Những tội ác của Lê Thanh Hải tại Tp HCM là điều giờ đây toàn dân ai ai cũng biết, không thể che dấu được nữa...! Thanh tra Chính phủ cũng đã kết luận... Nếu bác Trọng, Đảng và Nhà Nước cứ cố tình bao che cho gia tộc Hải và đồng bọn của chúng thì chắc chắn không người dân có lương tri nào còn tin tưởng vào đường lối, chủ trương chính sách và những tuyên bố hùng hồn của Đảng và Nhà Nước nữa. Sẽ không có chuyện người dân tham gia cùng với Đảng và Nhà Nước xây dựng và bảo vệ đất nước nữa.
Trong thời gian quan, một loạt những người thuộc phe cánh ông Lê Thanh Hải và ngay cả người thân của ông đều đã bị phanh phui các sai phạm và đối diện hình thức kỷ luật của Đảng. Mới đây nhất, hôm 6/7, ông Lê Tấn Hùng, em ruột ông Hải, đã bị công an bắt giam để điều tra về những sai phạm trong sử dụng tài sản nhà nước khi ông còn là tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).
Trước đó, hồi đầu năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải và là Chủ tịch Quận 12, đã bị kỷ luật về Đảng vì đã có ‘quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và có con riêng’.
Trong khi đó, Học viện Cán bộ thành phố, nơi vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, từng là giám đó, đã bị phanh phui sai phạm về quản lý tài chính với số tiền hàng trăm tỷ đồng hồi tháng 11 năm 2018.
Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức thân cận dưới trướng của ông Lê Thanh Hải như cựu phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, các cựu phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín lần lượt đều bị kỷ luật và cách chức vì các sai phạm.
Cuối tháng 6 năm nay, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố bản báo cáo được chờ đợi về kết luận thanh tra về khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn diễn ra dưới thời ông Lê Thanh Hải là lãnh đạo cao nhất của thành phố.
‘Tối hậu thư’
Trao đổi với VOA, ông Phạm Chí Dũng, nhà quan sát chính trị từ Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng đây là những dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải sắp bị sờ gáy.
“Lê Tấn Hùng là người đầu tiên trong gia tộc Lê Thanh Hải không những bị kỷ luật mà còn bị truy tố,” ông Dũng nói. “Khi Lê Tấn Hùng bị bắt, có dư luận ở Sài Gòn cho rằng vụ bắt bớ này nhiều khả năng sẽ dẫn đến ông Lê Thanh Hải với lý do ông Hải liên quan đến nhiều sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm.”
“Ông ta (ông Hải) cũng là người liên quan đến nhiều vụ bất động sản, đất vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt có sự ưu ái rất rõ ràng cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,” nhà báo độc lập từng làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng hơn 30 năm này nhận xét.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng trong vụ việc của ông Hùng thì ‘ông Hải không bị liên đới’ vì ‘hai cơ quan này có quyền hành khác nhau’.
Ông Phạm Chí Dũng dẫn chứng ‘dấu hiệu rõ ràng nhất’ về chiếc thòng lọng đang siết chặt đối với Lê Thanh Hải là bản báo cáo kết luận của thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm mà trong đó lần đầu tiên nêu lên con số 26.300 tỷ đồng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách trung ương.
“Tôi cho đó là tối hậu thư – không còn thỏa hiệp, không còn thương lượng gì nữa,” ông Dũng phân tích. “Nếu như nhóm lợi ích ở Sài Gòn không trả được thì toàn bộ tài liệu thanh tra sẽ chuyển qua cho cơ quan điều tra của Bộ Công An.”
“Báo cáo đó không có nêu tên Lê Thanh Hải hay tên của bất kỳ quan chức nào nhưng ở phần cuối có đề cập là ‘chuyển cho cơ quan kiểm tra Trung ương Đảng, Thường trực Ban bí thư xem xét xử lý trách nhiệm các cán bộ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý’,” ông phân tích thêm và cho rằng ‘đã có danh sách các cán bộ dính chàm nhưng danh sách đó không được công bố’.
‘Thế lực bị suy yếu’
Qua vụ bắt giữ ông Hùng, ông Dũng cho rằng ‘thế lực của Lê Thanh Hải đã suy yếu’.
“Trong thời gian Lê Thanh Hải tại vị từ năm 2001 cho đến 2016, ông ta là thế lực số 1 ở Sài Gòn. Số nhân sự mà Lê Thanh Hải bố trí, cài cắm ở các sở, ban, ngành của thành phố có thể chiếm đến 40-50% tổng số nhân sự trung, cao cấp,” ông Dũng cho biết nhưng cũng nói thêm rằng những lãnh đạo hiện nay ở thành phố như Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ‘không thuộc phe cánh của ông Hải vì có xuất xứ rất khác với ông Hải và đặc biệt không dính dáng đến các vụ việc sai phạm của ông Hải’.
Ông nói rằng việc khép chặt vòng vây đối với ông Hải là ‘chiến thuật ưa thích của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch đốt lò’. Đó là ‘không đánh thẳng vào trung tâm mà đánh từ vòng ngoài, từ những người thân tín và những người trong gia đình rồi từ từ khép dần vào vòng trong’.
Khi được hỏi để xử lý một nhân vật cao cấp như Lê Thanh Hải thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có được sự ủng hộ của đa số trong Bộ Chính trị hay không, ông Dũng cho rằng điều đó ‘tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng’.
“Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò Lê Thanh Hải thì đa số Bộ Chính trị sẽ ủng hộ hoặc là phải ủng hộ. Còn nếu như ông Trọng chỉ đạo nới tay thì việc xử lý ông Hải chỉ là xử lý trong nội bộ Đảng chứ không chuyển sang truy tố hình sự,” ông Dũng giải thích.
Ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay thì ông Trọng có vẻ cứng rắn hơn trước trong chiến dịch đốt lò của ông.
“Vào năm 2018 dường như ông Trọng có vẻ nới tay với nhóm lợi ích tham nhũng ở Sài Gòn – ông ấy nhắc đi nhắc lại triết lý là ‘chống tham nhũng cần phải nhân văn’. Sau sự cố ở Kiên Giang hồi tháng 4 năm nay, Nguyễn Phú Trọng đã trở nên cứng rắn hơn, độc đoán hơn và mạnh mẽ hơn trong việc đốt lò,” ông Dũng nhận định.
“Đốt lò là một trong những việc rất quan trọng để Nguyễn Phú Trọng lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng nên ông ta sẽ không buông bỏ việc ở Sài Gòn. Nó cũng đặc biệt quan trọng để ông Trọng ghi điểm với người dân,” ông giải thích.
“Một khi đã bắt Lê Tấn Hùng thì tôi không nghĩ vấn đề Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ta sẽ bị cho chìm xuồng. Vấn đề còn lại là thời gian.’
Tuy nhiên, một biến số không thể không tính đến là tình hình sức khỏe của ông Trọng và thời gian gấp gáp từ bây giờ cho đến khi Đại hội 13 của Đảng Cộng sản mà nhiều khả năng ông Trọng sẽ về hưu, ông Dũng cho biết.
“Nếu ông Trọng khỏe lại thì ông sẽ đốt lò mạnh hơn – không chỉ Lê Thanh Hải hay Thủ Thiêm mà nhiều vụ án khác của các quan chức sẽ bị khui ra. Nhưng nếu sức khỏe ông ấy không ổn khiến ông ấy không giữ quyền điều hành được thì chiến dịch đốt lò cũng chỉ còn cầm chừng mà thôi,” ông nói.
Theo ông Dũng, mặc dù vào lúc này ông Trọng có nhiều việc phải làm nhưng ‘đốt lò vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Trọng’. Cho nên, cho dù ông Trọng sức khỏe có yếu thì công việc chống tham nhũng của ông sẽ được các ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, và Nguyễn Cẩm Tú, trưởng Ban kiểm tra Trung ương, duy trì mặc dù cường độ ‘chỉ ở mức độ thấp hay trung bình mà thôi’, ông nói.
“Ông Trọng biết rằng vụ Thủ Thiêm phải làm mạnh thì ông mới có thể tái sắp xếp và tái bố trí nhân sự ở khu vực Sài Gòn,” ông nói thêm.
Khi được hỏi sau khi ông Trọng về hưu thì liệu người lên thay ông có tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng của ông hay không, ông Dũng nói rằng cho dù là ông Trần Quốc Vượng hay bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên thay ông Trọng thì ‘cũng khó làm quyết liệt được như ông Trọng’.
“Ông Trọng có hai đặc trưng mà những người khác không thể có: đó là bảo thủ và là tác giả chính của chiến dịch chống tham nhũng,” ông Dũng giải thích.
‘Bị ghét kinh khủng’
Trả lời câu hỏi về dư luận ở Thành phố Hồ Chí Minh về khả năng ông Lê Thanh Hải bị truy tố, ông Dũng nói rằng ông Hải là người ‘bị ghét kinh khủng’ ở thành phố này đến nỗi được đặt cho hỗn danh là ‘Hải Heo’.
“Người dân Thủ Thiêm coi ông ta là thủ phạm gây tội ác với nhiều vụ cưỡng chế đẫm máu ở Thủ Thiêm,” ông nói. “Rất nhiều người mặc dù không thích Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản nhưng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trừng trị Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ấy.”
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa hiện nay đều đang rất tốt để Nguyễn Phú Trọng đốt lò Lê Thanh Hải. Ông ấy sẽ không gặp bất kỳ phản ứng nào từ dư luận xã hội hay trong nội bộ Đảng,” ông nói.
Về việc ông Hải hiện có đồng minh hay người bảo trợ nào trong số các lãnh đạo lão thành hay trong Bộ Chính trị hiện nay, ông Dũng nói rằng ‘không’.
“Mặc dù có phe cánh trong Bộ Chính trị, nhưng khác với một số nhân vật khác có điều hơi lạ là Lê Thanh Hải không có nhân vật lão thành nào đứng ra bảo trợ cho ông ta,” ông phân tích. “Chẳng hạn như (cựu Tổng bí thư) Lê Khả Phiêu là một trong những người được ông Trọng tham vấn. Nếu như Lê Thanh Hải được Lê Khả Phiêu không có ý kiến xấu thì có lẽ số phận ông ta không đến nỗi nào.’
“Từ các nhóm lợi ích, giới cách mạng lão thành cho đến người dân đều căm ghét và khinh bỉ ông ta (Lê Thanh Hải).”
Ông Dũng cũng nhận định rằng số phận của ông Hải giờ đây ‘đang được tính bằng tháng’ vì thời hạn chót mà Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ đưa ra để khắc phục hậu quả là đến cuối năm nay. Ông dự đoán là bắt đầu từ năm sau sẽ bắt đầu quy trình tố tụng hình sự đối với ông Lê Thanh Hải.
“Không loại trừ Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ đạo rút ngắn thời gian vì thời gian của ông Trọng và thời gian đến Đại hội 13 không còn nhiều,” ông Dũng nói thêm.
Vòng vây ngày càng siết chặt quanh Lê Thanh Hải?
18/07/2019 Ngọc Lễ - Ông Phạm Chí Dũng dẫn chứng ‘dấu hiệu rõ ràng nhất’ về chiếc thòng lọng đang siết chặt đối với Lê Thanh Hải là bản báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm mà trong đó lần đầu tiên nêu lên con số 26.300 tỷ đồng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách trung ương. “Tôi cho đó là tối hậu thư – không còn thỏa hiệp, không còn thương lượng gì nữa,” ông Dũng phân tích. “Nếu như nhóm lợi ích ở Sài Gòn không trả được thì toàn bộ tài liệu thanh tra sẽ chuyển qua cho cơ quan điều tra của Bộ Công An.” Ông Dũng cho rằng sau sự cố ở Kiên Giang hồi tháng 4 năm nay, Nguyễn Phú Trọng đã trở nên cứng rắn hơn, độc đoán hơn và mạnh mẽ hơn trong việc đốt lò,”
Những sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm
đã được Thanh tra Chính phủ kết luận.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đang trong tầm ngắm của chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều khả năng ông này sẽ bị đưa ra truy tố vào đầu năm 2020, một nhà quan sát chính trị từ trong nước nhận định với VOA.Trong thời gian quan, một loạt những người thuộc phe cánh ông Lê Thanh Hải và ngay cả người thân của ông đều đã bị phanh phui các sai phạm và đối diện hình thức kỷ luật của Đảng. Mới đây nhất, hôm 6/7, ông Lê Tấn Hùng, em ruột ông Hải, đã bị công an bắt giam để điều tra về những sai phạm trong sử dụng tài sản nhà nước khi ông còn là tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).
Trước đó, hồi đầu năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải và là Chủ tịch Quận 12, đã bị kỷ luật về Đảng vì đã có ‘quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và có con riêng’.
Trong khi đó, Học viện Cán bộ thành phố, nơi vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, từng là giám đó, đã bị phanh phui sai phạm về quản lý tài chính với số tiền hàng trăm tỷ đồng hồi tháng 11 năm 2018.
Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức thân cận dưới trướng của ông Lê Thanh Hải như cựu phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, các cựu phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín lần lượt đều bị kỷ luật và cách chức vì các sai phạm.
Cuối tháng 6 năm nay, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố bản báo cáo được chờ đợi về kết luận thanh tra về khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn diễn ra dưới thời ông Lê Thanh Hải là lãnh đạo cao nhất của thành phố.
‘Tối hậu thư’
Trao đổi với VOA, ông Phạm Chí Dũng, nhà quan sát chính trị từ Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng đây là những dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải sắp bị sờ gáy.
“Lê Tấn Hùng là người đầu tiên trong gia tộc Lê Thanh Hải không những bị kỷ luật mà còn bị truy tố,” ông Dũng nói. “Khi Lê Tấn Hùng bị bắt, có dư luận ở Sài Gòn cho rằng vụ bắt bớ này nhiều khả năng sẽ dẫn đến ông Lê Thanh Hải với lý do ông Hải liên quan đến nhiều sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm.”
“Ông ta (ông Hải) cũng là người liên quan đến nhiều vụ bất động sản, đất vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt có sự ưu ái rất rõ ràng cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,” nhà báo độc lập từng làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng hơn 30 năm này nhận xét.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng trong vụ việc của ông Hùng thì ‘ông Hải không bị liên đới’ vì ‘hai cơ quan này có quyền hành khác nhau’.
Ông Phạm Chí Dũng dẫn chứng ‘dấu hiệu rõ ràng nhất’ về chiếc thòng lọng đang siết chặt đối với Lê Thanh Hải là bản báo cáo kết luận của thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm mà trong đó lần đầu tiên nêu lên con số 26.300 tỷ đồng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách trung ương.
“Tôi cho đó là tối hậu thư – không còn thỏa hiệp, không còn thương lượng gì nữa,” ông Dũng phân tích. “Nếu như nhóm lợi ích ở Sài Gòn không trả được thì toàn bộ tài liệu thanh tra sẽ chuyển qua cho cơ quan điều tra của Bộ Công An.”
“Báo cáo đó không có nêu tên Lê Thanh Hải hay tên của bất kỳ quan chức nào nhưng ở phần cuối có đề cập là ‘chuyển cho cơ quan kiểm tra Trung ương Đảng, Thường trực Ban bí thư xem xét xử lý trách nhiệm các cán bộ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý’,” ông phân tích thêm và cho rằng ‘đã có danh sách các cán bộ dính chàm nhưng danh sách đó không được công bố’.
‘Thế lực bị suy yếu’
Qua vụ bắt giữ ông Hùng, ông Dũng cho rằng ‘thế lực của Lê Thanh Hải đã suy yếu’.
“Trong thời gian Lê Thanh Hải tại vị từ năm 2001 cho đến 2016, ông ta là thế lực số 1 ở Sài Gòn. Số nhân sự mà Lê Thanh Hải bố trí, cài cắm ở các sở, ban, ngành của thành phố có thể chiếm đến 40-50% tổng số nhân sự trung, cao cấp,” ông Dũng cho biết nhưng cũng nói thêm rằng những lãnh đạo hiện nay ở thành phố như Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ‘không thuộc phe cánh của ông Hải vì có xuất xứ rất khác với ông Hải và đặc biệt không dính dáng đến các vụ việc sai phạm của ông Hải’.
Ông nói rằng việc khép chặt vòng vây đối với ông Hải là ‘chiến thuật ưa thích của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch đốt lò’. Đó là ‘không đánh thẳng vào trung tâm mà đánh từ vòng ngoài, từ những người thân tín và những người trong gia đình rồi từ từ khép dần vào vòng trong’.
Khi được hỏi để xử lý một nhân vật cao cấp như Lê Thanh Hải thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có được sự ủng hộ của đa số trong Bộ Chính trị hay không, ông Dũng cho rằng điều đó ‘tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng’.
“Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò Lê Thanh Hải thì đa số Bộ Chính trị sẽ ủng hộ hoặc là phải ủng hộ. Còn nếu như ông Trọng chỉ đạo nới tay thì việc xử lý ông Hải chỉ là xử lý trong nội bộ Đảng chứ không chuyển sang truy tố hình sự,” ông Dũng giải thích.
Ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay thì ông Trọng có vẻ cứng rắn hơn trước trong chiến dịch đốt lò của ông.
“Vào năm 2018 dường như ông Trọng có vẻ nới tay với nhóm lợi ích tham nhũng ở Sài Gòn – ông ấy nhắc đi nhắc lại triết lý là ‘chống tham nhũng cần phải nhân văn’. Sau sự cố ở Kiên Giang hồi tháng 4 năm nay, Nguyễn Phú Trọng đã trở nên cứng rắn hơn, độc đoán hơn và mạnh mẽ hơn trong việc đốt lò,” ông Dũng nhận định.
“Đốt lò là một trong những việc rất quan trọng để Nguyễn Phú Trọng lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng nên ông ta sẽ không buông bỏ việc ở Sài Gòn. Nó cũng đặc biệt quan trọng để ông Trọng ghi điểm với người dân,” ông giải thích.
“Một khi đã bắt Lê Tấn Hùng thì tôi không nghĩ vấn đề Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ta sẽ bị cho chìm xuồng. Vấn đề còn lại là thời gian.’
Tuy nhiên, một biến số không thể không tính đến là tình hình sức khỏe của ông Trọng và thời gian gấp gáp từ bây giờ cho đến khi Đại hội 13 của Đảng Cộng sản mà nhiều khả năng ông Trọng sẽ về hưu, ông Dũng cho biết.
“Nếu ông Trọng khỏe lại thì ông sẽ đốt lò mạnh hơn – không chỉ Lê Thanh Hải hay Thủ Thiêm mà nhiều vụ án khác của các quan chức sẽ bị khui ra. Nhưng nếu sức khỏe ông ấy không ổn khiến ông ấy không giữ quyền điều hành được thì chiến dịch đốt lò cũng chỉ còn cầm chừng mà thôi,” ông nói.
Theo ông Dũng, mặc dù vào lúc này ông Trọng có nhiều việc phải làm nhưng ‘đốt lò vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Trọng’. Cho nên, cho dù ông Trọng sức khỏe có yếu thì công việc chống tham nhũng của ông sẽ được các ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, và Nguyễn Cẩm Tú, trưởng Ban kiểm tra Trung ương, duy trì mặc dù cường độ ‘chỉ ở mức độ thấp hay trung bình mà thôi’, ông nói.
“Ông Trọng biết rằng vụ Thủ Thiêm phải làm mạnh thì ông mới có thể tái sắp xếp và tái bố trí nhân sự ở khu vực Sài Gòn,” ông nói thêm.
Khi được hỏi sau khi ông Trọng về hưu thì liệu người lên thay ông có tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng của ông hay không, ông Dũng nói rằng cho dù là ông Trần Quốc Vượng hay bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên thay ông Trọng thì ‘cũng khó làm quyết liệt được như ông Trọng’.
“Ông Trọng có hai đặc trưng mà những người khác không thể có: đó là bảo thủ và là tác giả chính của chiến dịch chống tham nhũng,” ông Dũng giải thích.
‘Bị ghét kinh khủng’
Trả lời câu hỏi về dư luận ở Thành phố Hồ Chí Minh về khả năng ông Lê Thanh Hải bị truy tố, ông Dũng nói rằng ông Hải là người ‘bị ghét kinh khủng’ ở thành phố này đến nỗi được đặt cho hỗn danh là ‘Hải Heo’.
“Người dân Thủ Thiêm coi ông ta là thủ phạm gây tội ác với nhiều vụ cưỡng chế đẫm máu ở Thủ Thiêm,” ông nói. “Rất nhiều người mặc dù không thích Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản nhưng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trừng trị Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ấy.”
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa hiện nay đều đang rất tốt để Nguyễn Phú Trọng đốt lò Lê Thanh Hải. Ông ấy sẽ không gặp bất kỳ phản ứng nào từ dư luận xã hội hay trong nội bộ Đảng,” ông nói.
Về việc ông Hải hiện có đồng minh hay người bảo trợ nào trong số các lãnh đạo lão thành hay trong Bộ Chính trị hiện nay, ông Dũng nói rằng ‘không’.
“Mặc dù có phe cánh trong Bộ Chính trị, nhưng khác với một số nhân vật khác có điều hơi lạ là Lê Thanh Hải không có nhân vật lão thành nào đứng ra bảo trợ cho ông ta,” ông phân tích. “Chẳng hạn như (cựu Tổng bí thư) Lê Khả Phiêu là một trong những người được ông Trọng tham vấn. Nếu như Lê Thanh Hải được Lê Khả Phiêu không có ý kiến xấu thì có lẽ số phận ông ta không đến nỗi nào.’
“Từ các nhóm lợi ích, giới cách mạng lão thành cho đến người dân đều căm ghét và khinh bỉ ông ta (Lê Thanh Hải).”
Ông Dũng cũng nhận định rằng số phận của ông Hải giờ đây ‘đang được tính bằng tháng’ vì thời hạn chót mà Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ đưa ra để khắc phục hậu quả là đến cuối năm nay. Ông dự đoán là bắt đầu từ năm sau sẽ bắt đầu quy trình tố tụng hình sự đối với ông Lê Thanh Hải.
“Không loại trừ Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ đạo rút ngắn thời gian vì thời gian của ông Trọng và thời gian đến Đại hội 13 không còn nhiều,” ông Dũng nói thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét