Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Hoan hô Thủ tướng “đã biết phải sống chung” với virus Vũ Hán

Hoan hô Thủ tướng “đã biết phải sống chung” với virus Vũ Hán
Hôm qua 29/8, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình dịch COVID-19 với 20 tỉnh, thành, 209 quận, huyện, thị xã; 1.060 xã, phường, thị trấn. Ông Chính cho rằng, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, kể cả tại các nước có tiềm lực hàng đầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, Việt Nam cần xác định và sẵn sàng tư tưởng chung sống, thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh; đồng thời thực hiện các biện pháp, kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, không để kéo dài giãn cách xã hội.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Ông Phạm Minh Chính đã chấp nhận “hy sinh kinh tế, giãn cách thì phải sớm đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh”.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, đã có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường (tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước). Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang rút lui khỏi thị trường. Trong đó, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có quy mô vốn 20 - 50 tỉ đồng tăng 45,3%; quy mô vốn 50 - 100 tỉ đồng tăng 23,4%; quy mô vốn trên 100 tỉ đồng tăng 32,3%.

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đang bị đứt nguồn tiền bởi thiệt hại quá lớn. Chỉ riêng chi phí xét nghiệm thôi cũng rất khủng khiếp. Chẳng hạn, một công ty có 150 lái xe, hàng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Việc này ước tính gây thiệt hại ít nhất 100 tỉ đồng/ngày cho các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.

Kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ. Giống như một con thuyền bị thủng nhiều chỗ, vá chỗ này, nước tràn vào chỗ kia. Người dân chờ kịch bản sống chung với virus Corona Vũ Hán của Chính phủ - một kịch bản chi tiết, không “đánh đùng", không “vá víu” chồng chéo.

Tại sao nên sống chung với virus Vũ Hán ?

Hôm 11/8, tờ Sydney Morning Herald đưa tin, một trong những chuyên gia tham gia phát triển vắc xin AstraZeneca - Giáo sư Andrew Pollard cho biết, biến thể Delta đã phá huỷ cơ hội đạt được miễn dịch cộng đồng. Giáo sư Pollard cũng kêu gọi chấm dứt việc xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng và nước Anh cần bắt đầu sống chung với virus.

Giáo sư Andrew Pollard là người đứng đầu Oxford Vaccine Group, đồng thời giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) của Anh – ủy ban độc lập tư vấn về tiêm chủng.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Các chuyên gia về virus corona cho biết, đã đến lúc phải chấp nhận rằng không có cách nào để ngăn ngừa sự lây lan của virus trong toàn bộ dân chúng và việc kiểm soát những người có triệu chứng nhẹ không còn hữu hiệu nữa.

Giáo sư Andrew nói: “Chúng ta không có bất cứ thứ gì có thể ngăn chặn sự lây nhiễm, vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở tình huống không thể có khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng, và tôi nghi ngờ rằng virus sẽ tạo ra một biến thể mới thậm chí còn lây nhiễm mạnh hơn với những ai đã chích ngừa".

Các phân tích từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (Public Health England - PHE) cho thấy, những người đã chích ngừa vắc xin phòng virus có tải lượng virus tương tự như những người chưa được tiêm chủng và có thể bị lây nhiễm.

Giáo sư Paul Hunter tại Đại học East Anglia và là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm đưa ra ý kiến: “Khái niệm miễn dịch cộng đồng là không thể đạt được bởi vì chúng ta biết rằng dịch bệnh sẽ lây lan ở những quần thể chưa được chích ngừa và dữ liệu mới nhất cho thấy hai liều [vắc xin] có lẽ chỉ có 50% khả năng bảo vệ khỏi sự lây nhiễm".

“Chúng ta cần phải chuyển từ việc báo cáo sự lây nhiễm sang báo cáo con số người bị nhiễm virus thực sự. Nếu không, chúng ta sẽ tự làm mình sợ hãi với những con số rất cao nhưng không biến thành gánh nặng bệnh tật", Giáo sư Paul nói.

Bộ trưởng Y tế Anh - Sajid Javid xác nhận các mũi tiêm nhắc lại liều thứ ba sẽ được chích ngừa trong tháng 9 tới. Tuy nhiên, Giáo sư Pollard lập luận rằng, Anh có thể liên tục tiêm chủng cho người dân nhưng không mang lại lợi ích sức khỏe thực sự nếu tiếp tục xét nghiệm hàng loạt.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nhìn vào dân số trưởng thành trong tương lai, nếu chúng ta tiếp tục theo đuổi xét nghiệm cộng đồng và lo lắng về những kết quả này, chúng ta rốt cuộc sẽ rơi vào tình huống mà chúng ta sẽ liên tục bị thúc đẩy để xét nghiệm và đối phó với điều gì đó không thể quản lý được”.

“Việc này cần được chuyển hướng sang thử nghiệm lâm sàng, trong đó những người tham gia sẵn sàng được xét nghiệm, điều trị và quản lý, thay vì xét nghiệm cộng đồng trên diện rộng…”

Ghi nhận tại TP. HCM, mặc dù đã giãn cách xã hội đã gần 3 tháng (từ ngày 31/5) nhưng số F0 được phát hiện trong cộng đồng vẫn chiếm tới hơn 80%, thậm chí đến ngày 28/8 tăng đến 90,7% số ca mắc mới. Giới chức thành phố lý giải rằng “điều này nằm trong kịch bản ứng phó của ngành y tế”. Đó là kết quả của việc truy vết nhằm tách sạch F0 khỏi cộng đồng.

Theo thống kê sơ bộ ngày 28/8 của Bộ Y tế về tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đang điều trị, có 79,4% không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ; 9,2% có triệu chứng nhẹ, tỉ lệ bệnh nhân nặng, nguy kịch là 11,5%.

Nếu nhóm bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được chăm sóc tốt tại nhà và y tế cơ sở, bệnh nhân chuyển nặng sẽ giảm và từ đó giảm được tỉ lệ tử vong.


https://www.smh.com.au/world/europe/astrazeneca-lead-scientist-says-delta-makes-mass-testing-pointless-in-uk-20210811-p58hpe.html

https://tuoitre.vn/thu-tuong-da-hy-sinh-kinh-te-gian-cach-thi-phai-som-dat-muc-tieu-kiem-che-dich-benh-20210829130445605.htm

1 nhận xét:

  1. Ong thu tuong nay chi ngoi ,nam, an nhu heo nen bung bu qua ---nguoi suy nghi ,van dong thi bung dau nhu heo vay ta .DU MA mo mat ra the gioi ho da song chung voi covid tau lau roi ma vn van anh hung rom deo chiu hoc hoi .

    Trả lờiXóa