Tăng giá VND trong đại dịch? Lợi bất cập hại và những lo ngại về cú sốc tỷ giá trong tương lai
FB Tâm Chính • 29/08/21 - Thông thường, khi kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng các nước sẽ có động thái giảm giá đồng tiền của nước mình để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu; điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu và FDI như Việt Nam. Tăng giá VND, Việt Nam đang đi ngược xu thế khu vực.“Mục đích sâu xa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn có thể nhằm chứng minh cho phía Mỹ thấy Việt Nam không còn can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối” (TS Nguyễn Trí Hiếu).
Về mặt kinh tế, tiền đồng lên giá so với USD giúp NHNN tăng mua dự trữ ngoại hối với giá rẻ. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn, trong tương lai, các cú sốc về tỷ giá có thể là một nguy cơ mới rất đáng lo ngại mà nếu xu hướng tăng giá VND còn tiếp tục thì Việt Nam sẽ khó có thể tránh được.
VND tăng giá trong khi kinh tế Việt Nam đang ‘điêu đứng’ vì đại dịch
Những ngày gần đây, tỷ giá VND/USD đang có đà lao dốc trên thị trường liên ngân hàng. Giữa tháng 8, Sở Giao dịch NHNN đã quyết định điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD với bước giảm rất mạnh, điều chưa từng có từ trước tới nay.
Ngoài ra, chỉ trong vòng 2 tháng qua, nhà điều hành đã lần lượt có 2 lần giảm giá mua vào ngoại tệ với mức rất mạnh (lần liền trước là giảm 150 VND). Đáng lưu ý, trước đây, Sở giao dịch NHNN giảm giá mua vào USD với mức không quá lớn, chỉ từ 25-50 VND.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, việc NHNN giảm mạnh giá mua ngoại tệ cho thấy tiền VND đang lên giá so với USD.
Một điểm đáng chú ý là, nếu như thời gian qua, NHNN áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn, với kỳ hạn 6 tháng, lượng VND cung ứng mua ngoại tệ sẽ rải dần ra thị trường, thì nay áp dụng với phương thức mua giao ngay, lượng tiền VND cung ứng sẽ trực tiếp chảy ra thị trường.
Rất có thể, động thái này phản ánh kết quả mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong việc gỡ mác "thao túng tiền tệ" cách đây ít lâu.
TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Mục đích sâu xa của NHNN khi áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn có thể nhằm chứng minh cho phía Mỹ thấy Việt Nam không còn can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối, nhưng hiện nay, với động thái giảm mạnh giá mua USD, thay vì tiền đồng giảm giá thì tiền đồng lại lên giá, vì vậy nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách theo túng tiền tệ không còn. Do đó, có thể NHNN thấy rằng, việc áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn không cần thiết nữa và quay trở lại với mua ngoại tệ giao ngay”.
Tăng giá VND, Việt Nam đang đi ngược xu thế khu vực
Về mặt kinh tế, theo đánh giá của các chuyên gia, tiền đồng lên giá so với USD giúp NHNN tăng mua dự trữ ngoại hối với giá rẻ. Ngược lại, điều này sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Thông thường, khi kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng các nước sẽ có động thái giảm giá đồng tiền của nước mình để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu; điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu và FDI như Việt Nam. Theo giới phân tích, việc giảm tỷ giá USD/VND sẽ giúp giảm thiểu tác động đến lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng, giá xăng dầu, giá điện, nước sinh hoạt tăng đang khiến lạm phát tăng lên.
Vì vậy, khi tăng giá VND, Việt Nam đang đi ngược xu thế khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2021, VND đã lên giá 0,4% so với USD trong khi hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều giảm giá (THB giảm 6,9%; INR giảm 1,7%; SGD giảm 1,8%; PHP giảm 1,6%...). Con số này cho thấy năng lực cạnh tranh về giá hàng hóa của Việt Nam với các nền kinh tế có quy mô và sản phẩm xuất khẩu tương tự đang giảm đi. Một dấu hiệu đáng buồn trong bối cảnh con thuyền kinh tế Việt Nam đang chòng chành trong cơn bão Covid-19 chưa có hồi kết.
Trong những tuần qua, thị trường Mỹ đón nhận các thông tin khác tích cực về thị trường việc làm (số việc làm mới khu vực tư nhân tăng, số đơn trợ cấp thất nghiệp giảm), chỉ số PMI tháng 6 duy trì ở mức cao (62,1), chỉ số niềm tin người tiêu dùng vượt dự báo. Vì thế, đồng USD đã tăng giá trở lại trên thị trường quốc tế. Các đồng tiền chủ chốt đều mất giá so với USD như EUR giảm 0,59%; GBP giảm 0,4%; CHF giảm 0,39%; JPY giảm 0,27%; CNY giảm 0,26%. Trong hoàn cảnh như vậy mà đồng VND (trong nền kinh tế đang điêu đứng về đại dịch) lại tăng giá so với USD đã đi ngược lại quy luật thông thường.
Tiền tệ tăng giá do sản lượng của nền kinh tế tăng cao hơn nhờ tăng hiệu suất (chứ không phải do mở rộng quy mô), tức là cùng một đồng vốn đầu tư thì tạo ra nhiều sản phẩm đầu ra hơn so với kỳ trước. Hiệu suất có thể tăng nhờ sáng tạo, đổi mới… Điều này sẽ làm giá trị tiền tệ tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt.
Chỉ có điều, sản lượng gia tăng do hiệu suất tăng tuyệt đối không phải là cách giải thích hợp lý với hiện tượng VND tăng giá trong bão dịch này.
Kỳ vọng cán cân thương mại dần quay lại mức thặng dư khi xuất khẩu tăng tốc trở lại.
Dòng vốn FDI tiếp tục tích cực nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Cơ chế điều tiết cung cầu ngoại tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng USD dự báo sẽ không mạnh lên do các gói kích thích kinh tế quy mô lớn và chính sách hỗ trợ nền kinh tế của FED.
Vào giữa tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ, điều này sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD.
“Chúng tôi vẫn giữ kỳ vọng VND sẽ tăng giá trong biên độ quanh 0,5% so với USD trong năm 2021”, công ty MASVN đưa ra dự báo.VND tăng giá trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2021 tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)
Có một điểm tích cực đó là dòng kiều hối và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng trưởng tốt, nên đủ để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa. Trong khi đó, tín dụng ngoại tệ cũng tăng cao, nên cung - cầu ngoại tệ vẫn khá cân bằng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách NHNN Chi nhánh TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối về TP.HCM đạt 3,7 tỷ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Những yếu tố này sẽ giúp tỷ giá VND/USD sẽ có biến động trong 6 tháng cuối năm nay, song mức tăng sẽ không đáng kể nhờ dòng kiều hối về Việt Nam vẫn dồi dào”, một chuyên gia nhận định.
Cũng có ý kiến cho rằng, trong kịch bản VND tăng giá dưới 5% so với USD, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mất đi lợi thế khi cạnh tranh với các nước khác. Ở chiều ngược lại, điểm tích cực khi VND lên giá là sẽ tạo thuận lợi cho hàng nhập khẩu cũng như giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định rót vốn vào Việt Nam.
Khả năng VND chịu áp lực mất giá trở lại
Giám đốc HSBC Việt Nam nhận định: Mặc dù trong hầu hết thời gian 6 tháng đầu năm 2021, tỷ giá USD/VND đa phần giao dịch trong biên độ 23.010 - 23.100 với xu hướng thiên về VND tăng giá, nhưng dường như tình hình có xu hướng đảo ngược sau kỳ họp gần nhất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tái khẳng định vấn đề lạm phát leo thang ở Mỹ có thể chỉ là tạm thời và ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.
Trong động thái mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ qua nghiệp vụ kỳ hạn cho thấy dư địa để VND có thể tăng giá thêm trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhìn về trung và dài hạn, đặc biệt từ nay đến cuối năm, vẫn không bỏ ngỏ khả năng VND chịu áp lực mất giá trở lại, với mức dự báo 23.100 vào cuối năm nay. Nguyên nhân do cán cân thương mại chuyển sang nhập siêu, mối lo về giá cả hàng hóa cao hơn cùng khả năng lãi suất Mỹ bước vào chu kỳ tăng trở lại.
"Nhìn chung, có một điều khá chắc chắn rằng tỷ giá USD/VND sẽ khó duy trì được xu hướng bình ổn như đã từng trải qua trong 6 tháng cùng kỳ 2020, thay vào đó sẽ có nhiều biến động hơn trong 6 tháng cuối năm, đến từ biến động trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các động thái của Fed trong những tháng tiếp theo, cũng như những rủi ro nội tại mà Covid-19 tạo ra", ông Ngô Đăng Khoa nhấn mạnh.
VND tăng giá trong khi kinh tế Việt Nam đang ‘điêu đứng’ vì đại dịch
Những ngày gần đây, tỷ giá VND/USD đang có đà lao dốc trên thị trường liên ngân hàng. Giữa tháng 8, Sở Giao dịch NHNN đã quyết định điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD với bước giảm rất mạnh, điều chưa từng có từ trước tới nay.
Ngoài ra, chỉ trong vòng 2 tháng qua, nhà điều hành đã lần lượt có 2 lần giảm giá mua vào ngoại tệ với mức rất mạnh (lần liền trước là giảm 150 VND). Đáng lưu ý, trước đây, Sở giao dịch NHNN giảm giá mua vào USD với mức không quá lớn, chỉ từ 25-50 VND.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, việc NHNN giảm mạnh giá mua ngoại tệ cho thấy tiền VND đang lên giá so với USD.
Một điểm đáng chú ý là, nếu như thời gian qua, NHNN áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn, với kỳ hạn 6 tháng, lượng VND cung ứng mua ngoại tệ sẽ rải dần ra thị trường, thì nay áp dụng với phương thức mua giao ngay, lượng tiền VND cung ứng sẽ trực tiếp chảy ra thị trường.
Rất có thể, động thái này phản ánh kết quả mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong việc gỡ mác "thao túng tiền tệ" cách đây ít lâu.
TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Mục đích sâu xa của NHNN khi áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn có thể nhằm chứng minh cho phía Mỹ thấy Việt Nam không còn can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối, nhưng hiện nay, với động thái giảm mạnh giá mua USD, thay vì tiền đồng giảm giá thì tiền đồng lại lên giá, vì vậy nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách theo túng tiền tệ không còn. Do đó, có thể NHNN thấy rằng, việc áp dụng mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn không cần thiết nữa và quay trở lại với mua ngoại tệ giao ngay”.
Tăng giá VND, Việt Nam đang đi ngược xu thế khu vực
Về mặt kinh tế, theo đánh giá của các chuyên gia, tiền đồng lên giá so với USD giúp NHNN tăng mua dự trữ ngoại hối với giá rẻ. Ngược lại, điều này sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Thông thường, khi kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng các nước sẽ có động thái giảm giá đồng tiền của nước mình để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu; điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu và FDI như Việt Nam. Theo giới phân tích, việc giảm tỷ giá USD/VND sẽ giúp giảm thiểu tác động đến lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng, giá xăng dầu, giá điện, nước sinh hoạt tăng đang khiến lạm phát tăng lên.
Vì vậy, khi tăng giá VND, Việt Nam đang đi ngược xu thế khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2021, VND đã lên giá 0,4% so với USD trong khi hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều giảm giá (THB giảm 6,9%; INR giảm 1,7%; SGD giảm 1,8%; PHP giảm 1,6%...). Con số này cho thấy năng lực cạnh tranh về giá hàng hóa của Việt Nam với các nền kinh tế có quy mô và sản phẩm xuất khẩu tương tự đang giảm đi. Một dấu hiệu đáng buồn trong bối cảnh con thuyền kinh tế Việt Nam đang chòng chành trong cơn bão Covid-19 chưa có hồi kết.
Trong những tuần qua, thị trường Mỹ đón nhận các thông tin khác tích cực về thị trường việc làm (số việc làm mới khu vực tư nhân tăng, số đơn trợ cấp thất nghiệp giảm), chỉ số PMI tháng 6 duy trì ở mức cao (62,1), chỉ số niềm tin người tiêu dùng vượt dự báo. Vì thế, đồng USD đã tăng giá trở lại trên thị trường quốc tế. Các đồng tiền chủ chốt đều mất giá so với USD như EUR giảm 0,59%; GBP giảm 0,4%; CHF giảm 0,39%; JPY giảm 0,27%; CNY giảm 0,26%. Trong hoàn cảnh như vậy mà đồng VND (trong nền kinh tế đang điêu đứng về đại dịch) lại tăng giá so với USD đã đi ngược lại quy luật thông thường.
Tiền tệ tăng giá do sản lượng của nền kinh tế tăng cao hơn nhờ tăng hiệu suất (chứ không phải do mở rộng quy mô), tức là cùng một đồng vốn đầu tư thì tạo ra nhiều sản phẩm đầu ra hơn so với kỳ trước. Hiệu suất có thể tăng nhờ sáng tạo, đổi mới… Điều này sẽ làm giá trị tiền tệ tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt.
Chỉ có điều, sản lượng gia tăng do hiệu suất tăng tuyệt đối không phải là cách giải thích hợp lý với hiện tượng VND tăng giá trong bão dịch này.
Biến động các đồng tiền so với USD
Một đồng tiền đang tăng giá mạnh so với USD của Mỹ khác là NDT. Đồng NDT tăng giá đã làm giảm lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do giá trị đồng NDT quá cao so với USD, mức độ mở rộng các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang bị thu hẹp tháng thứ 5 liên tiếp. Đây là cảnh báo xấu cho đồng VND của Việt Nam trong thời gian tới.
VND tăng giá trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2021 tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc đang chịu đựng tình trạng giá nhà sản xuất tăng cao làm giảm năng lực cạnh tranh ngành sản xuất do NDT tăng giá. Việt Nam thì sao? Với các thông số phân tích ở trên, có vẻ như VND tăng giá là lợi bất cập hại.
Kịch bản nào đồng VND trong thời gian tới?
Theo giới phân tích, tình trạng cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu năm 2021 có thể mang tính chất mùa vụ, một phần do giá cả hàng hóa tăng gần đây và sẽ cải thiện trong nửa cuối năm. Theo đó, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định trong dài hạn nhưng có thể dao động theo diễn biến thị trường quốc tế trong ngắn hạn.
Trong một báo cáo, Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) cũng dự báo, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định, bất chấp điểm hoán đổi lãi suất VND - USD trên liên ngân hàng dự báo sẽ thu hẹp. Một số thành viên VIRA cho rằng, họ kỳ vọng dòng vốn vào vẫn lấn át dòng ra; cung ngoại tệ theo đó tiếp tục thuận lợi và tỷ giá ổn định.
Dự báo xa hơn, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho rằng, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng duy trì ổn định nhờ vào 5 yếu tố:
Một đồng tiền đang tăng giá mạnh so với USD của Mỹ khác là NDT. Đồng NDT tăng giá đã làm giảm lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do giá trị đồng NDT quá cao so với USD, mức độ mở rộng các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang bị thu hẹp tháng thứ 5 liên tiếp. Đây là cảnh báo xấu cho đồng VND của Việt Nam trong thời gian tới.
VND tăng giá trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2021 tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc đang chịu đựng tình trạng giá nhà sản xuất tăng cao làm giảm năng lực cạnh tranh ngành sản xuất do NDT tăng giá. Việt Nam thì sao? Với các thông số phân tích ở trên, có vẻ như VND tăng giá là lợi bất cập hại.
Kịch bản nào đồng VND trong thời gian tới?
Theo giới phân tích, tình trạng cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu năm 2021 có thể mang tính chất mùa vụ, một phần do giá cả hàng hóa tăng gần đây và sẽ cải thiện trong nửa cuối năm. Theo đó, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định trong dài hạn nhưng có thể dao động theo diễn biến thị trường quốc tế trong ngắn hạn.
Trong một báo cáo, Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) cũng dự báo, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định, bất chấp điểm hoán đổi lãi suất VND - USD trên liên ngân hàng dự báo sẽ thu hẹp. Một số thành viên VIRA cho rằng, họ kỳ vọng dòng vốn vào vẫn lấn át dòng ra; cung ngoại tệ theo đó tiếp tục thuận lợi và tỷ giá ổn định.
Dự báo xa hơn, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho rằng, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng duy trì ổn định nhờ vào 5 yếu tố:
Kỳ vọng cán cân thương mại dần quay lại mức thặng dư khi xuất khẩu tăng tốc trở lại.
Dòng vốn FDI tiếp tục tích cực nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Cơ chế điều tiết cung cầu ngoại tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng USD dự báo sẽ không mạnh lên do các gói kích thích kinh tế quy mô lớn và chính sách hỗ trợ nền kinh tế của FED.
Vào giữa tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ, điều này sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD.
“Chúng tôi vẫn giữ kỳ vọng VND sẽ tăng giá trong biên độ quanh 0,5% so với USD trong năm 2021”, công ty MASVN đưa ra dự báo.VND tăng giá trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2021 tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)
Có một điểm tích cực đó là dòng kiều hối và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng trưởng tốt, nên đủ để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa. Trong khi đó, tín dụng ngoại tệ cũng tăng cao, nên cung - cầu ngoại tệ vẫn khá cân bằng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách NHNN Chi nhánh TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối về TP.HCM đạt 3,7 tỷ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Những yếu tố này sẽ giúp tỷ giá VND/USD sẽ có biến động trong 6 tháng cuối năm nay, song mức tăng sẽ không đáng kể nhờ dòng kiều hối về Việt Nam vẫn dồi dào”, một chuyên gia nhận định.
Cũng có ý kiến cho rằng, trong kịch bản VND tăng giá dưới 5% so với USD, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mất đi lợi thế khi cạnh tranh với các nước khác. Ở chiều ngược lại, điểm tích cực khi VND lên giá là sẽ tạo thuận lợi cho hàng nhập khẩu cũng như giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định rót vốn vào Việt Nam.
Khả năng VND chịu áp lực mất giá trở lại
Giám đốc HSBC Việt Nam nhận định: Mặc dù trong hầu hết thời gian 6 tháng đầu năm 2021, tỷ giá USD/VND đa phần giao dịch trong biên độ 23.010 - 23.100 với xu hướng thiên về VND tăng giá, nhưng dường như tình hình có xu hướng đảo ngược sau kỳ họp gần nhất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tái khẳng định vấn đề lạm phát leo thang ở Mỹ có thể chỉ là tạm thời và ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.
Trong động thái mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ qua nghiệp vụ kỳ hạn cho thấy dư địa để VND có thể tăng giá thêm trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhìn về trung và dài hạn, đặc biệt từ nay đến cuối năm, vẫn không bỏ ngỏ khả năng VND chịu áp lực mất giá trở lại, với mức dự báo 23.100 vào cuối năm nay. Nguyên nhân do cán cân thương mại chuyển sang nhập siêu, mối lo về giá cả hàng hóa cao hơn cùng khả năng lãi suất Mỹ bước vào chu kỳ tăng trở lại.
"Nhìn chung, có một điều khá chắc chắn rằng tỷ giá USD/VND sẽ khó duy trì được xu hướng bình ổn như đã từng trải qua trong 6 tháng cùng kỳ 2020, thay vào đó sẽ có nhiều biến động hơn trong 6 tháng cuối năm, đến từ biến động trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các động thái của Fed trong những tháng tiếp theo, cũng như những rủi ro nội tại mà Covid-19 tạo ra", ông Ngô Đăng Khoa nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét