Qua mấy đời thủ tướng ai cũng thấy sự vận hành của hệ thống quản lý nhà nước của ta có tính đặc trưng là đùn đẩy trách nhiệm lên người đứng đầu và người đứng đầu cũng thích điều đó dù không nói ra. Bất cứ cái gì cũng xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và cái gì Thủ tướng cũng thích cho ý kiến chỉ đạo. Có những việc cỏn con lẽ ra cấp phường phải làm, nhưng không làm (vụ quán cà phê Xin Chào là một ví dụ) để báo chí phải lên tiếng và Thủ tướng phải vào cuộc chỉ đạo. Ngược lại những việc hàng ngày, thường xuyên của cấp dưới như phòng chống lũ lụt mỗi khi báo sắp về Thủ tướng cũng phải ra công điện khẩn, hay hội nghị lớn nhỏ nào Thủ tướng cũng muốn đến phát biểu chỉ đạo... Bản chất ở đây là muốn độc quyền lãnh đạo, là thiếu dân chủ, dẫn đến tâm lý mọi việc đã có cấp trên lo. Cấp trên thích chỉ đạo, hướng dẫn; cấp dưới thích vâng lời hơn là phát huy năng lực và phẩm chất của mình để chủ động, sáng tạo làm việc. Đây rõ ràng là lỗi hệ thống, lỗi trong thiết kế, phân quyền trong bộ máy nhà nước. Hậu quả là chính ông Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính lại là nạn nhân của chính cái thể chế do ông góp phần xây dựng và vận hành nó. Nhìn ông ướt áo thấy thương, nhưng nếu ông không thiết kế lại thể chế, thì ông có ướt cả quần mọi việc vẫn cứ rối tính rối mù như mấy tháng qua, và 5 năm tới là những năm lao động khổ sai của ông. Ai bảo làm Thủ tướng như ông là sướng ?
Thủ tướng đang phải trả giá
FB Trần Quang Vũ - Ông trả giá cho ai? Trả cho chính hệ thống mà ta gọi là quản lý hành chính nhà nước. Đã nói thì phải có chứng. Dẫn ra vài trong vô cùng nhiều chứng.
1. Tròn 4 tháng dịch bùng phát, các bộ, ngành thuộc chính phủ, các địa phương cấp dưới của chính phủ không kìm chế được dịch. Ông phải trực tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia. Ông phải trực tiếp đến từng điểm trong trung tâm dịch Sài Gòn. Ông chứng kiến đường dây nóng gọi cấp cứu mà nó nguội.