Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Cựu Thủ tướng Lý Bằng qua đời ở tuổi 90

Lý Bằng là người ký với lãnh đạo VN Hiệp định Thành Đô năm 1990, hiệp định được cho là mở đầu một giai đoạn bất bình thường mới trong quan hệ Việt – Trung. Theo nhiều nguồn tin, ông Nguyễn Cơ Thạch , nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc ấy, đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990 rằng "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."
Cựu Thủ tướng Lý Bằng, người đàn áp Thiên An Môn qua đời ở tuổi 90
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, bị giới hoạt động nhân quyền căm ghét vì vai trò trong cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989, đã qua đời. Tân Hoa Xã nói ông Lý Bằng, 90 tuổi, qua đời hôm 22/7 tại Bắc Kinh. Ông Lý Bằng là Thủ tướng Quốc vụ viện thứ tư của CHND Trung Hoa, giữ chức từ 1987 tới 1998. Cùng với lãnh tụ tối cao khi đó Đặng Tiểu Bình, ông Lý Bằng được xem là đóng vai trò chính trong việc ra lệnh đàn áp cuộc biểu tình năm 1989. Ngày 20/5/1989, ông Lý Bằng lên truyền hình chính thức tuyên bố thiết quân luật ở Bắc Kinh. Hai tuần sau, vào đêm 3 và 4 tháng 6, quân đội dập tắt biểu tình bằng cuộc đàn áp đẫm máu. Mặc dù quyết định đưa quân vào Bắc Kinh là quyết định tập thể, nhưng ông Lý Bằng bị dư luận quy trách nhiệm chính.
Bản quyền hình ảnh REUTERS
Người biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Tràng An hôm 1/6/1989

Trước giờ đàn áp: ông Lý Bằng bắt tay lãnh tụ sinh viên Vương Đan

Vương Đan, một thủ lĩnh sinh viên thời Thiên An Môn nay sống ở Mỹ, gọi ông Lý là "đồ tể".

"Đánh giá mới về ngày 4/6 cần quy trách nhiệm cho họ Lý, ngay cả khi ông ta đã chết," Vương Đan nói.

Năm 2014, ông Lý Bằng cho in hồi ký, nhưng chỉ kể chuyện tới năm 1983.

Ông Lý Bằng từng nói công trình Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới bắt đầu làm từ 1994, là di sản chính trị chính của ông.

Giới vận động nhân quyền TQ lên án ông Lý Bằng

Gia đình ông Lý tiếp tục nắm giữ ảnh hưởng trong ngành điện quốc gia.

Con trai cả của ông, Lý Tiểu Bằng, hiện là bộ trưởng giao thông. Con gái của ông, Lý Tiểu Lâm, từng là phó chủ tịch công ty điện China Datang Corporation cho đến khi nghỉ hưu năm 2018.

Tuy vậy, với nhiều người, ông Lý Bằng mãi mãi bị nhớ tới là chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Báo Hong Kong South China Morning Post nói trong sự kiện này, "hàng trăm, có thể hơn 1.000 người," đã chết.

Trong thời gian diễn ra biểu tình năm 1989, Triệu Tử Dương đang là tổng bí thư.

Ngày 19/5, ông Triệu xuất hiện tại quảng trường, bày tỏ hòa giải với người biểu tình. Đó là lần xuất hiện cuối cùng của ông. Ngay sau đó, họ Triệu bị cách chức.

Giang Trạch Dân trở thành tổng bí thư, chức vụ ông sẽ nắm tới năm 2002.

Sinh viên tuyệt thực biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 14/5/1989

Ông Giang dùng từ "chính loạn" để chỉ sự kiện, trong một phỏng vấn năm 1989. Và kể từ đó, truyền thông nhà nước dùng từ này để nói về Thiên An Môn 1989.

Ông Lý Bằng sau này thường mạnh mẽ biện hộ cho sự kiện 1989.

Khi đến Áo năm 1994, ông nói: "Không có các biện pháp này, Trung Quốc lúc đó sẽ gặp tình hình còn tệ hơn Liên Xô hay Đông Âu."

Trong những năm về sau, ông Lý có vẻ tìm cách giảm nhẹ vai trò của mình.

Trong một bản nhật ký tung lên mạng và nói rằng là của Lý Bằng, người viết trong nhật ký này nói rằng ông chỉ thi hành quyết định của Đặng Tiểu Bình, qua đời năm 1997, cùng các vị lão thành khác.

Thiên An Môn vẫn là chủ đề cấm kỵ tại Trung Quốc.

Ông Lý Bằng lúc sinh thời, cùng vợ là bà Chu Lâm, thăm Ấn ĐộBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionÁi nữ của ông Lý Bằng là Lý Tiểu Lâm, bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét