"Thiếu trách nhiệm, không đủ năng lực... thì đứng sang một bên"
Các quan chức chính phủ thường xuyên lên tiếng ca ngợi các chính sách chống đại dịch Covid được ban hành rất kịp thời, đầy đủ, đúng trọng tâm, trọng điểm, có tính thực tiễn cao và sâu sát từng vấn đề cụ thể... nên đại dịch vẫn trong tầm kiểm soát. Đặc biệt, tivi ngày nào cũng đưa tin số ca khỏi bệnh xuất viện tiếp tục tăng (không ngày nào tivi bỏ quên từ "tiếp tục tăng") cho thấy những dấu hiệu tích cực trong chiến lược phòng chống dịch của VN ta. Tình hình tốt đẹp như vậy mà sao hiện tượng thay tướng lại diễn ra liên tiếp trong thời gian qua ? Cuối năm 2019, đầu 2020, Đại dịch COVID-19 phát tán khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung ương Đảng và Nhà nước họp bàn, ra chỉ thị kiên quyết đối phó dịch bệnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao chỉ đạo, được phân công nhiệm vụ trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Ngày 14 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định phân công Vũ Đức Đam tạm kiêm chức vụ Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, trực tiếp lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ, đến ngày 05 tháng 11 năm 2019, Bộ Chính trị có quyết định phân công ông kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.
Ngày 07 tháng 07 năm 2020, ông Đam bị thôi giữ chức vụ này và trao quyền lại cho ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế. Đáng ngạc nhiên là sau hơn 4 tháng, mãi đến ngày 12 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV mới phê chuẩn việc bổ nhiệm GS.TS. Nguyễn Thanh Long giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong thời gian đó, Bộ Y tế coi như không có Bộ trưởng, trong khi ông Đam mất chức kiêm Bộ trưởng Bộ này. Đây là trường hợp chậm trễ hiếm khi thấy.
Ngạc nhiên nữa là dù là Quyền Bộ trưởng rồi Bộ trưởng chính thức, nhưng mãi đến ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long làm Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong khi ngày 30/1/2020, Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, thì Bộ Y tế có tới 2 ông thứ trưởng đều là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (Đỗ Xuân Tuyên và Nguyễn Trường Sơn) ngay từ khi Ban này được thành lập.
Trong Quyết định số 170/QĐ-TTg, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, được giao làm Trưởng Ban Chỉ đạo. (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-170-QD-TTg-2020-thanh-lap-Ban-chi-dao-phong-chong-Corona-433451.aspx)
Trong Quyết định số 170/QĐ-TTg, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, được giao làm Trưởng Ban Chỉ đạo. (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-170-QD-TTg-2020-thanh-lap-Ban-chi-dao-phong-chong-Corona-433451.aspx)
Ngày 8/3/2020, Trong một cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch, ông Đam nói: “Dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus này ở đâu có đáng sợ, nhưng mà với Việt Nam ta, chắc chắn là nó không làm gì được", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
(https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/2805325996211236)
Ngày 01/2/2020, thành phố Hồ Chí Minh thành lập Ban về phòng chống dịch. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong là Trưởng Ban Chỉ đạo.
(https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/thanh-lap-ban-chi-dao-tphcm-ve-phong-chong-dich-do-ncov-gay-ra-1491861924)
Báo Tuổi Trẻ ngày 20/8 đưa tin: “Ông Nguyễn Thành Phong giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương”. Theo đó: “Ngày 20-8-2021, Bộ Chính trị đã có quyết định về việc điều động, phân công ông Nguyễn Thành Phong giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương”.
Nghĩa là ông Phong không còn giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM, đông thời cũng thôi giữ chức Trưởng ban chỉ đạo chống dịch.
Ông Phong nói: ‘Tôi rất áy náy phải rời Thành phố lúc này…’
Báo Tiền Phong ngày 23/8 có bài: Phó Thủ tướng: “Thiếu trách nhiệm, không đủ năng lực... thì đứng qua một bên”
(https://tienphong.vn/pho-thu-tuong-thieu-trach-nhiem-khong-du-nang-luc-thi-dung-qua-mot-ben-post1368781.tpo). Câu nói này của ông Đam khi ông vào Sài Gòn thị sát công tác chống dịch.
Báo Tuổi trẻ ngày 24/8 đưa tin: “Thủ tướng Phạm Minh Chính làm trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”. Trong cuộc họp lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước chiều 24-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công làm trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”.
Vậy là không những ông Nguyễn Thành Phong, mà nay cả ông Vũ Đức Đam cũng đã phải “đứng qua một bên”.
Chính trường là chiến trường. Việc thay tướng giữa chiến dịch đánh trận là rất tối kỵ, chỉ khi tướng bất tài vô dụng, làm thua trận hay để lính chết nhiều quá.
(https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/2805325996211236)
Ngày 01/2/2020, thành phố Hồ Chí Minh thành lập Ban về phòng chống dịch. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong là Trưởng Ban Chỉ đạo.
(https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/thanh-lap-ban-chi-dao-tphcm-ve-phong-chong-dich-do-ncov-gay-ra-1491861924)
Báo Tuổi Trẻ ngày 20/8 đưa tin: “Ông Nguyễn Thành Phong giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương”. Theo đó: “Ngày 20-8-2021, Bộ Chính trị đã có quyết định về việc điều động, phân công ông Nguyễn Thành Phong giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương”.
Nghĩa là ông Phong không còn giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM, đông thời cũng thôi giữ chức Trưởng ban chỉ đạo chống dịch.
Ông Phong nói: ‘Tôi rất áy náy phải rời Thành phố lúc này…’
Báo Tiền Phong ngày 23/8 có bài: Phó Thủ tướng: “Thiếu trách nhiệm, không đủ năng lực... thì đứng qua một bên”
(https://tienphong.vn/pho-thu-tuong-thieu-trach-nhiem-khong-du-nang-luc-thi-dung-qua-mot-ben-post1368781.tpo). Câu nói này của ông Đam khi ông vào Sài Gòn thị sát công tác chống dịch.
Báo Tuổi trẻ ngày 24/8 đưa tin: “Thủ tướng Phạm Minh Chính làm trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”. Trong cuộc họp lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước chiều 24-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công làm trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”.
Vậy là không những ông Nguyễn Thành Phong, mà nay cả ông Vũ Đức Đam cũng đã phải “đứng qua một bên”.
Chính trường là chiến trường. Việc thay tướng giữa chiến dịch đánh trận là rất tối kỵ, chỉ khi tướng bất tài vô dụng, làm thua trận hay để lính chết nhiều quá.
Vậy có phải đại dịch vẫn trong tầm kiểm soát ? Vậy đã những dấu hiệu tích cực trong chiến lược phòng chống dịch của VN ta ? Vậy các tướng Phong, Đam có phải là tướng tài ? Vậy tương lai của tướng Nguyễn Thanh Long là gì, liệu có theo gót hai tướng Phong và Đam “đứng qua một bên” không ?
Và quan trọng nhất là tương lai của chiến dịch đánh virus này sẽ về đâu, tương lai của người dân sẽ về đâu ? Lo lắm thay khi mà Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phan Văn Giang đã kiên quyết khẳng định 'Đây là trận chiến, không thắng không về'.
Nguồn: Tổng hợp từ các tin trên mạng
Ong Dam cung thieu nang luc va thieu su khiem Ton thi cung nen ve vuon.
Trả lờiXóa