Theo nhà báo Hữu Danh, “với giới tài xế, anh Hà Văn Nam có công. Với người nghèo, anh Hà Văn Nam có tình. Với người bệnh cần máu để sống, anh Hà Văn Nam có ơn. Với các cơ quan tố tụng Quế Võ, anh Hà Văn Nam là tên tội phạm”. Luật sư Hà Huy Sơn nhận định về nền tư pháp Việt Nam: “Một nền tư pháp bất công và vô đạo lý: Đó là nhiều người vì đấu tranh chống tham nhũng, chống bất công mà phải nhận là mình có tội. Vì ngoài việc đấu tranh, họ còn phải có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Một nền tư pháp không cho con người ta làm người tử tế. Một nền tư pháp không bảo vệ một xã hội tử tế“.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh chia sẻ clip, ghi lại cảnh một nhóm công an, dân phòng mặc đồng phục đứng canh tại nơi xử tài xế Hà Văn Nam cùng các đồng nghiệp (xem video ở trên).
Vụ xử Hà Văn Nam và các đồng nghiệp chống BOT bẩn
BTV Tiếng Dân 31-7-2019 - Ngày 30/7/2019, tài xế Hà Văn Nam cùng 6 đồng nghiệp đã bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa lưu động tại UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, với tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’. BBC đưa tin: Phản đối BOT, Hà Văn Nam bị 30 tháng tù vì tội ‘gây rối’. Ông Nam bị tuyên án 30 tháng tù giam. Người nhận mức án cao nhất là ông Nguyễn Quỳnh Phong, 36 tháng tù. Ông Trần Quang Hải nhận án thấp nhất, 18 tháng tù.
Theo các nhà hoạt động có mặt tại khu vực phiên tòa diễn ra, cho biết, đông đảo công an mặc sắc phục có mặt trước cổng tòa. Mặc dù nắng nóng, nhưng nhiều người dân cũng đã tập trung trước cổng UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, để nghe tường thuật phiên xử qua loa phóng thanh, ủng hộ các “bị cáo”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh chia sẻ clip, ghi lại cảnh một nhóm công an, dân phòng mặc đồng phục đứng canh tại nơi xử tài xế Hà Văn Nam cùng các đồng nghiệp (xem video ở trên).
LS Hà Huy Sơn cho đăng tải “Luận cứ bào chữa cho Hà Văn Nam tại phiên tòa sơ thẩm” trên Facebook của ông. LS Sơn diễn giải các điều luật giao thông và điều luật về “tội gây rối trật tự công cộng”, cũng như đưa ra các quan điểm bào chữa cho ông Hà Văn Nam. LS Sơn đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét ba điều:
“1- Bác truy tố của Viện kiểm sát theo điểm c khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự. 2- Anh Hà Văn Nam không có lỗi cố ý trực tiếp gây ra ách tắc giao thông trên Quốc lộ 18 tại Trạm thu phí BOT Phả Lại vào 14 giờ 00 – 15 giờ 35 phút ngày 31/12/2018. 3- Không có căn cứ buộc tội anh Hà Văn Nam“. Nhưng ông Nam vẫn bị kết án 30 tháng tù giam.
Nhà báo Mai Quốc Ấn bình luận: “Đây là người công dân vừa bị kết án 2,5 năm tù cùng 6 công dân khác. Tôi dùng từ công dân, xin nhấn mạnh lần nữa. Nếu chỉ ra những sai trái của BOT đặt sai vị trí mà bị kết án tù thì e rằng giới tài xế sẽ có nhiều Hà Văn Nam phiên bản khác. Mà tôi thì đang nghĩ một quốc gia thiếu tài xế thì sẽ ra sao nếu họ cũng đi tù vì phản đối BOT đặt sai vị trí. Và thậm chí thiếu tài xế cả khi họ không bị đi tù“.
Nhà báo Từ Thức viết: “30 tháng tù cho Hà Văn Nam về tội chống thâu tiền mãi lộ ngang ngược của các BOT. Thông điệp rất rõ: ai đụng tới túi tiền của tụi tao sẽ phải trả giá rất đắt. Mafia đen đã thay mafia đỏ: ngày nay có thể chửi cha bác Lê, bác Mác, nhưng đừng đụng tới chuyện làm ăn của các băng đảng đang nắm quyền sinh sát…
Mỗi lần qua BOT lại phải triết lý: chúng nó chơi ngang thực, mất dạy thực, nhưng thôi, kệ nó, chuyện của mình đâu mà dính vào cho mang vạ. Và BOT sẽ đứng vững hơn bao giờ hết, ngạo nghễ với năm tháng. Như một thằng côn đồ đứng vung đao giữa chợ: tao chơi hỗn vậy đó, có thằng nào phản đối không?”
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đặt câu hỏi: Hà Văn Nam có tội hay không? Ông Danh cho biết: “Việc tòa áp dụng tội gây rối trật tự công cộng rồi lôi kéo anh Nam vào để xử án dằn mặt là hành động trả thù. Nói thẳng, anh Nam không có tội. Trước khi anh Nam bị bắt thì bọn xã hội đen cũng đánh anh gãy nhiều xương sườn, dập nội tạng nhưng không ai bị xử lý. Sau khi đánh anh Nam, xã hội đen còn tạt máu vào xe anh”.
Theo nhà báo Hữu Danh, “với giới tài xế, anh Hà Văn Nam có công. Với người nghèo, anh Hà Văn Nam có tình. Với người bệnh cần máu để sống, anh Hà Văn Nam có ơn. Với các cơ quan tố tụng Quế Võ, anh Hà Văn Nam là tên tội phạm”.
Luật sư Hà Huy Sơn nhận định về nền tư pháp Việt Nam: “Một nền tư pháp bất công và vô đạo lý: Đó là nhiều người vì đấu tranh chống tham nhũng, chống bất công mà phải nhận là mình có tội. Vì ngoài việc đấu tranh, họ còn phải có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Một nền tư pháp không cho con người ta làm người tử tế. Một nền tư pháp không bảo vệ một xã hội tử tế“.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét