Từ sự kiện Afghanistan nghĩ đến Đài Loan và Việt Nam
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ, người Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho Hoa Kỳ buộc phải sơ tán, người ta không khỏi băn khoăn rằng: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở những quốc gia mà Mỹ đang bảo trợ? Và có tác động như thế nào đối với Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?Một máy bay chiến đấu F-16V do Hoa Kỳ sản xuất với vũ khí trang bị được trưng bày trong cuộc tập trận tại một căn cứ quân sự ở Gia Nghĩa, miền nam Đài Loan, vào ngày 15/01/2020 (Ảnh của Sam Yeh /AFP qua Getty Images)
Cơ quan ngôn luận quốc tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Global Times, đã nhanh chóng đưa ra cảnh báo Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở châu Á. Global Times tuyên bố rằng cũng giống như Mỹ đã từ bỏ Afghanistan vào thời điểm quan trọng, nước này cũng sẽ bỏ rơi các đồng minh khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines. Tốt hơn hết là các nước này hãy tỏ ra bớt hung hăng và làm bạn với Trung Quốc chứ không nên tin vào những lời hứa hão của Hoa Kỳ.
Tất nhiên, đây là một hình thức tuyên truyền khéo léo và mạnh mẽ, nhưng nó lại so sánh táo và cam một cách thiếu trung thực. Mối quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan là một loại quan hệ hoàn toàn khác với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, Úc hoặc Nhật Bản. Trường hợp của Afghanistan, Washington đã dành hơn 20 năm đầu tiên để đánh bại al-Qaeda và sau đó nỗ lực giúp thành lập một chính phủ quốc gia dân chủ. Cho dù đây là điều đúng hay sai và có thể sẽ còn được tranh luận trong nhiều năm, nhưng đó là một điều hoàn toàn khác với các liên minh phòng thủ lẫn nhau của Mỹ với các đồng minh độc lập, dân chủ ở châu Á và phần còn lại của thế giới.
Thật vậy, một trong những lý do khiến Tổng thống Biden quyết định cắt đứt mối quan hệ với Afghanistan là để tránh sa lầy vào những vấn đề tương đối nhỏ nhằm tập trung nguồn lực để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Nếu người ta nhìn vào tác động của Afghanistan đối với thế giới hoặc đối với Hoa Kỳ, thì nó thực sự rất nhỏ, nhất là khi so sánh với hiểm họa từ Trung Quốc hoặc các mối quan hệ của Mỹ với các nước lớn khác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt đúng với Đài Loan - lãnh thổ hiện đang trong cuộc chiến bóng tối khi Bắc Kinh liên tục gửi máy bay ném bom và các máy bay chiến đấu vào không phận Đài Loan và tiến hành các cuộc diễn tập hải quân ở vùng biển xung quanh hòn đảo này.
Các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Danh dự Quốc phòng diễu hành trong lễ kỷ niệm Quốc khánh ở Đài Bắc, Đài Loan, vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 10 năm 2020. (Nguồn ảnh: I-Hwa Cheng / Bloomberg / Getty Images)
Chính quyền Biden đã báo hiệu ý định tăng cường và đa dạng hóa lực lượng của Mỹ ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính quyền này cũng đã tăng cường quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc với mục tiêu triển khai lực lượng lớn hơn trong khu vực. Các đoàn tàu hải quân gần đây từ Anh, Pháp và Đức không chỉ giúp bổ sung vào lực lượng đồng minh mà còn chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng cam kết bảo vệ Đài Loan không phải chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ một mạng lưới đồng minh toàn cầu của các quốc gia dân chủ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Đài Loan bắt buộc phải có những bước đi ngay lập tức và quyết liệt nhằm nâng cao năng lực tự vệ của chính mình. Thế giới tự do đang mạnh dạn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với chính phủ dân chủ và xã hội Đài Loan, giống như những gì các đồng minh của hòn đảo này đang làm cho họ.
Đài Loan và các đồng minh cần phải có chiến lược để ngăn chặn PLA thiết lập các đầu tàu trên hòn đảo này. Bất kỳ lực lượng nào của Bắc Kinh xâm nhập vào Đài Loan, bất kỳ sự chiếm đóng nào của Bắc Kinh trên lãnh thổ Đài Loan cần phải bị đẩy lùi và ném ra biển. Tức là, chính phủ Đài Loan cần phải biến hòn đảo này thành một con nhím giống như người Thụy Sĩ đã làm năm xưa.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức của Hitler đã có kế hoạch xâm lược và chiếm đóng Thụy Sĩ. Tuy nhiên, họ không bao giờ làm như vậy. Tại sao? Bởi vì người Thụy Sĩ đã tận dụng địa hình hiểm trở của họ và củng cố mọi đèo núi, mọi đường hầm và mọi ngôi làng. Nếu xâm lược, người Đức cuối cùng cũng có thể giành chiến thắng, nhưng cái giá phải trả sẽ là cực lớn khiến họ không dám đương đầu.
Giống như Thụy Sĩ, Đài Loan là một hòn đảo gồ ghề, chỉ có một số bãi biển ở nơi này là có thể đổ bộ được. Địa hình ở đây có nhiều núi, một số nơi được bao phủ bởi thảm thực vật và rừng rậm. Tuy nhiên, cho đến nay, nước này vẫn chưa thực sự tự biến mình thành một con nhím. Họ đã mua máy bay chiến đấu tiên tiến từ Mỹ, và điều đó là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Đài Loan cần phải dốc hết sức nhanh nhất có thể để chứng tỏ với Bắc Kinh rằng một cuộc xâm lược sẽ cực kỳ tốn kém và chiến thắng cuối cùng sẽ là điều không hề chắc chắn..
Tác giả Clyde Prestowitz là một chuyên gia về châu Á và toàn cầu hóa, một nhà đàm phán thương mại kỳ cựu của Hoa Kỳ. Ông là trưởng phái đoàn thương mại đầu tiên của Mỹ đến Trung Quốc vào năm 1982 và từng là cố vấn cho các Tổng thống Reagan, George HW Bush, Clinton, và Obama. Ông cũng từng là cố vấn cho Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền Reagan, Prestowitz đã đứng đầu các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cuốn sách mới nhất của ông là "Thế giới đảo lộn: Mỹ, Trung Quốc, và cuộc đấu tranh cho vai trò lãnh đạo toàn cầu", cuốn sách được xuất bản vào tháng 1 năm 2021.
Theo The Epoch Times
Chính quyền Biden đã báo hiệu ý định tăng cường và đa dạng hóa lực lượng của Mỹ ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính quyền này cũng đã tăng cường quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc với mục tiêu triển khai lực lượng lớn hơn trong khu vực. Các đoàn tàu hải quân gần đây từ Anh, Pháp và Đức không chỉ giúp bổ sung vào lực lượng đồng minh mà còn chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng cam kết bảo vệ Đài Loan không phải chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ một mạng lưới đồng minh toàn cầu của các quốc gia dân chủ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Đài Loan bắt buộc phải có những bước đi ngay lập tức và quyết liệt nhằm nâng cao năng lực tự vệ của chính mình. Thế giới tự do đang mạnh dạn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với chính phủ dân chủ và xã hội Đài Loan, giống như những gì các đồng minh của hòn đảo này đang làm cho họ.
Đài Loan và các đồng minh cần phải có chiến lược để ngăn chặn PLA thiết lập các đầu tàu trên hòn đảo này. Bất kỳ lực lượng nào của Bắc Kinh xâm nhập vào Đài Loan, bất kỳ sự chiếm đóng nào của Bắc Kinh trên lãnh thổ Đài Loan cần phải bị đẩy lùi và ném ra biển. Tức là, chính phủ Đài Loan cần phải biến hòn đảo này thành một con nhím giống như người Thụy Sĩ đã làm năm xưa.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức của Hitler đã có kế hoạch xâm lược và chiếm đóng Thụy Sĩ. Tuy nhiên, họ không bao giờ làm như vậy. Tại sao? Bởi vì người Thụy Sĩ đã tận dụng địa hình hiểm trở của họ và củng cố mọi đèo núi, mọi đường hầm và mọi ngôi làng. Nếu xâm lược, người Đức cuối cùng cũng có thể giành chiến thắng, nhưng cái giá phải trả sẽ là cực lớn khiến họ không dám đương đầu.
Giống như Thụy Sĩ, Đài Loan là một hòn đảo gồ ghề, chỉ có một số bãi biển ở nơi này là có thể đổ bộ được. Địa hình ở đây có nhiều núi, một số nơi được bao phủ bởi thảm thực vật và rừng rậm. Tuy nhiên, cho đến nay, nước này vẫn chưa thực sự tự biến mình thành một con nhím. Họ đã mua máy bay chiến đấu tiên tiến từ Mỹ, và điều đó là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Đài Loan cần phải dốc hết sức nhanh nhất có thể để chứng tỏ với Bắc Kinh rằng một cuộc xâm lược sẽ cực kỳ tốn kém và chiến thắng cuối cùng sẽ là điều không hề chắc chắn..
Tác giả Clyde Prestowitz là một chuyên gia về châu Á và toàn cầu hóa, một nhà đàm phán thương mại kỳ cựu của Hoa Kỳ. Ông là trưởng phái đoàn thương mại đầu tiên của Mỹ đến Trung Quốc vào năm 1982 và từng là cố vấn cho các Tổng thống Reagan, George HW Bush, Clinton, và Obama. Ông cũng từng là cố vấn cho Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền Reagan, Prestowitz đã đứng đầu các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cuốn sách mới nhất của ông là "Thế giới đảo lộn: Mỹ, Trung Quốc, và cuộc đấu tranh cho vai trò lãnh đạo toàn cầu", cuốn sách được xuất bản vào tháng 1 năm 2021.
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét