện pháp để giảm thâm hụt thÆ°Æ¡ng mại giữa hai nÆ°á»›c.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer bắt tay Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh tại một buổi đón tiếp Tổng thống Donald Trump ở Hà Nội hôm 12/11/2017. Ông Lighthizer vừa cảnh báo Việt Nam cần tiến hành các biện pháp để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Đường bộ Bắc – Nam Sao lại làm khó đồng bào mình?

Nhắc lại lịch sử, đường dây 500kv do chính các công ty Việt Nam thực hiện cách đây 20 năm, khi mà đất nước vừa đổi mới; chắc chắn công nghệ, kinh tế còn lạc hậu hơn bây giờ rất nhiều. Đặc biệt, những công ty đó chưa bao giờ xây dựng những công trình to và nhiều vốn như vậy. Thế mà người Việt Nam đã làm được và đến nay vẫn đang sử dụng tốt. Vậy vì cớ gì bây giờ Bộ GTVT không tin tưởng giao công việc cho chính người Việt làm? Cần đưa ra các lý do để quy định thẳng không cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu. Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp địa phương được làm đường cao tốc đường cao tốc đi qua địa phương đó. Với những tiêu chí như trong bài này thì Bộ GTVT, mà kẻ đứng đầu Thể cá tra, đã lộ rõ bộ mặt của những kẻ hán nô bán nước. Nếu người dân không lên tiếng phản đối thì Bộ GTVT sẽ làm đủ mọi thủ thuật để nhà thầu Trung Quốc thắng thầu.Trung Quốc là kẻ xâm lược biển đảo và đất liền Việt Nam. Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ quốc, là bán nước. Đề nghị Tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ hãy giám sát chặt chẽ quá trình đấu thầu và làm đường cao tốc Bắc Nam của nhóm lợi ích Bộ GTVT, sẵn sàng cho chúng vào tù nếu phát hiện sai phạm. Kẻ tiếp tay cho Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam là kẻ phản quốc. Sẽ có lúc nhân dân đòi nợ chúng.
Sao lại làm khó đồng bào mình? – Câu hỏi đớn đau không muốn trả lời!
Nguyễn Ngọc Chu 31-7-2019 - Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Bãi Tư chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này Lãnh đạo Bộ GTVT và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam không thể không biết.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.
Các tiêu chuẩn tài chính đấu thầu cao tốc đường bộ Bắc – Nam hoàn toàn bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ phù hợp cho các nhà thầu nước ngoài – mà đa phần đến từ Trung Quốc.
Ai đã đưa ra những tiêu chí để loại bỏ phần lớn các doanh nghiệp Việt? Người ra đề thầu có chịu ảnh hưởng của ai không?

5 rủi ro khi dùng mạng xã hội Việt Nam

5 rủi ro khi dùng mạng xã hội Việt Nam
Pháp luật Việt Nam hẳn khác với pháp luật Mỹ (nơi Facebook, Google đóng trụ sở) trong lĩnh vực ngôn luận. Nếu như nước Mỹ nổi tiếng với việc bảo vệ tự do ngôn luận (thậm chí đặt tự do lên trên những thiệt hại mà nhiều người cho rằng nó có thể gây ra), thì Việt Nam lại nổi tiếng với một nền kiểm duyệt khắt khe và những án phạt nặng nề cho những ai “lỡ dại” mà phạm phải những vùng cấm thông tin. Điều 16, Khoản 1 của Luật An ninh mạng có đề cập đến những thông tin cấm như tuyên truyền chống chính quyền, xúc phạm danh nhân/anh hùng dân tộc, xúc phạm cá nhân/tổ chức, đưa tin sai sự thật, v.v. Chuyện “chống chính quyền” thì đã rõ khả năng đi tù, nhưng không phải khi nào người dân cũng biết thế nào là thông tin “nhạy cảm” cần phải tránh. 
Ảnh: drkarensutherland.com.
Năm nay sẽ có năm mạng xã hội Việt Nam ra đời, do doanh nghiệp tư nhân làm. Đó là tuyên bố của Bộ Thông tin – Truyền thông do ICT News đưa tin ngày 23/7/2019. Cùng ngày, mạng xã hội Gapo ra mắt (dù không lâu sau đã phải đóng cửa để xử lý sự cố kỹ thuật). Còn trước đó vài hôm thì trưởng ngành thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi xây dựng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm thay Facebook, Google với một “triết học khác”.  Mọi thứ đều tạo ra cảm giác rằng thị trường mạng xã hội và công cụ tìm kiếm nội địa đang bắt đầu bùng nổ với sự hậu thuẫn lớn từ phía nhà nước. Trong khi lợi ích từ việc có thêm lựa chọn công nghệ là chưa rõ ràng thì những rủi ro sau đây hoặc là đã rõ như ban ngày, hoặc là rất tiềm tàng. 

Sai lầm khi trả 400 người đánh bạc tại VN cho TQ

5 vấn đề lớn của vụ trao trả 400 người Trung Quốc đánh bạc tại Việt Nam
Luật Khoa - Võ Văn Quản - 31-7-2019
Câu chuyện 400 người Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam, tổ chức đánh bạc, bị vây bắt bởi hơn 1.000 chiến sĩ cảnh sát tinh nhuệ và cuối cùng… được trao trả về cho cơ quan điều tra, xét xử Trung Quốc xem xét không hẳn là một câu chuyện nóng hổi, được quan tâm nhiều trên mạng xã hội Việt Nam. Song các biện luận cho hành vi này được ghi nhận trong báo chí lề phải cho thấy nhiều hàm ý pháp lý hình sự cũng như chính trị chưa minh bạch, các nhận thức sai về pháp luật hình sự mà người dân Việt Nam cần hiểu thêm, và từ đó có không gian để trao đổi. Bằng bài viết này, tác giả sẽ ghi nhận 5 vấn đề:
Công an Việt Nam đang làm thủ tục đối với các đối tượng
người Trung Quốc đánh bạc. Ảnh: Người Lao Động
1. Người Trung Quốc tổ chức cho người Trung Quốc đánh bạc thì trao trả cho Trung Quốc là hợp lý?
Một trong những lập luận đầu tiên mà báo chí đưa ra là trung tâm cờ bạc vừa bị triệt phá là do người Trung Quốc lập nên và cho chính công dân của họ tham gia, vậy nên việc trao trả không có vấn đề gì đặc biệt. Đây là cách luận giải phản khoa học và thiếu hiểu biết về khoa học pháp lý hình sự.

Ngừng ảo tưởng đi, đất nước ko thể phát triển đâu

VIỆT NAM ƠI, NGỪNG ẢO TƯỞNG - VÌ SAO ĐẤT NƯỚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN
Một quốc gia sẽ chẳng trở nên thịnh vượng được nếu lý tưởng của tổ chức điều hành nó là ‘kinh tế tập trung’ dưới danh nghĩa CNXH. Một dân tộc không thể đột phá về thành quả khi họ bị kìm nén và kiểm soát ngôn luận. Một nền kinh tế không bao giờ không thể nào trở nên linh động và thu hút vốn khi nó là sân chơi riêng của các nhóm lợi ích. Đất nước Việt Nam này sẽ không bao giờ được thành chính mình khi bị thao túng bởi một nước khác thông qua những cá nhân không còn tin vào chính đất nước họ. Đừng mơ đến chuyện tung bay khi đôi cánh bị siết trói. Việt Nam ơi, hãy ngừng ảo tưởng. 
Vào những năm giữa của thập niên 70 sau khi thành công thống nhất đất nước chung một màu cờ, chúng ta đã đừng tự hào và mạnh miệng tuyên bố rằng: “….sẽ bắt kịp Nhật trong một thập niên.” Rồi mọi người tin như thật. Nhưng những năm tháng tiếp diễn là một thời kỳ đen tối của dân tộc và tụt hậu cho đất nước. Việt Nam từ một quốc gia với nền công nghiệp tiềm năng đã bị huỷ diệt để thực hiện một mô hình chính trị kinh tế mơ hồi. Cuộc thí nghiệm xã hội này đã khiến toàn quốc chết đói và hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi tìm cơ hội ở phương trời mới.

Xót xa hình ảnh “đảng một bên, dân một bên”

ĐIỀU PHẢI ĐẾN TẤT SẼ ĐẾN!
FB Nguyễn Công Vỹ - Hình ảnh “đảng một bên, dân một bên” giữa hai miền Công lý như thế này đang xiết nỗi đau vào hồn dân tộc để niềm tin thoi thóp giữa bất công khiến một Quốc gia héo mòn trong suy yếu trong khi ngoài kia - kẻ thù dân tộc đang khấp khởi vui mừng bởi chiến thắng đang nằm trong tầm tay chúng khiến mộng bá quyền chỉ tính sớm hay chiều! Đoàn kết dân tộc là sức mạnh duy nhất để đè bẹp mộng xâm lăng nhưng hỡi ôi, nước Việt đầy đau thương đâu còn điều đó!
Hình ảnh “đảng một bên, dân một bên”
Lúc đương thời, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy chính sách an dân làm kế trị quốc và bình thiên hạ. Dù ông là ai, đã đem lại cho đất nước này những gì thì cũng phải thừa nhận trong lĩnh vực này ông đã đúng và dù thật lòng hay không thì ông cũng làm rất tốt việc đó!

Tại sao phải khẳng định anh Hà Văn Nam vô tội ?

Nam là một Đảng viên Đảng Cộng sản gương mẫu. Với giới tài xế, anh Hà Văn Nam có công. Với người nghèo, anh Hà Văn Nam có tình. Với người bệnh cần máu để sống, anh Hà Văn Nam có ơn. Với các cơ quan tố tụng Quế Võ, anh Hà Văn Nam là tên tội phạm, vì lẽ đơn giản, anh đang ở phía nhân dân.
Hà Văn Nam có tội hay không? 
FB Trương Châu Hữu Danh, 30-7-2019
Phiên tòa thể hiện, suốt thời gian 6 người phản đối thì anh Hà Văn Nam đang đối thoại bên trong. Và hồ sơ cũng thể hiện, anh Nam chỉ bàn với anh Phong là cùng nhau làm việc với lãnh đạo trạm, yêu cầu miễn phí cho dân tại chỗ chứ không hề có ý định làm cho ùn tắc giao thông. Việc tòa áp dụng tội gây rối trật tự công cộng rồi lôi kéo anh Nam vào để xử án dằn mặt là hành động trả thù. Nói thẳng, anh Nam không có tội. Trước khi anh Nam bị bắt thì bọn xã hội đen cũng đánh anh gãy nhiều xương sườn, dập nội tạng nhưng không ai bị xử lý.
Hà Văn Nam bên những thùng hàng chuẩn bị mang 
tới cho những gia đình nghèo. Nguồn: FB nhân vật
Ngày 30/7, TAND huyện Quế Võ (Bắc Ninh) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt anh Nguyễn Quỳnh Phong (SN 1986, ở Chí Linh, Hải Dương) 36 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Cùng tội danh, anh Lê Văn Khiển (SN 1990, ở Chí Linh) và anh Hà Văn Nam (SN 1981, ở Hà Nội) đều nhận mức án 30 tháng. Ngoài ra, các anh Nguyễn Tuấn Quân (SN 1984), anh Vũ Văn Hà (SN 1990), anh Ngô Quang Hùng (SN 1993, cùng ở Chí Linh) mỗi người chịu 24 tháng tù; anh Trần Quang Hải (SN 1991, ở Quế Võ) lĩnh 18 tháng tù.

Hà Văn Nam và Nguyễn Văn Thể: Ai đáng vào tù?

Hà Văn Nam và Nguyễn Văn Thể: Ai đáng vào tù?
Blog VOA Trân Văn 31-7-2019 - Tháng trước, vào thời điểm Tòa án huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xử và phạt tù Nguyễn Quang Tuy do “chống người thi hành công vụ”, tại Hà Nội, các đại biểu Quốc hội đã xúm vào chất vấn ông Nguyễn Văn Thể – Bộ trưởng GTVT rằng tại sao Bộ GTVT và Bộ Kế hoạch – Đầu tư ngăn cản Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiểm tra các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT? Cuối cùng nhờ KTNN cương quyết thực hiện công việc của mình, kiểm toán 61 dự án, mới phát giác, các nhà đầu tư đã khai khống về giá trị các gói đầu tư số tiền khoảng… 3.000 tỉ đồng và cũng vì vậy, Bộ GTVT đành cắt đi… 222 năm mà bộ này từng nhân danh nhà nước, cho phép các nhà đầu tư thu phí (8). Giữa những cá nhân như Hà Văn Nam và ông Nguyễn Văn Thể – người mà quá trình phục vụ cách mạng gắn bó chặt chẽ với sự ra đời, phát triển của các dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT ở Việt Nam – ai đáng vào tù hơn?
Ảnh chụp màn hình trang Facebook của Hà Văn Nam.
Tòa án huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa tuyên bố, các ông: Nguyễn Quỳnh Phong, Hà Văn Nam, Lê Văn Khiên, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng, Trần Quang Hải đã cùng phạm tội “gây rối trật tự công cộng”. Một người (ông Phong) bị phạt 36 tháng tù, hai người (ông Nam, ông Khiên) bị phạt 30 tháng tù, ba người (ông Quân, ông Hà, ông Hùng) bị phạt 24 tháng tù, nhẹ nhất (ông Hải) cũng bị phạt 18 tháng tù.

Vụ xử Hà Văn Nam và các ace chống BOT bẩn

Theo nhà báo Hữu Danh, “với giới tài xế, anh Hà Văn Nam có công. Với người nghèo, anh Hà Văn Nam có tình. Với người bệnh cần máu để sống, anh Hà Văn Nam có ơn. Với các cơ quan tố tụng Quế Võ, anh Hà Văn Nam là tên tội phạm”. Luật sư Hà Huy Sơn nhận định về nền tư pháp Việt Nam: “Một nền tư pháp bất công và vô đạo lý: Đó là nhiều người vì đấu tranh chống tham nhũng, chống bất công mà phải nhận là mình có tội. Vì ngoài việc đấu tranh, họ còn phải có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Một nền tư pháp không cho con người ta làm người tử tế. Một nền tư pháp không bảo vệ một xã hội tử tế“.
Vụ xử Hà Văn Nam và các đồng nghiệp chống BOT bẩn
BTV Tiếng Dân 31-7-2019 - Ngày 30/7/2019, tài xế Hà Văn Nam cùng 6 đồng nghiệp đã bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa lưu động tại UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, với tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’. BBC đưa tin: Phản đối BOT, Hà Văn Nam bị 30 tháng tù vì tội ‘gây rối’. Ông Nam bị tuyên án 30 tháng tù giam. Người nhận mức án cao nhất là ông Nguyễn Quỳnh Phong, 36 tháng tù. Ông Trần Quang Hải nhận án thấp nhất, 18 tháng tù.
Theo các nhà hoạt động có mặt tại khu vực phiên tòa diễn ra, cho biết, đông đảo công an mặc sắc phục có mặt trước cổng tòa. Mặc dù nắng nóng, nhưng nhiều người dân cũng đã tập trung trước cổng UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, để nghe tường thuật phiên xử qua loa phóng thanh, ủng hộ các “bị cáo”.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

KHÔNG ĐỒNG Ý BẢN ÁN DÀNH CHO HÀ VĂN NAM

TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI BẢN ÁN DÀNH CHO HÀ VĂN NAM
Sơn Bùi - Hôm nay TAND huyện Quế Võ đã áp dụng điểm c: Gây cản trở giao thông nghiêm trọng và điểm d: Xúi giục người khác gây rối quy định trong khoản 2 điều 318 BLHS với bị cáo Hà Văn Nam và tuyên án anh Nam 30 tháng tù giam sau khi đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Cá nhân tôi không đồng ý với bản án này ở những điểm sau:
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, bầu trời, cây, thực vật, đám đông và ngoài trời
1- Không đủ cơ sở để áp dụng điểm c, khoản 2 điều 318 BLHS. Lý do anh bị cáo Hà Văn Nam không phải là người điều khiển phương tiện giao thông khi xe dừng đỗ tại làn thu phí và thời điểm anh Nam rời xe để vào nhà điều hành là thời điểm hiện tượng tắc đường chưa xảy ra. Nguyên nhân gây tắc đường thì ngoài lý do một số xe khác cũng dừng ở trạm thu phí để thắc mắc kiến nghị miễn phí cho xe địa phương còn có lý do trạm không chịu mở barie kịp thời để các xe lưu thông chứ không phải do hành động hay ý muốn chủ quan của anh Nam dẫn tới tắc đường. Như vậy bị cáo Hà Văn Nam không thực hành hành vi gây cản trở giao thông.

Đã tới lúc cần nhìn xuyên bộ đồng phục

Đã tới lúc cần nhìn xuyên bộ đồng phục
30/07/2019 FB Vũ Thạch - Khi có dịp đi ra nước ngoài, nhiều người Việt chúng ta hay có cảm giác "thiêu thiếu" gì đó. Và thường thì phải mất cả ngày ta mới nhận ra cái thiếu đó là gì. Thật vậy, nếu để ý bạn sẽ thấy các nước càng tân tiến, càng dân chủ, càng trật tự, lại càng ít thấy đồng phục ngoài đường phố hay ngay cả trong các công sở, ngoại trừ ở các thành phố nhỏ gần các căn cứ quân đội. Có lẽ phát xuất từ ý niệm rất rõ rằng chính phủ chỉ là những người được dân thuê làm các công việc phục vụ công cộng, nên bộ đồng phục chính yếu chỉ để cho dân dễ dàng nhận dạng khi cần được giúp đỡ mà thôi.Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, mọi người Ä‘ang đứng và ngoài trời
Ngược lại, đến những nước càng độc tài khắt khe, số đồng phục của các ban ngành chính phủ càng nhiều và được phô trương khắp nơi, từ đường phố đến công sở đến báo đài. Nước ta thuộc vào loại này và chẳng thua kém ai. Chỉ riêng công an đã có đồng phục riêng cho CA điều tra, CA trật tự, CSCĐ 113, CSGT, CS Biển, dài xuống CA xã. Rồi qua đến các bộ và ban ngành: ngành Thanh tra Chính phủ có đồng phục riêng; Ngành Hải quan có đồng phục riêng; Ngành Kiểm sát có đồng phục riêng. Ngay cả ngành Quản lý Trị trường, ngành Trật tự Đô thị, đội quản lý lăng HCM, v.v. đều có đồng phục riêng.

Thành bại tại vợ

Bình luận trên mạng: Độc thân ai cũng như trẻ thơ. Lấy vợ sinh ra kẻ dữ hiền. Thiện ác đâu phải do bản tính. Phần nhiều do lấy vợ mà nên...
Thành bại tại vợ
Võ Tòng Đánh Mèo, Theo FB Võ Tòng Đánh Mèo
Thằng bạn tôi trước là một tay chuyên đi đòi nợ thuê. Bẵng một thời gian không liên lạc, hôm rồi gặp lại, nó khoe đã chuyển sang làm nhà văn, mà lại là nhà văn nổi tiếng, sách ra tằng tằng như ốc bươu vàng đẻ trứng, đặt tay lên phím là văn phun ra thành dòng như vận động viên su-mô đi té re. Nó giờ nó “hot” lắm: mỗi lần ra sách là độc giả chen chúc xếp hàng chật cứng trước cửa nhà xuất bản tranh nhau chờ mua. Ai may mắn mua được thì vừa cầm sách ra đến cổng đã có phe sách chạy tới gạ mua lại với giá cao gấp 10. Còn có vụ vài chục bác thương binh phóng xe ba gác húc đổ cửa xông thẳng vào nhà xuất bản chửi bới vì không mua được sách nữa...
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và ngoài trời

Tôi hỏi: “Bí quyết gì khiến mày từ một thằng chuyên đòi nợ thuê và trượt tốt nghiệp vì môn Văn bị điểm liệt lại trở thành nhà văn nổi tiếng?”, nó đáp: “Tao mới lấy vợ!”. Thấy tôi ngơ ngơ, nó thở dài, bảo: “Văn chương thực ra chỉ là một phương thức để thể hiện những ấm ức, bức xúc mà người ta không dám nói ra bằng mồm hay bằng nắm đấm. Trước khi lấy vợ, đứa nào làm tao bức xúc là tao chửi, tao táng chết mẹ. Nhưng lấy vợ rồi, dù bức xúc, ấm ức đến đâu, tao vẫn phải nín. Khi những bức xúc, ấm ức bị dồn nén không thể giải tỏa bằng mồm hay bằng nắm đấm, chúng sẽ bung ra thành văn chương”.

Sài Gòn: Cả trăm nữ tiếp viên mặc sexy chờ khách

Sài Gòn: Cả trăm nữ tiếp viên mặc sexy đang chờ khách
Rạng sáng cùng ngày, trinh sát thuộc đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an quận 5 phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã ập vào kiểm tra hành chính với nhà hàng Dragon - K, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường 14, quận 5, TP.HCM. Cùng lúc, Đoàn 2 kiểm tra liên ngành Văn hoá - Xã hội TP.HCM phối hợp cùng Công an quận 1 đột kích vào nhà hàng Sunlight (trước đây có tên là Dmax) nằm ở đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Tại các phòng của nhà hàng, lực lượng phát hiện hàng chục nữ tiếp viên ăn mặc hở hang, sexy đang chờ phục vụ khách vào vui chơi. 
Nhà hàng Hoa Hướng Dương, còn có tên là Sunflower, đường Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1 cũng mắc nhiều sai phạm khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra. Được biết, nhà hàng Hoa Hướng Dương đã từng 6 lần bị kiểm tra xử lý nhưng vẫn vi phạm.

LS Hà Huy Sơn: “Hà Văn Nam là không có tội"

Tài xế chống “BOT bẩn” Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam
RFA 2019-07-30 - Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Hà Văn Nam cho chúng tôi biết qua điện thoại như sau: Tại tòa tôi có nói Hà Văn Nam là không có tội, tại vì mục đích là đi khiếu nại để đòi hỏi quyền lợi thôi, chứ không phải là gây ách tắc giao. Việc ách tắc giao thông thì lỗi một phần do BOT và tài xế khác chứ không phải do động cơ và mục đích của Hà Văn Nam. Người ta buộc tội anh ấy xúi dục các tài xế để chặn các làn xe đi qua trạm gây ách tắc giao thông. Anh ấy có nói là không có động cơ như vậy, anh ấy chỉ có sơ suất là không nói rõ cho các lái xe phương pháp đấu tranh”.
Tài xế Hà Văn Nam
Ông Hà Văn Nam, một người hoạt động từng nhiều lần phản đối các trạm BOT đặt không đúng vị trí trên khắp cả nước vừa bị Tòa án nhân dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh tuyên 30 tháng tù giam với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” vào sáng 30/7/2019.

Tại sao báo Việt ko đưa tin về vụ xử Hà Văn Nam ?

Tại sao báo Việt không đưa tin về vụ xử Hà Văn Nam ?
Chặn trạm thu phí BOT, Hà Văn Nam lĩnh 30 tháng tù giam về tội Gây rối trật tự công cộng
Duc Trung Nguyen - Để được nhìn thấy anh Hà Văn Nam và chứng kiến toàn bộ phiên tòa xét xử anh ngày hôm nay 30/7/2019, tôi đã khởi hành từ nhà lúc 4h30 sáng, đến 16h30 mới về đến nhà. Mệt mỏi, nhưng không phải do thời tiết nóng bức rồi đến mưa rào rất to mà chủ yếu do tâm trạng buồn và thất vọng vì bản án dành cho anh Nam quá nặng nề.
Lực lượng an ninh ngăn cản người muốn vào dự phiên tòa
Có điều tôi ngạc nhiên là không thấy các phóng viên đông đảo đến dự phiên tòa. Do đó vừa về đến nhà, tôi đã vào mạng thử xem báo chí viết và bình luận thế nào về phiên tòa và bản án. Từ chiều đến nay, vẫn chỉ thấy trang soha và trang vnexpress đưa tin rất ngắn, ngoài ra dường không thấy các trang báo Việt khác đưa tin.
Tôi không hiểu tại sao ? Chẳng lẽ đụng vào BOT là quá nguy hiểm, quá nhạy cảm đối với giới báo chí chăng, hay có lệnh nào đó từ Trung ương ?

VN: 'Tinh trùng mang biếu vừa yếu vừa thiếu'

Việt Nam: 'Tinh trùng mang biếu vừa yếu vừa thiếu'
27 tháng 7 2019 - Việt Nam đang có vấn đề thiếu tinh trùng hiến tặng trong lúc chất lượng lại giảm theo xu hướng chung củ̀a thế giới. Cả nước chỉ có trên 500 đàn ông hiến tặng tinh trùng, theo một bài báo Việt Nam trích nguồn từ Đại học Y Hà Nội. Cũng theo báo chí Việt Nam, tình trạng 'kiệt quệ' tinh trùng khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có thể mất cơ hội làm cha mẹ. Điều này khiến một trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Hà Nội phải vận động sinh viên ngành y để giải quyết vấn đề này, bài của tác giả Huyền Anh cho hay hôm 15/07. Kênh VTV24 hồi tháng 3/2019 có phóng sự nói "Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao nhất thế giới".
Thanh niên trẻ Việt Nam tại một lễ 
hội bia hơi ở Hà Nội (Hình minh họa)
Bài báo trích bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà nêu ra vấn đề mang tính pháp lý ở VN hạn chế hiến tặng tinh trùng. Đó là Nghị định 10/2015 của chính phủ quy định, tinh trùng, noãn của người cho "chỉ được sử dụng một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác". "Tức một người chỉ được hiến tinh trùng một lần." Vẫn theo các nguồn y tế VN đăng trong bài báo, "tại 21 trung tâm trên cả nước, hiện chỉ có 518 khách hàng hiến tinh trùng".

Luận cứ bào chữa cho Hà Văn Nam tại tòa 30/7/2019

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO HÀ VĂN NAM TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Tòa án nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày 30/07/2019
Kết quả phiên tòa sơ thẩm Hà Văn Nam: Thời gian từ 7g 30 đến 13 g ngày 30/7/2019 thì kết thúc. Anh Hà Văn Nam bị tuyên án "Tội gây rối trật tự công cộng" theo điểm c, d khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự. Án phạt 30 tháng tù. 
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn Công ty Luật TNHH Hà Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội là người bào chữa cho anh Hà Văn Nam. Tôi xin được trình quan điểm bào chữa như sau:
Trước hết, tôi xin cám ơn anh Hà Văn Nam và gia đình đã mời tôi làm người bào chữa.

Biểu tình hay ko biểu tình? Còn biểu tình không?

Biểu tình hay không biểu tình? Có còn biểu tình hay không?
Không có một cuộc biểu tình nào xảy ra dù là của Đảng Cộng sản tổ chức để phản đối Trung Quốc, trong khi vụ Tư Chính xảy ra gần cả tháng rồi. Ba ngày sau, RFA tiếng Việt theo sau, viết một bài nội dung y hệt, tìm thấy câu trả lời cũng y hệt. Tôi thì tôi thấy nguyên nhân có thể là phức tạp hơn.

Người dân biểu tình phản đối Dự luật Đặc
khu và Luật An ninh mạng. Photo Courtesy
Để có một cuộc biểu tình xảy ra cần có hai điều kiện liên quan với nhau: Mục đích của cuộc biểu tình và những người sẵn sàng biểu tình cho mục đích đó. Biểu tình tại Việt Nam trong những năm vừa qua có những nguyên nhân sau đây, và cũng là mục đích, xếp theo thứ tự quan trọng: Chống Trung Quốc, Đòi đất đai, Chống ô nhiễm môi trường, Đòi tăng lương.

BBC: Phản đối BOT, Hà Văn Nam bị 30 tháng tù giam

Rất buồn khi trực tiếp có mặt trước cửa trụ sở UBND xã Đào Viên nghe tòa tuyên án anh Nam, một bản án hoàn toàn phi lý vì hành động đấu tranh của anh và các bạn hoàn toàn ôn hòa, nếu có sai sót thì cũng chỉ đến mức phạt hành chính chứ không thể chuyển thành tội hình sự với bản án quá nặng như tòa vừa tuyên. Phải khẳng định BOT Phả Lại hoàn toàn sai vì nhiều lý do (chỉ trải lại thảm nhựa trên đường quốc lộ 18 có sẵn, chỉ dài 57 km, đây là đường độc đạo người dân đã sử dụng từ lâu...), nên việc anh Nam giúp người dân địa phương đòi hỏi miễn trả phí khi đi qua đây là điều hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong bối cảnh việc này đã được rất nhiều trạm BOT thực hiện.

Phản đối BOT, Hà Văn Nam bị 30 tháng tù vì tội ‘gây rối’
Lái xe Hà Văn Nam cùng 6 tài xế khác được đưa ra xét xử trong phiên tòa lưu động tại UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, Bắc Ninh hôm 30/7 với tội danh 'gây rối trật tự công cộng' theo Điều 318, Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ông Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam. Trước khi bị bắt, ông Hà Văn Nam từng tham gia các hoạt động giám sát, phản đối các BOT thu phí không hợp lý kể từ giữa 2018 đến nay như BOT Tân Đệ, BOT Mỹ Lộc, BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài. Ông cũng cùng bạn bè là các lái xe đặt các lán, trại cạnh các BOT để bám trụ, theo dõi quan sát BOT liệu có dám thu phí người dân hay không.

Trước phiên xét xử tài xế Hà Văn Nam tại Bắc Ninh hôm 30/7/2019
Người nhận án cao nhất, 36 tháng tù, là Nguyễn Quỳnh Phong, sinh năm 1986. Cùng tội danh, ông Lê Văn Khiển, sinh năm 1990, nhận 30 tháng tù. Bên cạnh đó, các bị cáo Nguyễn Tuấn Quân (SN 1984), Vũ Văn Hà (SN 1990), Ngô Quang Hùng (SN 1993) mỗi người chịu 24 tháng tù; bị cáo Trần Quang Hải (SN 1991) lĩnh 18 tháng tù.

Linh Cẩu chính thức bị truy tố ra tòa xét xử

Nguyễn Hữu Linh chính thức bị truy tố ra tòa xét xử
Viện kiểm sát nhân dân quận 4 đã hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Hữu Linh và chuyển hồ sơ qua tòa án nhân dân quận 4 để tiến hành xét xử sơ thẩm về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Truyền thông trong nước hôm 29/7 loan tin cho biết như vừa nêu.

Ông Nguyễn Hữu Linh (góc trên bên trái), và 
hình chụp đoạn trich từ video trong thang máy
Ngày 25/7 Viện Kiểm sát Nhân dân Quận 4 đã ban hành cáo trạng bổ sung, tiếp tục truy tố bị can Nguyễn Hữu Linh - cựu Viện phó viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng - về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo điều 146 bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt từ 6 tháng đến ba tù giam.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Kiến nghị đổi tên “Biển Đông” thành “Biển Đông Nam Á”?

Kiến nghị đổi tên “Biển Đông” thành “Biển Đông Nam Á”?
Mới đây, trong diễn biến mới nhất liên quan đến Bãi Tư Chính, một tổ chức người Việt ở hải ngoại đưa ra kiến nghị đổi tên “Biển Đông” thành “Biển Đông Nam Á”. Bản kiến nghị có tên “Thay đổi tên” Biển Đông” thành “Biển Đông Nam Á” được đề xuất bởi Tổ chức Nguyễn Thái Học, tên của nhà cách mạng Việt Nam. Bản kiến nghị cho rằng, nên đổi tên Biển Đông thành “Biển Đông Nam Á” vì đó là tên của khu vực nằm trong đó, phần lớn bờ biển thuộc về các quốc gia Đông Nam Á, và tự do hàng hải nên không giới hạn ở một quốc gia trong khu vực.

Một nhóm người Việt Nam đã đưa ra một bản kiến nghị trên Change.org kêu gọi tên “Biển Đông” được đổi thành “Biển Đông Nam Á”. Bản kiến nghị có tên “Thay đổi tên” Biển Đông” thành “Biển Đông Nam Á” được đề xuất bởi Tổ chức Nguyễn Thái Học, tên của nhà cách mạng Việt Nam. Bản kiến nghị cho rằng, nên đổi tên Biển Đông thành “Biển Đông Nam Á” vì đó là tên của khu vực nằm trong đó, phần lớn bờ biển thuộc về các quốc gia Đông Nam Á, và tự do hàng hải nên không giới hạn ở một quốc gia trong khu vực.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Đối sách nào cho Việt Nam trong vụ bãi Tư Chính

Đối sách nào cho Việt Nam trong vụ bãi Tư Chính
Thiện Ý - “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông...". Chúng tôi lần lượt trình bày tóm lược diễn biến vụ việc Bãi Tư Chính và đưa ra nhận định về đối sách của nhà đương quyền Việt Nam, sẽ là nội dung bài viết này.

I - DIỄN BIẾN VỤ VIỆC BÃI TƯ CHÍNH
Vụ việc khởi sự khi vào ngày 3-7-2019 và trước đó, tàu thăm dò "Hải Dương Địa Chất 8" và các tàu hộ tống cảnh sát biển của Trung quốc đã xuất hiện gần Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Để đường sắt CL-HĐ làm bảo tàng hữu nghị Việt - Trung ?

Nên biến đường sắt này thành bảo tàng hữu nghị hai nước anh em và cũng là bảo tàng truyền thống của ngành giao thông. Chúng ta nhất định không hoàn thiện nó nữa, dù cho TQ có cho tiền, có thuyết phục xin xỏ hoàn thiện thật nhanh, không tính thêm phí hay năn nỉ chúng ta đến thế nào thì chúng ta cũng nhất định không hoàn thiện, không vận hành… Cứ để nguyên trạng hiện nay làm bảo tàng hữu nghị Việt - Trung.
‘Lãng phí, đội vốn,’ tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử một năm vẫn nằm ì
July 27, 2019 - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông gây nhiều tranh cãi sẽ đánh dấu một năm chạy thử, trong lúc ngày chạy thật đang bị hoãn vô hạn định. Các báo nhà nước hiện không còn dẫn bất kỳ phát ngôn nào của giới chức Hà Nội hay Bộ Giao Thông Vận Tải hứa hẹn ngày vận hành của đường sắt này sau cả chục lần “lỗi hẹn” từ năm này qua năm kia và “đội vốn” liên tục.
Tàu Cát Linh-Hà Đông. (Hình: Zing)
Tờ Lao Động hôm 25 Tháng Bảy, 2019, cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm mới nhất, cử tri Nguyễn Minh Tâm nói: “Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông không biết bao giờ mới hoạt động. Cử tri mong muốn giới chức thành phố thông tin rõ để cử tri yên tâm.” Cử tri Nguyễn Diệu Thúy cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã không thành công, làm đội vốn, lãng phí, chất lượng thấp. Bà Thúy đề nghị cần quy trách nhiệm và có hình thức xử lý, rút kinh nghiệm cho những người liên quan. Tuy vậy, ý kiến của hai cử tri nêu trên rơi vào thinh không vì ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội “xin phép vắng mặt vì bận họp một cuộc khác.”

Kiện Trung Quốc: Bây giờ hoặc không bao giờ!

Nếu Việt Nam không nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, Việt Nam đã và sẽ tiếp tay cho các vi phạm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Khi VN không kiện thì thế giới sẽ mặc nhiên coi VN đồng tình với các hành động của TQ, từ đó VN sẽ mất hoàn toàn chủ quyền trên biển Đông.
Kiện Trung Quốc: Bây giờ hoặc không bao giờ!
Tâm Don - Vào năm 2013, Philipiness đã kiện Trung Quốc ra Tòa thường trực quốc tế ở Hà Lan (PCA). Vào năm 2014, Việt Nam cũng đã có động thái kiện Trung Quốc ra PCA để bảo vệ chủ quyền biến đảo của mình. Nhưng tất cả chỉ vẫn là động thái, mặc dù vào năm 2016, PCA đã ra phán quyết xác định đường lưỡi bò - đường chín đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra là phi lý và bất hợp pháp. Trung Quốc đang ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính và lô 06.01, tại sao Việt Nam chỉ phản ứng yếu ớt và không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?

Toà thường trực quốc tế ở The Hague - Hà Lan.
Trước việc Trung Quốc ngày càng thể hiện sự ngang ngược và tham lam đối với biển Đông, Philipiness đã nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Tòa thường trực quốc tế ở Hà Lan (PCA). Vào tháng 6-2016, tòa này đã đưa ra phán quyết cực kỳ quan trọng: Đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra là một đòi hỏi hoàn toàn vô lý và ngang ngược. Dù phán quyết của tòa này không có chế tài, nhưng nó là cơ sở khoa học và pháp lý buộc hai bên Trung Quốc và Philipiness tuân thủ. Sau phán quyết của PCA, Trung Quốc tuy lớn tiếng phủ nhận nhưng ngay lập tức sự hung hăng và ngang ngược đã giảm xuống rất nhiều lần.

Liệu Hà Nội có đủ quyết tâm kiện Trung Quốc ???

Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ ủng hộ Việt Nam, lên án Trung Quốc
Dân Biểu Eliot L. Engel, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ, hôm 26 Tháng Bảy bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam và lên án Trung Quốc “can thiệp vào vùng biển do Việt Nam kiểm soát.” Ông Jonathan Odom, giáo sư Luật Quốc Tế của Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Marshall của Mỹ, cũng đăng tải trên Twitter, nhận định rằng Hà Nội “có thể dùng hầu hết phần biện hộ” của Manila trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cách đây ba năm và có khả năng “chiến thắng” về mặt pháp lý. “Vì vậy, chỉ là câu hỏi liệu Hà Nội có đủ quyết tâm chính trị để làm việc đó hay không thôi,” ông nói thêm.

Dân Biểu Eliot L. Engel, chủ tịch Ủy Ban 
Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ. (Hình: AFP)
Tuyên bố của ông Eliot L. Engel được đăng tải trong một thông cáo báo chí trên trang nhà của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ. Báo Thanh Niên trong nước hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy, 2019 đã “trang trọng” đưa tin này lên trang nhất. Mở đầu bản thông cáo báo chí, ông nói sự hung hăng khiêu khích của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông là “một minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai xem thường luật pháp quốc tế.” Ông khẳng định là theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc “cấu thành sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).”

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Thơ thời sự 5 chữ đặc sắc của Thái Bá Tân

THƠ THỜI SỰ NĂM CHỮ ĐẶC SẮC CỦA THÁI BÁ TÂN
KHÔNG PHẢI VÌ CHÍNH QUYỀN
Nếu bây giờ nhà nước
Kêu gọi dân xuống đường
Biểu tình chống Trung Quốc,
Tôi nghĩ cũng bình thường
Nếu ai đó cương quyết
Không chịu đi. Vì sao?
Vì bức xúc, tự trọng,
Vì đảng xem đồng bào
Như bầy cừu ngu ngốc
Muốn xua đâu thì xua.
Lúc đánh, lúc tâng bốc.
Còn hơn cả trò đùa.

ĐCSTQ đã tự tạo ra chính điều mà nó vẫn sợ hãi

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một trong những tội ác chống lại loài người lớn nhất thế kỷ 21. Lịch sử sẽ ghi nhớ những người đã nhìn thấu và có dũng khí lên tiếng phản đối cuộc đàn áp trong thời điểm khắc nghiệt này.
The Diplomat: ĐCSTQ đã tự tạo ra chính điều mà nó vẫn sợ hãi
Sarah Cook là một chuyên gia nghiên cứu Đông Á, phụ trách thông cáo các vấn đề Trung Quốc trong tổ chức nhân quyền Freedom House. Cô là tác giả của nghiên cứu: “Cuộc chiến vì linh hồn Trung Hoa: Sự hồi sinh tín ngưỡng, đàn áp và phản kháng dưới thời Tập Cận Bình“. Ngày 20/7 vừa qua, The Diplomat đã đăng tải bài viết của Sarah Cook có tựa đề “In July 1999, the CCP created exactly what it had feared” (Tạm dịch: Tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ tự tạo ra chính điều mà nó vẫn sợ hãi) nói về thời điểm cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu 20 năm trước. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Bản tiếng Anh xem tại đây.

Một buổi tập Pháp Luân Công
Trong những năm 1990, phong trào thực hành thiền định và tâm linh Pháp Luân Công nổi lên như một hoạt động khí công, thể dục và sức khỏe tại Trung Quốc, một phần nhờ sự trợ giúp của chính quyền. Nằm ngoài sự chú ý của truyền thông quốc tế, và thậm chí phát triển phần nào ngoài sự chú ý của Đảng Cộng sản, nhóm khí công này đã quy tụ hàng chục triệu người tập từ các ngành nghề, địa vị xã hội, và khu vực địa lý khác nhau trên khắp Trung Quốc. Cuối thập niên 1990, từ chỗ được chính quyền tán thành, Pháp Luân Công dần dần bị quấy nhiễu. Vào tháng 7/1999, môn này đột ngột trở thành mục tiêu của một cuộc thanh trừng quy mô lớn.

Vì sao dân không chịu xuống đường chống Trung Quốc?

Vì sao dân vẫn không chịu xuống đường chống Trung Quốc?
BTV Tiếng Dân 27-7-2019 Mặc dù báo “lề đảng” có những bài viết hô hào chống TQ như: Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc, nhưng cư dân mạng và các nhà hoạt động chẳng những không hưởng ứng, mà còn giễu cợt những lời kêu gọi đại loại như thế. Một số người lấy làm lạ, đặt câu hỏi: Vì sao người dân không xuống đường, lên tiếng vụ Bãi Tư Chính?
Nhà văn Thận Nhiên viết: “Vì sao lại có hiện tượng lãnh cảm này? Người dân không còn yêu nước và nguội tắt tinh thần đối kháng với giặc rồi ư? Không! Họ chỉ lãnh cảm với trò hề nhạt và nước mắt cá sấu thôi. Đảng đã hiểu chưa? Tôi nghĩ, mấy ngày qua mà đảng không hô hào kêu gọi thì dân ta đã xuống đường rồi“.
Một số nhà hoạt động kể lại, những lần họ cùng mọi người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nhưng đã bị công an bắt bớ, đánh đập dã man như thế nào. Nhà hoạt động Lê Dũng Vova có bài tổng kết sơ bộ về những thiệt hại suốt hai năm 2011-2012, khi tham gia đưa tin người dân xuống đường phản đối TQ gây hấn, như sau:

“Vị Xuyên & Thế sự Việt – Trung” của Phạm Viết Đào

“Vị Xuyên & Thế sự Việt – Trung” của Phạm Viết Đào
Nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2019
Nguyễn Đào Trường 27-7-2019 - Cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, do bọn cộng sản bành trướng Trung Quốc phát động, đến nay đã lùi vào dĩ vãng, lớp bụi năm tháng phủ mờ sự việc. Thời gian từ năm 1979-2019 dù cách xa 40 năm, với lịch sử chỉ là chớp mắt. Những thế hệ sinh sau 1979 nhiều người không biết đến cuộc chiến ác liệt đẫm màu này. Những người cầm quyền vì một động cơ nào đó, đã cố ý lãng quên, giấu giếm sự thật lịch sử, nhưng: “Cái kim bọc giẻ lâu ngày vẫn ra”.
Ngày nay, bao cán bộ chiến sỹ, những người trực tiếp chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên, Thanh Thủy, Hà Giang thời ấy, chứng nhân lịch sử tường thuật, ghi chép kể lại trong cuốn “Vị Xuyên & Thế sự Việt – Trung” qua các bài: Bút ký, tiểu luận, điều tra, của những người trong cuộc làm sáng tỏ sự thật, bao hy sinh mất mát tính mạng, tài sản do bọn Tàu cộng sản gây ra cho dân tộc, tổ quốc Việt Nam. Chúng ta lật những trang sách dưới đây để thấy rõ hơn bao giờ hết.
Nguồn ảnh: VTC News

Chuyện đưa liệt sĩ hy sinh ở Vị Xuyên về quê

Lưu lại bài này nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Đất nước thống nhất và còn giữ được đến ngày hôm nay là nhờ những người chiến sĩ, nhất là những thương binh liệt sĩ và gia đình của họ; chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ công ơn trời biển của họ. Nhưng đất nước cũng bị tàn phá tan hoang, tài nguyên cạn kiệt, nợ nần chồng chất, đạo đức văn hóa suy đồi... như ngày hôm nay là do bọn quan lại sống vô tình vô nghĩa, không biết tới đạo lý tình người, uống nước nhớ nguồn, chỉ biết cướp và phá đất nước để mưu cầu lợi ích riêng, thậm chí sẵn sàng giết những người phản đối chúng và bán nước cho ngoại bang. Thương nhớ, kính trọng các thương binh liệt sĩ và cũng xót xa vì họ đã hy sinh tất cả mà không biết rằng những kẻ được sống lại đang tàn phá đất nước.
BÍCH HẰNG GIÚP ĐƯA LINH HỒN EM TÔI – LIỆT SĨ PHẠM HỮU TẠO HY SINH TRẬN 12/7/1984 TỪ VỊ XUYÊN VỀ QUÊ
Nhà văn Phạm Viết Đào - Theo đồng đội của em trai tôi kể: Cách đây một hôm, đơn vị bên cạnh vừa chôn cất bốn liệt sĩ hy sinh khi đang ngồi ăn cơm. Pháo Trung Quốc câu sang trúng mâm cơm khiến cho cả bốn đều hy sinh. Đồng đội thu nhặt được thi hài 4 liệt sĩ chỉ còn đủ một bát thịt, chia đều cho bốn ngôi mộ liệt sĩ. Nghe câu chuyện này tôi hiểu được: chắc em trai tôi cũng nằm trong trường hợp như vậy… Trận đánh mà em trai tôi tham gia vào ngày 12/7/1984 là trận đánh tấn công lên cao điểm 772. Trận quyết chiến này nhằm thu hồi lại cao điểm quan trọng đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ đầu tháng năm 1984. Trận đánh đã thất bại. Mặc dù cử những sư đoàn tinh nhuệ, thế nhưng đã không thể nào đánh bật được lính Trung Quốc, vì chúng chiếm cứ trên cao và hoả lực quá mạnh. Bộ đội ta cuối cùng đành phải lui và chịu nhiều thương vong. Các anh em công tác tại rạp Lâm Đồng kể với tôi: trận đánh này kết thúc xong, phải mất mười đêm liền, người dân Hà Giang vẫn còn thấy xe chạy chở các liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang tại xã Đạo Đức, Vị Xuyên.

Góc phải là Cao điểm 685 (Lò vôi thế kỷ); Góc trái là cao điểm 772, liền kề cao điểm 1509 (Đồi thịt băm) nơi xảy ra những trận giao tranh ác liệt...

Cái giá của sự "khinh dân": Dân không xuống đường

Mình thích đoạn này: Việt cộng ném các bản tin với tiêu đề "huy động toàn dân để bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc" nhưng thật thảm hại thay, khán giả Việt Nam chẳng có mấy ai quan tâm, nhìn tới nhìn lui chỉ thấy toàn là tuyên giáo, bò đỏ vừa diễn vừa vỗ tay. Chưa có cuộc biểu tình nào nổ ra, chưa thấy hành động nào tương tự như giàn khoan HD-981 xảy ra mặt dù Việt cộng đã bật đèn xanh. Sở dĩ dân Việt Nam không lên tiếng nữa vì qua những lần biểu tình phản đối Tàu cộng cướp nước, họ bị Việt cộng vu cáo là do Việt Tân xúi giục, bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sỉ nhục, bị công an bắt bớ, đánh đập,... thì nay ngu gì họ lại tiếp tục mắc lừa Việt cộng. Những tưởng sự im lặng hiện nay của dân Việt Nam sẽ giúp cho Việt cộng đỡ rối rắm hơn trong vấn đề Biển Đông nhưng thật chất là không phải điềm lành đối với Việt cộng.
CÁI GIÁ CỦA SỰ "KHINH DÂN" MÀ VIỆT CỘNG ĐÃ TẠO NGHIỆP

Tại sao Việt cộng lại mạnh họng sau tuồng diễn vụng về ở Bãi Tư Chính với những "tuyên bố miệng" rất hùng hồn, nào là "huy động toàn dân để bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc", nào là "Việt Nam trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế", rồi các "nhơn sĩ trí thức" ra tuyên bố Biển Đông đến lần 3,...
Nếu chúng ta so sánh việc Tàu cộng vi phạm thô bạo tại bãi Tư Chính với vụ Tàu cộng cắm cần khoan HD - 981 năm 2014 thì vụ Bãi Tư Chính chỉ là con muỗi so với vụ giàn khoan HD - 981. Vậy nhưng tại sao vụ giàn khoan HD - 981 phía Việt cộng chỉ trao đổi qua đường dây nóng ở cấp Bộ Ngoại giao 2 nước cũng như ở cấp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và ủy viên Quốc vụ. Còn vụ Bãi Tư Chính thì Việt cộng đưa tin đã "trao công hàm" ?

Hài: Biểu tình trong phòng máy lạnh để chống... Tàu ?

Biểu tình trong phòng máy lạnh để chống... Tàu ? Đánh giặc trong phòng lạnh ? Chắc chỉ có ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đ. Nếu gọi đúng tên thì cái này chính là thủ dâm tập thể. Diễn xong lại kéo nhau đi nhậu và hát karaoke để ca tụng nhau. Trông chúng chẳng khác nào những con rối hèn nhát đến thảm hại. Xảy ra đánh nhau chắc chúng sẽ là những đứa chạy nhanh nhất. Nhân dân tốn cơm nuôi một lũ đông tới hàng triệu đứa vô dụng, tham lam và hèn nhát này!
VỊ THẾ YẾU NHƯỢC
FB Luân Lê - Biểu tình bằng cách mặc áo đoàn, đảng vào ngồi trong phòng lạnh giơ băng rôn, biểu ngữ phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là một hành động làm tổn hại và xấu xí thể diện quốc gia.

Không một sự lên tiếng nào hoặc là sự phản đối nào lại đáng xấu hổ hơn là vào trong phòng và tự đứng lên hô hào với nhau. Những kẻ xâm phạm chúng sẽ coi khinh cái hành động “chui núp” trong xó nhà đó để bày tỏ quan điểm hay sự phản kháng - nó thể hiện sự hèn nhược và không có giá trị gì, nó khiến người chứng kiến thấy đó như một trò đùa vậy.

HÃY ĐỂ NHÂN DÂN YÊU TỔ QUỐC CỦA MÌNH

Đoạn này hay: “Để nhân dân yêu lấy Tổ quốc của mình” thì “Tự họ sẽ chung tay để bảo vệ Tổ quốc ấy của mình”. Nhà nước này và Đảng cộng sản sống dựa vào và nhờ tất cả ở nhân dân, chứ không thể duy trì quyền lực nhờ vào đám dư luận viên (và công an) đang nô lệ theo mệnh lệnh của chính quyền. Chúng như những phường giá áo túi cơm, sẽ quay lại phản hại lại chủ khi có kẻ nào đó trả giá cao hơn những đồng nhỏ mọn mà chúng nhận được".
HÃY ĐỂ NHÂN DÂN YÊU LẤY TỔ QUỐC CỦA MÌNH
Luân Lê - FB Luân Lê - Khi một chính quyền mà một lãnh đạo cao cấp nhất (cả về Đảng (uỷ viên BCT) lẫn chính quyền tại địa phương) còn phải nói với người dân, trong một sự vụ, rằng “tôi không gạt bà con đâu” thì đủ hiểu niềm tin là một thứ xa xỉ tới mức nào. Cách đây khá lâu rồi, tôi đã từng viết với đại ý rằng: Hãy để nhân dân yêu lấy Tổ quốc của mình. Và nó được hiểu và biểu hiện thế nào, tình yêu ấy của nhân dân?

Đó là khi họ lên tiếng không bị quy vào tội phạm hình sự; khi họ đi biểu tình phản đối bất công, sai lầm hoặc sự tha hoá quyền lực của chính thể họ không bị đánh đập dã man hay bị bắt vứt lên xe buýt rồi đưa về đồn giam, giữ với đủ các chất vấn có tính hình sự và rồi xử phạt họ, nặng thì bắt bỏ tù.
Đó là khi dân đòi hỏi minh bạch hoặc dân chủ, nói về sự thay đổi thể chế hoặc thực thi các quyền con người trong Hiến pháp thì không bị đưa vào diện thù địch hoặc có mưu đồ lật đổ chính quyền - trong khi ngay cả ông Hồ hay Đảng cộng sản chẳng phải là đã lật đổ những chính quyền mà họ đã cho rằng nó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân nữa trong lịch sử đó sao - tức họ coi đó là một quyền đương nhiên của dân và chính đáng về mặt quyền lực.

GIẶC TÀU, ĐĨ VÀ PHẨM GIÁ, MẶT MŨI CỦA ĐẢNG

Thích đoạn này "lần này giặc tàu xâm phạm Bãi Tư Chính, không biết vì nguyên do gì, đảng ta lại hô hào "huy động toàn dân gìn giữ chủ quyền và phẩm giá dân tộc". Thôi có còn hơn không. Tuy cái "phẩm giá" của dân tộc này mất gần sạch rồi, chỉ còn lại cái mảnh đất xéo dưới háng em đây là có thể mang ra để giữ "phẩm giá" thì em cũng quyết tâm phải nghe lời đảng! Em làm cái nghề mạt hạng là nghề bán trôn này; nhưng bán cho ai cũng được, chứ nhất định không bán cho giặc tàu, không bán cho con hoang của giặc tàu...". Câu nói "con hoang" của Dương Khiết Trì từ mồ ma nào rồi mà tác giả vẫn nhớ để nhắc lại quả là tài. Các cụ xưa đã ví von "mồ cha không thiên bằng lon vợ". Bấy lâu nay chúng đem quê cha, đất tổ dâng hết cho Tàu, những tưởng bọn Tàu sẽ chừa lại cái tam giác để cả bọn rúc đầu vào kiếm ăn, nào ngờ giờ lại bị chính quan thày Tàu đem tàu vào thăm dò định cướp nốt; bức xúc quá đành phải công khai hô hào kích động dân chúng xuống đường biểu tình, có biết đâu dân đã chán cảnh hèn với giặc, ác với dân của chúng lắm rồi nên đang mặc kệ xem mấy triệu thằng quan chức và công an bụng to xoay xở thế nào.
GIẶC TÀU, ĐĨ VÀ PHẨM GIÁ, MẶT MŨI CỦA ĐẢNG
FB Ngô Du Trung
Một cô gái bị "mời" lên đồn công an "làm việc". Tại bàn hỏi cung, anh công an hỏi cô gái:
"Cô biết tại sao chúng tôi mời cô lên đây hôm nay không?"
Cô gái đáp:
"Dạ em không biết!"
"Chúng tôi mời cô lên đây là vì tấm bảng cô treo trước chỗ làm ăn của cô..."

Cô gái làm ra vẻ ngạc nhiên:
"Tấm bảng nào ạ?"
Anh công an nghiêm mặt:
"Cô đừng đóng kịch! Tấm bảng ghi "không tiếp giặc tàu; không tiếp con hoang của tàu."..."

“Lẩy Kiều” và quan hệ Việt- Mỹ

“Lẩy Kiều” và quan hệ Việt- Mỹ
Tô Văn Trường FB - Truyện Kiều là một kiệt tác về văn chương, một bách khoa toàn thư về ngôn ngữ, và đời sống chứa đựng những triết lý rất sâu sắc. Người ta đã “chính trị hoá” Truyện Kiều, thậm chí Cụ Phạm Quỳnh một học giả nổi tiếng trước Cách mạng Tháng Tám (Chủ bút Nam Phong tạp chí) còn khẳng định “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn!”.
Điều rất duyên, chỉ Truyện Kiều mới có, đó là cách nói ẩn dụ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du, lại rất phù hợp với những liên tưởng về đời sống. Dường như Truyện Kiều “linh nghiệm” cả trong đời sống quan hệ ngoại giao nước Việt. Chả thế mà các vị chính khách Mỹ- một Tổng thống và một Phó Tổng thống Hoa Kỳ cũng từng “lẩy Kiều” để nói về quan hệ hai bên.